HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 08/NQ-HĐND
|
Khánh Hòa, ngày 11 tháng 5 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH
HÒA ĐẾN NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA VI, KỲ HỌP BẤT THƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 3951/TTr-UBND ngày
24 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 28/BC-HĐND
ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và
ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua
Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến
năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát
triển:
- Phát triển các cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung phải phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế
- xã hội và định hướng phát triển bền vững của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của tỉnh, của từng địa phương và các ngành; mang tính chiến
lược lâu dài, khả thi và ổn định, đáp ứng yêu cầu quản lý của các ngành chức
năng.
- Việc quy hoạch hệ thống cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm phải gắn kết với thị trường kinh
doanh, thuận lợi trong việc vận chuyển và gần mạng lưới tiêu thụ, đảm bảo vừa
đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ gia súc, gia cầm của các cơ sở chăn nuôi, vừa thỏa
mãn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng.
- Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung phải đảm bảo giải quyết tối đa nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm của
toàn tỉnh, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thú y, an
toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
- Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được xây dựng với nhiều phương thức giết mổ (công nghiệp, bán công nghiệp và thủ công) đa dạng công nghệ; nâng dần
từ giết mổ lên sơ chế, chế biến sản phẩm; tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
2. Mục tiêu phát
triển:
a) Mục tiêu tổng
quát:
Từng bước hình thành các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung hợp lý và đồng bộ, gắn phát triển chăn nuôi với chế
biến và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh động vật và các bệnh
truyền nhiễm lây từ động vật sang người. Cung cấp sản phẩm động vật qua giết mổ
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng; bảo vệ sinh môi trường sinh thái; góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững có hiệu quả.
- Tiến tới chấm dứt hoạt động giết mổ
gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn các huyện,
thị xã, thành phố.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn đến năm 2020:
+ Đầu tư xây dựng 07 cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung tại các xã, thị trấn: Phước Đồng, Suối Hiệp, Cam Thịnh
Đông, Cam Đức (hoàn thiện), Cam Hải Tây, Ninh Quang và Vạn Hưng.
+ Nâng cấp, sửa chữa các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm nhỏ lẻ hiện có; kiên quyết di dời và đình chỉ hoạt động của
các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo các yêu cầu tối
thiểu về an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và môi trường. Phấn đấu đến năm 2020
còn khoảng 50 cơ sở phục vụ nhu cầu thị trường theo từng khu vực cụm xã, phường,
thị trấn;
+ Hình thành được 01 chuỗi sản xuất
và cung cấp thịt lợn an toàn; 01 chuỗi sản xuất và cung cấp thịt gà an toàn. Sản
lượng thịt từ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm cung cấp cho thị trường trong
tỉnh chiếm khoảng 55% - 65% sản lượng thịt các loại.
- Giai đoạn 2021 - 2025:
+ Xây dựng thêm 11 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các xã: Cam Thành
Nam, Ninh Sim, Ninh An, Suối Tân, Cam An Bắc, Vạn Hưng, Vạn Phước, Sông Cầu,
Khánh Bình, Diên Thọ và Ba Cụm Bắc cùng với 6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tại huyện Khánh Vĩnh và Khánh Sơn.
+ Các cơ sở giết mổ đã nâng cấp, sửa
chữa của từng khu vực cụm xã, phường, thị trấn phải chấm dứt
hoạt động khi các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung xây dựng hoàn thành
theo kế hoạch.
+ Phấn đấu hệ thống các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2025 đảm bảo được 100% lượng thịt
tiêu thụ nội tỉnh. Trên 95% sản phẩm giết mổ gia súc, gia
cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Nội dung quy hoạch:
a) Quy hoạch đến năm 2020:
- Thành phố Nha Trang: Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp tập trung loại I, công suất giết
mổ 01 ngày đêm là 50 - 100 con trâu (bò), 800 - 1.500 con lợn và 2.500 - 4.000
con gia cầm; cung cấp cho thị trường thành phố Nha Trang và các khu vực lân cận;
địa điểm tại khu vực ngã ba Đồng Bò đi Trảng É xã Phước Đồng với diện tích 12,6
ha, giai đoạn 1 đầu tư 3,0 ha.
- Thành phố Cam Ranh: Xây dựng cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp tập trung loại II, công suất giết mổ
01 ngày đêm là 40 - 80 con trâu (bò), 250 - 300 con lợn và 1.500
- 2.000 con gia cầm; cung cấp cho khu vực trung tâm thành phố và các xã phía
Nam; địa điểm xây dựng ở phía Tây Nam kho than Cam Ranh tại
thôn Hòn Quy xã Cam Thịnh Đông với diện tích 5,0 ha.
- Thị xã Ninh Hòa: Xây dựng cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp tập trung loại II,
công suất giết mổ 01 ngày đêm là 40 - 60 con trâu (bò), 120 - 150 con lợn và 1.200 - 1.500 con gia cầm; cung cấp cho khu vực trung tâm thị xã
và các xã phía Nam; địa điểm xây dựng tại thôn Thuận Mỹ xã Ninh Quang với diện
tích 5,0 ha.
- Huyện Cam Lâm:
+ Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm bán công nghiệp tập trung loại II, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 30 - 50
con trâu (bò), 120 - 150 con lợn và 1.000 - 1.500 con gia
cầm/ngày đêm; cung cấp cho khu vực trung tâm huyện; địa điểm xây dựng nằm trên
trục đường liên xã của thôn Bãi Giếng 2 xã Cam Hải Tây với diện tích 5,0 ha.
+ Nghiên cứu đầu tư hoàn thiện cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm tại thị trấn Cam Đức một cách hợp lý để phục vụ nhu cầu
thị trường.
- Huyện Vạn Ninh: Xây dựng cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp tập trung loại II,
công suất giết mổ 01 ngày đêm là 20 - 40 con trâu (bò), 80
- 100 con lợn và 1.000 - 1.200 con gia cầm; cung cấp cho các xã phía Nam và khu
vực trung tâm huyện; địa điểm xây dựng nằm trên trục đường liên xã thuộc thôn
Xuân Tự I xã Vạn Hưng với diện tích 5,0 ha.
- Huyện Khánh Vĩnh: Đầu tư nâng cấp cải
tiến trang thiết bị 04 cơ sở giết mổ thủ công, gồm 03 cơ sở tại thị trấn Khánh
Vĩnh và 01 cơ sở tại xã Khánh Bình.
- Huyện Diên Khánh: Xây dựng cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp tập trung loại II,
công suất giết mổ 01 ngày đêm là 40 - 50 con trâu (bò), 100 - 150 con lợn và 1.000 - 1.500 con gia cầm; cung cấp cho khu vực trung tâm huyện và
các xã trong vùng; địa điểm xây dựng tại thôn Cư Thạnh xã Suối Hiệp với diện
tích 5,0 ha.
- Huyện Khánh Sơn: 05 cơ sở đủ điều
kiện về giết mổ gia súc, gia cầm.
b) Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025:
- Thành phố Nha Trang: Đầu tư thêm
dây chuyền công nghệ cho cơ sở giết mổ ở khu vực Trảng É,
nâng dần công suất chuyển từ giết mổ sang
sơ chế và chế biến sản phẩm, gắn chăn nuôi trang trại với chế biến, tiêu thụ sản
phẩm theo chuỗi.
- Thành phố Cam Ranh:
+ Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm bán công nghiệp tập trung loại II, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 40 - 60
con trâu (bò), 120 - 170 con lợn và 1.000 - 1.500 con gia cầm; cung cấp sản phẩm
cho các xã, phường lân cận và ngoài thành phố; địa điểm tại thôn Quảng Hào xã
Cam Thành Nam với diện tích 5,0 ha.
+ Đầu tư nâng cấp cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung loại II ở thôn Hòn Quy xã Cam Thịnh Đông thành cơ sở giết
mổ loại I (phương thức giết mổ công nghiệp).
- Thị xã Ninh Hòa:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở tập trung giết
mổ thủ công loại III, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 20 - 40 con trâu (bò),
80 - 100 con lợn và 800 - 1.000 con gia cầm; cung cấp cho các xã phía Tây của
thị xã và cho thị trường huyện mới sẽ hình thành trong tương lai; địa điểm xây
dựng tại thôn Đống Đa xã Ninh Sim với diện tích 4,0 ha.
+ Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm tập trung loại III, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 10-30 con trâu (bò),
60 - 80 con lợn và 500 - 800 con gia cầm; cung cấp cho khu vực phía Bắc thị xã;
địa điểm xây dựng tại phía Bắc thôn Ngọc Sơn xã Ninh An với diện tích 5,0 ha.
- Huyện Cam Lâm:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở tập trung giết
mổ thủ công loại III, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 20 - 40 con trâu (bò),
80 - 100 con lợn và 800 - 1.000 con gia cầm; cung cấp cho khu vực các xã phía Bắc
của huyện; địa điểm xây dựng tại thôn Vĩnh Phú xã Suối Tân với diện tích 5,0
ha.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở tập trung giết mổ thủ công loại III, công suất giết mổ 01 ngày
đêm là 30 - 50 con lợn và 400 - 600 con gia cầm/ngày đêm; cung cấp cho các xã
phía Tây của huyện; địa điểm xây dựng tại thôn Cửa Tùng xã Cam An Bắc với diện
tích 5,0 ha.
- Huyện Vạn Ninh:
+ Xây dựng cơ sở tập trung giết mổ thủ
công loại III, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 10 - 30 con trâu (bò), 60 - 80
con lợn và 800 - 1.000 con gia cầm; cung cấp cho địa phương và các xã lân cận;
địa điểm xây dựng tại thôn Tân Phú xã Vạn Phú với diện tích 5,0 ha.
+ Xây dựng cơ sở tập trung giết mổ thủ
công loại III, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 20 - 40 con trâu bò, 100 - 120
con lợn và 1.000 - 1.200 con gia cầm; cung cấp cho thị trường
khu đô thị phía Bắc của huyện và khu kinh tế Vân Phong; địa điểm xây dựng tại
thôn Tân Phước Tây - xã Vạn Phước với diện tích 5,0 ha.
- Huyện Khánh Vĩnh:
+ Xây dựng cơ sở tập trung giết mổ thủ
công loại III, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 20 - 40
con trâu (bò), 50 - 70 con lợn và 500 - 700 con gia cầm;
cung cấp cho khu vực trung tâm huyện và cụm công nghiệp; địa điểm xây dựng tại
thôn Đông xã Sông Cầu với diện tích 2,0 ha.
+ Xây dựng cơ sở tập trung giết mổ thủ
công loại III, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 30 - 40 con lợn và 300 - 400 con gia cầm; địa điểm xây dựng tại tổ 9 thôn Bến Khế xã Khánh Bình với diện tích 1,0 ha.
- Huyện Diên Khánh: Xây dựng cơ sở tập
trung giết mổ thủ công loại III, công suất giết mổ 01 ngày đêm là 10 - 30 con
trâu (bò), 80 - 100 con lợn và 800 - 1.000 con gia cầm; cung cấp cho các xã
trong vùng; địa điểm xây dựng tại thôn Đồng Bé xã Diên Thọ (giáp ranh xã Diên
Tân) với diện tích 5,0 ha.
- Huyện Khánh Sơn:
Xây dựng cơ sở tập trung giết mổ thủ công loại III, công suất giết mổ 01 ngày
đêm là 10 - 30 con trâu bò, 40 - 60 con lợn và 600 - 700
con gia cầm; cung cấp cho khu vực trung tâm huyện và các xã lân cận; địa điểm
xây dựng tại xã Ba Cụm Bắc với diện tích 1,0 ha.
4. Tổng nhu cầu vốn
đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 470.200 triệu
đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách: 195.700 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 41,6%.
- Vốn doanh nghiệp: 274.500 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 58,4%.
5. Danh mục các dự án đầu tư (Theo
phụ lục đính kèm)
Điều 2. Giải pháp
thực hiện
1. Giải pháp chính sách:
- Triển khai kịp thời các cơ chế
chính sách của Trung ương đã ban hành, đồng thời cụ thể hóa các chính sách cho ngành giết mổ và chế biến để
giải quyết các vấn đề còn tồn tại và bức xúc.
- Hỗ trợ rủi ro cho người dân thiệt hại
do thiên tai, chuyển đổi nghề cho người dân. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư
xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung.
2. Giải pháp về vốn:
- Tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư
trong nước của các thành phần kinh tế, kết hợp huy động vốn đầu tư nước ngoài
thông qua tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư trong hoạt động sản xuất.
- Khuyến khích đầu tư theo quy định của
pháp luật để thu hút vốn của các thành phần kinh tế.
3. Giải pháp tổ chức và phân vùng
nguyên liệu cho sản xuất:
- Tổ chức lại các hoạt động sản xuất
và chế biến theo Đề án chuyển đổi ngành chăn nuôi Khánh Hòa theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
- Đa dạng hóa mô hình tổ chức sản xuất;
khuyến khích các mô hình liên kết, liên doanh giữa người sản xuất với các doanh
nghiệp chế biến, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng,...; khuyến khích hình thành các
tổ hợp tác, hợp tác xã trong chăn nuôi và giết mổ chế biến sản phẩm.
4. Giải pháp khoa học công nghệ:
Tiếp tục ứng dụng các công nghệ, quy
trình sản xuất tiên tiến, đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại để phát triển giết mổ, chế biến theo chiều sâu; nâng
cấp các cơ sở giết mổ bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
5. Giải pháp bảo vệ môi trường:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của
Luật Thú y, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.
- Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
nhỏ lẻ phải có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch
bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường biện pháp quản lý để ngăn chặn gia tăng ô nhiễm và từng bước
hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
xây dựng mới phải có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn theo
quy định của cơ quan chức năng về môi trường.
6. Các giải pháp khác đảm bảo thực hiện
quy hoạch, di dời các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ
công trong khu dân cư:
- Tập trung thực hiện tốt công tác hỗ
trợ doanh nghiệp xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ dây
chuyền chế biến thực phẩm tiên tiến. Từ đó, vận động các hộ kinh doanh nhỏ lẻ
đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ ở các cơ sở tập trung.
- Xây dựng quy trình, thủ tục triển
khai dự án khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp đảm bảo đúng tiến độ và thời gian hoàn thành; xây dựng kế
hoạch di dời, dừng giết mổ ở các cơ sở không đảm bảo quy định
về an toàn thực phẩm.
-Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị
định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018
của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ cho
các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng
và Quỹ đầu tư phát triển Khánh Hòa để đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu giết mổ
công nghiệp và mở rộng hoạt động đầu tư giết mổ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ môi trường.
- Duy trì cơ cấu thị trường xuất khẩu
truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng. Phát triển các hệ thống cung ứng cho từng mặt hàng theo nhu cầu thị trường, xúc tiến thương mại quảng
bá sản phẩm.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn
nhân lực chất lượng cao, đa dạng các hình thức đào tạo cho những người trực tiếp
sản xuất phù hợp với từng ngành nghề.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút
các nguồn tài trợ (ODA, FDI,...) từ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức
phi Chính phủ. Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, thương mại, kinh nghiệm trong lĩnh vực
giết mổ, chế biến với các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực
hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân
tỉnh Khánh Hòa Khóa VI nhiệm kỳ 2016 - 2021, Kỳ họp bất thường thông qua ngày
11 tháng 5 năm 2018./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ
Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, các ban Đảng;
- VP HĐND tỉnh;
- VP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, Đại.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Xuân Thân
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
TT
|
Tên
dự án
|
Phân
loại
|
TMĐT
(triệu đồng)
|
|
|
|
470.200
|
I
|
Giai đoạn đến năm 2020
|
|
266.200
|
1
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Phước Đồng,
thành phố Nha Trang
|
Loại
I
|
103.200
|
2
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Hòn Quy, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh
|
Loại
II
|
38.000
|
3
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Thuận Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa
|
Loại
II
|
26.000
|
4
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Bãi Giếng 2, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm
|
Loại
II
|
27.000
|
5
|
Khu giết mổ thị trấn Cam Đức, huyện
Cam Lâm
|
Loại
II
|
11.000
|
6
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Xuân Tự I, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh
|
Loại
II
|
24.000
|
7
|
Khu giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung tại thôn Cư Thạnh, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh
|
Loại
II
|
32.000
|
8
|
Nâng cấp cải tạo 50 cơ sở
|
|
5.000
|
II
|
Giai đoạn 2021 - 2025
|
|
204.000
|
1
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
tại thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh
|
Loại
II
|
34.000
|
2
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Đống Đa, xã Ninh Sim, thị xã Ninh Hòa
|
Loại
III
|
20.000
|
3
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
tại thôn Ngọc Sơn, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa
|
Loại
III
|
18.000
|
4
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Cửa Tùng, xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm
|
Loại
III
|
15.000
|
5
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
tại thôn Vĩnh Phú, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm
|
Loại
III
|
20.000
|
6
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Tân Phước Tây, xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh
|
Loại
III
|
22.000
|
7
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thôn Tân Phú, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh
|
Loại
III
|
18.000
|
8
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Đông, xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh
|
Loại
III
|
16.000
|
9
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Bến Khế, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh
|
Loại
III
|
12.000
|
10
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại thôn Đồng Bé, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh
|
Loại
III
|
17.000
|
11
|
Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tại xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn
|
Loại
III
|
12.000
|