Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 399/CTr-TLĐ Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Đặng Ngọc Tùng
Ngày ban hành: 07/03/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 399/CTr-TLĐ

Ngày 07 tháng 3 năm 2008

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ “TIẾP TỤC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa X đã thông qua Nghị quyết “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết đã đánh giá tổng quát tình hình giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam trong những năm đổi mới, đề ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết như sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

a- Mục tiêu tổng quát

1- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước về vị trí, vai trò to lớn của GCCN Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

2- Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe của công nhân; nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho công nhân; xây dựng GCCN lớn mạnh.

3- Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng GCCN của tổ chức công đoàn.

b- chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2013

- Tham gia cùng với cơ quan quản lý nhà nước phấn đấu đến năm 2013, có 70% trở lên công nhân qua đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp; giảm 80% số vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; 65% trở lên số công nhân được tham gia bảo hiểm xã hội.

- Hàng năm có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước tổ chức hội nghị cán bộ, công chức; hơn 90% doanh nghiệp nhà nước tổ chức đại hội công nhân, viên chức, trên 50% số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tổ chức hội nghị người lao động.

- Trong 5 năm (2008-2013), kết nạp mới ít nhất 1,5 triệu đoàn viên. Đến năm 2013, có 70% số doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thành lập được công đoàn cơ sở và tập hợp được từ 60% trở lên công nhân, viên chức, lao động trong doanh nghiệp gia nhập công đoàn.

- Đến năm 2013, có 70% trở lên số công đoàn cơ sở doanh nghiệp ký thoả ước lao động tập thể, 100% cán bộ công đoàn các cấp được đào tạo bồi dưỡng, tập huấn về lý luận nghiệp vụ công đoàn.

- Hàng năm có trên 80% công đoàn cơ sở ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và 40% công đoàn cơ sở ở khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn “công đoàn cơ sở vững mạnh”, có 10% đạt tiêu chuẩn “công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”.

- Giới thiệu mỗi năm ít nhất 30.000 công nhân ưu tú để cấp ủy Đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp vào Đảng.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Phối hợp với Chính phủ xây dựng và thực hiện chiến lược xây dựng GCCN gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch xây dựng, thực hiện chiến lược đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghề nghiệp; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; thực hiện các dự án xây dựng thiết chế văn hoá, nâng cao đời sống văn hóa trong công nhân, đặc biệt công nhân ở các khu công nghiệp tập trung. 

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục trong công nhân, viên chức, lao động, coi trọng hình thức tuyên truyền miệng, các hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện sống và làm việc của công nhân; tập trung hơn cho đối tượng công nhân khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp tư nhân.

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng của công đoàn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tuyên truyền của Đảng, Nhà nước để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền về tổ chức công đoàn, nhất là tuyên truyền về những kinh nghiệm, gương điển hình tiên tiến trong công nhân, lao động, nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức rèn luyện tác phong công nghiệp, chấp hành kỷ luật lao động và ý chí phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

 - Tổ chức có hiệu quả, thiết thực cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn cuộc vận động với việc xây dựng nếp sống văn hoá trong công nhân, viên chức, lao động; tổ chức cho công nhân tham gia xây dựng Đảng, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

- Các cấp công đoàn phân công cán bộ đi sâu, đi sát cơ sở, xây dựng các tổ tự quản của công đoàn tại khu nhà trọ của công nhân, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của công nhân, chủ động đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động nhằm hạn chế và giải quyết kịp thời tranh chấp lao động bảo đảm hài hòa lợi ích của công nhân, người sử dụng lao động và của Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Cung văn hóa, Nhà Văn hóa lao động, Câu lạc bộ Công nhân trong việc tổ chức học tập, sinh hoạt văn hóa cho công nhân. Những nơi có đông công nhân, viên chức, lao động và khu công nghiệp tập trung, Liên đoàn lao động địa phương chủ động đề xuất với cấp ủy và chính quyền địa phương xây dựng Nhà văn hóa Công nhân, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân, viên chức, lao động.

- Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật lao động về việc dành thời gian cho công nhân, lao động tại các doanh nghiệp học tập chính trị, chính sách, pháp luật, học tập văn hoá, nâng cao trình độ nghề nghiệp.

2. Chủ động và tham gia giải quyết có hiệu quả những bức xúc của công nhân

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, chính quyền ở địa phương thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân, lao động nói chung, đặc biệt là nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp và công nhân, viên chức, lao động có thu nhập thấp.

- Công đoàn các cấp chủ động nghiên cứu, tham gia sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật liên quan tới quyền, nghĩa vụ của công nhân và tổ chức công đoàn, như:

+ Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội.

+ Chính sách, pháp luật về bảo hộ lao động, chính sách đối với lao động nữ… nhằm chăm lo, cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống có hiệu quả bệnh nghề nghiệp, hạn chế tai nạn lao động; chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lao động nữ.

+ Chính sách đào tạo, đào tạo lại tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ cho công nhân; chính sách khuyến khích công nhân tự học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ; chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với công nhân có sáng kiến, có tay nghề cao, công nhân là người dân tộc ít người.

- Tham gia với các cơ quan chức năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc trong công nhân như: bảo đảm việc làm, nâng cao tiền lương, thu nhập, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; công nhân có nơi ở đảm bảo vệ sinh; có nhà trẻ, mẫu giáo để gửi con; xây dựng, các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân.

- Hỗ trợ công đoàn cơ sở tham gia với người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương, định mức lao động; vận động công nhân mua và giữ cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.

 - Phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đại hội công nhân, viên chức, hội nghị người lao động hàng năm bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phát huy quyền làm chủ của người lao động.

- Hướng dẫn, giúp đỡ công nhân, lao động giao kết Hợp đồng lao động; đại diện tập thể người lao động, thương lượng, ký kết và thực hiện Thoả ước lao động tập thể với nhiều quy định có lợi cho người lao động, đẩy mạnh việc ký Thoả ước lao động tập thể cấp tổng công ty, tiến tới thực hiện ký Thoả ước lao động tập thể cấp ngành nghề toàn quốc.

- Các cấp công đoàn tiến hành đối thoại thường xuyên giữa người lao động - công đoàn - người sử dụng lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, kiến nghị xử lý nghiêm, kịp thời những vi phạm chính sách, pháp luật lao động.

- Tích cực tham gia Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động ở doanh nghiệp.

 - Phát triển tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của công đoàn nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn pháp luật lao động và Luật Công đoàn miễn phí cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

- Đẩy mạnh hoạt động vay vốn từ Quĩ Quốc gia giải quyết việc làm và từ các nguồn khác. Nhân rộng mô hình Quĩ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) ở một số địa phương góp phần giải quyết việc làm cho công nhân.

3. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh

- Rà soát nắm chắc tình hình doanh nghiệp và công nhân trong các loại hình doanh nghiệp, tăng cường công tác vận động thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên ở các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xác định phát triển đoàn viên mới là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên và các cấp công đoàn.

- Gắn công tác phát triển công đoàn cơ sở và đoàn viên với đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động công đoàn theo hướng sát cơ sở, sát đoàn viên, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở.

- Thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ nữ, bố trí hợp lý cán bộ công đoàn chuyên trách ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đông đoàn viên. Xây dựng, ban hành cơ chế, các quy định bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở và chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn.

- Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của các trường công đoàn, đặc biệt là Trường đại học Công đoàn và Trường đại học Tôn Đức Thắng. Khuyến khích cán bộ công đoàn học tập, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và công đoàn.

- Làm tốt trách nhiệm của công đoàn trong việc bồi dưỡng, giới thiệu công nhân ưu tú để Đảng xem xét kết nạp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng trong các loại hình doanh nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác thu - chi ngân sách công đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công đoàn. Chú trọng nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho cán bộ trong các doanh nghiệp của công đoàn. Hướng tới việc liên doanh, liên kết, phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa các đơn vị kinh tế trong hệ thống công đoàn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; kịp thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy; ngăn ngừa vi phạm, khắc phục kịp thời thiếu sót, khuyết điểm.

- Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa công đoàn Việt Nam với công đoàn các nước, các tổ chức công đoàn quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

- Nghiên cứu đề xuất với Ban Bí thư và Chính phủ về việc thành lập cơ quan đại diện của công đoàn ở các nước có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc.

4. Vận động công nhân tham gia các phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

- Tổ chức sâu rộng có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động, trọng tâm là phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”, “Thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”, phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” , “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”...

 - Phối hợp chỉ đạo tốt phong trào thi đua liên kết trên các lĩnh vực và các công trình trọng điểm.

 - Cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức thi đua trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chú trọng tôn vinh những công nhân, lao động tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, công tác, tạo tiền đề bình xét trao giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh; xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến và gương “người tốt, việc tốt” trong công nhân, viên chức, lao động.

5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học trong hệ thống công đoàn; mở rộng hợp tác với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước, với các nhà khoa học có tâm huyết với GCCN; gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động công đoàn.

- Tập trung nghiên cứu các vấn đề về chiến lược xây dựng GCCN và tổ chức công đoàn Việt Nam, GCCN và các tổ chức công đoàn thế giới, như: xu hướng phát triển của GCCN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; về vấn đề tri thức hóa GCCN; về công nhân tham gia sở hữu doanh nghiệp; về mối quan hệ giữa GCCN với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, về liên minh GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; về sự biến động và mối quan hệ trong nội bộ GCCN; về vai trò làm chủ của công nhân, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; về mối quan hệ đoàn kết, hợp tác giữa GCCN Việt Nam và GCCN các nước trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh nghiên cứu về vị trí, vai trò của công đoàn Việt Nam trong hệ thống chính trị, quan hệ của công đoàn với Đảng, Nhà nước, với các tổ chức chính trị - xã hội khác. Quan hệ của công đoàn Việt Nam với các tổ chức công đoàn quốc tế, công đoàn các nước trên thế giới và khu vực; nghiên cứu làm rõ vị trí, vai trò, chức năng của công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn nghiên cứu, tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X; phân công, chỉ đạo phối hợp xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược xây dựng GCCN, chiến lược đào tạo, chiến lược nhà ở, chiến lược tuyên truyền, giáo dục. Các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm, tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chương trình hành động ở các cấp công đoàn. Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tổng Liên đoàn có trách nhiệm giúp Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động.

2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chủ động tham mưu với cấp ủy, Ban cán sự Đảng xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động này đến toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thuộc ngành, địa phương, đơn vị mình; định kỳ hàng năm các đơn vị sơ kết báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động về Tổng Liên đoàn.

3. Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở cụ thể hóa Chương trình hành động thành chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của cấp mình với nội dung, nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp thiết thực.

 

 

 

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Tùng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình hành động 399/CTr-TLĐ ngày 07/03/2008 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.945

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.164.139
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!