Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 09/2023/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 54/2022/QH15 dạy nghề cho phạm nhân

Số hiệu: 09/2023/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phạm Minh Chính
Ngày ban hành: 13/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thí điểm mô hình lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Ngày 13/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 09/2023/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 54/2022/QH15 thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Theo đó, tiêu chuẩn lựa chọn trại giam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam bao gồm:

- Có khó khăn về cơ sở vật chất để tổ chức các ngành nghề lao động, hướng nghiệp, dạy nghề phục vụ công tác tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân trong phạm vi trại giam.

- Có nhu cầu về việc làm, khả năng quản lý, bố trí cán bộ, chiến sĩ và số lượng phạm nhân để hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân.

- Bảo đảm an ninh, an toàn khi tổ chức thực hiện thí điểm.

Bộ Công an sẽ ban hành danh sách các trại giam được thực hiện thí điểm dựa trên các tiêu chí trên.

Xem chi tiết tại Nghị định 09/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 13/3/2023.   

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2023/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 54/2022/QH15 NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2022 CỦA QUỐC HỘI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG, HƯỚNG NGHIỆP, DẠY NGHỀ CHO PHẠM NHÂN NGOÀI TRẠI GIAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, gồm các nội dung sau:

1. Tiêu chí lựa chọn trại giam thực hiện thí điểm.

2. Tiêu chí lựa chọn tổ chức hợp tác với trại giam để thực hiện hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

3. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề và thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

4. Cách thức, tiêu chí lựa chọn phạm nhân đưa ra lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.

5. Chế độ, chính sách đối với phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam.

6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, các trại giam thuộc Bộ Công an được thí điểm; cán bộ, chiến sĩ của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và trại giam được thí điểm; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; tổ chức hợp tác với trại giam.

2. Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an được thí điểm.

3. Cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Chương II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG, HƯỚNG NGHIỆP, DẠY NGHỀ CHO PHẠM NHÂN NGOÀI TRẠI GIAM

Điều 3. Lựa chọn trại giam thực hiện thí điểm

1. Trại giam thực hiện thí điểm phải đảm bảo các tiêu chí sau:

a) Khó khăn về cơ sở vật chất để tổ chức các ngành nghề lao động, hướng nghiệp, dạy nghề phục vụ công tác tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân trong phạm vi trại giam.

b) Có nhu cầu về việc làm, khả năng quản lý, bố trí cán bộ, chiến sĩ và số lượng phạm nhân để hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân.

c) Bảo đảm an ninh, an toàn khi tổ chức thực hiện thí điểm.

2. Căn cứ các tiêu chí tại khoản 1 Điều này, Bộ Công an ban hành danh sách các trại giam được thực hiện thí điểm.

Điều 4. Tiêu chí lựa chọn tổ chức hợp tác với trại giam để thực hiện hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Tổ chức hợp tác với trại giam tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

1. Không thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức là người nước ngoài; không liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài hay có vốn đầu tư của nước ngoài.

2. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, ban hành; giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề hợp tác lao động là ngành nghề có điều kiện.

3. Có tài liệu chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp đối với đất và tài sản gắn liền với đất để tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.

4. Địa điểm khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đóng trên địa bàn có tình hình an ninh trật tự ổn định; có khoảng cách đến điểm đóng quân gần nhất thuộc trại giam không quá 50 km để thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý các tình huống đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra; có tường, rào bảo vệ xung quanh tách biệt với khu dân cư.

5. Tổ chức có khả năng thực hiện hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho một tổ, đội phạm nhân trở lên; bảo đảm các điều kiện để phục vụ công tác quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân, chăm sóc y tế, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho phạm nhân; có ngành nghề được pháp luật cho phép sản xuất, kinh doanh và không thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ mức độ V trở lên theo quy định Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trường hợp thuộc danh mục các ngành nghề còn lại trong điều kiện cho phép, tổ chức phải cam kết vận hành an toàn cho phạm nhân.

Điều 5. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam và thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

1. Đề nghị giao kết hợp đồng hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Tổ chức có nhu cầu hợp tác gửi văn bản cho trại giam được thực hiện thí điểm đề nghị hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, gồm các nội dung: tên tổ chức; mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; giấy phép đăng kí kinh doanh; tên người đại diện, chức vụ; ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề đề nghị hợp tác lao động; diện tích và vị trí đất, nhà xưởng dự kiến sử dụng để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân; dự kiến số lượng phạm nhân tham gia từng ngành nghề và tất cả ngành nghề đề nghị hợp tác lao động, hướng nghiệp, dạy nghề; thời gian hợp tác. Kèm theo bản sao công chứng các giấy tờ có liên quan và hồ sơ năng lực (nếu có).

2. Trình tự lập, thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam:

a) Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị hợp tác của tổ chức, căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của đơn vị, trại giam tổ chức khảo sát vị trí dự kiến tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, lập biên bản khảo sát gồm các nội dung: Địa điểm; diện tích đất; diện tích nhà, xưởng; ngành nghề lao động; nhu cầu sử dụng nhân công lao động; giao thông tiếp cận; khoảng cách đến điểm đóng quân gần nhất của trại giam; đặc điểm của khu vực dân cư trên địa bàn và các khu vực dân cư giáp ranh. Trại giam tổ chức họp, xem xét các điều kiện bảo đảm cho việc tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam và có văn bản trả lời.

Trường hợp đồng ý hợp tác, trại giam và tổ chức xây dựng kế hoạch hợp tác và ký thỏa thuận nguyên tắc hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam theo Mẫu 01-TT. Đồng thời, trại giam lập Tờ trình theo Mẫu 02-TTr và gửi kèm hồ sơ gồm: Kế hoạch hợp tác; Thỏa thuận nguyên tắc hợp tác; hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị hợp tác; biên bản khảo sát; thuyết minh dự án đầu tư, phương án tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề và tài liệu khác có liên quan, báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phê duyệt chủ trương hợp tác với tổ chức để tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của trại giam, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt chủ trương và thông báo cho trại giam để tổ chức thực hiện. Trường hợp không phê duyệt, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an gửi văn bản thông báo cho trại giam trong đó nêu rõ lý do không đồng ý phê duyệt.

c) Sau khi nhận được văn bản đồng ý về chủ trương hợp tác của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, trại giam thông báo cho tổ chức đề nghị hợp tác biết để phối hợp với trại giam lập hồ sơ thiết kế xây dựng Khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam theo điểm c khoản 5 Điều 6 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự và tiến hành xây dựng các hạng mục công trình theo quy định.

3. Thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam:

a) Sau khi hoàn thành các hạng mục công trình theo quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo điều kiện giam giữ, tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, trại giam có trách nhiệm phối hợp với tổ chức hợp tác với trại giam lập biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành.

b) Trại giam hoàn thiện hồ sơ báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an đề nghị thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, gồm: Tờ trình theo Mẫu 03-TTr; văn bản đồng ý chủ trương hợp tác; hồ sơ thiết kế khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam; biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành.

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an tổ chức kiểm tra, thẩm định, phê duyệt, ban hành Quyết định thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam. Trường hợp sau khi kiểm tra, thẩm định, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an không phê duyệt thành lập Khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam do chưa đảm bảo các hạng mục công trình theo quy định thì Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hướng dẫn tổ chức hợp tác với trại giam tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các hạng mục công trình và trình lại Cơ quan quản lý thi hành án hình sự để phê duyệt.

4. Tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

a) Căn cứ Quyết định thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, trại giam ký kết hợp đồng hợp tác với tổ chức theo Mẫu 04-HĐ và sắp xếp, bố trí số lượng cán bộ, chiến sĩ, phạm nhân để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân. Đồng thời, gửi thông báo đến Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có Khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam để kiểm sát, phối hợp khi có yêu cầu.

b) Giám thị trại giam căn cứ vào điều kiện cụ thể của trại giam và khả năng hợp tác với tổ chức lập kế hoạch tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, tổng hợp vào kế hoạch tổ chức lao động, học nghề cho phạm nhân hàng năm của trại giam và gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để thẩm định, phê duyệt theo quy định của khoản 3 Điều 16 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP.

Điều 6. Cách thức, tiêu chí lựa chọn phạm nhân đưa ra lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam

1. Cách thức lựa chọn phạm nhân:

Trại giam phổ biến điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều này để phạm nhân đối chiếu và tự nguyện viết đơn đề nghị được tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam. Giám thị trại giam chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp, lựa chọn phạm nhân theo quy định.

2. Phạm nhân không thuộc trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm m khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 54/2022/QH15 được đưa ra các khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có nơi cư trú rõ ràng.

b) Chấp hành nghiêm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có ý thức cải tạo tiến bộ.

c) Đối với phạm nhân có mức án trên 15 năm, chung thân phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, có ít nhất 12 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.

d) Đối với phạm nhân có mức án từ 15 năm trở xuống phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và bảo đảm các điều kiện: Phạm nhân có mức án tù trên 7 năm đến 15 năm phải chấp hành được 1/3 mức án, thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, có ít nhất 09 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”; phạm nhân có mức án từ trên 3 năm đến 7 năm có ít nhất 6 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”; phạm nhân có mức án từ 3 năm trở xuống có ít nhất 3 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.

đ) Đối với số phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy phải xem xét thận trọng, chặt chẽ, chỉ lựa chọn số phạm nhân không còn biểu hiện lệ thuộc ma túy để đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.

Điều 7. Chế độ, chính sách đối với phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam

1. Phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và được trả công theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.

2. Ít nhất một tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, phạm nhân được đưa trở lại trại giam để phục vụ công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.

3. Trường hợp phạm nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, vi phạm nội quy về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa dịch bệnh, phòng chống cháy, nổ đến mức phải xử lý kỷ luật thì đưa về trại giam để xử lý theo quy định.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG, HƯỚNG NGHIỆP, DẠY NGHỀ CHO PHẠM NHÂN NGOÀI TRẠI GIAM

Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

2. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/2022/QH15 và Nghị định này. Định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ việc thực hiện thí điểm; tham mưu Chính phủ xây dựng Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 54/2022/QH15 báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2025, xây dựng Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2022/QH15 và đề xuất hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2027.

Điều 9. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an

Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các trại giam trong quá trình thí điểm hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Trách nhiệm của trại giam

1. Phối hợp với tổ chức hợp tác với trại giam xây dựng kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương hợp tác trình Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phê duyệt.

2. Lập hồ sơ đề nghị thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, trình Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an xem xét, thẩm định, phê duyệt.

3. Ký kết hợp đồng hợp tác với tổ chức để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

4. Lựa chọn, bố trí cán bộ, chiến sĩ có kinh nghiệm, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam; đối với khu có phạm nhân nữ thì phải bố trí cán bộ nữ.

5. Trực tiếp tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, bảo đảm an ninh, an toàn tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

6. Thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam để kiểm sát, kiểm tra, giám sát, phối hợp khi có yêu cầu.

7. Mở hệ thống sổ kế toán để theo dõi, hạch toán kết quả thu, chi từ hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam, trích nộp và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thu được theo quy định của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

8. Có trách nhiệm thực hiện theo quy định Luật Thi hành án hình sự, Luật An toàn vệ sinh lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan khi xảy ra mất an ninh, an toàn tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức hợp tác với trại giam

1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân; các công trình phục vụ cán bộ, chiến sĩ và bàn giao cho trại giam quản lý.

2. Phối hợp với trại giam hướng dẫn, dạy nghề, truyền nghề; bố trí ngành nghề lao động; đảm bảo các điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho phạm nhân tham gia lao động, hướng nghiệp, học nghề theo quy định của pháp luật, có nghĩa vụ thanh toán cho trại giam giá trị công lao động phạm nhân, chi trả các chi phí liên quan đến quá trình tổ chức lao động, dạy nghề trong thời gian hợp tác theo đúng hợp đồng đã ký kết.

3. Tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện đúng chức năng kiểm tra, kiểm sát, giám sát quá trình chấp hành án phạt tù của phạm nhân theo quy định pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan thuế tổ chức thực hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ kết quả lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm của tổ chức hợp tác với trại giam.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ và các tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam; thực hiện chế độ, chính sách cho phạm nhân và bảo đảm an ninh, an toàn theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân có trách nhiệm phối hợp với trại giam duy trì an ninh, trật tự địa bàn xung quanh khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề; phòng ngừa khắc phục các sự cố liên quan đến thiên tai, dịch bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ; phối hợp xử lý giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến phạm nhân; phối hợp giải quyết khi xảy ra tai nạn lao động hoặc các vụ việc phạm nhân vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân theo thẩm quyền.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 13 tháng 3 năm 2023 đến khi Nghị quyết số 54/2022/QH15 hết hiệu lực thi hành.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa Án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phạm Minh Chính

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 09/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ)

Mẫu 01-TT

Thỏa thuận nguyên tắc về việc hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân trại giam .....1.... giữa Trại giam .....1.... và Công ty .....3...................

Mẫu 02-TTr

Tờ trình về việc xin phê duyệt chủ trương hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam với .....3...., tại địa điểm....4....;

Mẫu 03-TTr

Tờ trình về việc xin phê duyệt thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam ....3.... tại.....1....;

Mẫu 04-HD

Hợp đồng hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân trại giam .....1.... giữa Trại giam.....1.... và Công ty.....3....

Mẫu 01-TT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

THỎA THUẬN NGUYÊN TẮC

Số: ............/TTNT/TG.........-CT.........

Về việc hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân trại giam.....1...... giữa Trại giam.....1...... và Công ty.....3......

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;

Căn cứ vào chức năng, ngành nghề kinh doanh của Công ty .....3......, hiện trạng cơ sở sản xuất, đất đai, ngành nghề lao động của Công ty.....3......, nhu cầu hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân của Trại giam.....1......

Hôm nay, ngày ..... tháng ...... năm.......... tại .....2......, Trụ sở Trại giam .....1......, chúng tôi gồm:

1. Trại giam .....1...... - Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng - Bộ Công an (gọi tắt là bên A)

- Đại diện: Ông ......................................... Chức vụ: .....................................

- Địa chỉ: ..................................................................................

- Điện thoại: ..................................................................................

2. Công ty .....3...... (gọi tắt là bên B)

- Đại diện: Ông (Bà)............................................................ Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: ..............................................................................................................

- Mã số doanh nghiệp: ........................., đăng ký ngày...................., do Sở ......... cấp;

Sau khi xem xét nhu cầu, khả năng, hai bên thống nhất ký kết thỏa thuận tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân Trại giam...1....với nội dung như sau:

Điều 1. Nội dung thỏa thuận hợp tác

- Hai bên nhất trí về nguyên tắc sẽ thực hiện hợp tác, tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân Trại giam...1.... tại ...4.... theo đúng quy mô phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền;

- Công ty ...2.... cam kết bố trí diện tích đất đai, công trình hiện do công ty toàn quyền quản lý, sử dụng và nguồn vốn tự huy động để đảm bảo đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phục vụ công tác quản lý cho CBCS và phạm nhân Trại giam ...1.... tại ...4.... từ kinh phí tự huy động 100% và bàn giao cho TG...1.... trực tiếp quản lý, sử dụng trong suốt thời gian hợp tác;

..............................các nội dung khác ..............................

Điều 2. Ngành nghề hợp tác

Ngành nghề tổ chức hợp tác tuân thủ theo đúng Giấy chứng nhận ..............do Sở................ Tỉnh.................... cấp cho Công ty ........2...........;

Điều 3. Số lượng phạm nhân tham gia lao động, hướng nghiệp, học nghề

Điều 4. Thời gian hợp tác

1. Thời gian hợp tác là: ................năm kể từ ngày / /20....

2. Thời gian hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Hết thời gian của hợp đồng hợp tác và một trong hai bên quyết định không tiếp tục việc hợp tác;

- Do đề nghị của bên B hoặc do cơ quan cấp thẩm quyền bên A yêu cầu vì lý do đặc biệt liên quan đến an ninh;

- Bên B vào trường hợp bị phá sản hoặc bị phát mại tài sản đã đầu tư hoặc giải thể hoặc là bên yêu cầu chấm dứt việc hợp tác.

Điều 5. Quy mô dự kiến đầu tư các hạng mục công trình phục vụ quản lý

- Vị trí: ..................4...............; tổng diện tích mặt bằng: .........................m2;

- Gồm các hạng mục công trình như sau:

+ Nhà giam giữ PN: .............................m2;

+ Công trình phục vụ học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân: ..................m2;

+ Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho cán bộ, chiến sĩ: ................. m2

(Các hạng mục công trình theo quy mô quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 133/2020/NĐ-CP)

Điều 6. Phương thức thanh toán

Để đáp ứng yêu cầu thực hiện hợp tác theo đúng mục đích tại Điều 1, Công ty ....2..... cam kết thanh toán cho TG...1...... với các nội dung sau:

- Giá trị tiền công lao động phạm nhân: ..............đồng/công;

- Giá trị tiền công quản lý, điều hành: ..........nếu có;

- Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Điều 7. Trách nhiệm các bên liên quan

1. Đối với TG....1.....:

- Bố trí đủ số lượng lao động theo yêu cầu bên B, chủ động phối hợp tổ chức vận hành, theo quy trình sản xuất của bên B;

- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng các hạng mục thuộc khu lao động, dạy nghề ngoài trại giam do bên B đã đầu tư …;

-..........................................................

2. Đối với Công ty ....2.....:

- Bàn giao cơ sở vật chất, các hạng mục công trình thuộc khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cho bên A quản lý, sử dụng trong thời gian hợp tác;

- Đảm bảo cung ứng vật tư, nguyên liệu và công việc được liên tục, không bị gián đoạn. Sản phẩm trong quá trình hợp tác được tiêu thụ trong nước;

- Tiếp tục hoàn thiện đầu tư, sửa chữa các hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu quản lý an ninh, an toàn, đáp ứng yêu cầu của TG....1....., đảm bảo công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy và các điều kiện khác liên quan. Đảm bảo tự chi trả mọi kinh phí đầu tư, thuế phí liên quan trong quá trình hợp tác theo quy định của Nhà nước;

- Thường xuyên phối hợp với bên A để thực hiện công tác giám sát chung, không được sang nhượng quyền hợp tác cho bên thứ ba khi không có văn bản chấp thuận của bên A, cấp thẩm quyền bên A;

- Đảm bảo thực hiện thanh toán cho bên A theo đúng nội dung quy định tại Điều 5. .............

Điều 8. Điều kiện bất khả kháng

1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các Bên như thiên tai, hỏa hoạn, bao vây phong tỏa, đình công, bạo loạn, phá hoại chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh....

2. ................................................

Điều 9. Điều khoản thi hành, cam kết chung

1. Thỏa thuận này chỉ có giá trị đối với hai bên (A và B), không có hiệu lực với bất kỳ bên thứ ba nào khác.

2. Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết trong Thỏa thuận này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có vướng mắc, hai bên kịp thời thông báo cho nhau cùng bàn bạc tìm cách giải quyết trên cơ sở hợp tác đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Trường hợp tranh chấp không tự giải quyết được sẽ do quyết định của Tòa án kinh tế ......... làm cơ sở giải quyết.

..............................................................................

Thỏa thuận được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản để cùng thực hiện.


ĐẠI DIỆN BÊN A

......., ngày .... tháng ...... năm 20....
ĐẠI DIỆN BÊN B

___________________

Ghi chú:

1 Tên đơn vị TG thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

2 Địa danh, địa điểm Đơn vị đóng quân.

3 Tên của tổ chức.

4 Địa điểm nhà máy lao động, sản xuất của tổ chức.

5 Ngành nghề hợp tác lao động, hướng nghiệp, dạy nghề của tổ chức.

Mẫu 02-TTr

CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ
TG, CSGDBB, TGD
TÊN ĐƠN VỊ 1
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TTr...-.......

....2....., ngày... tháng... năm...

TỜ TRÌNH

Về việc xin phê duyệt chủ trương hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam với .......3......., tại địa điểm....4.....

Kính gửi: Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số ....../2023/NĐ-CP ngày tháng năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;

Căn cứ Quyết định số 8998/QĐ-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;

Căn cứ Quyết định số 7354/QĐ-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trại giam.

Tên đơn vị 1............. trình phê duyệt chủ trương hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam với ..........3........ để tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân, cụ thể như sau:

Tên đơn vị 1........ được thành lập theo Quyết định số ...................... của Bộ trưởng Bộ Công an; địa chỉ đóng quân tại ....................................., có quy mô giam giữ .............. phạm nhân.... gồm ............................... phân trại; tổng số cán bộ, chiến sĩ: ................;

Thực hiện quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019, Tên đơn vị 1........ trung bình trong 03 năm liền trước quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động cải tạo cho số đối tượng là: .............phạm nhân. Ngày .... tháng....năm....... đơn vị nhận được đề nghị của ........3........ đề xuất hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Tên đơn vị 1........, dự kiến tổ chức tại...4...., với ngành nghề lao động là...5...., phù hợp với điều kiện tổ chức lao động của ...........1........; đảm bảo ổn định việc làm cho phạm nhân, giúp ......1........ thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức lao động cải tạo đối với phạm nhân do đơn vị đang quản lý.

Nội dung hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam đề xuất như sau:

- Tên ...........3........, Giấy đăng ký kinh doanh số: ................ngày ....tháng ....năm .............; ngành nghề: ..................;

- Thời gian hợp tác dự kiến: .............năm;

- Số lượng phạm nhân dự kiến bố trí tổ chức lao động, dạy nghề tại khu lao động, dạy nghề .......;

- Dự kiến kết quả đạt được: ...................(đơn vị tính: ... đồng/phạm nhân/tháng hoặc ngày).

(Kèm theo Hồ sơ, bản sao đăng ký kinh doanh....của ...........3........ và thỏa thuận giữa hai bên)

Tên đơn vị 1....kính trình Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an xem xét, phê duyệt chủ trương hợp tác lao động, dạy nghề với ...........3........, để tổ chức triển khai, thực hiện các bước tiếp theo.


Nơi nhận:
- Như trên;
-............;
- Lưu: VT, ..........

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký của cơ quan, tổ chức)




Họ và tên

____________________

Ghi chú:

1 Tên đơn vị TG thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

2 Địa danh, địa điểm Đơn vị đóng quân.

3 Tên của tổ chức.

4 Địa điểm nhà máy lao động, sản xuất của tổ chức.

5 Ngành nghề hợp tác lao động, hướng nghiệp, dạy nghề của tổ chức.

Mẫu 03-TTr

CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ
TG, CSGDBB, TGD
TÊN ĐƠN VỊ 1
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TTr...-.......

....2....., ngày... tháng... năm...

TỜ TRÌNH

Về việc xin phê duyệt thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam ......3.... tại....1....

Kính gửi: Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;

Căn cứ Nghị định số ......../2023/NĐ-CP ngày tháng năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;

Căn cứ Thông tư số 111/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;

Căn cứ Quyết định số 8998/QĐ-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;

Căn cứ Quyết định số: .........../QĐ-BCA ngày ...tháng ....năm... của Bộ trưởng Bộ Công an về Quy mô giam giữ Trại giam ..........................;

Căn cứ Quyết định số: ............/QĐ-CQQLTHAHS ngày ...tháng....năm... của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an về phê duyệt chủ trương hợp tác lao động, dạy nghề ...

Tên đơn vị 1......... trình phê duyệt thành lập khu lao động, dạy nghề hợp tác để tổ chức lao động, hướng nghiệp dạy nghề với ......3........, cụ thể như sau:

Số lượng phạm nhân bố trí tổ chức lao động, dạy nghề tại khu lao động, dạy nghề ...............;

Ngành nghề tổ chức lao động, dạy nghề: .....................................;

Đáp ứng yêu cầu tổ chức lao động, học nghề cho phạm nhân, đơn vị đã báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an xem xét, phê duyệt chủ trương cho đơn vị được hợp tác lao động, dạy nghề cho phạm nhân với ......3........, theo Quyết định số:..../QĐ-C10-P14 ngày .... tháng ....năm......... của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; ngành nghề lao động: .................... và thành lập khu lao động, dạy nghề hợp tác tại......1........;

Thực hiện Quyết định của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Tên đơn vị 1........ đã phối hợp với Bên hợp tác lao động, dạy nghề: ................................ triển khai xây dựng và hoàn thành các hạng mục công trình khu lao động, dạy nghề ........ đảm bảo an ninh, an toàn để quản lý, sử dụng tổ chức lao động, dạy nghề.

(Kèm theo dự thảo Hợp đồng, Hồ sơ xây dựng hoàn công, Hồ sơ nghiệp vụ trinh sát, Sơ đồ bảo vệ ....; Danh sách bố trí, phân công nhiệm vụ cán bộ, chiến sĩ quản lý theo quy định).

...Tên đơn vị 1.... kính báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an xem xét, phê duyệt thành lập khu lao động, dạy nghề hợp tác ............Tên đơn vị tại............, để tổ chức, triển khai thực hiện.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- Lưu: VT,........

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký của cơ quan, tổ chức)




Họ và tên

____________________

Ghi chú:

1 Tên đơn vị TG trực thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

2 Địa danh, địa điểm Đơn vị đóng quân.

3 Địa danh, địa điểm Đơn vị đóng quân.

Mẫu 04-HĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

HỢP ĐỒNG

Số: /20.../HĐGC

Hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân trại giam ....1..... giữa Trại giam ....1..... và Công ty....3.....

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;

Căn cứ Nghị định số ............/2023/NĐ-CP ngày / /2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;

Căn cứ Quyết định số: ................/QĐ-CQQLTHAHS ngày..../..../..... của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an về phê duyệt chủ trương hợp tác lao động, dạy nghề ............;

Căn cứ Quyết định số: ................/QĐ-CQQLTHAHS ngày..../..../..... của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an về thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Căn cứ nhu cầu và năng lực hai bên.

Hôm nay, ngày ....... tháng .......... năm 20..., tại Trại giam ......................, các bên tham gia hợp đồng gồm:

BÊN A: TRẠI GIAM ............................................................................................................

- Địa chỉ: ................................................................................................................

- Điện thoại: .......................................- Fax: .............................

- Tài khoản: ..........................tại Kho bạc Nhà nước ...........................

- Đại diện là ông:.................................... - Chức vụ: ...............................

- Giấy ủy quyền số: .................. ngày .... tháng .... năm.................. (nếu có).

BÊN B: .................................................................................................

- Địa chỉ: ................................................................................................................

- Điện thoại: .......................................- Fax: .............................

- Mã số thuế: ................................................................................................................

- Đại diện là ông (bà): ........................................ - Chức vụ: ...................................

- CMND số: ..................Cấp ngày: ................- Nơi cấp: .....................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .........................Cấp ngày: ..................

- Nơi cấp: ................................................................................................................

- Giấy ủy quyền số: ..............ngày ..... tháng ..... năm.............. (nếu có).

Hai bên thống nhất thỏa thuận lập hợp đồng với nội dung sau:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

- Bên A đồng ý ký hợp đồng hợp tác tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân với bên A để gia công ................(tên ngành nghề gia công) cho bên B tại ............................; số lượng phạm nhân tham gia lao động: ......................phạm nhân.

- Đơn giá ....................., thời gian tổ chức lao động không quá 8 giờ/ngày (trong phạm vi từ ...... giờ đến ...... giờ hàng ngày). Lao động các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, trừ thứ 7, chủ nhật, các ngày Lễ, Tết và những ngày nghỉ đột xuất theo yêu cầu của bên A. Nếu do yêu cầu công việc bên B cần làm vào các ngày nghỉ, Lễ, Tết thì phải có kế hoạch báo trước cho bên A để bên A xem xét và bên B có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với phạm nhân lao động thêm giờ, lao động ngày nghỉ, Lễ, Tết theo đúng quy định pháp luật.

- Trong trường hợp có thay đổi về quy cách, phẩm chất, đơn giá gia công thì hai bên cùng bàn bạc, thống nhất bổ sung cụ thể bằng phụ lục hợp đồng.

Điều 2. Nguyên vật liệu chính và phụ

Bên B có trách nhiệm cung ứng nguyên liệu đúng quy cách trên và các vật dụng phục vụ công tác gia công hàng hóa đủ 12 tháng trong năm.

.......................................Cử nhân viên kỹ thuật để hướng dẫn quy trình gia công, quản lý nguyên vật liệu và sản phẩm.

Bên A phải sử dụng đúng loại nguyên vật liệu đã được giao vào sản xuất sản phẩm, không để hao hụt, mất nguyên vật liệu, sản phẩm của bên B, cuối ngày bàn giao lại nguyên vật liệu còn dư và sản phẩm cho nhân viên của bên B quản lý, bảo quản.

Điều 3. Thời gian sản xuất và giao sản phẩm

Tổ chức cho phạm nhân gia công hàng ngày theo hướng dẫn kỹ thuật của bên B, cuối ngày bàn giao lại nguyên vật liệu còn dư và sản phẩm cho nhân viên bên B quản lý.

.......................................

Điều 4. Các biện pháp đảm bảo hợp đồng (trách nhiệm của bên A, bên B)

* Trách nhiệm của bên A:

- Tuyển chọn nhân lực theo số lượng mà hai bên đã thỏa thuận.

- Tổ chức và quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức công tác gia công hàng hóa.

- Quản lý thiết bị máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm của bên B trong quá trình gia công, không để hao hụt, mất nguyên vật liệu, thành phẩm của bên B.

.......................................

* Trách nhiệm của bên B:

- Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, vật chất đảm bảo ......................

- Thanh toán tiền công gia công hàng hóa đúng theo thời gian quy định. Nếu bên B không thanh toán tiền gia công hàng hóa đúng theo thời gian quy định thì bên A có quyền chấm dứt hợp đồng.

- Chuẩn bị máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác ……………………

- Cử nhân viên kỹ thuật để hướng dẫn quy trình, quản lý nguyên vật liệu và thành phẩm.

- Thực hiện nghiêm các quy định phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn lao động, cung cấp đầy đủ các loại phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn lao động, chủ động loại trừ các nguy cơ mất an toàn lao động. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, huấn luyện quy phạm kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động đối với phạm nhân tham gia lao động. Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động, chịu trách nhiệm về các tai nạn lao động do thiếu sót của bên B. Thu gom và xử lý chất thải, rác thải theo quy định của pháp luật, đảm bảo vệ sinh môi trường lao động.

- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho bên A gia công hàng hóa trong tháng không dưới .......ngày. Nếu không có nguyên liệu để công tác gia công hàng hóa dưới 30 ngày thì bên B phải báo cho bên A biết trước 05 ngày bằng văn bản và trên 30 ngày thì phải báo cáo cho bên A biết trước 15 ngày bằng văn bản ..................

Điều 5. Thanh toán

- Hai bên thống nhất ....................

- Sau khi có kết quả đối chiếu bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên A theo đơn giá được thỏa thuận trong hợp đồng trước ngày 15 của tháng ...............Nếu quá ....... tháng không thanh toán thì bên A có quyền chấm dứt hợp đồng.

- Chứng từ thanh toán bao gồm: đối chiếu công nợ, đối chiếu sản phẩm, đối chiếu nguyên vật liệu, phụ kiện được hai bên ký xác nhận.

Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Nếu bên A ...............................

Nếu bên B ...............................

Điều 7. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên chủ động báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc, giải quyết trên cơ sở thương lượng, đảm bảo hai bên cùng có lợi, thống nhất bổ sung bằng văn bản cụ thể.

Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được, hai bên thống nhất chuyển vụ việc đến Tòa án nhân dân ............ để giải quyết tranh chấp.

Các chi phí kiểm tra, xác minh và lệ phí trọng tài do bên có lỗi chịu.

Điều 8. Các thỏa thuận khác

Hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế hai bên sẽ bàn bạc, trao đổi thống nhất để điều chỉnh giá nhân công cho phù hợp.

Trong trường hợp bất khả kháng để đảm bảo an ninh, an toàn trại giam mà hai bên không thể hợp tác tổ chức sản xuất được thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và thông báo bằng văn bản cho bên B.

Trong trường hợp Hợp đồng còn hiệu lực mà hai bên từ bỏ các quyền lợi và trách nhiệm đã ký kết trong hợp đồng thì các bên cùng bàn bạc thống nhất để thanh lý, chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp Hợp đồng hết hiệu lực mà hai bên không có thỏa thuận về nhu cầu tiếp tục hợp đồng nữa thì mặc nhiên Hợp đồng được thanh lý, chấm dứt.

Sau khi thanh lý, chấm dứt hợp đồng, bên B có trách nhiệm thanh toán hết các khoản còn nợ bên A, bên A có trách nhiệm tạo điều kiện cho bên B ..............

Điều 9. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày: ........./........../...........đến ngày ........./........../...........

Hợp đồng này gồm .........(.............) trang được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

Ghi chú:

1 Tên đơn vị TG thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

2 Địa danh, địa điểm Đơn vị đóng quân.

3 Tên của tổ chức.

4 Địa điểm nhà máy lao động, sản xuất của tổ chức.

5 Ngành nghề hợp tác lao động, hướng nghiệp, dạy nghề của tổ chức.

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 09/2023/ND-CP

Hanoi, March 13, 2023

 

DECREE

SPECIFYING IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL ASSEMBLY’S RESOLUTION NO. 54/2022/QH15 DATED JUNE 16, 2022 REGARDING PILOTING OF THE MODEL OF ORGANIZATION OF LABOR, CAREER ORIENTATION AND VOCATIONAL TRAINING ACTIVITIES FOR INMATES OUTSIDE THE PRISON

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Enforcement of Criminal Judgements dated June 14, 2019;

Pursuant to the Resolution No. 54/2022/QH15 dated June 16, 2022 of the National Assembly regarding the piloting of the model of organization of labor, career orientation and vocational training activities for inmates outside the prison;

Upon the request of the Minister of Public Security,

The Government promulgates the Decree that specifies implementation of the National Assembly’s Resolution No. 54/2022/QH15 dated June 16, 2022 regarding the piloting of the model of organization of labor, career orientation and vocational training activities for inmates outside the prison.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Decree sets forth detailed regulations on implementation of the National Assembly’s Resolution No. 54/2022/QH15 dated June 16, 2022 regarding the piloting of the model of organization of labor, career orientation and vocational training activities for inmates outside the prison, including:

1. Criteria for selection of prisons for pilot implementation.

2. Criteria for selection of organizations cooperating with prisons on labor, career orientation and vocational training activities for inmates that are held outside the prison.

3. Order and procedures for establishment, appraisal and approval of organization of labor, career orientation and training activities, and establishment of labor, career orientation and vocational training facilities for inmates outside the prison.

4. Methods and criteria for nomination of inmates having access to labor, career orientation and vocational training activities outside the prison.

5. Benefits and incentive policies granted to inmates participating in labor, career orientation and vocational training activities outside the prison.

6. Responsibilities of involved bodies.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Inmates serving jail sentences at prisons under the Ministry of Public Security that are accepted as objects of piloting.

3. Other bodies and entities concerned.

Chapter II

ORGANIZATION OF THE PILOTING OF THE MODEL OF LABOR, CAREER ORIENTATION AND VOCATIONAL TRAINING ACTIVITIES FOR INMATES OUTSIDE THE PRISON

Article 3. Selection of prisons for piloting

1. Prisons eligible for piloting must meet the following criteria:

a) Have difficulty regarding the facilities in organizing labor, career orientation, and vocational training in service of community reintegration for inmates in prisons.

b) There is a need for jobs, the ability to manage and arrange cadres, soldiers, and the number of inmates needed to cooperate with domestic organizations to organize labor, career orientation, and vocational training for inmates.

c) Ensure security and safety when organizing pilot implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Criteria for selection of organizations cooperating with prisons on labor, career orientation and vocational training activities for inmates that are held outside the prison

Organizations cooperating with prisons on labor, career orientation and vocational training activities for inmates that are held outside the prison shall ensure conformance to the following conditions:

1. Not being owned by foreign individuals or organizations; not a joint venture with, associated with, or having foreign investment capital.

2. Having an enterprise registration certificate issued and issued by a competent state agency; a business license for the professions of labor cooperation is conditional.

3. Having documents proving the lawful ownership and use rights to land and land-attached assets to organize labor, career orientation, and vocational training activities.

4. The location of the labor, career orientation, and vocational training facilities for inmates outside the prison must be in an area with a stable security and order situation; Having a distance of no more than 50km from the nearest station in the prison to facilitate the management, inspection, supervision, and timely handling of unexpected and unexpected situations that may occur; being surrounded by walls and fences, separate from residential areas.

5. Organizations capable of performing labor, career orientation, and vocational training activities for a group or team of inmates or more; ensure conditions for incarceration management, inmate education, medical care, culture, art, physical training, and sports for inmates; Having occupations permitted by law for production and business that are not on the list of heavy, hazardous, and dangerous occupations and jobs of level V or higher according to Circular 11/2020/TT-BLDTBXH dated November 12, 2020 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs regarding introduction of the List of heavy, hazardous, and dangerous occupations and jobs; extremely heavy, hazardous, and dangerous occupations and jobs. In the case of being on the list of remaining jobs and occupations under permissible conditions, the organization must commit to safe operations for inmates.

Article 5. Order and procedures for establishment, appraisal and approval of organization of labor, career orientation and training activities, and establishment of labor, career orientation and vocational training facilities for inmates outside the prison

1. Requesting conclusion of contracts for cooperation in organizing labor, career orientation and vocational training activities for inmates outside the prison

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Order of formulation and appraisal of the application for approval of the policy for cooperation in organizing labor, career orientation and vocational training activities for inmates outside the prison:

a) Within 07 working days from receipt of the organization's written request for cooperation, based on the actual situation and needs of the unit, the prison shall organize a survey of the proposed location of organization of labor, career orientation and vocational training activities; make the survey report including the following contents: location; land area; factory area; intended occupation; demand for the use of laborers; traffic access; distance to the nearest station of the prison; characteristics of residential area in the area and adjacent residential areas. The prison holds a meeting to consider preconditions for organization of labor, career orientation and vocational training activities for inmates that are held outside the prison, and sends a written response.

In case of agreeing to cooperate, the prison and the requesting organization shall develop a cooperation plan and sign an agreement in principle on cooperation in organizing labor, career orientation and vocational training activities outside the prison by completing Form 01-TT. Simultaneously, the prison completes Form 02-TTr and send the completed form attached to the application package, including: Cooperation plan; agreement in principles of cooperation; competency dossier of the organization requesting cooperation; survey report; explanation about investment project, plan for organization of labor, career orientation and vocational training and other relevant documents, and report to the agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security for approval of the policy on cooperation with the organization to organize labor, career orientation and vocational training activities for inmates outside the prison.

b) Within 07 working days from the date of receipt of the valid dossier from the prison, the agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security shall appraise and approve the policy, and notify the prison for implementation. In case of refusal, the agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security sends a written notice to the prison, clearly stating the reasons for such refusal.

c) After receiving the written consent on the cooperation policy from the agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security, the prison notifies the requesting organization in order to cooperate with the prison in formulating a dossier for construction design of a labor, career orientation and vocational training facility outside the prison according to point c of clause 5 of Article 6 in the Government's Decree No. 133/2020/ND-CP dated November 9, 2020, elaborating on the implementation of a number of articles of the Law on Execution of Criminal Judgments, and proceed to build facilities according to regulations.

3. Establishment of labor, career orientation and vocational training facilities outside the prison:

a) After completing all construction works according to relevant laws and regulations and conditions for detention and organization of labor, career orientation and vocational training activities, the prison shall be responsible for cooperating with the organization cooperating with the prison on making the report on of acceptance testing of completed works.

b) The prison shall complete the application package for submission to the agency for management of criminal judgement execution under the Ministry of Public Security for establishment of the labor, career orientation and vocational training facility outside the prison, including: Application form 03-TTr; written approval of the cooperation policy; design dossier of the labor, career orientation and vocational training facility outside the prison; the report on acceptance testing of completed project.

c) Within 20 working days after receipt of that application package, the agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security shall check, verify, approve the submitted one, and issue the Decision on establishment of the labor, career orientation and vocational training facility outside the prison. After completing the inspection and verification procedures, the agency for management of criminal judgement execution under the Ministry of Public Security disapproves establishment of the labor, career orientation and vocational training facility outside the prison due to lack of the required construction works, the agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security provides guidance on cooperation with the prison on continuing to modify the application package and complete the construction works in question, and then re-submit the application package to the agency for management of criminal judgment execution to seek its approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Upon receipt of the decision on establishment of a labor, career orientation and vocational training facility outside the prison from the agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security, the prison shall sign a cooperation contract with the requesting organization according to Form 04-HD, assign and appoint the number of cadres, soldiers and inmates to get involved in organizing labor, career orientation and vocational training activities for inmates. Concurrently, sending a notice to the People's Procuracy of the province where the prison accepted as the object of piloting is located and the People's Committee of the district and commune where the labor, career orientation and vocational training facility outside the prison is located for supervision and cooperation purposes when required.

b) The prison superintendent shall, based on the specific conditions of the prison and the ability to cooperate with the requesting organization, make a plan to organize labor, career orientation and vocational training activities for inmates outside the prison, and incorporate it into the annual plan for labor, career orientation and vocational training activities for inmates, and send the final plan to the agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security for its appraisal and approval according to the provisions of clause 3 of Article 16 in the Decree No. 133/2020/ND-CP.

Article 6. Methods and criteria for nomination of inmates for participation in labor, career orientation and vocational training activities outside the prison

1. Methods for nomination of inmates:

The prison informs eligibility conditions and standards specified in clause 2 of this Article so that inmates wishing to participate in the labor, career orientation and vocational training activities outside the prison. The prison superintendent instructs relevant departments to cooperate and nominate eligible inmates in accordance with regulations.

2. Those inmates that are not covered in point a through point m of clause 4 of Article 1 in the Resolution No. 54/2022/QH15 may be allowed to go to labor, career orientation and vocational training facilities outside the prison when the following requirements are satisfied:

a) Have clear residence.

b) Strictly comply with the prison’s internal rules, and make progress in prison.

c) Inmates serve the sentence of more than 15 years or life sentence when committing the crime for the first time, have had the term of prison sentence reduced and the remaining serving time which is 7 years or less, and are graded "Fair" or "Good" during at least 12 years of imprisonment preceding the time of consideration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) For inmates with a history of drug addiction, it is necessary to consider their cases carefully and critically in order to only select those who no longer show drug dependence to be sent to labor, career orientation and vocational training facilities outside the prison.

Article 7. Benefits and incentive policies granted to inmates participating in labor, career orientation and vocational training activities outside the prison

1. Inmates who work or train outside prisons can have their rights and obligations assured, and are paid according to the provisions of the Law on Criminal Judgment Execution and detailed documents providing instructions about execution.

2. At least one month before the date the inmate completes his/her prison sentence or before the execution of a decision on amnesty or a decision on conditional prison release, the inmate shall be brought back to the prison to serve the preparation work for reintegration into the community according to regulations.

3. In case an inmate violates the law or the internal regulations of the inmate detention facility or violates the regulations on occupational safety and hygiene, disease prevention, and fire and explosion prevention to the extent that they need to be disciplined, they will be sent back to the prison for sanctions to be imposed according to regulations.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF ENTITIES FOR THE PILOTING OF THE MODEL OF LABOR, CAREER ORIENTATION AND VOCATIONAL TRAINING ACTIVITIES FOR INMATES OUTSIDE THE PRISON

Article 8: Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. Direct and inspect the organization of labor, career orientation and vocational training activities for inmates outside the prison.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Responsibilities of the agency for management of criminal judgement execution under the Ministry of Public Security

The agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security shall, according to its functions, tasks and powers, organize the implementation, inspection, guidance and supervision of prisons during the period of piloting of labor, career orientation, vocational training activities outside the prison in accordance with law.

Article 10. Responsibilities of prisons

1. Cooperate with the organization cooperating with the prison in formulating a plan, completing the application for approval of the cooperation policy, and submitting it to the agency for management of criminal judgment execution under the Ministry of Public Security for approval.

2. Prepare the application package for establishment of the labor, career orientation and vocational training facility outside the prison for submission to the agency for management of criminal judgement execution under the Ministry of Public Security for its consideration, review and approval.

3. Sign a cooperation contract with the organization to organize labor, career orientation and vocational training activities for inmates according to the approved plan.

4. Designate and assign experienced officers and soldiers suitable to the characteristics and requirements of performing tasks at the labor, career orientation and vocational training facility outside the prison; For areas with female inmates, female officers must be assigned.

5. Directly organize the management of incarceration, education and re-education of inmates, ensuring security and safety in labor, career orientation and vocational training facilities for inmates according to the provisions of the Law on Criminal Judgment Execution.

6. Notify the People's Procuracies of the provinces where the prisons accepted as the object of piloting are located and the People's Committees of the districts and communes where the labor, career orientation and vocational training facilities outside the prison are located for supervision, inspection and cooperation purposes when required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Take responsibility for complying with the provisions of the Law on Execution of Criminal Judgments, the Law on Occupational Safety and Health and other relevant provisions of laws in case of any threats to security or safety arising in the labor, career orientation and vocational training facilities for inmates outside the prison.

Article 11. Responsibilities of cooperating organizations

1. Invest in building physical facilities needed for incarceration management, re-education, labor, career orientation and vocational training for inmates; facilities needed for officers and soldiers and handed over to the prisons for their management.

2. Cooperate with prisons in provision of vocational training and instructions; work placement; guarantee of occupational conditions, occupational safety, and environment health requirements for inmates participating in labor, career orientation and vocational training activities in accordance with laws; incur obligations to pay prisons wages of inmates, pay expenses related to the process of organization of these activities during the cooperation period in accordance with the signed contracts.

3. Enable relevant agencies and units to properly perform the functions of inspecting and supervising the execution of prison sentences by inmates in accordance with law.

Article 12. Responsibilities of involved bodies and agencies

1. The Ministry of Finance shall be responsible for directing tax authorities to grant the organizations cooperating with prisons corporate income tax exemption for incomes earned from labor, career orientation and vocational training activities for inmates outside the prison during the piloting period.

2. Ministries, ministerial-level agencies and relevant organizations shall, within the scope of their responsibilities and powers, coordinate with the Ministry of Public Security in directing and guiding the organization of labor, vocational guidance and vocational training outside the camp. prison; implement regimes and policies for inmates and ensure security and safety in accordance with the Law on Criminal Judgment Execution.

3. People's Committees of districts and communes where labor, career orientation and vocational training facilities for inmates are located shall cooperate with prisons in maintaining security and order in the areas surrounding labor, career orientation and vocational training facilities; preventing and remedying incidents related to natural disasters, epidemics, environmental sanitation, fire and explosion safety; cooperate in sanctioning cases of law violations related to inmates; cooperate in dealing with the occurrence of occupational accidents or cases of violations of the internal rules of prisons committed by inmates within their jurisdiction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 13. Entry in force

This Decree is entering into force as from March 13, 2023 till the Resolution No. 54/2022/QH15 is annulled.

Article 14. Implementation responsibilities

Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, and other entities concerned, shall be responsible for implementing this Decree./.

 

 

PP. GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Pham Minh Chinh

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 09/2023/NĐ-CP ngày 13/03/2023 hướng dẫn Nghị quyết 54/2022/QH15 thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.824

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.31.91
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!