Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 788/QĐ-UBND phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm Bình Thuận 2017

Số hiệu: 788/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Phạm Văn Nam
Ngày ban hành: 27/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 788/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 27 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Công điện khẩn số 9638/CĐ-BNN-TY ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 41/TTr-SNN ngày 20 tháng 3 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan và chỉ đạo Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xác định cụ thể nguồn và mức kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2017 trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điểu 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bình Thuận, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Nam

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Thực hiện Công điện khẩn số 9638/CĐ-BNN-TY ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, với mục tiêu quyết tâm không để dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra tại tỉnh ta; bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho nhân dân; do đó công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phải được xem đây là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, đột xuất, hàng đầu của tất cả các cơ quan, đoàn thể.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:

I. Mục tiêu:

Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch (nếu có). Chủ động công tác phòng, chống dịch trong mọi tình huống khi có dịch xảy ra theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Bình Thuận.

II. Nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện:

Tập trung thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh với các biện pháp cụ thể như sau:

1. Khi chưa có dịch:

- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp để theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch từ tỉnh đến huyện, xã, khu phố, thôn.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch từ tỉnh đến cơ sở. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch cụ thể tại địa phương để sẵn sàng đối phó trong mọi tình huống khi có dịch xảy ra.

Vận động các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan thú y của tỉnh phối hợp với chính quyền cấp huyện, xã và thú y cơ sở thường xuyên thực hiện công tác giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời không để dịch lây lan ra diện rộng.

- Giám sát chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; tổ chức thẩm định đối với các cơ sở đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Triển khai công tác tiêu độc khử trùng định kỳ, đột xuất để hạn chế sự lưu hành của mầm dịch.

- Thực hiện các Chương trình khống chế dịch bệnh của Trung ương và của tỉnh, trong đó tập trung Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng; tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm; tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho gia súc thuộc khu vực đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao (theo phụ lục 1, 2 và 3 kèm theo Quyết định này).

- Lấy mẫu giám sát chủ động đối với các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra tại địa phương theo kế hoạch của Chi cục và theo chương trình giám sát của Cục Thú y.

- Thực hiện các công tác kiểm dịch động vật vận chuyển trong nước, công tác kiểm soát giết mổ động vật. Tổ chức công tác thanh, kiểm tra trong công tác phòng dịch.

- Dự phòng hóa chất tiêu độc, khử trùng để thực hiện tiêu độc tại các vùng có ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao và các đợt tiêu độc, khử trùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai.

- Dự phòng các loại vắc xin phòng, chống dịch đáp ứng kịp thời công tác tiêm phòng bao vây các ổ dịch.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.

2. Khi có dịch xảy ra:

- Kiểm tra, xác minh tình hình dịch bệnh; lấy mẫu gửi phòng xét nghiệm để xác định dịch bệnh.

- Trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định công bố dịch theo quy định của Luật Thú y.

- Triển khai khẩn cấp các biện pháp chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y (lập chốt kiểm tra vận chuyển; xử lý gia súc, gia cầm mắc bệnh; tiêm phòng bao vây ổ dịch; triển khai vệ sinh tiêu độc, khử trùng; ….).

- Kiểm tra, giám sát, đề nghị Cục Thú y thẩm định để trình cấp có thẩm quyền công bố hết dịch.

3. Khi hết dịch:

- Tiếp tục thực hiện công tác giám sát, tiêu độc khử trùng nhằm xử lý triệt để các mầm bệnh.

- Thống kê lại số đàn gia súc, gia cầm bị tiêu hủy tại các địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi (nếu có).

- Tổ chức sơ tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

III. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí dự phòng ngân sách tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán chi tiết kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2017 gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai, kiểm tra việc thực hiện các nội dung phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và báo cáo kịp thời mọi diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh cho Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo; đồng thời chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các địa phương triển khai thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.

- Xây dựng dự toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2017 gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

2. Công an tỉnh:

- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh, Đội Cảnh sát giao thông phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra giám sát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm để kiểm tra việc nhập gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm của các tỉnh khác nhập vào tỉnh ta.

- Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố tham gia đoàn kiểm tra liên ngành để tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại các địa phương.

3. Sở Y tế:

- Tăng cường giám sát phát hiện sớm những bệnh truyền nhiễm từ động vật lây lan sang người để kịp thời cấp cứu, tích cực điều trị, hạn chế thấp nhất tổn thất tính mạng và sức khỏe của người dân; cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch lây lan.

- Kiểm tra rà soát, bảo đảm đủ cơ số trang thiết bị y tế, thuốc và hóa chất thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch ở các tuyến.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh khuyến cáo, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật lây lan sang người để tránh lây nhiễm cho con người, khuyến cáo người dân không ăn thịt gia cầm chết, gia cầm mắc bệnh, gia cầm không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra thường xuyên nguồn gốc thịt gia súc, gia cầm tại các nhà hàng, khách sạn, resort, bếp ăn tập thể, trường học....

4. Sở Công thương:

Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương có liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động vận chuyển, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trên các tuyến đường, chợ, điểm kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Nếu phát hiện sản phẩm thịt gia súc, gia cầm không có nguồn gốc, không có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y thì cương quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

5. Sở Tài chính:

Có trách nhiệm phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành và khả năng cân đối ngân sách của địa phương; đồng thời hướng dẫn các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương việc tiêu hủy gia súc, gia cầm theo đúng quy định khi phát hiện có dịch xảy ra theo quy định tại Điểm d, Khoản 6, Điều 8 Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Thuận đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi như cúm gia cầm, tai xanh trên heo, lở mồng long móng; các kiến thức về phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1, H5N6); vận động việc không giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm bệnh, chết và đặc biệt không sử dụng gia súc, gia cầm bệnh, chết để làm thực phẩm; chủ chăn nuôi tự giác khai báo ngay khi có gia súc, gia cầm bệnh, chết và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội (Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh…):

Phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hội viên, người chăn nuôi tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; vận động các hộ dân ở địa bàn có chăn nuôi gia đình, trang trại, cơ sở giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm thực hiện nghiêm túc những quy định hướng dẫn của ngành thú y trong công tác phòng dịch.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, lực lượng chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố, nhất là chính quyền cơ sở triển khai đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; đồng thời vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc và các gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch; thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, khu vực buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm,….

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nắm chắc tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương ( kể cả chim bồ câu, chim yến, chim cút, chim trĩ và chim cảnh); hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia cầm thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

- Giao trách nhiệm giám sát, phát hiện và báo bệnh cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn, trưởng thôn để theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại địa phương tới từng hộ chăn nuôi để phản ảnh, thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh. Xử lý tiêu hủy ngay gia súc, gia cầm mắc bệnh theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh đầu tiên, không để lây lan ra diện rộng.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường kiểm tra việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp nhập gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, không giấy chứng nhận kiểm dịch vào địa phương.

- Giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các địa phương thành lập tổ công tác để tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở chăn nuôi gia cầm, việc lưu thông gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại các chợ mua bán gia súc, gia cầm, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn gồm các lực lượng: Trạm Chăn nuôi và Thú y, Công an, Quản lý thị trường.

Có phương án chuẩn bị đầy đủ về: thuốc tiêu độc, khử trùng, phương tiện, trang bị phòng hộ lao động, địa điểm tiêu hủy, huy động lực lượng tại chỗ để chủ động xử lý khi có dịch xảy ra hoặc thu giữ những gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh không rõ nguồn gốc tại các chốt kiểm soát phải bị xử lý.

- Triển khai có hiệu quả việc tổ chức mua vắc xin khi Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí; đồng thời chỉ đạo các phòng ban có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai tốt các Kế hoạch tiêm phòng cúm gia cầm, lở mồm long móng,.. theo đúng Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

10. Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Là lực lượng thường trực, nòng cốt triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch như sau:

10.1. Khi chưa có dịch:

- Chỉ đạo các Trạm Chăn nuôi và Thú y tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các địa phương; và thành lập các tổ công tác để kiểm tra giám sát các cơ sở chăn nuôi, chợ mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm.

- Kiện toàn, tăng cường hoạt động của cơ quan thú y từ tỉnh đến các huyện, xã. Vận động cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi,…

- Phối hợp với chính quyền cấp huyện, xã và thú y cơ sở thường xuyên thực hiện công tác giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời không để dịch lây lan ra diện rộng.

- Triển khai công tác tiêu độc khử trùng định kỳ, đột xuất để hạn chế sự lưu hành của mầm dịch.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.

- Thực hiện các chương trình khống chế dịch bệnh của Trung ương và của tỉnh. Trong đó tập trung Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng; tiêm phòng khống chế dịch cúm gia cầm; dịch tai xanh ở heo; tiêm phòng vắc xin cho gia súc thuộc khu vực đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao.

- Thực hiện các công tác kiểm dịch động vật vận chuyển trong nước, công tác kiểm soát giết mổ động vật; tổ chức công tác thanh, kiểm tra công tác tiêm phòng dịch.

- Dự phòng hóa chất tiêu độc, khử trùng để thực hiện tiêu độc tại các vùng có ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao và các đợt tiêu độc, khử trùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai.

- Dự phòng các loại vắc xin phòng, chống dịch đáp ứng kịp thời công tác tiêm phòng bao vây các ổ dịch.

10.2. Khi có dịch xảy ra:

- Lấy mẫu gửi phòng xét nghiệm để xác định dịch bệnh.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các địa phương trình cấp thẩm quyền ban hành Quyết định công bố dịch.

- Triển khai các biện pháp chống dịch (lập chốt kiểm tra vận chuyển; xử lý gia súc, gia cầm mắc bệnh; tiêm phòng bao vây ổ dịch; triển khai vệ sinh tiêu độc, khử trùng; ….).

- Kiểm tra, giám sát, đề nghị Cục Thú y thẩm định để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hết dịch.

- Thực hiện công tác giám sát, tiêu độc khử trùng sau khi hết dịch.

- Định kỳ thứ 5 hàng tuần, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổng hợp, báo cáo nhanh phản ánh tình hình dịch bệnh cúm gia cầm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, chỉ đạo.

11. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì phản ánh kịp thời cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG” NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020”.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan triển khai kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng năm 2017” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:

I. Mục tiêu chung:

Khống chế bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên địa bàn toàn tỉnh, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh LMLM.

II. Mục tiêu cụ thể:

Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Đức Linh là các vùng có nguy cơ cao và được xác định là vùng đệm (tiếp giáp với vùng khống chế).

Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất đưa vào Chương trình các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và thị xã La Gi vì đây vẫn là các địa phương có nguy cơ cao xảy ra bệnh LMLM.

Thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh LMLM theo Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, trong đó chú trọng công tác tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80% tổng đàn trâu bò tại các địa phương trên, chủ động giám sát dịch bệnh, khi có dịch bệnh xảy ra được kiểm soát, xử lý kịp thời; giảm số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh, không để dịch lây lan ra diện rộng.

III. Các giải pháp thực hiện:

1. Tiêm phòng vắc xin:

- Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò.

- Loại vắc xin: Theo Công văn số 2151/TY-DT ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Cục Thú y về việc thông báo lưu hành vi rút LMLM, cúm gia cầm, tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin 2016, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sử dụng vắc xin đơn giá typ O. Yêu cầu vắc xin phải có tối thiểu 02 trong số 04 kháng nguyên typ O, gồm: O3039, O Manisa, O Taw98, O Tur5/09 trong một liều tiêm.

Nhu cầu vắc xin tiêm phòng đợt I/2017: 144.372 liều. Nhu cầu vắc xin tiêm phòng đợt II/2017: 144.372 liều.

Số lượng vắc xin phân bổ cho các địa phương cụ thể như sau:

STT

Huyện, thị xã

Đợt I
(liều)

Đợt II
(liều)

Cả năm
(liều)

1

Tuy Phong

12.093

12.093

24.186

2

Bắc Bình

42.188

42.188

84.376

3

Hàm Thuận Bắc

34.692

34.692

69.384

4

Hàm Thuận Nam

21.867

21.867

43.734

5

Hàm Tân

18.703

18.703

37.406

6

La Gi

5.523

5.523

11.046

7

Đức Linh

5.026

5.026

10.052

8

Tánh Linh

4.280

4.280

8.560

Tổng cộng

144.372

144.372

288.744

- Thời gian tiêm phòng: 2 lần tiêm phòng trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng. Lần 1: tháng 4 - 5/2017.

Lần 2: tháng 10 - 11/2017.

Căn cứ điều kiện chăn nuôi, thời tiết, đặc điểm sản xuất các huyện, thị xã, xây dựng kế hoạch cụ thể cho phù hợp, nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác tiêm phòng.

2. Giám sát dịch bệnh và lưu hành virus gồm:

- Giám sát lâm sàng phát hiện bệnh (giám sát bị động).

- Giám sát chủ động phát hiện và xác định tỷ lệ lưu hành virus LMLM.

- Giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng.

Kế hoạch giám sát cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thú y.

3. Kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ:

- Thực hiện theo quy định của Luật Thú y.

- Thiết lập hệ thống nhận diện gia súc, thực hiện đánh dấu gia súc theo quy định; xây dựng dữ liệu về vận chuyển gia súc, bảo đảm truy xuất nguồn gốc (theo hướng dẫn của Cục thú y).

- Thiết lập hệ thống Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông để kiểm soát vận chuyển động vật tại các địa phương theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc.

- Xây dựng nguồn nhân lực và đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng như: quản lý thị trường, công an và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ.

- Việc giết mổ gia súc được thực hiện theo quy trình kiểm soát giết mổ động vật, theo các quy định hiện hành và quy định của Luật Thú y.

4. Thông tin tuyên truyền:

Căn cứ tài liệu tuyên truyền của Cục thú y, xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền về công tác phòng, chống bệnh LMLM.

5. Giải pháp về xử lý ổ dịch:

Xử lý gia súc mắc bệnh LMLM và thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch theo các quy định hiện hành.

IV. Cơ chế tài chính:

1. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí:

- Mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước; đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc.

- Trả công tiêm phòng vắc xin;

- Kinh phí chỉ đạo, tổ chức thực hiện tiêm phòng;

- Kinh phí lấy mẫu giám sát.

2. Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi tự đảm bảo:

- Đối với đàn gia súc của cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trang trại chăn nuôi thì các đơn vị tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc của đơn vị mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

- Đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo các quy định nêu trên thì chủ chăn nuôi phải tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

3. Kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống dịch:

- Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh hoặc do phản ứng sau tiêm phòng vắc xin thực hiện theo Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các quy định hiện hành của pháp luật.

- Hỗ trợ vắc xin, hóa chất từ nguồn dự trữ quốc gia khi có dịch xảy ra thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 22 Luật Thú y và Luật Dự trữ quốc gia.

V. Tổ chức thực hiện:

a) Cấp tỉnh:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì triển khai công tác tiêm phòng LMLM năm 2017 theo kế hoạch được tỉnh phê duyệt.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

+ Căn cứ các văn bản của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các địa phương mua vắc xin và thực hiện tiêm phòng.

+ Tổ chức thực hiện các giải pháp của Chương trình để công tác phòng, chống dịch LMLM có hiệu quả.

b) Cấp huyện, thị xã:

Ban chỉ đạo cấp huyện, thị xã có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng trên địa bàn huyện, thị xã. Dự trù kinh phí phục vụ công tác tiêm phòng trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt.

- Tổ chức mua vắc xin từ nguồn kinh phí được tỉnh phân bổ và cung cấp cho các xã (phường, thị trấn) theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt để tổ chức tiêm phòng.

- Chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch LMLM cấp xã tổ chức công tác tiêm phòng đúng kế hoạch.

c) Cấp xã (phường, thị trấn):

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có chăn nuôi đăng ký kê khai để tiêm phòng.

- Tiếp nhận vắc xin do Ban chỉ đạo cấp huyện, thị xã phân bổ. Huy động lực lượng thú y và cán bộ thôn, xóm thực hiện tiêm phòng đúng thời gian; lập danh sách báo cáo theo mẫu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG VẮC XIN TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ PHỤC VỤ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MIỀN NÚI, VÙNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

I. Mục tiêu:

Khống chế bệnh tụ huyết trùng trên đàn trâu bò của bà con đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao một cách bền vững nhằm phát triển đàn trâu bò, góp phần giúp bà con ổn định cuộc sống. Qua đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh các ổ dịch tụ huyết trùng trâu bò, không để xảy ra các ổ dịch lớn, lây lan diện rộng.

II. Đối tượng và phạm vi tiêm phòng:

1. Đối tượng tiêm phòng:

Đàn trâu bò của bà con đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao. Gồm các xã thuần dân tộc và các thôn xen ghép:

- Huyện Tuy Phong (xã Phan Dũng, thôn dân tộc xã Phong Phú).

- Huyện Bắc Bình (xã Phan Sơn, xã Phan Lâm, xã Phan Điền, xã Phan Tiến).

- Huyện Hàm Thuận Bắc (xã Đông Giang, xã Đông Tiến, xã La Dạ; thôn Ku Kê xã Thuận Minh, thôn Dân Hiệp xã Thuận Hòa).

- Huyện Hàm Thuận Nam (xã Hàm Cần, xã Mỹ Thạnh).

- Huyện Hàm Tân (thôn dân tộc xã Tân Hà, thôn dân tộc xã Tân Minh, thôn dân tộc xã Tân Nghĩa, thôn dân tộc xã Tân Xuân).

- Huyện Tánh Linh (xã La Ngâu, xã Măng Tố; thôn dân tộc xã Đức Bình, thôn Đồng Me và thôn Bàu Chim xã Đức Thuận, khu phố Trà Cụ và khu phố Tân Thành thị trấn Lạc Tánh, thôn dân tộc xã Suối Kiết, thôn dân tộc xã Gia Huynh, thôn 5 xã Đức Phú).

- Huyện Đức Linh (thôn dân tộc xã Trà Tân, thôn dân tộc xã Đức Hạnh, thôn dân tộc xã Mê Pu).

2. Phạm vi tiêm phòng: Dự kiến số lượng lượt trâu bò tiêm phòng từng địa phương như sau:

STT

Địa phương

Số lượt trâu bò tiêm phòng (con)

Nhu cầu vắc xin (liều)

1

Tuy Phong

1.700

1.700

2

Bắc Bình

8.500

8.500

3

Hàm Thuận Bắc

4.670

4.670

4

Hàm Thuận Nam

2.500

2.500

5

Hàm Tân

1.600

1.600

6

Tánh Linh

3.000

3.000

7

Đức Linh

700

700

Tổng cộng

22.670

22.670

III. Giám sát sau tiêm phòng:

Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thú y.

IV. Tổ chức thực hiện:

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương thực hiện tiêm phòng, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn trâu bò trước, trong và sau khi tiêm phòng.

- Ban chỉ đạo cấp huyện có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận kinh phí từ tỉnh, mua vắc xin và phân bổ cho các xã miền núi, vùng cao.

+ Chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã tổ chức công tác tiêm phòng đúng kế hoạch.

+ Trạm Chăn nuôi và Thú y là cơ quan chuyên môn thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn Ban chỉ đạo cấp xã lập danh sách báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Thú y và Chăn nuôi đúng kỳ hạn.

- Ủy ban nhân dân các xã có trách nhiệm:

+ Đề nghị bà con đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao có chăn nuôi trâu bò đăng ký kê khai để tiêm phòng.

+ Tiếp nhận vắc xin do Ban chỉ đạo cấp huyện phân bổ. Huy động lực lượng thú y và cán bộ thôn, xóm thực hiện tiêm phòng đúng thời gian; lập danh sách báo cáo theo mẫu quy định./.

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG VẮC XIN CÚM GIA CẦM NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

I. Mục tiêu:

Khống chế bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao một cách bền vững nhằm phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh các ổ dịch cúm gia cầm, không để xảy ra các ổ dịch lớn, lây lan diện rộng từ đó giảm thiểu các trường hợp bệnh cúm gia cầm lây sang người.

II. Kế hoạch tiêm phòng:

Các địa phương chủ động triển khai tiêm phòng thường xuyên theo các tháng, theo đó những đàn gia cầm được nuôi mới và đến tuổi tiêm phòng, đàn hết miễn dịch và đến kỳ tiêm phòng nhắc lại sẽ được rà soát và tổ chức tiêm theo quy định.

III. Đối tượng và phạm vi tiêm phòng:

1. Đối tượng tiêm phòng:

Gia cầm các loại bao gồm gà, vịt, ngan đẻ trứng giống, trứng thương phẩm, nuôi lấy thịt.

2. Phạm vi tiêm phòng: Dự kiến số lượt gia cầm tiêm phòng từng địa phương như sau:

STT

Địa phương

Số lượt gia cầm tiêm phòng

Vịt

1

Phan Thiết

30.000

30.000

2

Tuy Phong

10.000

15.000

3

Bắc Bình

20.000

300.000

4

Hàm Thuận Bắc

30.000

150.000

5

Hàm Thuận Nam

5.000

25.000

6

La Gi

15.000

20.000

7

Hàm Tân

8.000

20.000

8

Tánh linh

20.000

150.000

9

Đức Linh

10.000

200.000

 

Tổng cộng

148.000

910.000

IV. Nhu cầu vắc xin:

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Số lượt gia cầm tiêm phòng năm 2017

Nhu cầu vắc xin (liều)

Vịt

Tổng cộng

1

Phan Thiết

30.000

30.000

60.000

90.000

2

Tuy Phong

10.000

15.000

25.000

40.000

3

Bắc Bình

20.000

300.000

320.000

600.000

4

Hàm Thuận Bắc

30.000

150.000

180.000

300.000

5

Hàm Thuận Nam

5.000

25.000

30.000

55.000

6

Lagi

15.000

20.000

35.000

45.000

7

Hàm Tân

8.000

20.000

28.000

45.000

8

Tánh Linh

20.000

150.000

170.000

300.000

9

Đức Linh

10.000

200.000

210.000

400.000

 

Tổng cộng

148.000

910.000

1.058.000

1.875.000

V. Giám sát sau tiêm phòng:

Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thú y.

VI. Tổ chức thực hiện:

1. Quy định chung:

Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm chỉ có kết quả trên cơ sở tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch như vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; an toàn sinh học; quản lý việc ấp nở, chăn nuôi thủy cầm theo Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm phải đảm bảo đúng kỹ thuật (cách tiêm, nơi tiêm, liều tiêm), đúng thời gian quy định, đủ số mũi tiêm, … nếu không tuân thủ sẽ gây hậu quả xấu là dịch vẫn xảy ra và tăng nguy cơ biến đổi vi rút.

2. Trách nhiệm cụ thể:

a) Cấp tỉnh:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì triển khai công tác tiêm phòng cúm gia cầm năm 2017 theo kế hoạch được phê duyệt.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo dõi, hướng dẫn chuyên môn cho các địa phương thực hiện tiêm phòng, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm trước, trong và sau khi tiêm phòng.

b) Cấp huyện:

Ban chỉ đạo cấp huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

- Tiếp nhận kinh phí từ tỉnh, mua vắc xin và phân bổ cho các xã (phường, thị trấn) theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt để tổ chức tiêm phòng.

- Chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm cấp xã tổ chức công tác tiêm phòng đúng kế hoạch.

c) Cấp xã, phường, thị trấn:

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có chăn nuôi gia cầm đăng ký kê khai để tiêm phòng.

- Tiếp nhận vắc xin do Ban chỉ đạo cấp huyện phân bổ. Huy động lực lượng thú y và cán bộ thôn, xóm thực hiện tiêm phòng đúng thời gian; lập danh sách báo cáo theo mẫu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 788/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày 27/03/2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.399

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.196.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!