Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 188/QĐ-UBND 2021 phòng chống bệnh Viêm đa nổi cục ở trâu bò tỉnh Gia Lai

Số hiệu: 188/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Kpă Thuyên
Ngày ban hành: 29/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 188/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 29 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Thú y năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 35/20216/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy đnh chi tiết một số điều của Luật Thy;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Chthị số 8634/CT-BNN-TY ngày 09/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chthị về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò; Công văn số 1706/BNN-TY ngày 24/2/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 56/TTr-SNNPTNT ngày 17/3/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm đa nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai (gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải; Công an tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum; Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, th
ành phố; Th trưng các sở, ban, ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND (báo c
áo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Phó CVP UBND t
nh;
- Chi cục Ch
ăn nuôi và Thú y;
- Lưu VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

I. Tính cấp thiết

1. Khái quát về bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò (VDNC)

- Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh Viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh Da sần, là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu.

- Vi rút không gây bệnh trên người; đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đt như muỗi, rui, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh thường xảy ra theo mùa, chyếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất.

- Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4-14 ngày. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%.

- Triệu chứng, bệnh tích: Trâu, bò mắc bệnh có những dấu hiệu như sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu, giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bmặt (hạch trước vai, hạch sau đùi). Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2-5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng st.

- Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55°C trong 2 giờ, 65°C trong 30 phút; vi rút nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc axít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 - 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 37°C; hóa chất sử dụng để diệt vi rút Viêm da nổi cục bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 - 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy rửa như sodium dodecyl sulphate.

- Chẩn đoán bệnh:

+ Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng, bệnh tích xuất hiện của trâu, bò bệnh như: biểu hiện như sốt cao và các nốt sần đặc trưng trên da trâu, bò (nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, c, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục).

+ Chẩn đoán tại thực địa cần được xác nhận bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm các mẫu da tổn thương, vy, máu được chống đông bằng EDTA hoặc gạc nước bọt. Vy và da dễ thu mẫu và có thể được gửi đi mà không cần bảo quản trong môi trường vận chuyển mà có thể để trong ống lấy mẫu sạch hoặc các loại dụng cụ khác.

2. Tình hình dịch bệnh VDNC

- Từ giữa tháng 10/2020 đến nay, dịch bệnh VDNC trên trâu, bò lần đầu tiêm xâm nhiễm vào Việt Nam với tốc độ lây lan nhanh, đến thời điểm tháng 03/2021 xảy ra tại 18 tỉnh, thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh 2.240 con, 267 con chết và tiêu hủy. Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nguy cơ dịch bệnh VDNC tiếp tục lây lan nhanh, ở phạm vi rộng là rất cao.

- Gia Lai hiện có số lượng đàn bò lớn thứ hai của cả nước với tổng số lượng trên 417.000 con. Địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều điều kiện phù hợp cho sự lây lan của dịch bệnh: (i) Tình hình chăn thả trâu, bò trên các cánh đồng, bãi chăn thả chung tại tnh ta còn rất phổ biến; (ii) Công tác chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh tại nhiều địa phương chưa thực sự tốt; (iii) Thời tiết thay đổi chuyển mùa làm giảm sức đề kháng của vật nuôi làm tăng khả năng mắc bệnh; (iv) Điều kiện các hộ chăn nuôi đặc biệt là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch để chủ động ứng phó, ngăn chặn và khống che dịch bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh là hết sức cấp thiết.

II. Mục tiêu

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh VDNC lây lan vào địa bàn tỉnh góp phần thực hiện thành công Chiến lược, Kế hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh;

- Kịp thời phát hiện trâu, bò bị mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC, nhanh chóng khống chế không để cho dịch phát triển và lây lan ra diện rộng và hạn chế thiệt hại và ổn định đời sống của người chăn nuôi nhất là các hộ chăn nuôi nh.

III. Nội dung của kế hoạch

1. Ngăn chặn sự xâm nhiễm vi rút VDNC từ bên ngoài vào tỉnh

a) Phối hợp thực hiện cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu vào địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn dưới Luật.

b) Kiểm soát, ngăn chặn các trường hợp vận chuyển, buôn bán, trao đổi động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp tại khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới (nhất là trâu, bò và sản phẩm của trâu, bò); kịp thời phát hiện, xử lý đối với người và phương tiện vận chuyn động vật, sản phẩm động vật nhập lậu vào Việt Nam.

c) Kiểm soát chặt chẽ các trường hợp vận chuyển trâu, bò ra, vào tỉnh tại các Trạm kiểm địch động vật đầu mối giao thông.

2. Thông tin - tuyên truyền

- Xây dựng giải pháp thông tin tuyên truyền phù hợp với từng địa phương, đặc biệt quan tâm đối với các vùng trọng điểm chăn nuôi bò của tỉnh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn như: các huyện Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Kông Chro,...

- Đa dạng hoá các hình thức thông tin, tuyên truyền (như: tờ rơi, pano áp phích, thông tin trên đài truyền hình, truyền thanh,...) để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh VDNC; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC; các quy định của Luật Thứ y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh VDNC; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện, báo cáo và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Phối hợp các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình xây dựng bảng tin hướng dẫn, phổ biến về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, thực hiện quản lý kiểm soát giết m, quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý, không bán, mua động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân...

3. Giám sát dịch bệnh

a) Giám sát chủ động: Mục đích phát hiện sớm các ca bệnh để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, giảm thiệt hại về kinh tế, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hộ chăn nuôi, chủ cơ sở nuôi trâu, bò, thú y cơ sở chđộng theo dõi, giám sát đàn trâu, bò. Trường hợp phát hiện trâu, bò bệnh, nghi mắc bệnh VDNC thì báo cơ quan thủ y địa phương; cơ quan thú y cấp huyện tổ chức kiểm tra xác minh và kịp thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh không để lây lan.

b) Giám sát bị động: Khi phát hiện trâu, bò có các biểu hiện triệu chng của bệnh, nghi bệnh VDNC tổ chức điều tra dịch, lấy mẫu của gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh để gửi xét nghiệm xác định nguyên nhân bệnh.

4. Tiêm phòng vắc xin

4.1. Tiêm phòng khống chế bao vây khn cấp khi có dịch VDNC xảy ra:

a) Đối tượng tiêm phòng: trâu, bò khoẻ mạnh tại địa bàn xã, phường, thị trấn trong vùng có ổ dịch và vùng bị dịch uy hiếp. Tùy theo tình hình diễn biến của dịch bệnh và nguồn lực của địa phương Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định mở rộng đối tượng tiêm phòng vắc xin.

b) Loại vắc xin: căn cứ tình hình dịch bệnh, khuyến cáo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chủng loại vắc xin VDNC sử dụng tiêm phòng cho đàn vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh quyết định loại vắc xin VDNC phù hợp.

c) Điều kiện, phương tiện, dụng cụ và các biện pháp kỹ thuật liên quan đến bảo quản, vận chuyển vắc xin và tiêm phòng phải đạt yêu cầu; cơ quan chuyên môn thú y cấp tỉnh tổ chức hướng dẫn, giám sát, đánh giá sau mỗi đợt tiêm phòng.

d) Cách thức sử dụng vắc xin: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.

4.2. Tiêm phòng diện rộng vắc xin phòng bệnh VDNC:

Tùy theo tình hình dịch bệnh, hướng dẫn của BNông nghiệp và Phát triển nông thôn và nguồn lực của địa phương Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định triển khai tiêm phòng diện rộng vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh và báo cáo, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí và vắc xin đthực hiện.

5. Kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

- Tổ chức công tác kiểm dịch; hướng dẫn, thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

- Tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông duy trì hoạt động 24/24 giờ; xử lý những trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn vào tỉnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch đúng quy định nhất là trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, Công an giao thông, Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát việc lưu thông, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm gia súc trên địa bàn. Quản lý chặt các cơ sở kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn, thực hiện ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh và không mua bán gia súc bệnh, nghi bệnh, chết không rõ nguyên nhân.

6. Biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch, chống dịch

a) Chủ gia súc thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch bao gồm:

- Cách ly ngay động vật mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh.

- Ký cam kết và thực hiện không mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, vứt xác gia súc mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường.

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi; tiêu hủy bắt buộc gia súc mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, gia súc chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

b) Cơ quan thú y thực hiện:

* Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Tham mưu UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.

- Đề xuất thành lập các chốt kiểm soát tạm thời trên các tuyến quốc lộ ra, vào tỉnh nhằm ngăn chặn, không để động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm ra, vào vùng dịch, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Luật Thú y và có hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y có thẩm quyền; hướng dẫn giải pháp quản lý, kiểm soát việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc nội tỉnh để hạn chế lây lan dịch bệnh.

* Cơ quan thú y cấp huyện:

- Tiến hành xác minh và lấy mẫu gi xét nghiệm, chẩn đoán bệnh.

- Tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai các biện pháp chống dịch cụ thể:

+ Tổ chức rà soát thống kê số hộ chăn nuôi, số lượng trâu, bò, dê trên địa bàn xã có dịch phát hiện sớm gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi ký cam kết đối với các hộ có gia súc bệnh, nghi bệnh không bán chạy, không giết mổ, không vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường; đối với các hộ chưa có gia súc bệnh tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng.

+ Triển khai tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch khẩn cấp; phun thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng... liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch và các khu vực xung quanh, khu vực có nguy cơ cao (cơ sở giết mổ, chợ, bãi chăn thả,...).

+ Lập chốt kiểm soát tạm thời trên các trục đường giao thông ra, vào vùng dịch, vùng khống chế nhằm ngăn chặn, không để động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm ra, vào vùng dịch, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Luật Thú y và có hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y có thẩm quyền.

+ Đặt biển báo khu vực có dịch, hướng dẫn tránh đi qua vùng dịch; tổ chức phun khử trùng các phương tiện vận chuyển từ vùng dịch đi ra ngoài.

+ Xử lý gia súc mắc bệnh, chết trong vùng dịch: tiêu hủy toàn bộ số trâu, bò có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh VDNC, hoặc gia súc trong cùng địa bàn cấp xã có biểu hiện lâm sàng của bệnh VDNC và theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y dưới sự hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

7. Tiêu hủy

- Tổ chức tiêu hủy toàn bộ gia súc có kết quxét nghiệm dương tính với bệnh VDNC hoặc gia súc trong cùng địa bàn cấp xã (đã có kết quả xét nghiệm dương tính) có biu hiện lâm sàng của bệnh VDNC.

- Biện pháp tiêu hủy: Bằng phương pháp đốt kết hợp chôn lấp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

8. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

- Khi chưa có dịch bệnh: Hướng dẫn người chăn nuôi định kỳ dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi theo lịch của cơ sở và theo các đợt phát động của địa phương. Các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, buôn bán động vật, sản phẩm động vật thực hiện tiêu độc khử trùng sau mỗi ca giết mổ, sau khi sản xuất và sau mỗi phiên chợ.

- Khi có dịch bệnh xảy ra: Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,... liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ có gia súc có biểu hiện bệnh, nghi bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh.

9. Chính sách hỗ trợ

Hỗ trợ cho chủ vật nuôi có gia súc buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh với định mức, quy trình và điều kiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

IV. Cơ chế tài chính và kinh phí thực hiện

1. Cơ chế tài chính

1.1. Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của cơ quan cấp tnh

- Mua vắc xin để tiêm phòng bao vây khẩn cấp khi có dịch xảy ra, mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, triển khai phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan cấp tỉnh.

- Tổ chức lấy mẫu, gửi xét nghiệm và phí xét nghiệm mẫu; các hoạt động chống dịch do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thực hiện.

- Các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị; đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống bệnh VDNC của cấp tỉnh tổ chức.

1.2. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chng dịch tại cấp huyện

- Chi trả tiền công tiêm phòng vắc xin, mua thuốc diệt côn trùng, ve, ruồi, muỗi, mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, triển khai phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan cấp huyện.

- Điều tra ổ dịch, lấy mẫu gửi xét nghiệm và phí xét nghiệm mẫu; các hoạt động chống dịch do cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện.

- Các hoạt động tiêu hủy gia súc, tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc; thông tin tuyên truyền tại địa phương.

- Các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng, chống bệnh VDNC của cấp huyện tổ chức. Đào tạo, tập huấn chuyên môn do địa phương tổ chức.

- Hỗ trợ kinh phí cho người dân có gia súc buộc tiêu hủy, hỗ trợ công chống dịch cho các lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương.

2. Kinh phí thực hiện

2.1. Ngân sách cấp tỉnh: để triển khai phòng, chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh khi có dịch xảy ra với kinh phí dự kiến là: 1.747.354.800 đồng, cụ thể:

- Mua vắc xin tiêm phòng bệnh VDNC:

40.000 liều x 35.000 đồng/liều = 1.400.000.000 đồng.

- Thẩm định giá vắc xin: 5.292.000 đồng.

- Chi phí lấy mẫu xét nghiệm do cấp tỉnh thực hiện: 18.682.800 đồng

- Chi cho hoạt động Chốt chống dịch tạm thời của tnh: 323.380.000 đồng.

2.2. Trong trường hợp có dịch bệnh VDNC xảy ra trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện.

2.3. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí thực hiện các nội dung theo phân cấp tại mục cơ chế tài chính của Kế hoạch này.

2.4. Kinh phí của tổ chức, cá nhân:

- Các tổ chức, cá nhân tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh chủ động cho đàn trâu, bò theo khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bị bệnh, nghi bị bệnh chi trả kinh phí lấy lấy mẫu, xét nghiệm và tiêu hủy khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật dương tính với vi rút gây bệnh VDNC.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh.

- Khi xảy ra bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh, có văn bản gửi Sở Tài chính để đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại mục kinh phí ngân sách tỉnh.

- Trường hợp kinh phí phòng, chống dịch bệnh VDNC vượt quá khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung kinh phí cho địa phương để thực hiện.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

+ Hướng dẫn UBND cấp huyện tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.

+ Phối hợp với UBND cấp huyện, các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chng dịch; các biện pháp chăn nuôi an toàn, dấu hiệu để nhận biết bệnh VDNC; chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC cũng như các loại dịch bệnh khác trên địa bàn; phát hiện sớm các dịch nhằm kịp thời bao vây, khng chế không đdịch bệnh phát triển, lây lan.

+ Tổ chức giám sát công tác tiêm phòng; lấy mẫu giám sát dịch bệnh...

+ Tổ chức báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai các nội dung, giải pháp của kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

2. S Tài chính

- Trên cơ sở dự toán của các đơn vị xây dựng gửi Sở Tài chính theo đúng quy định, Sở Tài chính rà soát, tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Trường hợp kinh phí phòng, chống dịch bệnh VDNC vượt quá khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trịnh Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung kinh phí cho địa phương để thực hiện.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, báo cáo UBND tỉnh nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch.

4. Sở Công Thương

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh VDNC và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Giao thông vận tải

Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông, các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thú y, công an đấu tranh, phát hiện, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC cụ thể cho từng địa phương.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh, hệ thng thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền những nội dung của kế hoạch này và nguy cơ về bệnh VDNC, các biện pháp phòng, chống để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum

- Chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp để tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trong các đơn vị quân đội; hỗ trợ việc tiêu hủy gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc gia súc có biểu hiện của bệnh VDNC để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

- Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu; đồng thời tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập lậu trái phép để người dân hiểu, không tham gia tiếp tay cho buôn lậu.

9. Cục Quản lý Thị trường tỉnh Gia Lai

- Phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông đu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trâu, bò, sản phẩm trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh VDNC.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi của tỉnh.

10. Công an tỉnh

Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với thú y, quản lý thị trường đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc; thực hiện dừng phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch để thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng phương tiện và thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC.

11. UBND các huyên, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn, chủ động bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch. Bố trí nguồn kinh phí nêu trong phn cơ chế chính sách thuộc trách nhiệm của cấp huyện.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân cấp xã, cơ quan chuyên môn thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện và xử lý dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Quản lý hoạt động các cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y thuộc thẩm quyền của cấp huyện; chỉ đạo cấp xã quản lý hoạt động cơ sở giết mổ nhỏ lkiên quyết không cho giết mnếu cơ sở hoạt động không phép hoặc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; tăng cường nhân lực cán bộ thú y cho công tác kiểm soát giết m...

12. Các hiệp hội, doanh nghiệp, người chăn nuôi trâu, bò

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của tùng tổ chức, đơn vị để tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền liên quan.

- Thực hiện quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp tốt với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện tình trạng dấu dịch, vứt xác trâu, bò ốm, chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy trâu, bò bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch của người chăn nuôi.

Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh Gia Lai. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; chính quyền địa phương; tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những thiếu sót, bất cập thì phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 188/QĐ-UBND ngày 29/03/2021 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


851

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.124.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!