ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 845/KH-UBND
|
An Giang, ngày 04
tháng 9 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT HUY
TÀI NĂNG TRẺ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Thực hiện Quyết đ ịnh số
1314/QĐ -TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát hiện,
bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”; Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát hiện,
bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn
tỉnh An Giang với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Cụ thể hóa nội dung, nhiệm vụ
và giải pháp trọng tâm của Đề án đảm bảo sự thống nhất, tổ chức thực hiện kịp
thời, hiệu quả, hoàn thành tốt các mục tiêu của Đề án; tạo môi trường để thanh
thiếu niên bộc lộ năng khiếu, tài năng để phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài
năng trẻ Việt Nam nói chung và tài năng trẻ tỉnh An Giang nói riêng trong tham
gia xây dựng và phát triển đất nước.
b) Xác định cụ thể và làm rõ
trách nhiệm của các cấp bộ Đoàn trong việc chủ trì tham mưu, phối hợp các cơ
quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan trong
triển khai thực hiện Đề án.
c) Nâng cao nhận thức của cán bộ
Đoàn, đoàn viên, thanh niên và toàn xã hội về các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao và công tác tài năng trẻ; phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị
trong việc phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam.
2. Yêu cầu
Nâng cao hiệu quả công tác phối
hợp giữa các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh; giữa sở, ban, ngành
và các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh uỷ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh trong việc triển khai Kế
hoạch thực hiện Đề án “Phát hiện, bồi dư ỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam
giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh An Giang.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu hằng năm
a) Tối thiểu 70% thanh niên
trên địa bàn tỉnh được cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách, các hoạt
động phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ trên các lĩnh vực.
b) Tổ chức tuyên dư ơ ng “Gư ơ
ng mặt trẻ tiêu biểu”; phát hiện, giới thiệu thanh thiếu nhi có thành tích tiêu
biểu tham gia các giải thư ởng, danh hiệu cấp Trung ương.
c) Tổ chức ít nhất 01 hoạt động
giáo dục truyền thống, chính trị tư tưởng, tình yêu Tổ quốc cho tài nă ng trẻ;
01 hoạt đ ộng phát huy tài nă ng trẻ tham gia truyền cảm hứng, chia sẻ kinh
nghiệm phấn đấu, rèn luyện cho thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.
d) 100% các Huyện, Thị, Thành
đoàn và Đoàn trực thuộc theo dõi, cập nhật cơ sở dữ liệu tài năng trẻ của địa
phương và thực hiện kết nối, phát huy hiệu quả tài năng trẻ.
e) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
theo dõi, cập nhật và khai thác hiệu quả dữ liệu của tài năng trẻ tỉnh An Giang
trên Hệ thống cơ sở dữ liệu Tài năng trẻ Quốc gia và thực hiện kết nối, phát
huy hiệu quả tài năng trẻ.
2. Mục tiêu đến năm 2025
a) Tối thiểu 70% cán bộ Đoàn
các cấp, trong đó 100% cán bộ Đoàn phụ trách công tác tài năng trẻ được tập huấn
trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác phát hiện, bồi đưỡng và phát huy
tài năng trẻ.
b) Sau khi phát hiện, tôn vinh,
tối thiểu 40% tài năng trẻ được bồi dưỡng, tham gia các hoạt động chia sẻ tri
thức, hỗ trợ cộng đồng, tham gia phát triển kinh tế - xã hội do Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức.
c) Triển khai thực hiện vận
hành Mạng lưới tài năng trẻ Việt Nam toàn cầu và Công viên số Tài năng trẻ Quốc
gia theo chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương.
3. Mục tiêu đến năm 2030
a) Tối thiểu 80% cán bộ Đoàn
các cấp, trong đó 100% cán bộ Đoàn phụ trách công tác tài năng trẻ được tập huấn
trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác phát hiện, bồi dưỡng và phát huy
tài năng trẻ.
b) Sau khi được phát hiện, tôn
vinh, tối thiểu 60% tài năng trẻ được bồi dư ỡng, tham gia các hoạt động chia sẻ
tri thức, hỗ trợ cộng đồng, tham gia phát triển kinh tế - xã hội do Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa ph ương tổ chức.
III. ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI, THỜI GIAN ÁP DỤNG
1. Đối tượng áp dụng: Là
công dân tỉnh An Giang từ đủ 16 tuổi đến 35 tuổi (tính đến năm được phát hiện,
tôn vinh) ở trong tỉnh, ngoài tỉnh và ngoài nư ớc đạt giải thưởng uy tín cấp tỉnh,
quốc gia, quốc tế.
2. Phạm vi, thời gian áp dụng:
Kế hoạch được triển khai trên phạm vi tỉnh An Giang; thời gian thực hiện từ
năm 2022 đến năm 2030.
IV. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
1. Tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt
Nam
a) Tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về phát hiện, bồi dưỡng phát huy
tài năng trẻ; bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu
trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc cho các tài năng trẻ.
b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo,
chuyên đề về tài năng trẻ, kịp thời phát hiện, phản ánh, thông tin về tài năng
trẻ, gương mặt trẻ triển vọng đến các cấp, các ngành chức năng để thu hút sự
quan tâm, bồi dưỡng và tạo môi trường thuận lợi để bồi dưỡng, phát huy tài năng
trẻ.
c) Xây dựng các sản phẩm, ấn phẩm
truyền thông tuyên truyền về tấm gươ ng tài nă ng trẻ và các hoạt đ ộng tài nă
ng trẻ; xây dựng, biên tập các ấn phẩm truyền thông số, phát hành tài liệu sinh
hoạt Chi đoàn.
2. Phát hiện,
tôn vinh tài năng trẻ
a) Tổ chức các giải thưởng hoặc
hình thức vinh danh khác đối với tài năng trẻ trong các khối đối tượng thanh
thiếu nhi, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương, đơn vị. Trong
đó, chú trọng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong việc triển khai, tổ chức
các giải thưởng, cuộc thi năng khiếu, tài năng.
b) Tổ chức Ngày hội tuyên dương
các danh hiệu "Sinh viên 5 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện",
"Học sinh 3 tốt" cấp tỉnh và phát huy những gương Tài năng trẻ
trong tỉnh.
c) Hằng năm tổ chức Hội thi Tin
học trẻ cấp tỉnh hoặc các sân chơi tin học, lập trình, khoa học công nghệ, sáng
tạo, thể thao, văn hóa, nghệ thuật,... cho thanh thiếu niên.
d) Tổ chức hoặc chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc phối hợp với các ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị vận động,
khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài. Tổ chức các buổi giao lưu, hội
thảo về giáo dục, phát triển tài năng trẻ với sự tham gia của các gia đình,
dòng họ, địa phương, tổ chức, cơ quan liên quan để chia sẻ kinh nghiệm ươm mầm,
phát triển tài năng.
đ) Tổ chức hoặc chỉ đạo, phối hợp
tổ chức các lớp năng khiếu, các hoạt động trải nghiệm khoa học, các câu lạc bộ,
đội, nhóm sở thích... trong hệ thống các trường học, cung, nhà văn hóa thanh
thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi các cấp để thanh thiếu niên có
cùng sở thích, năng khiếu được học tập, giao lưu, chia sẻ phát triển kỹ năng xã
hội và phát triển tài năng.
3. Tổ chức
các hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ tài năng trẻ
a) Tổ chức các hoạt động bồi đắp
lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến
cho các tài năng trẻ thông qua việc tổ chức các hoạt động về nguồn, tham quan
các địa danh văn hóa, lịch sử của địa phương, đất nước; tham gia hoạt động hướng
về biên giới, hải đảo; gặp gỡ, giao lưu với nhân chứng lịch sử...
b) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ
tài năng trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tạo đ iều kiện để các bạn có điều kiện học
tập, nghiên cứu và phát triển tài năng. Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan có
thẩm quyền về các chính sách đối với tài năng trẻ.
c) Tổ chức các hoạt động tập huấn,
hội thảo, diễn đàn giữa các nhà khoa học với các nghiên cứu sinh, sinh viên giỏi,
tài nă ng nhằm thúc đ ẩy hoạt đ ộng nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm, gợi
mở các ý tưởng, hình thành các nhóm nghiên cứu. Hỗ trợ kết nối thương mại hóa
các sản phẩm, công nghệ mới do thanh niên nghiên cứu, phát triển.
d) Chủ động liên hệ, vận động
tài năng trẻ tham gia, làm nòng cốt trong các phong trào của Đoàn - Hội - Đội,
tạo môi trường để tài năng trẻ đóng góp, rèn luyện, cống hiến; tham gia tích cực
trong công tác vận động tập hợp thanh thiếu nhi. Phát huy các gương tài năng trẻ
đã được tuyên dương.
đ) Tổ chức các hoạt đ ộng tập
huấn, bồi dư ỡng nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hoặc rà soát
cử cán bộ Đoàn các cấp tham gia bồi dưỡng, tập huấn các chư ơ ng trình, kiến thức
về công tác phát hiện, bồi dư ỡng và phát huy tài năng trẻ khi Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh triệu tập.
e) Nghiên cứu đề xuất để hoàn
thiện các chính sách đối với tài năng trẻ. Tổ chức các diễn đàn, đối thoại
chuyên sâu liên quan tới chính sách về tài năng trẻ.
g) Định kỳ tổ chức Hội thi tin
học trẻ, cuộc thi khởi nghiệp, tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi
đồng tỉnh An Giang...
4. Tăng cường
công tác kết nối, phát huy tài năng trẻ
a) Tỉnh đoàn hướng dẫn và thực
hiện vận hành Mạng lưới tài năng trẻ Việt Nam toàn cầu và Công viên số Tài năng
trẻ Quốc gia theo chỉ đạo của Trung ươ ng; xây dựng và vận hành Mạng lưới tài
năng trẻ tỉnh An Giang; cập nhật, khai thác, chia sẻ cơ sở dữ liệu về tài nă ng
trẻ của tỉnh nhằm kết nối với các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, địa phương
trong việc phát huy tài năng trẻ.
b) Triển khai đa dạng các hình
thức tập hợp tài năng trẻ như câu lạc bộ, diễn đàn theo lĩnh vực chuyên môn, địa
bàn nhằm kết nối, phát huy các tài năng trẻ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Tổ chức các hoạt động gặp gỡ,
giao lưu giữa các tài năng trẻ trong và ngoài tỉnh; thu hút, tạo điều kiện cho
các tài năng trẻ tham gia vào các loại hình kết nối, tập hợp tài năng trẻ do
các sở, ban, ngành, Tỉnh đoàn và địa phương tổ chức.
d) Vận đ ộng, khuyến khích các
tài nă ng trẻ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học tham gia các diễn
đ àn, khóa bồi dư ỡng đ ể hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, hướng dẫn kỹ
năng nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên, các nhà khoa học trẻ.
đ) Vận động, khuyến khích các
tài năng trẻ tham gia các hoạt động chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ,
chuyển đ ổi số; đ ảm nhận, hư ớng dẫn thực hiện các mô hình sản xuất, các công
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
e) Định kỳ hàng năm tổ chức gặp
gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã với thanh niên
trong đó có đối tượng tài năng trẻ nhằm trao đổi thông tin cũng như tiếp nhận
các kiến nghị, đề xuất của tài năng trẻ trong việc xây dựng và triển khai thực
hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
g) Tổ chức các diễn đàn chuyên
sâu để các tài năng trẻ trên các lĩnh vực, nhà khoa học trẻ phát huy trí tuệ và
thể hiện trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề lớn của của ngành, địa phương,
đất nước.
h) Tạo điều kiện, hỗ trợ các
tài năng trẻ chủ trì đảm nhận thực hiện các công trình, các đề tài, dự án phát
triển của ngành, địa phương, đất nước.
i) Định kỳ 5 năm tổ chức Hội
nghị Tài năng trẻ nhằm đánh giá kết quả công tác tài năng trẻ giai đoạn vừa qua
và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn tới; tuyên dương các tài năng
trẻ, các cơ quan, địa phương, đơn vị có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công
tác phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ; tổ chức các diễn đàn thảo luận, đề xuất
các giải pháp phát triển của tỉnh và đất nước.
5. Bố trí
nhân sự thực hiện công tác tài năng trẻ; tổ chức tập huấn,
kiểm
tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án
a) Phân công cán bộ phụ trách
theo dõi, tham mưu công tác tài năng trẻ của địa phương, đơn vị. Tổ chức, tham
gia các khóa tập huấn về công tác tài năng trẻ.
b) Thực hiện việc kiểm tra,
giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án của tổ chức đoàn trực thuộc.
c) Nghiên cứu đưa các nội dung
thực hiện Đề án vào tiêu chí đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi cấp huyện trực thuộc.
6. Tổ chức
sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án
a) Hằng năm, Tỉnh đoàn An Giang
phối hợp các sở, ban, ngành, địa phươ ng tham mưu UBND tỉnh gửi báo cáo tình
hình, kết quả thực hiện Đề án, kiến nghị đề xuất gửi Ban Bí thư Trung ương Đoàn
và Chính phủ trước ngày 30/10.
b) Tỉnh đoàn phối hợp tham mưu,
tổ chức sơ kết (năm 2025), tổng kết (năm 2030).
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai Kế hoạch được
bố trí trong dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên hằng năm của các
cơ quan, đơn vị theo khả năng cân đối ngân sách và phân cấp của Luật Ngân sách
nhà nước; nguồn kinh phí lồng ghép thông qua các chương trình, đề án đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; nguồn tài trợ, viện trợ và huy động từ xã hội, cộng đồng
theo quy định của pháp luật; các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Tỉnh đoàn
Chủ trì xây dựng Kế hoạch triển
khai thực hiện theo từng giai đoạn và hằng năm; chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp các đơn vị có
liên quan tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công
tác phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ cho cán bộ các cấp; rà soát,
phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền cử cán bộ Đoàn
các cấp tham gia tập huấn trang bị kiến thức, kỹ nă ng, nghiệp vụ công tác phát
hiện, bồi dư ỡng và phát huy tài nă ng trẻ do Trung ương Đoàn tổ chức, triệu tập
(nếu có).
Chỉ đạo, hướng dẫn các Huyện,
Thị, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai các
hoạt động của Kế hoạch ở địa phương, đơn vị.
Tổ chức đánh giá, sơ kết Kế hoạch
vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch;
bổ sung, điều chỉnh hoạt động của Kế hoạch bảo đảm phù hợp thực tế, trình UBND
tỉnh xem xét, quyết định.
Trên cơ sở dự toán các đơn vị gửi,
Tỉnh đoàn rà soát, tổng hợp kinh phí của các đơn vị thực hiện theo Kế hoạch gửi
Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Tỉnh đ oàn kiểm
tra, giám sát, đ ánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch, tổ chức sơ kết vào
năm 2025, tổng kết và xây dựng Kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030.
3. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân
sách, phối hợp với Tỉnh đoàn An Giang và các cơ quan, đơn vị và địa phương có
liên quan tham mưu cấp thẩm quyền nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định
về phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Các sở, ban, ngành tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các hoạt động phát hiện, bồi dưỡng và
phát huy tài năng trẻ; phối hợp với Tỉnh đoàn và các cơ quan, địa phương có
liên quan trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Tạo điều kiện và phối hợp với Tỉnh
đoàn trong triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Kế hoạch.
6. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
Bố trí kinh phí địa phương thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch. Định kỳ hằng năm gửi báo cáo tình
hình, kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở
Nội vụ và Tỉnh đoàn; tổ chức sơ
kết, tổng kết và gửi báo cáo về Sở Nội vụ và Tỉnh đoàn theo Kế hoạch để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện
Đề án “Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn
2022-2030” trên địa bàn tỉnh An Giang. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương
căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này đ ể chủ đ ộng
xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu
có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về UBND tỉnh (qua Tỉnh đoàn) để kịp thời
hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận:
- Trung ương Đoàn;
- TT: TU, HNĐ tỉnh, UBND tỉnh (để b/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Ban Dân vận tỉnh uỷ;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Huyện, Thị, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc tỉnh Đoàn;
- Phòng KGVX;
- Lưu: VP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Phước
|