Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 279/KH-MTTW-BCA Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Người ký: Trương Thị Ngọc Ánh, Trần Quốc Tỏ
Ngày ban hành: 29/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BTT ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM - BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 279/KH-MTTW-BCA

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2021

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP SỐ 09/CTR-BCA-MTTW GIỮA BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VỚI BỘ CÔNG AN VỀ “ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI” GIAI ĐOẠN 2021 - 2023

Qua hơn 07 năm triển khai, thực hiện (2013 - 2021), Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên với Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” (Chương trình phối hợp 09) đã đạt được những kết quả quan trọng, khẳng định mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, gắn bó truyền thống giữa lực lượng Công an với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; đã huy động và phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được quan tâm đẩy mạnh với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả; nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được sơ kết, phổ biến, nhân rộng từng bước lan tỏa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại mỗi địa phương và toàn xã hội. Tuy nhiên, kết quả xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa đồng đều; nội dung, hình thức chậm đổi mới, chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp Nhân dân; vai trò trong công tác tham mưu, phối hợp và tổ chức thực hiện giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên với Công an còn thiếu sự sáng tạo, tính chủ động chưa cao.

Thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình phối hợp 09 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay và tiến tới tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp 09 (2013 - 2023), Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng với Bộ Công an thống nhất ban hành Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình phối hợp 09 giai đoạn 2021 - 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp 09 gắn với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, chương trình hành động của Chính phủ trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; từng bước thiết lập môi trường sống an toàn, lành mạnh tại các địa phương.

2. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng Công an nhân dân với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở xã, phường, thị trấn trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với từng địa bàn, truyền thông văn hóa và đặc điểm dân tộc, tôn giáo. Phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn và lực lượng Công an cơ sở kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn mọi nguy cơ phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội; giải quyết triệt để các điểm nóng, tụ điểm phức tạp về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở.

3. Khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác phối hợp trong thời gian qua; tăng cường giải pháp kiểm tra; định hướng nội dung thông tin, báo cáo; phân công trách nhiệm; đổi mới hiệu quả nội dung và hình thức trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại mỗi địa phương.

4. Phấn đấu đạt tỷ lệ từ 75% trở lên các khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trại tự”.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu, phối hợp triển khai thực hiện các nội dung Chương trình phối hợp 09 gắn với thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các văn bản của cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống, đấu tranh với các loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng đi vào thực chất bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và vai trò tự giác thực hiện của đông đảo quần chúng Nhân dân.

2. Đổi mới hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, ý thức chủ động phòng ngừa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoản viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch; phương thức hoạt động của các loại tội phạm; hành vi lừa đảo, lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản... ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.

3. Mở rộng diễn đàn cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng Công an, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên lắng nghe ý kiến Nhân dân trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác phối hợp trong xử lý tin báo, tố giác tội phạm, bảo vệ bí mật nhà nước. Kịp thời phát hiện, đề xuất giải pháp giảm thiểu các nguyên nhân, điều kiện gây phức tạp về an ninh, trật tự; xây dựng các mô hình khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Phối hợp rà soát và tham mưu giải quyết kịp thời, dứt điểm, ổn định các vụ mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, đình công, lãn công tại cơ sở, nhất là những vụ việc phức tạp, kéo dài, không để trở thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.

4. Gắn kết chặt chẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động. Huy động hiệu quả mọi nguồn lực hỗ trợ công tác an sinh xã hội, chăm lo thiết thực đời sống Nhân dân; hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, giới thiệu việc làm; cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng.

5. Đề xuất Chính phủ sáp nhập Ban Chỉ đạo “Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương và Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ thành một ban chỉ đạo chung: Ban Chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương; xây dựng Thông tư quy định quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” từ cấp tỉnh đến cơ sở. Nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của cơ quan thường trực các cấp trong việc tham mưu, định hướng, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị, địa phương.

6. Xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội phù hợp với từng địa bàn, địa phương và nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị. Rà soát loại bỏ những mô hình không hiệu quả, mang tính hình thức; thường xuyên củng cố, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng nòng cốt làm công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp.

7. Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Duy trì hoạt động giao ban, báo cáo, trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp chỉ đạo thực hiện; hằng năm (quý IV) tiến hành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Kịp thời khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Phối hợp với các tổ chức thành viên trong tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt các văn bản của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an có liên quan đến an ninh, trật tự. Gắn kết xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; xây dựng đời sống văn hóa, an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp khó khăn; hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh.

- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên và lực lượng Công an tổ chức hiệu quả các diễn đàn “Lắng nghe ý kiến nhân dân”, “Nhân dân tố giác tội phạm”; “Mặt trận lắng nghe dân nói”; “Nói cho dân nghe và nghe dân nói”;... để kịp thời nắm bắt dư luận xã hội, tiếp thu ý kiến và định hướng tư tưởng trong quần chúng Nhân dân.

- Phối hợp với Bộ Công an: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch; đề xuất Chính phủ sáp nhập các Ban Chỉ đạo có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Trung ương; xây dựng Thông tư quy định quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hằng năm tổng kết, đánh giá nội dung Chương trình phối hợp và đề xuất những giải pháp thực hiện trong năm tiếp theo.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở hiệp thương, giới thiệu, lựa chọn cá nhân tiêu biểu, người có uy tín tham gia tổ tự quản về an ninh, trật tự tại cộng đồng dân cư. Phối hợp rà soát, đánh giá hiệu quả các mô hình; nhân rộng các mô hình hay, đề xuất loại bỏ mô hình hoạt động kém hiệu quả. Kịp thời động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Bộ Công an

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch trong toàn lực lượng Công an; chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự của Công an các cấp; chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Tăng cường triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội nhằm đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự.

- Phát huy vai trò của lực lượng Công an xã, phường, thị trấn trong việc chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ' chức thành viên cùng cấp xây dựng mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trước mắt năm 2021, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn xây dựng ít nhất một xã, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; một phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị.

- Duy trì các hoạt động phối hợp, trao đổi thông tin và kịp thời phổ biến phương thức hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là hoạt động của tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm ma túy, mua bán người, tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em... gắn với đẩy mạnh công tác chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc từ mỗi địa phương, cơ sở.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham mưu, đề xuất Chính phủ: Sáp nhập, kiện toàn Ban Chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương (quý III/2021); xây dựng Thông tư quy định quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; hằng năm thành lập các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch tại các địa phương.

- Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tổ chức sơ kết, tổng kết các mô hình, điển hình tiên tiến; nhân rộng các mô hình hay, hoạt động hiệu quả; loại bỏ mô hình hoạt động kém hiệu quả; xây dựng các mô hình mới phù hợp điều kiện thực tế. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương hằng năm sơ kết, tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

3. Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Hướng dẫn đoàn viên, hội viên và Nhân dân triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Trung ương Hội, Trung ương Đoàn, Tổng Liên đoàn liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự; gắn thực hiện các nội dung của Kế hoạch với việc thực hiện các cuộc vận động, chương trình khác của Trung ương Hội, Trung ương Đoàn, Tổng Liên đoàn.

- Xây dựng, củng cố, nhân rộng các mô hình sáng tạo, hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Phối hợp với Bộ Công an, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

- Hằng năm, tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch và các cuộc vận động, chương trình của Trung ương Hội, Trung ương Đoàn, Tổng Liên đoàn về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kịp thời biểu dương, khen thưởng và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Bên cạnh 04 nhiệm vụ chung nêu trên, các tổ chức thành viên thực hiện các nhiệm vụ riêng gắn với tổ chức mình, cụ thể:

3.1. Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam

- Chú trọng nâng cao chất lượng “Xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh, hội viên gương mẫu, gia đình hội viên văn hóa”, tích cực phối hợp với các lực lượng tham gia tuần tra canh gác góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Chủ trì xây dựng các diễn đàn lên án, đấu tranh, phòng ngừa các hoạt động vi phạm pháp luật tại cộng đồng. Tăng cường các hoạt động tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự từ cơ sở.

- Phối hợp với Bộ Công an tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Hội Cựu chiến binh về kiến thức, kỹ năng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đề xuất biện pháp giải quyết tại chỗ các vụ việc, mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân và các vấn đề phức tạp khác.

3.2. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

- Gắn thực hiện các nội dung của Kế hoạch với việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027” và các cuộc vận động, chương trình khác của Trung ương Hội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của phụ nữ trong phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội ngay từ trong gia đình; duy trì phát huy các mô hình hiệu quả trong tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ phụ nữ và trẻ em; phát hiện, lên tiếng và vận động phụ nữ tham gia giải quyết những vụ việc vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; giáo dục con em trong gia đình không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội. Huy động hiệu quả mọi nguồn lực tham gia hỗ trợ phụ nữ học nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp người vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng và cơ quan quản lý nhà nước trong việc giáo dục, giúp đỡ các đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật; phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội từ trong gia đình và cộng đồng dân cư.

3.3. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên; đẩy mạnh công tác phối hợp cảm hóa, giúp đỡ, giáo dục cải tạo thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội tái hòa nhập cộng đồng. Phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trong bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Chủ trì mở rộng các diễn đàn phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các cấp Đoàn.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng về phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ Đoàn tại cấp cơ sở và triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên” giai đoạn 2021 - 2030.

3.4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phòng ngừa, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới.

- Phát động phong trào “Công nhân, viên chức, người lao động tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và các phong trào thi đua khác để xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu nhà trọ công nhân không có tội phạm và tệ nạn xã hội.

- Tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, trong đó coi trọng công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng lực lượng nòng cốt đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch.

3.5. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

- Tổ chức phát động các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước đền các cấp hội; tuyên truyền, vận động hội viên tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

- Phối hợp với Bộ Công an tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội cho cán bộ, hội viên, nông dân nhất là đối với cấp cơ sở.

3.6. Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người lầm lỗi tại gia đình, cộng đồng dân cư; tích cực tham gia, chủ động nhắc nhở, quản lý con cháu trong gia đình không vi phạm pháp luật; phát huy uy tín của người cao tuổi tham gia giải quyết, hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân tại địa bàn cơ sở.

- Tăng cường phối hợp với lực lượng Công an để thường xuyên phổ biến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và các hành vi, thủ đoạn mới của tội phạm, đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ, hội viên. Chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, trao đổi và cung cấp cho lực lượng Công an các tin có liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

4. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông

- Tiếp tục phối hợp với Bộ Công an, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí tham gia phát hiện, lên án và đấu tranh với mọi biểu hiện vi phạm pháp luật, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm thông qua mạng Internet, các trang mạng xã hội, tin nhắn ... góp phần nâng cao ý thức cảnh giác của Nhân dân.

- Tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng những cách làm hay, việc làm hiệu quả; gương người tốt, việc tốt trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung công tác trọng tâm và nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Công an các cấp có văn bản hướng dẫn cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện. Yêu cầu các đơn vị, địa phương định kỳ 6 tháng (tính từ 15/12 năm trước đến 14/6 năm làm báo cáo), 01 năm (tính từ 15/12 năm trước đến 14/12 năm làm báo cáo) gửi báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ban Chỉ đạo Trung ương (qua Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc - Bộ Công an và Ban Phong trào - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) trước ngày 20/6 và ngày 20/12 hằng năm.

2. Các nội dung trọng tâm thực hiện:

- Năm 2021: Tập trung triển khai các nội dung trong Kế hoạch. Đề xuất Chính phủ sáp nhập Ban Chỉ đạo “Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương và Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ thành một ban chỉ đạo chung: Ban Chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương; xây dựng Thông tư quy định quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất một xã, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; một phường điển hình về bảo đảm trật tự đô thị. Xây dựng các mô hình khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

- Năm 2022: Tiếp tục thực hiện các nội dung trong Kế hoạch, đồng thời tổ chức biểu dương toàn quốc các điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Năm 2023: Tiếp tục thực hiện các nội dung trong Kế hoạch, đồng thời tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp 09 (Quý III/2023).

3. Giao Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc - Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Phong trào - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham mưu lãnh đạo Bộ Công an, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo các tổ chức thành viên chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp 09; đồng thời theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định./

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG





Trung tướng Trần Quốc Tỏ

TM. BAN THƯỜNG TRỰC
UBTW MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Thị Ngọc Ánh


Nơi nhận:
- Đ/c Chủ tịch UBTW MTTQ VN (để báo cáo);
- Đ/c Bộ trưởng Bộ Công an (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Các đồng chí lãnh đạo: Ủy ban TW MTTQVN và các tổ chức thành viên, Bộ Công an;
- Các đồng chí thành viên BCĐ "Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ" Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công an;
- Các đơn vị thuộc Ủy ban TWMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên;
- Trưởng Ban Chỉ đạo "Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ" các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, UBTW MTTQVN (Ban PT); BCA (V05).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 279/KH-MTTW-BCA ngày 29/03/2021 tiếp tục đẩy mạnh Chương trình phối hợp 09/CTr-BCA-MTTW giữa Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên với Bộ Công an về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới" giai đoạn 2021-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


405

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.166.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!