ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2724/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày
17 tháng 10 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH KHÁNH HÒA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022
của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành
chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 10583/KH-UBND ngày 31/10/2022
của UBND tỉnh về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại Tờ
trình số 2159/TTr-SNgV ngày 08/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc
phạm vi, chức năng quản lý của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (VBĐT);
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, PT, HL.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
PHẦN
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
|
Tên thủ tục
hành chính nội bộ
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp sở
|
Quản lý nhà nước về
ký kết và thực hiện TTQT
|
Cơ quan cấp Sở thuộc
UBND tỉnh
|
2
|
Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện
|
Quản lý nhà nước về
ký kết và thực hiện TTQT
|
UBND cấp huyện
|
3
|
Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã
biên giới
|
Quản lý nhà nước về
ký kết và thực hiện TTQT
|
UBND cấp xã biên
giới
|
4
|
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân
danh cơ quan cấp Sở
|
Quản lý nhà nước về
ký kết và thực hiện TTQT
|
Cơ quan cấp Sở thuộc
UBND tỉnh
|
5
|
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân
danh cơ quan cấp huyện
|
Quản lý nhà nước về
ký kết và thực hiện TTQT
|
UBND cấp huyện
|
6
|
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân
danh cơ quan cấp xã biên giới
|
Quản lý nhà nước về
ký kết và thực hiện TTQT
|
UBND cấp xã biên
giới
|
7
|
Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện
thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Sở
|
Quản lý nhà nước về
ký kết và thực hiện TTQT
|
Cơ quan cấp Sở thuộc
UBND tỉnh
|
8
|
Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện
thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp huyện
|
Quản lý nhà nước về
ký kết và thực hiện TTQT
|
UBND cấp huyện
|
9
|
Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện
thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp xã biên giới
|
Quản lý nhà nước về
ký kết và thực hiện TTQT
|
UBND cấp xã biên
giới
|
PHẦN
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TTHC NỘI BỘ
1 Thủ tục: Ký kết thỏa thuận
quốc tế (TTQT) nhân danh Cơ quan cấp Sở
a) Trình tự và cách thức thực hiện:
- Bước 1 :
+ Cơ quan đề xuất ký kết TTQT lấy ý kiến bằng văn bản
của Sở Ngoại vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp đến TTQT.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nếu TTQT có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư,
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy TTQT
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản
về đề xuất ký kết TTQT.
- Bước 3 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến
và gửi hồ sơ đề xuất ký kết TTQT cho Sở Ngoại vụ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Sở Ngoại vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định.
- Bước 5 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản
về việc ký kết TTQT.
- Bước 6: Người đứng đầu cơ quan cấp Sở tiến hành
ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký TTQT.
- Bước 7 (15 ngày kể từ ngày TTQT được ký kết): Cơ
quan cấp Sở báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản, đồng thời gửi Sở
Ngoại vụ bản sao TTQT để thông báo.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề xuất về việc ký kết TTQT;
- Văn bản thống nhất chủ trương thiết lập quan hệ hợp
tác với địa phương nước ngoài của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (theo khoản 8, Điều 4
Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc Quản lý thống
nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa quy định);
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên
quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan,
tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản TTQT bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, trường hợp TTQT chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch
tiếng Việt kèm theo.
- Số lượng: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc (trường hợp
không lấy ý kiến các Bộ liên quan)
d) Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ quan cấp Sở đề
xuất thực hiện ký kết TTQT.
đ) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan
trực tiếp đến TTQT và các cơ quan khác có liên quan.
e) Kết quả thực hiện TTHC: quyết định bằng văn bản
về việc ký kết TTQT.
g) Phí, lệ phí (nếu có): Không
h) Mẫu đơn, tờ khai: không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện TTQT theo
quy định tại Luật TTQT 2020.
Cơ quan chỉ được đề xuất ký kết TTQT sau khi đã được
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương thiết lập quan hệ hợp tác với địa
phương nước ngoài.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết
và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa quy định.
2. Thủ tục: Ký kết thỏa thuận
quốc tế (TTQT) nhân danh Cơ quan cấp huyện
a) Trình tự và cách thức thực hiện:
- Bước 1:
+ UBND cấp huyện đề xuất ký kết TTQT lấy ý kiến bằng
văn bản của Sở Ngoại vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan đến TTQT.
+ UBND cấp huyện đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nếu TTQT có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư,
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy TTQT
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản
về đề xuất ký kết TTQT.
- Bước 3 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
UBND cấp huyện tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến
và gửi hồ sơ đề xuất ký kết TTQT cho Sở Ngoại vụ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Sở Ngoại vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định.
- Bước 5 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản
về việc ký kết TTQT.
- Bước 6: Chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành ký kết
hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký TTQT.
- Bước 7 (15 ngày kể từ ngày TTQT được ký kết):
UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản, đồng thời gửi
Sở Ngoại vụ bản sao TTQT để thông báo.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề xuất về việc ký kết TTQT;
- Văn bản thống nhất chủ trương thiết lập quan hệ hợp
tác với địa phương nước ngoài của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên
quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan,
tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản TTQT bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, trường hợp TTQT chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch
tiếng Việt kèm theo.
- Số lượng: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc (trường hợp
không lấy ý kiến các Bộ liên quan);
d) Đối tượng thực hiện TTHC: UBND cấp huyện đề xuất
thực hiện ký kết TTQT.
đ) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan đến
TTQT.
e) Kết quả thực hiện TTHC: quyết định bằng văn bản
về việc ký kết TTQT.
g) Phí, lệ phí (nếu có): Không
h) Mẫu đơn, tờ khai: không
i ) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tuân thủ
nguyên tắc ký kết và thực hiện TTQT theo quy định tại Luật TTQT 2020.
Cơ quan chỉ được đề xuất ký kết TTQT sau khi đã được
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương thiết lập quan hệ hợp tác với địa
phương nước ngoài.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết
và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa quy định.
3. Thủ tục: Ký kết thỏa thuận
quốc tế (TTQT) nhân danh Cơ quan cấp xã biên giới
a) Trình tự và cách thức thực hiện:
- Bước 1 : UBND cấp xã biên giới lấy ý kiến bằng
văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 2: (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
UBND cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản; gửi hồ sơ đề
xuất ký kết TTQT cho Sở Ngoại vụ.
- Bước 3 (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
+ Sở Ngoại vụ lấy ý kiến bằng văn bản Công an tỉnh,
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, các cơ quan, đơn vị liên
quan.
+ Sở Ngoại vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nếu TTQT có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư,
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy TTQT
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 4 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn
bản lấy ý kiến):
Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản
về đề xuất ký kết TTQT.
- Bước 5 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Sở Ngoại vụ tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định về đề xuất ký kết TTQT nhân danh UBND cấp xã biên
giới.
- Bước 6 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản
về việc ký kết TTQT.
- Bước 7: Chủ tịch UBND cấp xã biên giới tiến hành
ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký TTQT.
- Bước 8: (15 ngày kể từ ngày TTQT được ký kết): Chủ
tịch UBND cấp xã biên giới báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bằng văn
bản, kèm theo bản sao.
- Bước 9: (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
báo cáo của UBND cấp xã biên giới) UBND cấp huyện thông báo Sở Ngoại vụ bằng
văn bản.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề xuất về việc ký kết TTQT;
- Văn bản thống nhất chủ trương thiết lập quan hệ hợp
tác với địa phương nước ngoài của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên
quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan,
tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản TTQT bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, trường hợp TTQT chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch
tiếng Việt kèm theo.
- Số lượng: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 29 ngày làm việc (trường hợp
không lấy ý kiến các Bộ liên quan);
d) Đối tượng thực hiện TTHC: UBND cấp xã biên giới,
UBND cấp huyện.
đ) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan đến
TTQT.
e) Kết quả thực hiện TTHC: quyết định bằng văn bản
về việc ký kết TTQT.
g) Phí, lệ phí (nếu có): Không
h) Mẫu đơn, tờ khai: không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tuân thủ
nguyên tắc ký kết và thực hiện TTQT theo quy định tại Luật TTQT 2020.
Cơ quan chỉ được đề xuất ký kết TTQT sau khi đã được
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thống nhất chủ trương thiết lập quan hệ hợp tác với địa
phương nước ngoài.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết
và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa quy định.
4. Thủ tục: Sửa đổi, bổ sung,
gia hạn thỏa thuận quốc tế (TTQT) nhân danh Cơ quan cấp Sở
a) Trình tự và cách thức thực hiện:
- Bước 1 :
+ Cơ quan đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT lấy
ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan đến TTQT.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nếu TTQT có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư,
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy TTQT
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản
về đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
- Bước 3 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến
và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT cho Sở Ngoại vụ để trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Sở Ngoại vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định.
- Bước 5 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản
về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
- Bước 6: Người đứng đầu cơ quan cấp Sở tiến hành sửa
đổi, bổ sung, gia hạn hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký TTQT.
- Bước 7 (15 ngày kể từ ngày TTQT được sửa đổi, bổ
sung, gia hạn): Cơ quan cấp Sở báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản,
đồng thời gửi Sở Ngoại vụ bản sao TTQT để thông báo.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT;
- Văn bản thống nhất những vấn đề quan trọng thuộc
nội dung, thỏa thuận hợp tác quốc tế, ký kết với nước ngoài của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên
quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan,
tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản TTQT bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, trường hợp TTQT chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch
tiếng Việt kèm theo.
- Số lượng: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc (trường hợp
không lấy ý kiến các Bộ liên quan)
d) Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ quan cấp Sở đề
xuất thực hiện sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
đ) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan
trực tiếp đến TTQT và các cơ quan khác có liên quan.
e) Kết quả thực hiện TTHC: quyết định bằng văn bản
về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
g) Phí, lệ phí (nếu có): Không
h) Mẫu đơn, tờ khai: không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Tuân thủ nguyên tắc sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thực
hiện TTQT theo quy định tại Luật TTQT 2020.
Cơ quan chỉ được đề xuất sửa đổi, bổ sung TTQT sau
khi đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất đối với những vấn đề quan trọng
thuộc nội dung, thỏa thuận hợp tác quốc tế, ký kết với nước ngoài liên quan đến
việc thiết lập quan hệ lâu dài và phương hướng đầu tư những dự án lớn, công
trình quan trọng liên quan đến nước ngoài có tác động đến kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về sửa đổi,
bổ sung, gia hạn và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa quy định.
5. Thủ tục: Sửa đổi, bổ sung,
gia hạn thỏa thuận quốc tế (TTQT) nhân danh Cơ quan cấp huyện
a) Trình tự và cách thức thực hiện:
- Bước 1:
+ UBND cấp huyện đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn
TTQT lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan đến
TTQT.
+ UBND cấp huyện đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nếu TTQT có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư,
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy TTQT
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản
về đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
- Bước 3 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ):
UBND cấp huyện tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến
và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT cho Sở Ngoại vụ để trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Sở Ngoại vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định.
- Bước 5 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản
về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
- Bước 6: Chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành sửa đổi,
bổ sung, gia hạn hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký TTQT.
- Bước 7 (15 ngày kể từ ngày TTQT được sửa đổi, bổ
sung, gia hạn): UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản,
đồng thời gửi Sở Ngoại vụ bản sao TTQT để thông báo.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT;
- Văn bản thống nhất những vấn đề quan trọng thuộc
nội dung, thỏa thuận hợp tác quốc tế, ký kết với nước ngoài của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên
quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan,
tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản TTQT bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, trường hợp TTQT chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch
tiếng Việt kèm theo.
- Số lượng: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc (trường hợp
không lấy ý kiến các Bộ liên quan);
d) Đối tượng thực hiện TTHC: UBND cấp huyện đề xuất
thực hiện sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
đ) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan đến
TTQT.
e) Kết quả thực hiện TTHC: quyết định bằng văn bản
về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
g) Phí, lệ phí (nếu có): Không
h) Mẫu đơn, tờ khai: không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tuân thủ
nguyên tắc sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thực hiện TTQT theo quy định tại Luật
TTQT 2020.
Cơ quan chỉ được đề xuất sửa đổi, bổ sung TTQT sau
khi đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất đối với những vấn đề quan trọng
thuộc nội dung, thỏa thuận hợp tác quốc tế, ký kết với nước ngoài liên quan đến
việc thiết lập quan hệ lâu dài và phương hướng đầu tư những dự án lớn, công
trình quan trọng liên quan đến nước ngoài có tác động đến kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về sửa đổi,
bổ sung, gia hạn và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa quy định.
6. Thủ tục: Sửa đổi, bổ sung,
gia hạn thỏa thuận quốc tế (TTQT) nhân danh Cơ quan cấp xã biên giới
a) Trình tự và cách thức thực hiện:
- Bước 1: UBND cấp xã biên giới lấy ý kiến bằng văn
bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 2: (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
UBND cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản; gửi hồ sơ đề
xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT cho Sở Ngoại vụ.
- Bước 3 (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
+ Sở Ngoại vụ lấy ý kiến bằng văn bản Công an tỉnh,
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, các cơ quan, đơn vị liên
quan.
+ Sở Ngoại vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nếu TTQT có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư,
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy TTQT
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 4 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn
bản lấy ý kiến):
Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản
về đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
- Bước 5 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Sở Ngoại vụ tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định về đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT nhân
danh UBND cấp xã biên giới.
- Bước 6 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản
về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
- Bước 7: Chủ tịch UBND cấp xã biên giới tiến hành
sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký
TTQT.
- Bước 8: (15 ngày kể từ ngày TTQT được sửa đổi, bổ
sung, gia hạn): UBND cấp xã biên giới báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
bằng văn bản, kèm theo bản sao.
- Bước 9: (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
báo cáo của UBND cấp xã biên giới) UBND cấp huyện thông báo Sở Ngoại vụ bằng
văn bản.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn
TTQT;
- Văn bản thống nhất những vấn đề quan trọng thuộc
nội dung, thỏa thuận hợp tác quốc tế, ký kết với nước ngoài của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên
quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan,
tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản TTQT bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, trường hợp TTQT chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch
tiếng Việt kèm theo.
- Số lượng: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 29 ngày làm việc (trường hợp
không lấy ý kiến các Bộ liên quan);
d) Đối tượng thực hiện TTHC: UBND cấp xã biên giới,
UBND cấp huyện.
đ) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan đến
TTQT.
e) Kết quả thực hiện TTHC: quyết định bằng văn bản
về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn TTQT.
g) Phí, lệ phí (nếu có): Không
h) Mẫu đơn, tờ khai: không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tuân thủ
nguyên tắc sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thực hiện TTQT theo quy định tại Luật
TTQT 2020.
Cơ quan chỉ được đề xuất sửa đổi, bổ sung TTQT sau
khi đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất đối với những vấn đề quan trọng
thuộc nội dung, thỏa thuận hợp tác quốc tế, ký kết với nước ngoài liên quan đến
việc thiết lập quan hệ lâu dài và phương hướng đầu tư những dự án lớn, công
trình quan trọng liên quan đến nước ngoài có tác động đến kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về sửa đổi,
bổ sung, gia hạn và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa quy định.
7. Thủ tục: Chấm dứt hiệu lực,
rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế (TTQT) nhân danh Cơ quan cấp
Sở
a) Trình tự và cách thức thực hiện:
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của Sở
Ngoại vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp đến TTQT.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nếu TTQT có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư,
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy TTQT
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản
về đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
- Bước 3 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến
và gửi hồ sơ đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT
cho Sở Ngoại vụ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Sở Ngoại vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định.
- Bước 5 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản
về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
- Bước 6: Người đứng đầu cơ quan cấp Sở tiến hành
chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
- Bước 7 (15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực,
rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện có hiệu lực): Cơ quan cấp Sở thông báo Sở Ngoại
vụ.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi,
tạm đình chỉ thực hiện TTQT;
- Văn bản thống nhất chủ trương thiết lập quan hệ hợp
tác với địa phương nước ngoài của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (theo khoản 8, Điều 4
Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc Quản lý thống
nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa quy định);
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên
quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan,
tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản TTQT bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, trường hợp TTQT chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch
tiếng Việt kèm theo.
- Số lượng: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc (trường hợp
không lấy ý kiến các Bộ liên quan)
d) Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ quan cấp Sở đề
xuất thực hiện chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
đ) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan
trực tiếp đến TTQT và các cơ quan khác có liên quan.
e) Kết quả thực hiện TTHC: quyết định bằng văn bản
về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
g) Phí, lệ phí (nếu có): Không
h) Mẫu đơn, tờ khai: không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Tuân thủ nguyên tắc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm
đình chỉ thực hiện và thực hiện TTQT theo quy định tại Luật TTQT 2020.
Cơ quan chỉ được đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi,
tạm đình chỉ thực hiện TTQT sau khi đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ
trương thiết lập quan hệ hợp tác với địa phương nước ngoài.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về chấm dứt
hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa quy định.
8. Thủ tục: Chấm dứt hiệu lực,
rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế (TTQT) nhân danh Cơ quan cấp
huyện
a) Trình tự và cách thức thực hiện:
- Bước 1:
+ UBND cấp huyện đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi,
tạm đình chỉ thực hiện TTQT lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ, các cơ
quan, đơn vị liên quan đến TTQT.
+ UBND cấp huyện đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nếu TTQT có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư,
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy TTQT
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản
về đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
- Bước 3 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
UBND cấp huyện tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến
và gửi hồ sơ đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT
cho Sở Ngoại vụ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Sở Ngoại vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định.
- Bước 5 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản
về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
- Bước 6: Chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành chấm dứt
hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một
người khác ký TTQT.
- Bước 7 (15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực,
rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện có hiệu lực): UBND cấp huyện thông báo Sở Ngoại
vụ.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm
đình chỉ thực hiện TTQT;
- Văn bản thống nhất chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên
quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan,
tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản TTQT bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, trường hợp TTQT chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch
tiếng Việt kèm theo.
- Số lượng: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc (trường hợp
không lấy ý kiến các Bộ liên quan);
d) Đối tượng thực hiện TTHC: UBND cấp huyện đề xuất
thực hiện chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
đ) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan đến
TTQT.
e) Kết quả thực hiện TTHC: quyết định bằng văn bản
về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
g) Phí, lệ phí (nếu có): Không
h) Mẫu đơn, tờ khai: không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tuân thủ
nguyên tắc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện và thực hiện
TTQT theo quy định tại Luật TTQT 2020.
Cơ quan chỉ được đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi,
tạm đình chỉ thực hiện TTQT sau khi đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất về
chủ trương.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về chấm dứt
hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa quy định.
9. Thủ tục: Chấm dứt hiệu lực,
rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế (TTQT) nhân danh Cơ quan cấp
xã biên giới
a) Trình tự và cách thức thực hiện:
- Bước 1 : UBND cấp xã biên giới lấy ý kiến bằng
văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 2: (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
UBND cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản; gửi hồ sơ đề
xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT cho Sở Ngoại vụ.
- Bước 3 (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
+ Sở Ngoại vụ lấy ý kiến bằng văn bản Công an tỉnh,
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, các cơ quan, đơn vị liên
quan.
+ Sở Ngoại vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nếu TTQT có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư,
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy TTQT
có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 4 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn
bản lấy ý kiến):
Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản
về đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
- Bước 5 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Sở Ngoại vụ tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định về đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình
chỉ thực hiện TTQT nhân danh UBND cấp xã biên giới.
- Bước 6 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản
về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
- Bước 7: Chủ tịch UBND cấp xã biên giới tiến hành
việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ TTQT.
- Bước 8 (15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực,
rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện có hiệu lực): UBND cấp xã biên giới thông báo
UBND cấp huyện.
- Bước 9: (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
báo cáo của UBND cấp xã biên giới) UBND cấp huyện thông báo Sở Ngoại vụ bằng
văn bản.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi,
tạm đình chỉ thực hiện TTQT;
- Văn bản thống nhất chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên
quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan,
tổ chức liên quan;
- Dự thao văn bản TTQT bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, trường hợp TTQT chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch
tiếng Việt kèm theo.
- Số lượng: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 29 ngày làm việc (trường hợp
không lấy ý kiến các Bộ liên quan);
d) Đối tượng thực hiện TTHC: UBND cấp xã biên giới,
UBND cấp huyện.
đ) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan đến
TTQT.
e) Kết quả thực hiện TTHC: quyết định bằng văn bản
về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện TTQT.
g) Phí, lệ phí (nếu có): Không
h) Mẫu đơn, tờ khai: không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tuân thủ
nguyên tắc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện và thực hiện
TTQT theo quy định tại Luật TTQT 2020.
Cơ quan chỉ được đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi,
tạm đình chỉ thực hiện TTQT sau khi đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất về
chủ trương.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về chấm dứt
hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Quy chế số 10-QC/TU, ngày 11/6/2024 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa quy định.