ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/CT-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 17 tháng 4 năm 2020
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG
CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ĐỐT RƠM RẠ SAU THU HOẠCH LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trong những năm gần đây nông dân thường đốt rơm,
rạ ngay sau khi thu hoạch lúa vụ Đông Xuân ngay trên đồng ruộng đã gây ô nhiễm
môi trường không khí, làm phát thải một lượng lớn khí CO2, CO, SO2, NO2, tro
bụi,… ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người, gây nguy hiểm cho các
phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, đốt rơm rạ sẽ làm cho một lượng nước
trong đất bị bốc hơi, làm cho đất thoái hóa và trở nên chai cứng, khô cằn; tiêu
diệt các loại sinh vật có ích, làm mất cân bằng hệ sinh thái ruộng lúa, gây bộc
phát nhiều đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng.
Nguyên nhân chính là do các cấp chính quyền địa
phương, các cơ quan chuyên môn chưa thực sự kiên quyết trong việc chỉ đạo,
hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch; ý
thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của nông dân chưa cao; nhận thức
của nông dân chưa đầy đủ. Mặt khác, việc tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai
cho nông dân ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật về xử lý rơm rạ chưa đầy
đủ, liên tục,…
Để tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp
hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch, nhằm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế
-
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường; vận động, hướng dẫn người dân không đốt rơm rạ trên đồng ruộng
nhằm bảo vệ môi trường. Tổ chức nông dân ký cam kết không đốt rơm rạ, không xả
rơm rạ bừa bãi xuống kênh tưới, tiêu thủy lợi; không phơi thóc, rơm rạ, tuốt
lúa, đốt rơm rạ trên đường giao thông.
-
Chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, Trưởng Công an các huyện, thị
xã, thành phố Huế thường xuyên kiểm tra, giám sát việc nông dân đốt rơm rạ trên
đồng ruộng.
-
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập đường dây nóng và triển
khai ứng dụng Hue-S để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức khi phát
hiện tình trạng các địa phương, nông dân đốt rơm rạ trên đồng ruộng để kịp thời
có biện pháp xử lý phù hợp.
-
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND
tỉnh trong việc để nông dân đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch.
2.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tuyên truyền, vận động nông
dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn quy
trình thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng theo Thông tư số
19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-
Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh
học ngay trên đồng ruộng nhằm hạn chế đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường.
-
Chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong việc thu gom vận chuyển rơm rạ và
làm đất bằng máy cày lớn để phay, cày lật đất vùi hết rơm rạ vào trong đất,
không để rơm rạ trôi nổi ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường.
3.
Sở Tài nguyên và Môi trường
-
Tuyên truyền, giáo dục về phòng chống các tác hại đến môi trường do việc đốt
rơm rạ.
-
Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh: (i) hướng dẫn và xử lý vi phạm về đốt rơm rạ
theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ và các quy định
khác của pháp luật để các địa phương và người dân biết, thực hiện; (ii) đẩy
mạnh xử phạt vi phạm hành chính từ hình ảnh ghi nhận qua Trung tâm Giám sát,
điều hành đô thị thông minh phản ánh về việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đường
giao thông tại các địa phương.
4.
Sở Khoa học và Công nghệ
Tiếp
tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc đặt hàng thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học về xử lý rơm rạ trên đồng ruộng bằng một số chế phẩm sinh
học. Nghiên cứu công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ tái chế thành các
sản phẩm hữu ích phục vụ xã hội hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác.
Nghiên cứu khuyến cáo ứng dụng các chế phẩm sinh học cho các địa phương để xử
lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
5.
Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải
Chỉ
đạo các lực lượng chức năng phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
kiểm tra, xử lý các trường hợp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, phơi thóc, rơm rạ,
đốt rơm rạ trên đường giao thông gây cản trở và làm mất an toàn giao thông theo
thẩm quyền; đôn đốc và phối hợp với các địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng.
6.
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế
Tăng
cường công tác tuyên truyền phổ biến về tác hại đốt rơm rạ trên đồng ruộng và
hành vi vi phạm về môi trường do đốt rơm rạ để nông dân biết và tự giác chấp
hành.
7.
UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị
xã hội
Phối
hợp chặt chẽ với UBND các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng
cao ý thức nông dân chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm
hạn chế việc đốt rơm rạ sau thu hoạch.
8.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm
Chỉ thị theo phạm vi quyền hạn, trách nhiệm được giao; báo cáo UBND tỉnh kết
quả thực hiện (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp). Giao Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
kết quả thực hiện./.