Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 816/QĐ-BNN-KH 2018 thực hiện 120/NQ-CP phát triển đồng bằng sông Cửu Long

Số hiệu: 816/QĐ-BNN-KH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Xuân Cường
Ngày ban hành: 07/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 816/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 120/NQ-CP NGÀY 17/11/2017 CỦA CHÍNH PHỦ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Nghị quyết số 418-NQ/BCS ngày 22/12/2017 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, KH.
(150)

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Cường

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 120/NQ-CP NGÀY 17/11/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 816/QĐ-BNN-KH ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 120) về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động với các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích, yêu cầu

Quán triệt nội dung, cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 120 đến các đơn vị thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố vùng đồng bằng Sông Cu Long nhằm tạo đồng thuận và quyết tâm cao của toàn ngành nông nghiệp trong triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vùng xây dựng Kế hoạch hành động theo chức năng nhiệm vụ được giao; đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả nhằm góp Phần thực hiện thắng lợi các Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đã đặt ra trong Nghị quyết.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và nông dân chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết để chung sức thúc đẩy nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đphát triển nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tổ chức đánh giá sâu sắc tình hình sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long: những thành tựu và hạn chế thời gian qua; lợi thế và điểm yếu; cơ hội và thách thức của Vùng và các tiểu vùng.

Nghiên cứu, đánh giá tác động của hoạt động thượng nguồn đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân trong Vùng và các tiểu vùng.

Nghiên cứu, dự báo và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và kế sinh nhai của người dân trong vùng và các tiu vùng; xây dựng các kịch bản và giải pháp ứng phó phù hợp.

- Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ cấu kinh tế nông thôn ở các địa phương trong Vùng; nhiệm vụ thời gian tới.

- Xây dựng Chương trình tổng thvề phát triển nông nghiệp bền vững Vùng đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 và các kịch bản tương ứng với các kịch bản về biến đổi khí hậu.

2. Rà soát Điều chỉnh chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo; giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái.

Đánh giá tình hình thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực của Vùng, kết quả đạt được thời gian qua và những hạn chế; các kịch bản của biến đổi khí hậu tác động đến cơ cấu sản xuất của Vùng.

Nghiên cứu cung cầu thị trường trong nước và quốc tế đxác định hướng Điều chỉnh quy hoạch các ngành hàng chiến lược theo hướng tăng diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích cây ăn trái, giảm diện tích lúa kém hiệu quả.

Quy hoạch lại hệ thống thủy lợi phù hợp với cơ chế giữ lũ, ngăn mặn linh hoạt hơn và phục vụ nhiều hệ thống canh tác khác nhau, đặc biệt cho nuôi trồng thủy sản, sản xuất cây ăn trái và luân canh, xen canh giữa quy hoạch và quản lý nghiêm hệ thống rừng ngập mặn, duy trì vành đai chn sóng, bảo vệ bờ bin và cân đối môi trường, sinh thái; xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đtạo sinh kế cho người dân phát triển và bảo vệ rừng ngập mặn.

Kiểm kê, đánh giá lại diện tích rừng tự nhiên, rừng ngập mặn toàn Vùng và từng địa phương trong vùng; xây dựng Kế hoạch bảo vệ, phục hồi và trng mới rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven sông, ven bin.

Quy hoạch rõ các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa theo các tiu vùng và có chế tài quản lý nghiêm việc thực hiện quy hoạch tại các vùng chuyên canh, quy hoạch các vùng lõi đphát triển cụm các cơ sở kho chứa, bảo quản, sơ chế và các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp như cung ứng vật tư đầu vào, dịch vụ bảo vệ phòng chống dịch bệnh, dịch vụ cơ khí...

Tại các thành phố lớn của tiểu vùng, quy hoạch các khu công nghiệp chế biến sâu nông sn và các phụ phẩm đtối đa hóa giá trị sản phẩm và các dịch vụ hậu cần.

3. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phn đu đến năm 2025, tập trung giải quyết nâng cao chất lượng giống, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngang tầm với các nước có nn nông nghiệp hiện đại cho ba nhóm sản phẩm chủ lực: thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo.

Ưu tiên nguồn lực và tập trung nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong các ngành hàng chủ lực trong vùng đchọn, tạo ra nhiu ging cây trng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến nông sản, tạo đột phá về năng sut, chất lượng và hiệu quả sản xuất, khả năng chng chịu,...

Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm là lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: các loại thủy cầm phù hợp mùa nước nổi hoặc nước mặn hoặc thích nghi với Điều kiện sinh thái (vịt biển, chim yến...), các sản phẩm từ rừng có thphát triển thành sản phẩm hàng hóa (gđước), các sản phẩm nhuyn th, giáp xác hoặc các thủy sản khác,...

Nghiên cứu cải tiến hệ thống giống thủy sản, giống cây ăn trái, ging lúa gạo theo hướng năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với Vùng và các tiu vùng

Nghiên cứu và chuyn giao, phổ biến các quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến, kỹ thuật canh tác hữu cơ ứng dụng công nghệ cao đ tăng năng sut, thân thiện với môi trường trong hệ thống canh tác luân canh, xen canh phù hợp với sinh thái của Vùng và các tiểu vùng.

Tăng cường các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ nông dân tiếp thu và áp dụng khoa học công ngh; thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động khoa học công nghnông nghiệp; phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp.

4. Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách mới, mang tính đột phá nhằm phát trin sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bng sông Cửu Long; phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch đgiảm tn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

5. Xây dựng ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, có quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững trên cơ sở quy hoạch đã được rà soát, Điều chỉnh, xây dựng các Đề án, Kế hoạch cụ thphát triển sản xuất tôm nước lợ, nuôi tôm bin, cá tra và các loại thủy đặc sản thích ứng với Vùng và các tiểu vùng.

Thúc đẩy phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, hiện đại nhằm khai thác hiệu quả lợi thế vốn có và phù hợp với các kịch bản của biến đổi khí hậu.

6. Quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, không chuyn sang các Mục đích sử dụng khác, trừ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt do cấp có thm quyền quyết định; ưu tiên đầu tư phục hi, trng mới rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven sông, ven bin.

7. Rà soát quy hoạch thủy lợi phòng chng thiên tai đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2050 phù hợp với bối cnh mới, đảm bảo giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai, chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất; Xây dựng đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyn đi, phát triển nông nghiệp bn vững tại các tiu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện, trong đó chú ý đẩy mạnh hình thức đi tác công - tư.

8. Xây dựng Đề án bảo vbờ biển, củng cố nâng cấp hệ thống đê bin, phòng chống xói lở bờ bin; tập trung đầu tư xử lý ngay nhng đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ bin nghiêm trọng; xây dựng quy hoạch chỉnh trị sông gn với quy hoạch sử dụng đất ven sông theo hướng dành không gian thoát lũ, xây dựng công trình giao thông kết hợp với đê Điều; btrí, sắp xếp lại dân cư ven sông, kênh, rạch kết hợp xây dựng nông thôn mới.

9. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành công nhân nông nghiệp, rút dần lao động nông nghiệp, chuyn sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long căn cứ vào Kế hoạch hành động này để xây dựng, trình duyệt kế hoạch cụ thvà triển khai thực hiện.

2. Định kỳ 6 tháng và cuối năm các đơn vị tiến hành đánh giá, báo cáo Bộ (qua Vụ Kế hoạch) kết quả thực hiện trong đó nêu rõ: Việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành và ngun nhân. Báo cáo gửi qua đường công văn và qua thư điện tử: longpt.kh@mard.gov.vn trước ngày 20/6 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 05/12 (đối với báo cáo năm) đ tng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Giao Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp vi Văn phòng Bộ, Tổng cục Phòng chng thiên tai và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ theo dõi và tng hp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này./

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(Kèm theo Quyết định số 816/QĐ-BNN-KH ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

1.

Nhiệm vụ 1

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Các đơn vị liên quan

 

 

1.1.

Đánh giá thực trạng tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và các mô hình sinh kế vùng ĐBSCL trong đó có Điều tra một số chuỗi giá trị chủ lực của vùng và Điều tra hiện trạng công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp (cụm ngành, chế biến, hậu cần, vận tải);

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Các đơn vị liên quan

Báo cáo

2018

1.2.

Điều tra đánh giá và dự báo tác động của phát triển kinh tế xã hội nội tại Vùng ĐBSCL đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân trong vùng và các tiểu vùng

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Các đơn vị liên quan

Báo cáo

2018

1.3.

Nghiên cứu, đánh giá tác động của hoạt động thượng nguồn đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân trong Vùng và các tiểu vùng.

Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam

Các đơn vị liên quan

Báo cáo

2018

1.4.

Nghiên cứu, dự báo và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và kế sinh nhai của người dân trong vùng và các tiểu vùng; xây dựng các kịch bản và giải pháp ứng phó phù hợp

Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam

Các đơn vị liên quan

Báo cáo

2018

1.5.

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cấu kinh tế nông thôn ở các địa phương trong Vùng; nhiệm vụ thời gian tới

Văn phòng Điều phối TƯ Chương trình MTQG XDNTM

Các đơn vị liên quan

Báo cáo

2018

1.6.

Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liền với cơ cấu li ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Tổng cục Thủy sản, Tng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy lợi, Tng cục Phòng, chống thiên tai, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Vụ Kế hoạch

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2018

2.

Nhiệm vụ 2

Vụ Kế hoạch

Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi, TCTS, TCLN; TCTL; Viện KT và QH thủy sản; Viện QH và TKNN

Quyết định của Bộ Trưởng Bộ NN và PTNT

2018-2019

2.1.

Rà soát quy hoạch nông nghiệp vùng ĐBSCL

Vụ Kế hoạch

Viện QH và TKNN phân viện phía Nam

Quyết định của Bộ Trưởng Bộ NN và PTNT

2018-2019

2.2.

Rà soát quy hoạch thủy sản vùng ĐBSCL

Tổng cục Thủy sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản

Quyết định của Bộ Trưởng Bộ NN và PTNT

2018-2019

2.3.

Rà soát quy hoạch lâm nghiệp vùng ĐBSCL

Tổng cục Lâm nghiệp

Viện Điều tra và Quy hoạch rừng

Quyết định của Bộ Trưởng Bộ NN và PTNT

2018-2019

3.

Nhiệm vụ 3

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

 

 

 

3.1.

Rà soát, hoàn thiện chính sách thúc đy  nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (công nghệ cao, công nghệ sinh học), đặc biệt trong lĩnh vực giống cây trng, vật nuôi, thủy sản

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Vụ Pháp chế, Viện Khoa học nông nghiệp

 

2018-2019

3.2.

Xây dựng và triển khai Chương trình nghiên cứu, lựa chọn, tạo giống cây trồng; tập trung chủ yếu là giống cây ăn trái và giống lúa

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Cục Trồng trọt, Viện Khoa học nông nghiệp

 

2018-2019

3.3.

Xây dựng và triển khai Chương trình nghiên cứu, lựa chọn, tạo giống vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Cục Chăn nuôi, Viện chăn nuôi

 

2018-2020

3.4.

Xây dựng và triển khai Chương trình nghiên cu, lựa chọn, tạo giống thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng cục thủy sản

Vụ Khoa học, Công nghệ và MT, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2

 

2018-2020

4.

Nhiệm vụ 4

 

 

 

 

4.1.

Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách mới, mang tính đột phá nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Vụ Kế hoạch, TCTS, TCLN, TCPCTT, TCTL, Cục Chăn nuôi, cục Trồng trọt

 

2018-2019

4.2.

Chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long;

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Vụ Pháp chế, Vụ Quản lý doanh nghiệp

Quyết định Thtướng Chính phủ

2018-2019

4.3.

Chính sách phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm;

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Vụ Pháp chế, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Quyết định Thủ tướng Chính phủ

2018-2019

4.4.

Chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm tn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

V Pháp chế, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Quyết định Thủ tướng Chính phủ

2018-2019

5.

Nhiệm vụ 5

Tổng cục Thủy sản

 

 

 

5.1.

Xây dựng Đề án phát triển ngành thủy sản bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng cục Thủy sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2;

Đ án

2018-2018

5.2.

Điều tra, đánh giá ảnh hưởng xâm nhập mn đến nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL

Tổng cục Thủy sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2;

Báo cáo

2018-2020

5.3.

Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản tại một số lưu vực sông và vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng cục Thủy sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2;

 

2018-2020

5.4.

Xây dựng mô hình chuyn đi đối với một số nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái vùng ĐBSCL.

Tổng cục Thủy sản

Viện Nghiên cứu Hải sản

Mô hình

 

5.5.

Xây dựng mô hình sản xuất một số đối tượng nuôi (tôm càng xanh, tôm sú)

Tổng cục Thủy sản

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2

Mô hình

2018-2020

6.

Nhiệm vụ 6

Tổng cục Lâm nghiệp

 

 

 

6.1.

Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển vùng ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

Tổng cục Lâm nghiệp

Viện Điều tra và Quy hoạch rừng

Báo cáo

2018-2019

6.2.

Điều tra, đánh giá thực trạng và nguy cơ nhiễm mặn làm căn cứ đề xuất giải pháp cân bằng suy thoái đất tại Vùng Tứ Giác Long Xuyên góp Phần thực hiện Chương trình cân bằng suy thoái đất của Công Ước Sa mạc hóa (UNCCD)

Tổng cục Lâm nghiệp

Viện Điều tra và Quy hoạch rừng; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Báo cáo

2018-2019

6.3.

Xây dựng Đề án quản lý và phát triển rừng ngập mặn phục vụ phòng hộ ven sông, ven biển cùng với phát triển sinh kế sinh thái gắn với rừng

Tổng cục Lâm nghiệp

Tổng cục phòng, chống thiên tai, Tổng thủy sản

Đề án

2018-2019

7.

Nhiệm vụ 7

Tổng cục Thủy lợi

Các đơn vị có liên quan

 

 

7.1.

Đánh giá, nghiên cứu phục vụ lập quy hoạch thủy lợi phòng chống thiên tai đến 2030, tầm nhìn đến năm 2025 vùng ĐBSCL.

Tổng cục Thủy lợi

Tổng cục Phòng chống thiên tai, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam;

Báo cáo

2018-2019

7.2.

Quy hoạch thủy lợi phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vùng ĐBSCL

Tổng cục Thủy lợi

Tổng cục Phòng chống thiên tai, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2018-2019

7.3.

Điều tra đánh giá hệ thống thủy lợi Vùng ĐBSCL và đề xuất phương án phát triển thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện

Tổng cục Thủy lợi

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam;

Báo cáo

2018-2019

7.4.

Xây dựng Đề án hiện đại hóa thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện Vùng ĐBSCL

Tổng cục Thủy lợi

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam;

Đề án

2018-2019

8.

Nhiệm vụ 8

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Các đơn vị có liên quan

 

 

8.1.

Điều tra, đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp tổng thể phòng chống sạt lở cấp bách bảo vệ bờ biển ĐBSCL

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Tổng cục Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

Đề án

2018-2019

8.2.

Xây dựng quy hoạch chỉnh trị sông gắn với quy hoạch sử dụng đất ven sông theo hướng dành không gian cho thoát lũ

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam; Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

Quyết định

2018-2019

8.3.

Điều tra, đánh giá, đề xuất giải pháp bảo vệ củng cố nâng cấp đê biển vùng ĐBSCL

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Tổng cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Báo cáo

2018-2019

8.4.

Điều tra, đánh giá hiện trạng sạt lở bở biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các mô hình đã thí điểm việc giao đất, giao rừng ngập mặn cho doanh nghiệp quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển bãi.

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; tỉnh Cà Mau

Báo cáo

2018-2019

8.5.

Thí điểm mô hình giải pháp công trình thân thiện với môi trường, giá thành thấp, vật liệu địa phương để chống sạt lở, phát triển vùng bãi.

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Vụ KHCN&MT. Tỉnh Bến Tre

Công trình thí điểm

2018-2019

8.6.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến dịch trồng rừng ngập mặn và bảo vệ vùng bãi biển ngập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản

 

2018-2019

8.7.

Xây dựng Đề án bố trí lại dân cư ven sông, kênh rạch, đảm bảo cấp nước sạch và gắn với xây dựng nông thôn mới

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng nông thôn mới, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

Đề án

2018-2019

9.

Nhiệm vụ 9

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

 

 

 

 

Phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Xây dựng Đề án chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Đề án

2018-2019

10.

Nhiệm vụ 10

Văn phòng Bộ

 

 

 

 

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và phổ biến thông tin, kiến thức phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

Văn phòng Bộ, Tổng cục Phòng chống thiên tai

Các đơn vị liên quan

 

2018-2020

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 816/QĐ-BNN-KH ngày 07/03/2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.978

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.181.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!