HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
50/NQ-HĐND
|
Tiền
Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Nghị định số 30/2021/NĐ-CP
ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 99/2015/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP
ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 100/2015/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát
triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 328/TTr-UBND ngày
11 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân
tỉnh ban hành Nghị quyết về thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tiền
Giang đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 118/BC-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2021 của
Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Thông qua
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 với các nội dung chủ
yếu như sau:
1. Quan điểm phát
triển nhà ở
a) Phát triển nhà ở là một trong những
nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phù hợp
với đường lối chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước, các quy hoạch kinh
tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của tỉnh;
b) Thực hiện chính sách xã hội hóa về
nhà ở thông qua cơ chế tạo điều kiện của nhà nước để người dân thực hiện việc tạo
lập chỗ ở; đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, chủ đầu tư và người dân trong
phát triển nhà ở;
c) Phát triển nhà ở gắn với phát triển
thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
đồng thời có chính sách để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội,
người thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định
chính trị, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng
văn minh, hiện đại;
d) Phát triển nhà ở đa dạng các hình
thức, trong đó chú trọng tăng tỷ lệ nhà ở cho thuê đối với phân khúc nhà ở giá
thấp để giải quyết nhu cầu ở khá lớn của các nhóm dân cư chưa có nhu cầu sở hữu
và chưa có khả năng chi trả mua nhà ở;
đ) Phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng
tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai; phải đảm bảo đồng bộ với
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; sử dụng quỹ đất tiết kiệm,
hiệu quả; nâng cao chất lượng kiến trúc, cảnh quan và môi trường; phát triển bền
vững và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tầm nhìn dài hạn.
2. Mục tiêu phát triển
nhà ở
a) Giai đoạn 2021 - 2025
- Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh
là 32,9 m2/người, trong đó: tại khu vực đô thị là 31,5 m2/người,
tại khu vực nông thôn là 33,2 m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu là
10 m2/người;
- Tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm
giai đoạn 2021 - 2025 là 7.759.567m2 sàn, trong đó:
+ Nhà ở thương mại, khu đô thị: tăng
thêm được 576.100 m2 sàn, tương đương khoảng 5.761 căn;
+ Nhà ở xã hội: tăng thêm được
252.604 m2 sàn, tương đương khoảng 4.210 căn nhà;
+ Nhà ở công vụ: tăng thêm được 2.080
m2 sàn, tương đương 26 căn nhà;
+ Nhà ở dân tự xây dựng: tăng thêm
khoảng 6.928.783 m2 sàn, tương đương khoảng 69.288 căn nhà;
+ Nhà ở theo Chương trình mục tiêu: theo
hướng dẫn và cơ chế của Trung ương cho giai đoạn mới để triển khai thực hiện;
- Chất lượng nhà ở: tỷ lệ nhà ở kiên
cố và bán kiên cố đạt 93,9%; nhà ở thiếu kiên cố giảm xuống còn 6,1 %.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh
là 36,6 m2/người, trong đó: tại khu vực đô thị là 35,3 m2/người,
tại khu vực nông thôn là 36,9 m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu là
12 m2/người;
- Tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm
giai đoạn 2026 - 2030 là 7.537.284m2 sàn, trong đó:
+ Nhà ở thương mại, khu đô thị: thêm
được 776.616 m2 sàn, tương đương khoảng 7.766 căn nhà;
+ Nhà ở xã hội: tăng thêm được
375.764 m2 sàn, tương đương khoảng 6.263 căn nhà;
+ Nhà ở dân tự xây dựng: tăng thêm
khoảng 6.384.904 triệu m2 sàn, tương đương khoảng 63.849 căn nhà;
+ Nhà ở theo Chương trình mục tiêu:
theo hướng dẫn và cơ chế của Trung ương cho giai đoạn mới để triển khai thực hiện.
- Chất lượng nhà ở: Tỷ lệ nhà ở kiên
cố và bán kiên cố đạt 96,7%; nhà ở thiếu kiên cố giảm xuống còn 3,3%.
3. Nguồn vốn phát
triển nhà ở
a) Giai đoạn 2021 - 2025
Tổng nguồn vốn phát triển nhà ở giai
đoạn 2021-2025 là 61.120 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách tỉnh là 218 tỷ đồng:
bao gồm 50 tỷ đồng xây dựng dự án nhà ở xã hội với quy mô 100 căn nhà tại thành
phố Mỹ Tho (85 căn nhà ở xã hội; 15 căn nhà ở công vụ); 16 tỷ đồng xây dựng nhà
ở công vụ tại các huyện, thị xã; 152 tỷ đồng hỗ trợ vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật
tại các dự án nhà ở xã hội;
- Vốn Doanh nghiệp đầu tư xây dựng
các dự án nhà ở thương mại và hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở thương mại; nhà ở xã hội
là 7.550 tỷ đồng;
- Vốn của người dân đầu tư xây dựng
nhà ở là 53.352 tỷ đồng.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
Tổng nguồn vốn phát triển nhà ở giai
đoạn 2026 - 2030 là 69.805 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách tỉnh là 238 tỷ đồng
thực hiện hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các dự án nhà ở xã hội;
- Vốn Doanh nghiệp đầu tư xây dựng
các dự án nhà ở thương mại và hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở thương mại; nhà ở xã hội
là 12.103 tỷ đồng;
- Vốn của người dân đầu tư xây dựng
nhà ở là 57.464 tỷ đồng.
4. Quỹ đất để phát
triển nhà ở
a) Giai đoạn 2021 - 2025
Quỹ đất phát triển nhà ở giai đoạn
2021 - 2025 là 55,7 ha, trong đó:
- Quỹ đất phát triển nhà ở thương mại:
38,4 ha;
- Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội:
17,2 ha;
- Quỹ đất phát triển nhà ở công vụ:
0,1 ha.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
Quỹ đất phát triển nhà ở giai đoạn
2026 - 2030 là 77,4 ha, trong đó:
- Quỹ đất phát triển nhà ở thương mại:
51,8 ha;
- Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội:
25,6 ha;
5. Các giải pháp
chính thực hiện Chương trình
a) Giải pháp về cơ chế chính sách
- Chính sách tạo điều kiện để cá
nhân, hộ gia đình xây dựng nhà ở và khuyến khích xã hội hoá trong đầu tư phát
triển nhà ở: quy định cơ chế công khai quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch các
dự án nhà ở và khu đô thị mới; công khai các thủ tục trong cấp phép xây dựng, cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; cơ chế thu phí, lệ phí liên quan đến nhà ở;
- Chính sách khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở theo dự án (cơ chế ưu đãi về đất
đai, tài chính và các cơ chế khác);
- Chính sách quản lý kiến trúc nhà ở
và quản lý xây dựng nhà ở theo quy hoạch: ban hành Quy chế quản lý xây dựng
theo quy hoạch để đảm bảo mọi hoạt động xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở tại đô
thị phải tuân thủ theo kiến trúc và quy hoạch được duyệt phù hợp với quy định của
Luật Nhà ở, Luật Xây dựng;
- Chính sách về đất ở và đất phát triển
các dự án nhà ở và dự án khu đô thị mới: chủ động điều chỉnh các cơ chế về đất
đã được ban hành phù hợp cơ chế chính sách mới; đồng thời ban hành cơ chế ưu
đãi về tài chính đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;
- Triển khai thực hiện chính sách
phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở và các quy định pháp luật liên
quan được ban hành; khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư
xây nhà ở xã hội;
- Đề xuất cấp thẩm quyền điều chỉnh,
bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với điều kiện đặc thù của địa
phương; công khai minh bạch về các chính sách xây dựng nhà ở để bán, cho thuê
và thuê mua phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Giải pháp về đất ở
- Dành quỹ đất cho việc phát triển
nhà ở đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây
dựng và quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, trong đó đặc biệt quan tâm tới quỹ
đất, quỹ nhà ở để bố trí tái định cư để chủ động trong việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang
đô thị và các công trình, dự án trọng điểm khác trên địa bàn;
- Xây dựng, rà soát quy hoạch sử dụng
đất, trong đó chú trọng dành quỹ đất 20% tại các khu vực đô thị từ loại III trở
lên, hoặc các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp để phát triển nhà ở xã hội.
Xác định rõ vị trí và ưu tiên sử dụng quỹ đất sạch do địa phương đang quản lý để
thực hiện các dự án nhà ở xã hội;
- Kết hợp đầu tư kết cấu hạ tầng giao
thông với khai thác tiềm năng đất đai, đấu giá quyền sử dụng đất tại những vị
trí thuận lợi, vừa tăng được nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, vừa đầu tư xây dựng
được hệ thống hạ tầng giao thông kết nối tại khu vực.
c) Giải pháp về vốn
- Thực hiện đa dạng hóa các phương thức
đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu sử dụng vốn ngoài ngân sách; ưu tiên sử dụng
vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho
thuê;
- Ủy thác nguồn vốn từ ngân sách tỉnh,
ngân sách cấp huyện cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để ưu tiên cho đối tượng
cán bộ công chức, viên chức, công nhân, người có thu nhập thấp có nhu cầu về
nhà ở xã hội vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế
sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và nguồn vốn huy động hợp pháp để đầu
tư xây dựng nhà ở, các khu đô thị mới, đặc biệt nhà ở xã hội;
- Lồng ghép vào trong các chương
trình mục tiêu hỗ trợ nhà ở của Trung ương để xây dựng, cải tạo nhà ở cho các đối
tượng có khó khăn về nhà ở, nhằm tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của các Chương trình mục tiêu;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo
quy định.
d) Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng,
phát triển nhà ở;
- Công khai hệ thống thông tin bất động
sản nhà ở, thông tin quy hoạch xây dựng, phát triển nhà ở trên môi trường mạng
và trên các phương tiện đại chúng để tất cả các đối tượng có nhu cầu nắm bắt
thông tin;
- Có cơ chế, chính sách và bố trí nguồn
kinh phí hàng năm để ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ các cá nhân, tổ chức nghiên
cứu phát triển, chuyển giao công nghệ mới trong thiết kế, thi công các loại
hình nhà ở thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Nghiên cứu, thiết kế và áp dụng các
loại hình nhà ở thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, có
thể tái sử dụng hoặc tái chế các nguồn tài nguyên đã sử dụng.
e) Giải pháp cho nhà ở ven sông,
kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, ngập lũ
- Lập, rà soát quy hoạch để thực hiện
giải tỏa di dời đối với một số khu vực nhà ở nằm ven sông, kênh rạch có nguy cơ
sạt lở, ngập lũ; đồng thời bố trí quỹ đất để xây dựng khu tái định cư cho người
dân có nhà ở ven kênh rạch có nguy cơ sạt lở;
- Đối với những khu vực nhà ở ven
sông, kênh, rạch chưa ở mức độ nguy cơ cao và rất cao, cần ban hành quy định cụ
thể để quản lý quy hoạch xây dựng, khuyến cáo người dân trong quá trình xây dựng
nhà ở (quy định chỉ giới đường thủy, khu vực cần bảo vệ, quy mô và cấp nhà được
sửa chữa, cải tạo), quản lý về đất đai, môi trường nhằm thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với nhà ở ven sông, kênh, rạch... đồng thời tạo điều kiện cho
người dân tại khu vực nêu trên tự cải tạo nhà ở có chất lượng phù hợp với điều
kiện sinh hoạt cần thiết.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Tiền Giang Khóa X, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và
có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- UB.Thường vụ Quốc hội;
- VP. Quốc hội, VP. Chính phủ;
- HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư;
- Vụ Công tác đại biểu (VPQH);
- Cục Hành chính - Quản trị II (VPCP);
- Kiểm toán Nhà nước khu vực IX;
- Các đ/c UVBTV Tỉnh ủy;
- UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- ĐB. Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang;
- ĐB. HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- TT. HĐND các xã, phường, thị trấn;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Võ Văn Bình
|