TỔNG
CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 73521/CT-TTHT
V/v áp dụng
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2018
|
Kính gửi: Công ty TNHH Cốc Cốc
Địa chỉ: P.1202 Tòa nhà HITC số 185 Giảng Võ, P. Cát Linh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội; MST: 0102963440
Trả lời công văn số 1022/2018/CV-CC ngày 22/10/2018 của
Công ty TNHH Cốc Cốc (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về miễn giảm thuế nhà thầu theo Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và
ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa
Việt Nam và các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam:
+ Tại Điều 1 hướng dẫn về đối tượng áp dụng:
“Thông tư này điều chỉnh các đối tượng là đối tượng
cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của Việt Nam và Nước
ký kết Hiệp định với Việt Nam.
1. Theo Hiệp định, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một
Nước ký kết” là đối tượng mà theo luật của một Nước ký kết là đối tượng chịu thuế tại
nước đó do:
1.1. Có nhà
ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối
tượng đó là một cá nhân; hoặc
1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được
thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức; hoặc
1.3. Thuật ngữ này cũng bao gồm cả Nhà nước hoặc
chính quyền địa phương của nước đó, trong trường hợp Hiệp định có quy định.
2. Theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt
Nam, các đối tượng sau đây được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam:
2.1. Các cá nhân là người đáp ứng một trong các điều
kiện sau đây:
...2.2. Các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp
luật tại Việt Nam.
3. Trường hợp căn cứ vào quy định tại các Khoản 1 và
2 của Điều này, nếu một đối tượng vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp
định với Việt Nam thì vị thế cư trú của đối tượng đó được xác định như sau:
3.1. Đối với cá nhân:
Căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ưu tiên dưới đây để xác định một cá nhân là đối tượng cư trú của Việt
Nam:
...3.2. Đối với một đối tượng không phải là cá nhân:
Tùy theo quy định cụ thể tại mỗi Hiệp định để xác định
một đối tượng không phải là cá nhân
là đối tượng cư trú của Việt Nam. Tại các Hiệp định thường quy định các tiêu thức
dưới đây:
... Các quy định về đối tượng cư trú như trên được
nêu tại Điều khoản Đối tượng cư trú (thường là Điều 4) của Hiệp định.”
+ Tại Điều 2 hướng dẫn về các loại thuế áp dụng
“Các loại thuế áp dụng trong các Hiệp định là các loại
thuế đánh vào thu nhập và tài sản được quy định cụ thể tại từng Hiệp
định.
1. Trong trường hợp của Việt Nam, các loại thuế thuộc
phạm vi áp dụng Hiệp định là:
a) Thuế thu nhập doanh nghiệp; và
b) Thuế thu nhập cá nhân.. ”
+ Tại Điều 4 hướng dẫn nguyên tắc áp dụng Hiệp định:
"Khi áp dụng, xử lý thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ
theo quy định tai từng Hiệp
định (bao gồm cả Nghị định thư
và/hoặc Thư trao đổi nếu có)."
+ Tại Điều 11 hướng dẫn xác định nghĩa vụ thuế đối với
thu nhập từ hoạt động kinh doanh:
“1. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản
xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
1.1. Nghĩa vụ thuế
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh
nghiệp đó chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở
thường trú đó.
1.2. Định nghĩa cơ sở thường trú
1.2.1. Theo quy định tại Hiệp định, “cơ sở thường trú”
là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp
thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình. ... ”
+ Tại Chương III hướng dẫn biện pháp tránh đánh thuế
hai lần tại Việt
Nam:
“Theo quy định tại Hiệp định, khi một đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú của Việt Nam, có thu
nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nước này (theo
quy định của Hiệp định và pháp luật nước đó), Việt Nam vẫn có thể có quyền thu
thuế đối với các khoản thu nhập này nhưng đồng thời Việt Nam cũng có nghĩa vụ
thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần để đối tượng nộp thuế đó không
bị nộp thuế hai lần.
Tùy theo mỗi Hiệp định đã ký kết, Việt Nam có thể sẽ thực hiện một biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp
tránh đánh thuế hai lần theo quy định tại các Điều 48, Điều 49, Điều 50 Thông
tư này.
Điều 48. Biện pháp khấu trừ thuế
...Điều 49. Biện pháp khấu trừ số thuế khoán
...Điều 50. Biện pháp khấu trừ gián tiếp”
- Căn cứ Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày
06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại
Việt Nam hướng dẫn về đối tượng áp dụng như sau:
“1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú
tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài
kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam
(sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh
tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa
thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc
giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công
việc của Hợp đồng nhà thầu....”
- Căn cứ Thông tư số 156/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ
Tài chính:
+ Tại Khoản 3 Điều 20 hướng dẫn về khai thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ
nước ngoài:
“3. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế
TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu
...b.2) Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định:
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài thuộc diện được miễn
thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ khác thì thực hiện thêm
các thủ tục sau:
Mười lăm ngày trước thời hạn khai thuế, bên Việt Nam
ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập cho Nhà thầu nước
ngoài gửi Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam hồ sơ thông báo thuộc
diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định
mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng
nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc
diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định
đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản chụp hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt
Nam có xác nhận của người nộp thuế.
..." Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp
thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.
Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn,
giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp hợp
đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá
nhân tại Việt Nam và nước ngoài (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.
15 (mười lăm) ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc
kết thúc năm tính thuế (tùy theo thời điểm nào diễn ra trước) Nhà thầu nước
ngoài gửi bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã
được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 (ba)
ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc
chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho Cơ quan thuế bản
gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú này.
Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy
chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi bản gốc (hoặc bản chụp
đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các
thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn,
giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế
xem xét, quyết định.”
+ Tại Điều 33 hướng dẫn xử lý số tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt nộp thừa.
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn
nguyên tắc như sau:
1. Về miễn
thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và
nước, vùng lãnh thổ khác:
Theo quy định tại Hiệp định, khi một đối tượng nộp
thuế là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế
tại nước này (theo pháp luật nước đó) thì Việt Nam vẫn có thể có quyền thu thuế
đối với các khoản thu nhập này nhưng đồng thời Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực
hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần để đối tượng nộp thuế đó không bị nộp
thuế hai lần.
Tùy theo mỗi Hiệp định đã ký kết, Việt Nam có thể sẽ
thực hiện một biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp tránh đánh thuế hai lần theo
quy định tại các Điều 48, Điều 49, Điều 50 Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày
24/12/2013 của Bộ Tài chính.
2. Về Hồ sơ
Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định:
Trường hợp khoản thu nhập của nhà thầu nước ngoài đủ
điều kiện để được miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ khác thì Công ty gửi Hồ sơ Thông báo miễn,
giảm thuế theo Hiệp định theo hướng dẫn tại tiết b.2 Khoản 3 Điều 20 Thông tư số
156/2013/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp Công ty không thể cung cấp đủ các thông
tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp
định, đề nghị giải trình cụ thể từng trường hợp để cơ quan thuế xem xét, quyết
định.
3. Về xử lý
số tiền thuế nộp thừa:
Nếu nhà thầu nước ngoài được miễn thuế TNDN do áp dụng
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ khác nhưng Công ty đã thực hiện kê khai, nộp thuế
vào NSNN thì Công ty thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC nêu trên.
Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Công ty cung cấp hồ
sơ cụ thể và liên hệ với phòng Kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Kiểm tra thuế số 1;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT,TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|