BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 159/QĐ-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 01 năm 2025
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ KỊCH BẢN NGUỒN NƯỚC (LẦN ĐẦU)
TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tài
nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị quyết số
141/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Nghị định số
68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số
53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27
tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số
20/QĐ-TTg ngày 08 tháng
01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông
Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Trên cơ sở các thông
tin, số liệu của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân khai thác,
sử dụng tài nguyên nước lớn, quan trọng trên lưu vực sông Mã và Bản tin dự báo,
cảnh báo khí tượng thủy văn thời hạn mùa trên phạm vi toàn quốc của Trung tâm
Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Mã, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu công bố:
phục vụ công tác điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông, góp phần
bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và các nhu
cầu thiết yếu khác của người dân.
Làm căn cứ để các Bộ,
ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông, trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên
nước phù hợp với Kịch bản nguồn nước theo quy định tại khoản 1, khoản
5 và khoản 6 Điều 35 của Luật Tài nguyên nước và khoản 2 Điều
43 của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước.
2. Nội dung công bố
của Kịch bản nguồn nước theo quy định tại khoản 4 Điều 41 của
Nghị định số 53/2024/NĐ-CP.
3. Kỳ công bố Kịch
bản nguồn nước: trong mùa cạn năm 2025 (từ tháng 01/2025 đến tháng 6/2025).
(Chi
tiết Kịch bản nguồn nước kèm theo Quyết định này)
Điều 2. Trách nhiệm
tổ chức, thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh
Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An và Thanh Hóa, trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên
nước phù hợp với Kịch bản nguồn nước ban hành kèm theo Quyết định này theo quy
định tại khoản 1, khoản 6 Điều 35 của Luật Tài nguyên nước
và khoản 2 Điều 43 của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP.
2. Căn cứ Kịch bản
nguồn nước được công bố, hiện trạng nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, nhận định
xu thế khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với
Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước
quốc gia, Viện Khoa học tài nguyên nước, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và
Biến đổi khí hậu tính toán, cập nhật và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem
xét, quyết định việc cập nhật Kịch bản nguồn nước trong trường hợp xảy ra những
diễn biến bất thường về khí tượng, thủy văn hoặc phát sinh các yêu cầu đối với
nguồn nước nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước cấp cho sinh hoạt, an ninh lương
thực, an ninh năng lượng.
3. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh
Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa và các tổ chức, cá nhân có liên
quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu và phối hợp với Bộ Tài nguyên
và Môi trường để xây dựng, cập nhật Kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông Mã.
4. Văn phòng Bộ, Báo
Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối
hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước để đăng tải Kịch bản nguồn nước trên lưu
vực sông Mã trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Ủy ban nhân dân
các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An và Thanh Hóa chỉ đạo việc đăng
tải Kịch bản nguồn nước trên cổng thông tin điện tử của địa phương theo quy
định tại khoản 6 Điều 41 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP.
Điều 3. Hiệu lực thi
hành
1. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng
Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng
Thủy văn, Tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc
gia, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước, Viện trưởng Viện Khoa học Khí
tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Thủ trưởng các đơn vị quản lý nhà nước trực
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều
3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg CP. Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Các Bộ: NN&PTNT, Công Thương, Xây dựng;
- UBND các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa;
- Các Sở TNMT, NN&PTNT, XD, CT các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ
An, Thanh Hóa;
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam, NSMO;
- Báo TN&MT, TT Truyền thông TN&MT;
- Lưu: VT, VP, PC, TNN (10).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê
Minh Ngân
|
KỊCH
BẢN
NGUỒN NƯỚC (LẦN ĐẦU) TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ
(Kèm
theo Quyết định số:
159/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường)
Kịch bản nguồn nước
(lần đầu) trên lưu vực sông Mã được xây dựng trên cơ sở quy định tại Điều 35 của Luật Tài nguyên nước năm 2023; Nghị quyết số 141/2024/QH15
ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7,
Quốc hội khóa XV; Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Quy hoạch
tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050[1] và Quy hoạch tổng hợp
lưu vực sông Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050[2]; hiện
trạng nguồn nước mặt, nước dưới đất, hiện trạng tích trữ nước trong các hồ chứa
trên lưu vực, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước; nhận định xu thế diễn
biến lượng mưa, lượng dòng chảy, mực nước trong các tầng chứa nước và thông
tin, số liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây
dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Điện Biên và Hòa
Bình và các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước lớn, quan trọng trên lưu
vực sông Mã cung cấp.
Phạm vi xây dựng Kịch
bản trên toàn bộ lưu vực sông Mã được phân chia thành 08 (tám) tiểu vùng theo
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chi
tiết tại Phụ lục kèm theo Kịch bản nguồn nước). Kỳ công bố Kịch bản được
tính toán, đánh giá trong mùa cạn năm 2025 (từ tháng 01 đến tháng 6/2025).
Nội dung Kịch bản
nguồn nước (lần đầu) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 41
của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP, gồm những nội dung chính sau:
I. HIỆN TRẠNG NGUỒN
NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ
1. Hiện trạng nguồn
nước mưa, nước mặt
Tổng lượng mưa (TLM)
từ tháng 7 đến tháng 12/2024 trên lưu vực phổ biến từ 80mm đến 250mm, có nơi
trên 400mm. Tháng 6 và tháng 9/2024 tăng so với trung bình nhiều năm (TBNN)[3],
đặc biệt là trong tháng 9/2024 xuất hiện nhiều đợt mưa trên một số tiểu vùng
với TLM từ 600mm đến 800mm, cao hơn TBNN từ 1,5 đến 2 lần.
Dòng chảy trung bình
các tháng mùa lũ năm 2024: trên sông Mã cao hơn trung bình thời kỳ (TBTK)[4] từ 6% đến 70% tùy
từng tháng, riêng tháng 9 cao hơn TBTK khoảng 1,2 lần; trên sông Chu dòng chảy
các tháng mùa lũ cao hơn TBTK từ 6% đến 38%, riêng tháng 8 thấp hơn khoảng 38%.
2. Hiện trạng nguồn
nước dưới đất
Nước dưới đất trên
lưu vực sông Mã bao gồm: các tầng chứa nước (TCN) lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ
phân bố chủ yếu tại vùng đồng bằng trên phạm vi tỉnh Thanh Hóa và rải rác dọc
theo các sông, suối và thung lũng nhỏ tại khu vực miền núi (diện tích phân bố khoảng
4.645 km2); các TCN khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên và biến
chất phân bố rộng khắp các tiểu vùng trên toàn lưu vực sông Mã (diện tích phân
bố khoảng 13.600 km2); các TCN karst trong trầm tích carbonat phân
bố chủ yếu ở tiểu vùng thượng sông Mã (diện tích phân bố khoảng 1.900 km2).
Trữ lượng nước dưới
đất có thể khai thác trên toàn lưu vực sông Mã khoảng 811 triệu m³/năm, trong
đó hiện đang khai thác khoảng gần 30 triệu m³/năm (khoảng 3,7%) chủ yếu trong
các TCN lỗ hổng (qh, qp) và các TCN khe nứt trong trầm tích lục nguyên và biến
chất, cụ thể:
- Đối với các tầng
chứa nước lỗ hổng: các công trình khai thác nước dưới đất tập trung chủ yếu
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (tiểu vùng Nam sông Mã - Bắc sông Chu và Bắc sông
Mã) với tổng lượng nước khai thác khoảng 11.700 m3/ngày đêm (khoảng
4,27 triệu m³/năm) phục vụ chủ yếu cho mục đích cấp nước sinh hoạt và công
nghiệp. Theo số liệu quan trắc mực nước từ năm 2020 đến nay, mực nước trong các
TCN lỗ hổng dao động trong khoảng từ 0,34m đến 9,84m (TCN qh) và từ 0,78m đến
9,87m (TCN qp) (nhỏ hơn giới hạn mực nước theo quy định là 30m) và có xu
hướng dâng nhẹ khoảng từ 0,03 m/năm.
- Đối với các tầng
chứa nước khe nứt trong trầm tích lục nguyên và biến chất: các công trình khai
thác nước dưới đất tập trung chủ yếu tại tiểu vùng Thượng sông Mã với lưu lượng
khai thác khoảng 39.600 m3/ngày đêm (khoảng 14,5 triệu m³/năm), hầu
hết đều khai thác nước dưới đất dưới dạng xuất lộ trên bề mặt phục vụ cấp nước
cho sinh hoạt. Kết quả quan trắc mực nước tại một số công trình khai thác nước
dưới đất từ các mạch lộ khu vực thượng lưu sông Mã cho thấy mực nước biến động
không đáng kể trong giai đoạn 2020-2024, khoảng từ 0,1m đến 0,6m.
3. Hiện trạng tích
nước của các hồ chứa
a) Trên lưu vực sông
Mã hiện có khoảng 24 hồ chứa thủy điện, trong đó có 02 hồ chứa thủy điện lớn có
khả năng điều tiết dòng chảy là Hủa Na và Trung Sơn; khoảng 623 hồ chứa thủy
lợi, trong đó có 09 hồ thủy lợi có dung tích từ 03 triệu m3 trở lên, hồ Cửa Đạt
là hồ chứa lớn nhất có khả năng điều tiết nhiều năm.
b) Hiện trạng tích
trữ của các hồ chứa trên lưu vực
Tổng lượng nước tích
trữ trong 03 hồ Cửa Đạt, Hủa Na và Trung Sơn tại thời điểm đầu mùa cạn năm 2025
(ngày 01/01/2025) khoảng 1,85 tỷ m3 đạt khoảng 90,2% dung
tích toàn bộ (khoảng 2,05 tỷ m3), cao hơn TBTK khoảng 12%, tương
đương năm 2024 (1,84 tỷ m3).
Bảng
1. Lượng nước trữ tại các hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông tại thời điểm
01/01/2025
STT
|
Tên
hồ chứa
|
MNDBT
(m)
|
Mực
nước hồ ngày 01/01/2025 (m)
|
Dung
tích hồ (triệu m3)
|
Dung
tích
toàn bộ
|
Dung
tích ngày
01/01/2025
|
TBTK
(2018-
2024)
|
1
|
Cửa
Đạt
|
110
|
106,0
|
1.129,2
|
946,4
|
825,6
|
2
|
Hủa
Na
|
240
|
239,6
|
569,4
|
560,7
|
518,1
|
3
|
Trung
Sơn
|
160
|
159,9
|
348,5
|
347,8
|
318,0
|
|
Tổng
|
|
|
2.047,1
|
1854,9
|
1.661,6
|
Tính đến đầu tháng
01/2025, dung tích trữ của 08 hồ chứa thuỷ lợi nêu trên cơ bản đạt trên 70% so
với dung tích thiết kế, trong đó: hồ Đồng Ngư đạt 85%, hồ Tây Trác đạt 74%, hồ
Bỉnh Công đạt 70%, hồ Xuân Lũng đạt 90%, hồ Trọng đạt 90% (tiểu vùng lưu vực
sông Bưởi); hồ Duồng Cốc đạt 80%, hồ Thung Bằng đạt 95% (tiểu vùng Trung sông
Mã); hồ Cống Khê đạt 95% (tiểu vùng Nam sông Mã - Bắc sông Chu).
II. DỰ BÁO XU THẾ
DIỄN BIẾN MƯA, DÒNG CHẢY, LƯỢNG NƯỚC TÍCH TRỮ TRONG CÁC HỒ CHỨA NƯỚC LỚN, QUAN
TRỌNG; MỰC NƯỚC TRONG CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC TRONG KỲ CÔNG BỐ KỊCH BẢN NGUỒN NƯỚC
1. Hiện tượng ENSO
đang trong trạng thái trung tính, với chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực
xích đạo trung tâm Thái Bình Dương. Dự báo trong 06 tháng đầu năm 2025, ENSO
tiếp tục có khả năng ở trạng thái trung tính. Nhiệt độ tháng 01/2025 ở mức xấp
xỉ trên so với TBNN, từ tháng 02 đến tháng 6/2025 phổ biến xấp xỉ so với TBNN.
2. Tổng lượng mưa
trên lưu vực sông Mã từ tháng 01 đến tháng 6/2025 phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN,
cụ thể: tháng 01 và 02/2025 phổ biến từ 15mm đến 40mm; tháng 3/2025 phổ biến từ
40mm đến 70mm, tháng 4/2025 phổ biến từ 70mm đến 120mm; tháng 5 và 6/2025 phổ
biến từ 180mm đến 270mm, có khả năng thấp hơn TBNN.
3. Nhận định dòng
chảy các tháng mùa cạn
Từ tháng 01 đến tháng
6/2025, tổng lượng dòng chảy trên lưu vực sông Mã có khả năng thấp hơn TBTK, cụ
thể đối với các sông như sau:
- Sông Mã: về tổng
thể dòng chảy các tháng mùa cạn trên sông Mã có xu hướng thấp hơn so với TBTK khoảng
từ 5% đến 22%, trong đó vùng thượng lưu thấp hơn TBTK khoảng 8%, riêng tháng 5
và 6 có khả năng thấp hơn từ 15% đến 18%; vùng trung lưu ở mức thấp hơn TBTK khoảng
5%, riêng tháng 5 và 6, có khả năng thấp hơn từ 8% đến 13%;
- Sông Chu: dòng chảy
trên sông Chu có xu hướng thấp hơn so với TBTK khoảng từ 20% đến 25%, riêng
tháng 5 và 6 có khả năng thấp hơn TBTK khoảng từ 15% đến 30%.
4. Mực nước trong các
tầng chứa nước dưới đất
Trên cơ sở số liệu
quan trắc mực nước tại 24 công trình quan trắc thuộc mạng quan trắc quốc gia,
xu thế mực nước dưới đất trong các tháng mùa cạn (từ tháng 01/2025 đến tháng
6/2025) của các tầng chứa nước được khai thác chủ yếu trên lưu vực sông Mã có
thể nhận định như sau:
- Các tầng chứa nước
lỗ hổng thuộc tiểu vùng Nam sông Mã - Bắc sông Chu và tiểu vùng Bắc sông Mã:
mực nước dưới đất trung bình của các TCN dao động trong khoảng từ 1,33m đến
1,54m (TCN qh), từ 3,56m đến 4,02m (TCN qp) và có xu hướng dâng nhẹ so với TBNN
(Hình 1).
Hình
1. Xu thế diễn biến mực nước trung bình TCN qh và qp tại tiểu vùng Bắc sông Mã
- Các tầng chứa nước
khe nứt trong các trầm tích lục nguyên và biến chất: mực nước tại các công
trình khai thác có xu hướng ổn định, dâng hạ không đáng kể tuỳ vị trí khai
thác.
III. NHU CẦU KHAI
THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC CỦA CÁC NGÀNH TRONG KỲ CÔNG BỐ KỊCH BẢN
Nhu cầu khai thác, sử
dụng nước cho các ngành trên lưu vực sông Mã chủ yếu tập trung cho ngành nông
nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp và thủy điện, trong đó nhu cầu nước lớn tập
trung chủ yếu tại các tiểu vùng Bắc sông Mã (khoảng 25%), Nam sông Mã - Bắc
sông Chu (khoảng 17%), tiểu vùng lưu vực sông Bưởi (khoảng 15%), cụ thể nhu cầu
nước của một số ngành chính như sau:
1. Nhu cầu cấp nước
cho sinh hoạt, công nghiệp
Tổng lượng khai thác
cấp cho sinh hoạt, công nghiệp trên lưu vực khoảng 0,12 tỷ m3. Tổng
số công trình cấp nước sinh hoạt, công nghiệp tập trung (với lưu lượng khai
thác từ 5.000 m3/ngày đêm đối với khai thác nước mặt và từ 1.000 m3/ngày
đêm đối với khai thác nước dưới đất) khoảng 190 công trình với tổng lượng nước
khai thác khoảng 0,068 tỷ m3 (tương đương 375.000 m3/ngày đêm),
trong đó:
- 28 công trình khai
thác nước mặt (chủ yếu khai thác trên các sông Mã, sông Bưởi, kênh thủy lợi…,
trong đó: Điện Biên có 01 công trình, Thanh Hóa có 19 công trình, Hòa Bình có
03 công trình, tỉnh Sơn La có 02 công trình, Nghệ An có 03 công trình) với tổng
lượng khai thác khoảng 0,05 tỷ m3 (tương đương 276.000 m3/ngày đêm),
chiếm khoảng 71,4% tổng lượng nước khai thác.
- 162 công trình khai
thác nước dưới đất (hầu hết khai thác trong các tầng chứa nước lỗ hổng và các
tầng chứa nước karst trong các đá trầm tích Cacbonat; trong đó: Thanh Hóa có 09
công trình, Điện Biên có 153 công trình) với tổng lượng khai thác khoảng 0,018
tỷ m3
(tương
đương 99.000 m3/ngày đêm) chiếm 28,6% tổng lượng nước khai thác.
2. Nhu cầu nước cho
nông nghiệp
Nhu cầu nước cho nông
nghiệp chiếm khoảng 80% tổng nhu cầu nước toàn vùng, trong đó nhu cầu nước cho
nông nghiệp trong thời gian mùa cạn năm 2025 thấp hơn khoảng 2% so với TBTK và
cùng kỳ của năm 2024, tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (chiếm 60%
của toàn lưu vực), cụ thể một số tiểu vùng Bắc sông Mã (chiếm 24%), Nam sông Mã
- Bắc sông Chu (chiếm 17%), Nam sông Chu (chiếm 10%), lưu vực sông Bưởi (chiếm
15%) và được đáp ứng qua hồ chứa nước Cửa Đạt, hệ thống thủy lợi Bái Thượng và
các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ khác, trong đó lượng nước của hồ chứa Cửa Đạt cấp
cho tiểu vùng Nam sông Mã - Bắc sông Chu qua tuy nen Dốc Cáy và xả xuống hạ du
qua thủy điện Cửa Đạt về đập Bái Thượng cấp nước cho tiểu vùng Nam sông Chu,
lượng nước cấp lớn nhất vào các tháng 2, 3 (vụ Đông Xuân) và tháng 6 (vụ Hè
Thu).
3. Nhu cầu nước cho
sản xuất thuỷ điện
Nhu cầu nước cho sản
xuất thuỷ điện trong thời gian mùa cạn năm 2025 của 03 hồ chứa lớn (Hủa Na, Cửa
Đạt, Trung Sơn) khoảng 3,9 tỷ m3 tương đương sản lượng
điện 640 triệu kWh cao hơn khoảng 7% so với TBTK (khoảng 599 triệu kWh), cao hơn
khoảng 10% so với cùng thời kỳ của năm 2024 (580 triệu kWh). Trong đó hồ Trung
Sơn chiếm 38% và hồ Hủa Na, Cửa Đạt chiếm 62% tổng sản lượng điện của 03 hồ
chứa lớn.
IV. TRẠNG THÁI CỦA
NGUỒN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ
Trên cơ sở thông tin,
số liệu về hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến nguồn nước của 03 hồ chứa lớn,
quan trọng; 08 hồ chứa thủy lợi có dung tích từ 03 triệu m3 trở lên; nguồn nước
trên các tiểu lưu vực sông, trong các TCN dưới đất; dự báo khí tượng, thủy văn
trên các lưu vực sông[5] thì nhận định khả năng nguồn nước trên lưu
vực sông Mã trong mùa cạn năm 2025 ở “Trạng thái bình thường”. Để
đánh giá mức độ đáp ứng của nguồn nước cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, thủy điện,
công nghiệp, các nhu cầu sử dụng nước khác và các yêu cầu về bảo đảm an ninh
nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng nhằm giảm thiểu rủi ro khả
năng thiếu nước do việc khai thác, sử dụng nước không hiệu quả, lãng phí, được
tính toán, đánh giá theo các tiểu vùng, các nguồn nước, cụ thể như sau:
- Mức độ đáp ứng của
03 hồ chứa lớn trên lưu vực (Hủa Na, Cửa Đạt và Trung Sơn) cho các nhu cầu sử
dụng nước hạ du, trong đó: hồ Hủa Na, Cửa Đạt đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước
các mục đích sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, đẩy mặn và phát điện; hồ
Trung Sơn đáp ứng cho mục đích phát điện và các nhu cầu nước hạ du.
- Mức độ đáp ứng của
các hồ chứa thủy lợi lớn và mức độ đáp ứng của nguồn nước các tiểu vùng nằm
ngoài phạm vi điều tiết của 03 hồ chứa lớn (Hủa Na, Cửa Đạt và Trung Sơn) trên
các tiểu vùng Thượng sông Mã, Trung sông Mã, lưu vực sông Âm, lưu vực sông
Bưởi, Bắc sông Mã, Thượng sông Chu, Nam sông Mã - Bắc sông Chu, Nam sông Chu
cho các nhu cầu sử dụng nước.
1.
Đối với 03 hồ chứa lớn trên lưu vực
1.1. Các hồ chứa Hủa
Na và Cửa Đạt
Mức độ đáp ứng của 02
hồ chứa theo các trường hợp khai thác, sử dụng nước như sau:
- Trường hợp 1: tổng
lượng nước cấp từ hồ Cửa Đạt về hạ du cho các mục đích trong các tháng mùa cạn
từ 01/01/2025 đến 30/6/2025 dự kiến khoảng 1,39 tỷ m3 tương đương TBTK.
Hình
2. Nhận định xu thế tổng dung tích hồ Hủa Na, Cửa Đạt (Trường hợp 1)
- Trường hợp 2: tổng
lượng nước cấp từ hồ Cửa Đạt về hạ du (cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp,
phát điện, đẩy mặn) dự kiến cao hơn TBTK khoảng 30%[6] .
Hình
3. Nhận định xu thế tổng dung tích hồ Hủa Na, Cửa Đạt (Trường hợp 2)
Như vậy, về tổng thể thì nguồn
nước 02 hồ Hủa Na và Cửa Đạt trong kỳ kịch bản cho thấy cơ bản đáp ứng được nhu
cầu khai thác sử dụng nước trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 6/2025.
Tuy nhiên, nếu nhu
cầu sử dụng nước tăng cao hơn khoảng 30% so với TBTK, nguồn nước của 02 hồ chứa
Hủa Na, Cửa Đạt có nguy cơ không đáp ứng đủ lượng nước cho các nhu cầu sử dụng
nước ở hạ du, mực nước các hồ chứa có khả năng không đảm bảo mực nước tối thiểu
quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa vào các tháng cuối mùa cạn (tháng
5, 6/2025). Trong đó, đối với hồ chứa Cửa Đạt, nếu không kiểm soát chặt chẽ
việc vận hành cấp nước và phát điện của các nhà máy thủy điện Cửa Đạt và thủy
điện Dốc Cáy ngay từ các tháng đầu mùa cạn năm 2025 thì sẽ có nguy cơ không đáp
ứng đủ nguồn nước cân đối cấp cho các nhu cầu đến cuối mùa cạn.
1.2. Hồ Trung Sơn
Trên cơ sở hiện trạng
nguồn nước, xu thế diễn biến nguồn nước và việc bảo đảm cấp nước cho phát điện,
các nhu cầu khai thác, sử dụng nước ở hạ du trong các tháng mùa cạn từ tháng 01
đến tháng 6/2025 (khoảng 1,68 tỷ m3, thấp hơn so với TBTK khoảng 7%)[7] của hồ Trung Sơn,
thấy rằng về tổng thể thì nguồn nước hồ Trung Sơn trong kỳ kịch bản cho thấy cơ
bản đáp ứng được các nhu cầu sử dụng nước trong thời gian từ tháng 01 đến tháng
đến 6/2025.
Tuy nhiên, nếu nhu
cầu sử dụng nước tăng cao hơn khoảng từ 10% đến 20% so với TBTK, nguồn nước hồ
Trung Sơn có nguy cơ không đáp ứng đủ lượng nước cho các nhu cầu sử dụng nước ở
hạ du trong thời gian tháng 4, 5/2025, mực nước hồ chứa có khả năng không bảo
đảm mực nước tối thiểu theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa, đặc
biệt là trong tháng 5/2025 mực nước hồ có thể hạ thấp hơn mực nước chết. Ngoài
ra, nếu các công trình thủy điện Thành Sơn, Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1
vận hành với chế độ và lưu lượng lượng xả về hạ du không phù hợp với quy định
của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã thì các trạm bơm khai
thác nước trên dòng chính sông Mã khu vực hạ lưu (sau thủy điện Cẩm Thủy 1 về
hạ du) có khả năng không bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt.
2.
Đối với các tiểu lưu vực sông, tiểu vùng
Trên cơ sở tính toán,
dự báo mưa, dòng chảy, nhu cầu sử dụng nước và hiện trạng, quy hoạch các công
trình khai thác, sử dụng nước trên các vùng, tiểu lưu vực thuộc 08 tiểu vùng,
nguồn nước cơ bản ở Trạng thái bình thường, khả năng không xảy ra
tình trạng hạn hán, thiếu nước diện rộng trên các tiểu vùng.
Tuy nhiên, một số
vùng, tiểu lưu vực vẫn còn có nguy cơ xuất hiện tình trạng thiếu nước cục bộ,
bên cạnh nguyên nhân thiếu hụt lượng mưa (tổng thể trên toàn lưu vực lượng mưa
xấp xỉ TBNN, riêng tháng 5, 6/2025 lượng mưa có xu thế giảm), lượng dòng chảy
thì nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ có khả năng thiếu nước ở các tiểu vùng là
năng lực lấy nước và số lượng của các công trình khai thác, công trình, hệ
thống công trình thủy lợi còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc thiếu nước các khu vực
này sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của
người dân.
2.1. Tiểu vùng Thượng
sông Mã
Các địa phương ở
thượng nguồn lưu vực sông Mã hiện nay có rất ít công trình hồ chứa thủy lợi,
đồng thời lượng mưa trên tiểu vùng theo nhận định có xu thế giảm so với TBNN
vào các tháng cuối mùa cạn, do đó có khả năng xảy ra thiếu hụt nguồn nước
tại các xã Na Son, Điện Biên Đông, Keo Lôn, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện
Biên; các xã Mường Đăng, Ngối Cáy, Ẳng Cang, Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh
Điện Biên và các xã Mường Sai, Nà Ớt, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có
nguy cơ thiếu hụt nguồn nước vào cuối mùa cạn.
2.2. Tiểu vùng Trung
sông Mã
Toàn tiểu vùng có khoảng
90 hồ chứa thủy lợi với dung tích nhỏ và phân bố rải rác trên các sông, suối
(24 hồ chứa có dung tích từ 0,1 triệu m3 trở lên với tổng dung
tích khoảng 23 triệu m3). Về cơ bản các hồ chứa chưa khai thác hết
tiềm tăng của nguồn nước trên các tiểu lưu vực, đồng thời theo nhận định lượng
mưa đang có xu thế giảm vào các tháng cuối mùa cạn, do đó có khả năng nguy cơ
xảy ra thiếu nước vào tháng 5 và tháng 6 năm 2025 tại một số xã như Cun
Nheo, Pà Cò, Mai Hạ, Noong Luông, Bao La, Tòng Đậu thuộc huyện
Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (hiện có khoảng 08 hồ chứa thuỷ
lợi).
2.3. Tiểu vùng lưu
vực sông Bưởi
Toàn vùng có khoảng
321 hồ chứa thuỷ lợi xây dựng trên các nhánh suối nhỏ (178 hồ chứa có dung
tích từ 0,1 triệu m3 trở
lên với tổng dung tích khoảng 185 triệu m3). Trong đó, các hồ chứa
có dung tích từ 03 triệu m3 trở lên như: hồ Trọng, Đồng Ngư, Tây Trác,
Xuân Lũng, Bỉnh Cổng đã tích nước được khoảng 86% so với yêu cầu thiết kế. Theo
nhận định, lượng mưa trên tiểu vùng từ tháng 01/2025 đến tháng 4/2025 xấp xỉ so
với TBNN, vì vậy nguồn nước về cơ bản đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước. Tuy
nhiên, do khu vực thượng lưu sông Bưởi không có các công trình hồ chứa (xã
Phú Cường, xã Quyết Chiến, thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) có khả
năng xảy ra thiếu hụt nguồn nước vào cuối mùa cạn.
2.4. Tiểu vùng Bắc
sông Mã
Toàn vùng có khoảng
37 hồ chứa thuỷ lợi (15 hồ chứa có dung tích từ 0,1 triệu m3 trở lên với tổng dung
tích khoảng 13,9 triệu m3). Với diễn biến lượng mưa có xu thế giảm
so với TBNN vào các tháng cuối mùa cạn kết hợp với năng lực của hệ thống công
trình thủy lợi trong vùng, nguồn nước bị ảnh hưởng triều và dòng chính sông Mã
bị hạ thấp lòng dẫn, do đó có khả năng xảy ra tình trạng thiếu nước trong các
tháng mùa cạn năm 2025 tại các xã Nga Sơn, Nga Yên, Nga Trường,
Nga Hải, Nga Thanh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.5. Tiểu vùng Thượng
sông Chu và Nam sông Mã - Bắc sông Chu
Khu vực tiểu vùng
thượng sông Chu, hiện tại các xã Bát Mọt, Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hóa không có công trình hồ chứa nước, đồng thời theo nhận định, lượng mưa
trên khu vực này có xu thế giảm so với TBNN, do đó có khả năng xảy ra thiếu hụt
nguồn nước vào cuối mùa cạn tại các khu vực nêu trên.
Đối với tiểu vùng Nam
sông Mã - Bắc sông Chu, với diễn biến nguồn nước theo nhận định và năng lực của
hệ thống công trình thủy lợi trong vùng thì cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng
nước, ít nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước vào cuối mùa cạn. Ngoài ra, trên
vùng Nam sông Mã - Bắc sông Chu có 01 hồ chứa có dung tích trên 03 triệu m3 (hồ Cống Khê), hiện
nay đã tích nước đủ nước so với yêu cầu thiết kế, bảo đảm việc cấp nước tưới,
khả năng không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp khu vực thuộc phạm cấp nước
của hồ.
2.6. Tiểu vùng Nam
sông Chu
Nhu cầu tưới cho vùng
hạ du Nam sông Chu cơ bản được đảm bảo từ hồ chứa Cửa Đạt, ngoài ra, trong vùng
có khoảng 03 hồ chứa thuỷ lợi với tổng dung tích khoảng 1,69 triệu m3.
Tuy nhiên, vùng hạ du sông Chu nguồn nước bị ảnh hưởng triều và hạ thấp lòng
dẫn, cùng với đó lượng mưa theo dự báo có xu thế giảm so với TBNN vào các tháng
cuối mùa cạn, do đó có khả năng xảy ra tình trạng thiếu nước vào cuối mùa cạn
tại thành phố Sầm Sơn và một phần huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
V. KẾT LUẬN, KIẾN
NGHỊ
Trên cơ sở kết quả dự
báo xu thế diễn biến nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất, khí tượng, thủy văn
trên lưu vực sông Mã, nhu cầu sử dụng nước, yêu cầu về nguồn nước trên lưu vực
phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện và các yêu cầu
về bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực trong kỳ công bố kịch bản, về
tổng thể nguồn nước các hồ chứa lớn, quan trọng, nguồn nước trên các tiểu vùng,
tiểu lưu vực sông cơ bản ở Trạng thái bình thường, lượng nước
có thể khai thác bảo đảm đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội, các
ngành kinh tế, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nguồn nước trên lưu vực
trong kỳ công bố kịch bản vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng
thiếu nước nếu không khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Thiếu
nước cục bộ có thể xảy ra tại một số xã, huyện thuộc các tỉnh như Điện Biện,
Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, nguyên nhân chính là thiếu các công trình
khai thác nước, công trình, hệ thống công trình thủy lợi.
Để giảm thiểu nguy cơ
có thể xảy ra thiếu nước, đặc biệt là ưu tiên bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt
trên lưu vực sông Mã trong mọi tình huống, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị:
1. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh
Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn, chỉ đạo việc chủ động lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo
nhu cầu sử dụng nước bình thường của từng ngành, lĩnh vực và địa
phương[8]. Tuy nhiên, các kế hoạch sử dụng nước
phải lập trên nguyên tắc tiết kiệm nước, tránh thất thoát, lãng phí, dự
phòng nguy cơ xảy ra thiếu nước trong các tháng cuối mùa cạn.
2. Đối với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn
a) Tổ chức, chỉ đạo,
đôn đốc các địa phương rà soát, nâng cao năng lực hệ thống các hồ chứa thủy
lợi, điều chỉnh các quy trình vận hành công trình, hệ thống công trình thủy lợi
bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu và bảo đảm lưu thông của
dòng chảy trong hệ thống công trình, không gây ứ đọng, ô nhiễm nguồn nước.
b) Chỉ đạo đơn vị
quản lý vận hành hồ chứa nước Cửa Đạt: kiểm soát chặt chẽ việc vận hành cấp
nước của hồ Cửa Đạt và việc vận hành phát điện của các nhà máy thủy điện Cửa
Đạt, Dốc Cáy để đảm bảo cân đối hài hòa giữa các nhu cầu sử dụng nước, cân đối
nguồn nước đến cuối mùa cạn.
3. Đối với Bộ Công
Thương: chỉ đạo Tập Đoàn điện lực Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống
điện và thị trường điện Quốc gia xây dựng kế hoạch vận hành các hồ chứa thủy
điện đáp ứng nhu cầu nước ở hạ du các hồ chứa trên cơ sở tuân thủ quy định của
Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh kế
hoạch huy động điện của các nhà máy thuỷ điện trên lưu vực sông bảo đảm phù hợp với điều
kiện, khả năng của nguồn nước và bảo đảm nguồn nước cấp cho hạ du đến cuối mùa
cạn năm 2025.
4. Đối với Bộ Xây dựng:
phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo cấp
nước sinh hoạt cho người dân và cấp nước cho sản xuất ở đô thị, khu, cụm công
nghiệp, khu kinh tế.
5. Đối với Ủy ban
nhân dân các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An
a) Rà soát, nâng cao
năng lực hệ thống các hồ chứa thủy lợi, điều chỉnh các quy trình vận hành công
trình, hệ thống công trình thủy lợi bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả,
đa mục tiêu và bảo đảm lưu thông của dòng chảy trong hệ thống công trình, không
gây ứ đọng, ô nhiễm nguồn nước.
b) Xây dựng các công
trình điều tiết, trữ nước trong quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch thủy
lợi và các quy hoạch khác có liên quan, ưu tiên các tiểu vùng có nguy cơ xảy ra
hạn hán, thiếu nước (tiểu vùng Trung sông Mã thuộc tỉnh Hòa Bình, tiểu
vùng Thượng sông Mã thuộc tỉnh Điện Biên và các tiểu vùng Bắc sông Mã, Nam sông
Chu thuộc tỉnh Thanh Hóa).
c) Đối với Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- Giám sát chặt chẽ
việc khai thác nguồn nước các hồ chứa thuỷ lợi, hệ thống công trình thuỷ lợi,
đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi Bái Thượng và việc điều tiết cấp nước từ hồ Cửa
Đạt qua tuynel Dốc Cáy phục vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các mục
đích khác, đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí nước.
- Rà soát, cải tạo
nâng cấp kênh mương, công trình trên kênh và trạm bơm lớn nhằm hoàn chỉnh, nâng
cao năng lực các hệ thống thủy lợi hiện có, dần thay thế các trạm bơm nhỏ lẻ
trên sông, tăng tỷ lệ diện tích được cấp nước cho tiểu vùng Nam sông Mã - Bắc
sông Chu, Nam sông Chu và Bắc sông Mã, trong đó ưu tiên hệ thống công trình
thủy lợi Bắc sông Chu - Nam sông Mã, hệ thống thủy lợi Bái Thượng và trạm bơm
Hoằng Khánh.
- Giám sát chặt chẽ
diễn biến xâm nhập mặn trên hạ du sông Mã thuộc các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa,
Thiệu Hóa và thành phố Thanh Hóa để xây dựng kế hoạch lấy nước phù hợp, bảo đảm
số lượng, chất lượng nước cho các nhà máy nước và các công trình thủy lợi thuộc
các địa phương ở hạ du.
- Chỉ đạo đơn vị quản
lý, vận hành các trạm bơm khai thác, sử dụng nước khu vực hạ du sông Mã: phối
hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý vận hành các hồ chứa thủy điện Trung Sơn, Thành
Sơn, Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1 trong việc cung cấp, trao đổi thông tin
vận hành; chủ động thời gian lấy nước khi các hồ chứa nêu trên vận hành xả nước
về hạ du đảm bảo khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả (đặc biệt trong
các Vụ Đông Xuân và Vụ Hè Thu năm 2025).
d) Đối với Ủy ban
nhân dân tỉnh Điện Biên
- Xây dựng phương án
cấp nước cho các vùng khan hiếm nước thuộc các địa bàn thuộc huyện Điện Biên
Đông; nghiên cứu đề xuất giải pháp chủ động cấp nước đối với các một số
xã có khả năng xảy ra thiếu nước thuộc huyện Mường Ảng,
Điện Biên Đông và Tuần Giáo.
- Ưu tiên thực hiện
các dự án tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các khu vực khan hiếm nước đảm bảo
nguồn nước cấp cho sinh hoạt tại các khu vực miền núi (đặc biệt đối với huyện
Điện Biên Đông), điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn.
đ) Đối với Ủy ban
nhân dân tỉnh Sơn La
- Nâng cấp, cải tạo
để nâng cao khả năng lấy nước của các công trình cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp tại các huyện Thuận Châu, Mai Sơn, Sốp Cộp và Sông Mã.
- Sớm triển khai đưa
vào hoạt động công trình hồ chứa Bằng Mặn thuộc huyện Thuận Châu đảm bảo cấp
nước cho cho sản xuất nông nghiệp./.
PHỤ
LỤC
PHẠM VI XÂY DỰNG KỊCH BẢN
(Kèm
theo Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Mã theo Quyết định số 159/QĐ-BTNMT
ngày 14 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phạm vi xây dựng kịch
bản được phân chia thành 08 (tám) tiểu vùng theo Quy hoạch tổng hợp lưu vực
sông Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050[9], cụ
thể: (1) Thượng sông Mã, (2) Trung sông Mã, (3) Nam sông Mã - Bắc sông Chu, (4)
Lưu vực sông Bưởi, (5) Bắc sông Mã, (6) Thượng sông Chu, (7) Lưu vực sông Âm,
(8) Nam sông Chu tương đương với 05 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An.
Hình
4. Sơ đồ phạm vi xây dựng kịch bản lưu vực sông Mã
TT
|
Tên
tiểu vùng
|
Phạm
vi hành chính (tỉnh/huyện)
|
Diện
tích
(km2)
|
1
|
Thượng sông Mã
|
Điện Biên (Tuần
Giáo, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Điện Biên); Sơn La (Thuận Châu, Mai Sơn,
Sông Mã, Sốp Cộp)
|
6.564
|
2
|
Trung sông Mã
|
Sơn La (Mộc Châu,
Vân Hồ); Hòa Bình (Mai Châu, Tân Lạc); Thanh Hóa (Mường Lát, Quan Hóa, Quan
Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy)
|
4.646
|
3
|
Nam sông Mã - Bắc
sông Chu
|
Thanh Hóa (Ngọc
Lạc, Cẩm Thủy, Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa)
|
815
|
4
|
Lưu vực sông Bưởi
|
Hòa Bình (Mai Châu,
Tân Lạc, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Yên Thủy); Thanh Hóa (Thạch Thành, Vĩnh Lộc)
|
1.705
|
5
|
Bắc sông Mã
|
Thanh Hóa (Thạch
Thành, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Bỉm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, TP. Thanh
Hóa)
|
907
|
6
|
Thượng sông Chu
|
Nghệ An (Quế
Phong); Thanh Hóa (Thường Xuân, Như Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Như Thanh)
|
1.790
|
7
|
Lưu vực sông Âm
|
Thanh Hóa (Lang
Chánh, Thường Xuân, Ngọc Lạc)
|
822
|
8
|
Nam sông Chu
|
Thanh Hóa (Thọ
Xuân, Thiệu Hóa, Đông Sơn, TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, Quảng Xương)
|
404
|