ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2758/KH-UBND
|
Điện
Biên, ngày 22 tháng 9 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2018
Thực hiện công văn số 6801/BKHĐT-HTX ngày 21/8/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018;
Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế tập
thể tỉnh Điện Biên 5 năm 2016- 2020 và tình hình phát triển kinh tế tập thể tỉnh
Điện Biên 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2017, UBND tỉnh Điện Biên xây
dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 với các nội dung như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Đánh giá về
tình hình thực hiện 7 nguyên tắc của hợp tác xã
a) Nguyên tắc tự nguyện
Các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Điện
Biên được thành lập trên tinh thần tự nguyện. Khi có nhu cầu hợp tác, nhu cầu sử
dụng dịch vụ của hợp tác xã, các cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập, gia
nhập hợp tác xã. Khi không còn nhu cầu hợp tác, sử dụng dịch
vụ của hợp tác xã, thành viên hợp tác xã tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, chấm dứt
tư cách thành viên. Việc trở thành thành viên hợp tác xã, chấm dứt tư cách
thành viên không bị bắt buộc.
b) Nguyên tắc kết nạp rộng rãi
thành viên
Xác định thành viên hợp tác xã là cốt
lõi, là đối tác, là khách hàng của hợp tác xã, không có thành viên sẽ không tồn
tại hợp tác xã; Đối với hợp tác xã việc phát triển thành viên là tăng cường nguồn
lực, tăng cường thị trường, sử dụng dịch vụ, sản phẩm của hợp tác xã nên các hợp
tác xã tỉnh Điện Biên không hạn chế về số lượng thành
viên. Tuy nhiên do đặc thù các hợp tác xã tỉnh Điện Biên có quy mô nhỏ, hiệu quả
hoạt động chưa cao nên hầu hết các HTX chỉ có 7 đến 10 thành viên. Chỉ những hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mới kết nạp được nhiều thành viên
tham gia như : HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Chăn, HTX dịch vụ nông nghiệp
Thanh Xương thu hút trên 1 nghìn thành viên tham gia.
c) Nguyên tắc quản lý dân chủ
Dân chủ trong quản lý đã được các hợp
tác xã quan tâm và phát huy. Thành viên hợp tác xã có quyền bình đẳng trong việc
quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã; được cung cấp thông
tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội
dung khác theo quy định của điều lệ.
d) Nguyên tắc tự chủ, tự chịu
trách nhiệm
Đa số các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh
đã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc tổ chức hoạt động sản
xuất, kinh doanh trước pháp luật và trước hợp tác xã, trước thành viên hợp tác
xã và cộng đồng xã hội. Một số HTX thành lập từ 2010 trở về trước, hoạt động
không hiệu quả nhưng vẫn mang nặng tư tưởng ỷ lại, trông
chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, mặc dù không còn hoạt động nhưng vẫn không thực
hiện thủ tục giải thể dù đã được cơ quan quản lý nhà nước đôn đốc, hướng dẫn thủ
tục giải thể.
đ) Nguyên tắc gắn kết về kinh tế của
thành viên
Các thành viên HTX đã sử dụng sản phẩm,
dịch vụ của hợp tác xã theo cam kết tại hợp đồng dịch vụ và theo quy định của
điều lệ; việc phân chia lợi nhuận đã được các hợp tác xã dựa trên mức độ sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
e) Nguyên tắc giáo dục, đào tạo và
thông tin
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX, thành viên và người lao động trong hợp
tác xã đã được quan tâm. Một số HTX đã đầu tư về kinh phí và cử cán bộ chủ chốt,
thành viên, lao động làm việc thường xuyên cho HTX đi đào tạo nhằm nâng cao
trình độ nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
g) Nguyên tắc phát triển cộng đồng
Việc quan tâm, chăm lo về vật chất, động
viên về tinh thần, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên đã được
nhiều hợp tác xã quan tâm. Các hợp tác xã đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng
giao lưu hàng hóa, khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương, góp phần thực
hiện các chính sách xã hội đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên tính liên kết giữa các hợp tác xã với nhau nhằm
phát triển phong trào hợp tác xã trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
2. Đánh giá dựa
trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã
a) Về
số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp tác
Dự ước năm 2017, tỉnh Điện Biên có số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp
tác như sau:
- Tổng số hợp tác xã trên địa bàn là
205 hợp tác xã (HTX) (trong đó: thành lập mới 20 HTX, chuyển đổi sang hoạt động
theo Luật HTX năm 2012 là 25 HTX, giải thể 6 HTX, 65 HTX không hoạt động phải
thực hiện giải thể), đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017 về thành lập mới
HTX;
- Tổng số tổ hợp tác (THT) của tỉnh
là 391 THT trong đó thành lập mới 20 THT, đạt 104% so với mục tiêu kế hoạch năm
2017;
- Doanh thu bình quân của HTX là
1.621 triệu đồng (trong đó bao gồm doanh thu đối với thành viên là 800 triệu đồng
và doanh thu đối với thị trường bên ngoài thành viên là 821 triệu đồng); đạt
100 % so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;
- Doanh thu bình quân của THT là 90
triệu đồng, đạt 134% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;
- Lãi bình quân của một HTX là 85 triệu/năm,
tỷ suất lãi/vốn của HTX là 4,97% đạt 94 % so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;
- Lãi bình quân của một THT là 21 triệu
đồng/năm đạt 91 % so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.
b) Về
thành viên, lao động của hợp tác xã, tổ hợp tác
- Tổng số thành viên của HTX là
18.431 người (trong đó: số lượng thành viên mới gia nhập là 200 người; rút khỏi
HTX do giải thể là 3.223 người); đạt 130 % so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;
- Tổng số thành viên của THT là 3.432
người (trong đó số lượng thành viên mới thu hút là 100 người, rút khỏi THT là
61 người); đạt 99% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;
- Tổng số lao động làm việc thường
xuyên trong HTX là 19.466 người (trong đó lao động đồng thời là thành viên HTX
là 18.431 người), đạt 130% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;
- Tổng số lao động làm việc thường
xuyên trong THT là 3.432 người (trong đó lao động đồng thời là thành viên THT
là 3.432 người), đạt 99% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017
- Thu nhập bình quân của thành viên
HTX, THT là 23 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên
trong HTX, THT là 21 triệu đồng/năm, đạt 100 % so với mục tiêu kế hoạch năm
2017.
c) Về
trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác
Tổng số cán bộ quản lý HTX là 652 người.
Trong đó:
- Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt
trình độ sơ cấp, trung cấp là 312 người, đạt 127% so với mục tiêu kế hoạch năm
2017;
- Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt
trình độ cao đẳng, đại học là 44 người, đạt 222% so với mục tiêu kế hoạch năm
2017.
II. ĐÁNH GIÁ THEO
LĨNH VỰC
1. Lĩnh vực
nông - lâm - ngư nghiệp
- Năm 2017, tỉnh Điện Biên có 127 HTX
hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với 16.239 thành viên tham gia;
Doanh thu bình quân của HTX nông, lâm, thủy sản là 735 triệu đồng/năm; lợi nhuận
bình quân là 100 triệu đồng; thu nhập bình quân của thành viên và người lao động
trong HTX đạt mức 23 triệu đồng/năm.
- Tỉnh có 269 THT hoạt động trong
lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với 2.732 thành viên. Tổng số lao động thường
xuyên trong tổ hợp tác là 2.732 người; doanh thu bình quân của THT hoạt động
trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ước đạt 75 triệu đồng/năm; lãi bình quân của
THT ước đạt 19 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của thành viên ước đạt 19 triệu
đồng/người/năm.
- Các HTX, THT hoạt động trong lĩnh vực
nông - lâm nghiệp chiếm nhiều nhất trong tổng số HTX, THT trong toàn tỉnh. Hoạt
động của các HTX nông nghiệp tiếp tục được duy trì và có bước phát triển, từng bước khẳng định HTX là vai trò nền tảng trong tổ chức lại sản xuất ở
nông thôn, tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều HTX làm đầu mối trong việc chuyển
giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Năm 2017, một số HTX đã tổ chức các
ngành nghề kinh doanh mới, phát huy lợi thế của tỉnh như: trồng, chế biến kinh
doanh cà phê, mắc ca...
2. Lĩnh vực
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Toàn tỉnh có 21 HTX hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với 1.093 thành viên tham gia.
Doanh thu trung bình của HTX công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp là 1.200 triệu đồng, lợi nhuận trung bình của hợp tác xã là 78 triệu đồng.
Thu nhập bình quân một lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 22 triệu đồng/năm.
Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 28 THT
hoạt động trong lĩnh vực công - thương với 301 thành viên. Doanh thu bình quân
của 1 THT ước đạt 73 triệu đồng/năm; lãi bình quân của THT ước đạt 20 triệu đồng/năm;
thu nhập bình quân của thành viên ước đạt 18 triệu đồng/người/năm.
Các HTX, THT hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tập trung huy động vốn, đầu tư đổi mới
trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh;
chú trọng đa dạng hóa và cải tiến mẫu mã sản phẩm cung cấp ra thị trường, do đó
đã đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho thành
viên và người lao động. Bên cạnh những ngành nghề hiện có, ngành nghề sản xuất
các mặt hàng dân tộc truyền thống, làng nghề đã được các hợp tác xã quan tâm và
phát triển.
3. Lĩnh vực xây dựng
Toàn tỉnh có 38 HTX hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng với 459 thành viên. Doanh thu trung bình của HTX xây dựng là
1.600 triệu đồng, lợi nhuận trung bình của HTX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
là 120 triệu đồng. Thu nhập bình quân một thành viên HTX và lao động làm việc
thường xuyên trong HTX là 33 triệu đồng/năm.
Toàn tỉnh có 26 THT hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng với 195 thành viên. Doanh thu bình quân của THT xây dựng ước
đạt 77 triệu đồng/năm; lãi bình quân của THT ước đạt 21 triệu đồng/năm; thu nhập
bình quân của thành viên ước đạt 19 triệu đồng/người/năm.
Các HTX, THT đã tập trung huy động vốn,
đầu tư phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cho khai thác, sản xuất và
thi công công trình. Song do hầu hết các HTX, THT xây dựng
có quy mô nhỏ, còn thiếu vốn và kinh nghiệm quản lý, thiếu cán bộ kỹ thuật và
thợ lành nghề, đội ngũ lao động chưa được đào tạo nên chủ yếu thực hiện những
công trình dân dụng nhỏ lẻ ở vùng sâu, vùng xa, vốn đầu tư không lớn, thời gian
thi công ngắn, chưa đủ năng lực cạnh tranh, tham gia đấu thầu các công trình lớn
của địa phương.
4. Lĩnh vực
thương mại
Toàn tỉnh có 14 HTX hoạt động trong
lĩnh vực thương mại với 463 thành viên. Doanh thu trung bình của hợp tác xã
thương mại là 1.000 triệu đồng, lợi nhuận trung bình của hợp tác xã là 90 triệu
đồng. Thu nhập bình quân một lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 24 triệu
đồng/năm.
Toàn tỉnh có 24 THT hoạt động trong
lĩnh vực thương mại với 172 thành viên. Doanh thu trung bình của THT thương mại
là 1.000 triệu đồng, lợi nhuận trung bình của hợp tác xã là 73 triệu đồng. Thu
nhập bình quân một lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 20 triệu đồng/năm.
Các HTX, THT thương mại đã tập trung
huy động tăng nguồn vốn kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị
trường tiêu thụ ở các tỉnh, đang dần tạo thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường.
Một số HTX còn tổ chức hoạt động nhiều ngành nghề khác như: Dịch vụ vận tải,
thu mua chế biến nông, lâm sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, nhà hàng ăn uống.
5. Lĩnh vực vận tải
và lĩnh vực khác
Toàn tỉnh có 5 HTX vận tải hành khách
- hàng hóa với 177 thành viên tham gia. Doanh thu trung bình của hợp tác vận tải
đạt 2.500 triệu đồng, lợi nhuận trung bình của hợp tác xã là 260 triệu đồng.
Thu nhập bình quân một thành viên hợp tác xã, một lao động làm việc thường
xuyên trong HTX là 55 triệu đồng/năm.
Các HTX vận tải ngày càng có vai trò
quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa
và đi lại của nhân dân. Đóng góp của các HTX vận tải đáp ứng
gần 50% nhu cầu vận chuyển hành khách
của tỉnh. Các HTX vận tải luôn năng động, tích cực huy động các nguồn vốn đầu
tư để đổi mới, nâng cấp phương tiện vận tải hiện đại, đổi
mới phương thức quản lý và phong cách phục vụ hành khách, đồng thời chủ động khai thác thêm nhiều luồng tuyến mới, do vậy thị phần
của các HTX vận tải ngày càng được mở rộng, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
cao, đời sống thành viên, người lao động ngày càng được
nâng lên.
Toàn tỉnh có 25 tổ hợp tác hoạt động
trong lĩnh vực khác với 1.075 thành viên, đây chủ yếu là các chi hội dùng nước.
Doanh thu bình quân của tổ hợp tác ước đạt 61 triệu đồng/năm;
lãi bình quân của tổ hợp tác ước đạt 18 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của
thành viên ước đạt 16 triệu đồng/người/năm.
III. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển
khai Luật và các văn bản hướng dẫn
Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện có
hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
469/QĐ-UBND ngày 17/6/2015, phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh
Điện Biên 5 năm giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 14/11/2016
về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên giai đoạn
2016-2020; Quyết định số 370/QĐ-UBND ngày 24/4/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo
phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp góp phần thực
hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” đến năm 2020; Kế hoạch số 2196/KH-BCĐ ngày 14/8/2017 thực hiện phong
trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp góp phần thực hiện
cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” đến
năm 2020.
Công tác tuyên truyền các chủ trương
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể tới cán bộ, nhân dân tiếp tục được các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể được quan tâm và được tổ chức dưới
các hình thức: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo Điện
Biên Phủ, Đài phát thanh- truyền hình tỉnh), cung cấp các tin bài cho báo chí.
2. Công tác quản
lý nhà nước về kinh tế tập thể
Do số lượng hợp tác xã không nhiều, đồng
thời các Sở cũng như các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hiện nay còn đang
rất khó khăn về biên chế nên các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (hai cơ quan được UBND tỉnh phân công theo dõi hợp tác xã cấp tỉnh)
và UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không bố trí cán bộ chuyên trách mà bố trí cán bộ kiêm nhiệm ở cơ quan, địa phương mình để thực hiện
nhiệm vụ theo dõi, quản lý, giám sát và báo cáo hoạt động của hợp tác xã. Tổng
số toàn tỉnh có 25 cán bộ kiêm nhiệm (10 đơn vị huyện, thị xã, thành phố, mỗi
đơn vị có 2 cán bộ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 cán bộ; Sở Kế hoạch
và Đầu tư 3 cán bộ).
Hàng năm Ban chỉ đạo đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh đã tổng kết, đánh giá và rút
kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. Liên minh hợp tác xã
và các cơ quan chức năng có liên quan đã thường xuyên kiểm
tra, nắm tình hình việc thực hiện Luật Hợp tác xã. Qua quá
trình kiểm tra, nắm tình hình thấy: Các HTX đã được thành
lập và đăng ký kinh doanh theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về
HTX; Thành viên HTX là cá nhân, hộ gia đình có năng lực hành vi dân sự, tự nguyện
góp vốn, góp sức tham gia thành lập HTX, đa số các hợp tác xã đều tổ chức đại hội
thành viên đúng quy định, thông qua việc kiểm tra, nắm tình hình kịp thời phát
hiện những sai sót và nhắc nhở, yêu cầu các hợp tác xã khắc
phục những tồn tại.
3. Kết quả triển
khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã
- Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực: Bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới, nhằm thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất. Năm
2017, tỉnh Điện Biên dự kiến tổ chức vào đầu quý IV 03 lớp bồi dưỡng cho cán bộ
HTX với 60 học viên tham gia, kinh phí thực hiện 100 triệu đồng.
- Tỉnh đã giao Liên minh HTX tỉnh phối
hợp với Ban thông tin và tuyên truyền Liên minh HTX Việt
Nam tổ chức 2 lớp tập huấn tuyên truyền về luật BHXH, BHYT cho các thành viên
HTX trên địa bàn tỉnh với số lượng 300 người tham gia.
- Chính sách xúc tiến thương mại, mở
rộng thị trường: Năm 2017, tỉnh đã tư vấn cho 01 HTX xây dựng dự án cánh đồng lớn
liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn sản xuất gạo chất lượng cao (HTX dịch
vụ tổng hợp Thanh Yên); Hỗ trợ 01 cán bộ HTX tham gia hội thảo giải pháp thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Quảng Ninh.
Tỉnh đã giao Liên minh HTX tỉnh tổ chức
đoàn tham gia Hội chợ hàng Nông sản, tiểu thủ công nghiệp của Hợp tác xã, Liên
hiệp HTX và Doanh nghiệp Việt Nam lần thứ Nhất do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức
tại Hà Nội nhân dịp tổ chức Hội nghị các Bộ trưởng HTX khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương lần thứ 10; tham gia 01 hội chợ tại tỉnh Udomxay nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào. Tổng số có 3 HTX tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ là 72 triệu
đồng. Bên cạnh đó, tỉnh còn cung cấp thông tin về thị trường
và xúc tiến thương mại cho các HTX. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các HTX thành viên từng bước khẳng định
được thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao năng lực hoạt
động của HTX và đời sống của thành viên, người lao động trong HTX.
- Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ
trợ phát triển hợp tác xã: Nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên
và người lao động trong các HTX, tạo điều kiện cho HTX có dự án đầu tư mới, đầu
tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín
dụng đầu tư phát triển. Năm 2017, có 7 HTX được tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát
triển HTX với số tiền 910 triệu đồng.
- Chính sách thành lập mới hợp tác
xã: Nhằm hỗ trợ các HTX thành lập mới, Liên minh HTX tỉnh đã thường xuyên phối
hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ và hướng
dẫn các HTX xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn và thực
hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX; Cung cấp
thông tin, tư vấn về quy định pháp luật cho các HTX.
- Chính sách ưu đãi tín dụng: Có 8 hợp
tác xã được vay vốn ưu đãi với số tiền 3.814 triệu đồng.
- Chính sách giao đất, cho thuế đất:
Nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã có đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân
phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ thành viên sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thuê đất để phát triển sản xuất
kinh doanh. Năm 2017 có 5 HTX được giao đất không thu tiền sử dụng đất với tổng
diện tích đất là 4.500 m2, có 4 HTX được thuê đất
trả tiền thuê đất hàng năm với tổng diện tích đất thuê là 4.000 m2.
- Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp
khó khăn do thiên tai, dịch bệnh: Năm 2017 tỉnh đã hỗ trợ vốn, giống cho các hợp
tác xã gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh với số tiền 953 triệu đồng.
4. Kết quả đăng
ký lại, chuyển đổi hợp tác xã
Kết quả chuyển đổi,
đăng ký lại HTX trên địa bàn toàn tỉnh tính đến 01/7/2017 như sau:
- Tổng số HTX thành lập trước ngày
1/7/2013: 126 HTX;
- Tổng số HTX hoạt động chưa phù hợp
với quy định của Luật, cần phải đăng ký lại hoặc chuyển đổi sang loại hình tổ
chức khác: 53 HTX;
- Tổng số hợp tác xã đã đăng ký lại
hoặc chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác là: 50 HTX (trong đó có 47 HTX đã tổ
chức lại; 3 HTX đã chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác);
- Tổng số HTX chưa đăng ký lại, chưa
chuyển đổi sang loại hình khác: 3 HTX;
- Tổng số HTX ngừng hoạt động, chờ giải
thể: 71 HTX. Đây là những HTX hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn mang nặng tư
tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, mặc dù đã ngừng hoạt động
nhưng không thực hiện thủ tục giải thể dù đã được cơ quan quản lý nhà nước đôn
đốc, hướng dẫn thủ tục giải thể.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018
1. Dự báo những
thuận lợi, khó khăn
1.1 Thuận lợi
Tỉnh Điện Biên luôn quan tâm, đẩy mạnh
việc triển khai thi hành Luật Hợp tác xã 2012 trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt được
nhiều kết quả tích cực. Các HTX của tỉnh được kiện toàn, tổ chức lại hoạt động.
Nhiều mô hình hợp tác xã mới đã hình thành, hoạt động có
hiệu quả, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhận thức của cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức đoàn thể cũng như nhận thức của cán bộ, đảng viên, cán bộ quản lý
HTX và thành viên HTX về kinh tế tập thể đã có những chuyển biến tích cực.
1.2. Khó khăn
Tỉnh Điện Biên Là tỉnh miền núi đặc
biệt khó khăn, ngân sách địa phương eo hẹp phụ thuộc vào ngân sách trung ương
do đó một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX chưa triển khai được
trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó với những khó khăn thách thức như: tốc độ và chất
lượng tăng trưởng kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chưa vững chắc, công nghiệp tăng trưởng chưa ổn định, chất lượng nguồn nhân lực,
kết cấu hạ tầng còn hạn chế; tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao là những cản trở sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói chung và kinh tế tập thể tỉnh
Điện Biên nói riêng.
Quy mô của các HTX, tổ hợp tác nhỏ,
khả năng cạnh tranh thấp; năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ
cán bộ quản lý HTX còn hạn chế; hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX không ổn
định.
Tỉnh hiện còn 71 HTX hoạt động không
hiệu quả nhưng không thực hiện thủ tục giải thể. Ý thức chấp hành pháp luật của
một số hợp tác xã còn hạn chế, tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo đến cơ
quan đăng ký kinh doanh.
2. Định hướng
chung về phát triển kinh tế tập thể
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các
HTX, tổ hợp tác nhằm đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những
yếu kém hiện nay; bên cạnh việc phát triển về số lượng, chú trọng đến nâng cao
chất lượng hoạt động; đảm bảo hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác ngày
càng ổn định; phấn đấu từng bước chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GRDP của tỉnh;
góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết có hiệu quả các vấn
đề về xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động trong khu vực kinh tế tập thể.
Chú trọng phát triển HTX ở các xã
theo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020, nhằm
đáp ứng được yêu cầu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ và tạo điều kiện
để các THT liên kết, phát triển thành HTX.
3. Mục tiêu tổng
quát
Đẩy mạnh xây dựng, củng cố, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tiếp tục thực hiện
các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên với nòng cốt là hợp tác xã ổn định và có hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng
xã hội hợp tác, đoàn kết. Giúp các hợp tác xã phát huy được vị trí và vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Điện Biên.
4. Môt số mục
tiêu cụ thể
Tỷ lệ đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt
0,54%
Thành lập mới 20 hợp tác xã, giải thể
dứt điểm 65 hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, đã ngừng hoạt động. Tổng số hợp
tác xã toàn tỉnh năm 2018 là 160 hợp tác xã với 11.027 thành viên.
Thành lập mới 20 tổ hợp tác, nâng tổng
số tổ hợp tác toàn tỉnh lên 410 tổ hợp tác với 3.532 thành viên
Doanh thu bình quân của hợp tác xã là
1.600 triệu đồng, doanh thu bình quân của tổ hợp tác là
1.007 triệu đồng.
Thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong hợp tác xã đạt 26 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân của thành viên tổ hợp tác đạt 22 triệu đồng/năm.
Nâng tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã
đã qua đào tạo trình độ sơ, trung cấp đạt 56,44%; Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác
xã đã qua đào tạo trình độ cao đẳng, đại học trở lên đạt 9%.
5. Các giải
pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2018
5.1. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp
tác xã năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực hợp tác xã
Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn Luật
Hợp tác xã năm 2012 và đẩy mạnh cải cách hành chính, kiến nghị giải quyết khó
khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã, cụ thể:
“Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục
chỉ đạo các cơ quan truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số
193/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật về hợp tác xã trên các
phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn
toàn tỉnh nâng cao nhận thức về hợp tác xã.
- Liên minh Hợp
tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố thực hiện hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, mô hình
hợp tác xã như: thông qua hội thảo, hội nghị; tổ chức các lớp tuyên truyền; tổ
chức cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp tác xã; xây dựng các phóng sự, chuyên đề, bản
tin tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng...
- Sở Kế hoạch phối hợp với Sở Tư pháp
và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác rà soát, cải cách
thủ tục hành chính liên quan đến hợp tác xã, kịp thời công bố thủ tục hành
chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ liên quan đến hợp tác xã theo trình tự, thủ
tục quy định. Kịp thời phát hiện những vướng mắc, không thống nhất giữa các quy
định và có những kiến nghị, đề nghị các Bộ, ngành trung ương làm rõ.
5.2. Tổ chức triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015- 2020 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
Tổ chức, triển
khai thực hiện chính sách hỗ trợ ưu đãi phát triển HTX theo Quyết định 2261/QĐ-TTg
ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5
năm 2016 - 2020 của tỉnh, trọng tâm là hỗ trợ thành lập mới HTX; tổ chức các lớp
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và thành viên HTX; hỗ
trợ HTX tham gia các hội nghị xúc tiến thương mại, ứng dụng kỹ thuật và công
nghệ mới vào sản xuất, chế biến nông sản phù hợp với tình hình thực tiễn của địa
phương, đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả.
5.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp
tác xã
Liên minh Hợp tác xã tỉnh tiếp tục phối
hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố và một số ngành liên quan tổ chức rà
soát, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX; tiến hành giải thể
những HTX không hoạt động, hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
Hỗ trợ các HTX tổ
chức nghiên cứu, xây dựng dự án hoặc phương án cánh đồng lớn để tiếp cận chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số
25/2015/QD-UBND, ngày 26/11/2015 của UBND tỉnh Điện Biên.
Đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các HTX với nhau và giữa các HTX với các
thành phần kinh tế khác; thu hút, vận động thành viên tham gia HTX.
Xây dựng HTX với thành viên đa dạng
(thể nhân và pháp nhân) trở thành đầu mối chủ yếu trong việc ký kết hợp đồng
mua bán và làm đại lý mua bán với doanh nghiệp kinh doanh
hàng nông sản và vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để thực hiện tiêu thụ phần
lớn nông sản cho nông dân và cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp.
5.4. Tăng cường công tác quản lý
nhà nước về kinh tế tập thể
Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Các sở,
ngành tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm bố trí cán bộ
để thực hiện tốt chức năng tham mưu, theo dõi, quản lý, giám sát và báo cáo hoạt
động của hợp tác xã. UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về hợp tác xã; bảo đảm đủ cán bộ thực hiện việc đăng ký
hợp tác xã; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; theo dõi, giám
sát thi hành Luật Hợp tác xã; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách đối
với kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Tăng cường phối
hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và với Liên minh HTX tỉnh trong việc triển
khai đăng ký HTX, giám sát thi hành Luật Hợp tác xã và hướng dẫn thực hiện các
chính sách đối với khu vực hợp tác xã.
5.5. Huy động các lực lượng xã hội,
các tổ chức đoàn thể tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.
Phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng
cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể, Liên minh HTX tỉnh, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị -
xã hội trong đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh,
Hội Nông dân tỉnh, Hội phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể
khác phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tham gia tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về Hợp tác xã, các
chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ Hợp tác xã; vận động đoàn viên, hội
viên và nhân dân tham gia thành lập mới Hợp tác xã và xây dựng các mô hình kinh
tế tập thể, tổ hợp tác.
(Tổng hợp tình hình phát triển kinh tế tập thể năm 2018 có phụ lục kèm
theo)
Trên đây là báo cáo đánh giá tình
hình phát triển kinh tế tập thể năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể
năm 2018, UBND tỉnh Điện Biên báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kính mong được sự
quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ để kinh tế tập thể của địa phương phát triển./.
Nơi nhận:
- Bộ KHĐT (b/c);
- Liên minh HTX VN (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND (b/c);
- Các Sở: KHĐT, NN&PTNT, CT, GTVT, XD;
- Liên minh HTX tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu: VT,KH(NTC).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thành Đô
|