ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 2101/QĐ-UBND
|
Bình Thuận, ngày
28 tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ CƯƠNG “PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH
THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng
5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh
Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Kế hoạch số 1447/KH-UBND ngày 17 tháng 4
năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc triển khai công tác xây dựng
Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 07 tháng
5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao nhiệm vụ cho các sở, ban,
ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, xây dựng các
đề xuất phục vụ lập Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ
trình số 2083/TTr- SCT ngày 13 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề cương “Phương án phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050” (kèm theo nội dung đề cương chi tiết).
Điều 2. Căn cứ vào Đề cương được phê duyệt, Giám đốc Sở Công Thương
và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng và phạm vi trách nhiệm được
giao, tổ chức và chỉ đạo việc triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công
Thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc
Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ
Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh Lương Văn Hải;
- Các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KT. Thường.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lương Văn Hải
|
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
PHƯƠNG
ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ
2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2101/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2020 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG
ÁN, CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI ĐỂ ĐÁNH GIÁ
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố về điều kiện tự
nhiên (vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên), điều kiện xã hội (dân
số, thu nhập) và điều kiện kinh tế (giá trị tăng thêm ngành thương mại, doanh
nghiệp thương mại,...) tác động đến hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh;
sự liên kết với mạng lưới hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của vùng duyên hải
Nam Trung Bộ và của cả nước.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kết cấu
hạ tầng thương mại tỉnh về loại hình, số lượng, phân bố,... và tính đồng bộ giữa
các loại hình trong toàn hệ thống.
3. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ
thống kết cấu hạ tầng thương mại nói chung (về cơ sở vật chất, tổ chức quản lý,
bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy,...). Đánh giá vai trò của hạ tầng
thương mại đối với phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh thông qua các chỉ
tiêu về kim ngạch, tốc độ tăng, phương thức xuất khẩu,....
4. Phân tích, đánh giá thực trạng khả năng huy động
và phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại (chợ,
siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics).
5. Tổng hợp phân tích, đánh giá những mặt được, hạn
chế tồn tại trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh (chợ,
siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, hệ thống kho bãi,..).
III. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
1. Xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.
2. Xu hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu
trên địa bàn tỉnh.
3. Xu hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
thương mại của tỉnh.
IV. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LOẠI HÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
1. Bối cảnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
thương mại tỉnh.
2. Phân tích những cơ hội và thách thức đối với
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh thời kỳ quy hoạch.
V. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2050
1. Quan điểm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
thương mại (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, hệ thống
kho bãi,..) của tỉnh thời kỳ quy hoạch.
2. Mục tiêu phát triển: Bao gồm mục tiêu chung và mục
tiêu cụ thể phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, trong đó nhấn mạnh
đến phát huy vai trò của hạ tầng thương mại đối với việc thực hiện các mục tiêu
xuất khẩu của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
VI. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT
TRIỂN
1. Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
thương mại:
a) Định hướng kết nối giữa hệ thống hạ tầng thương
mại trong tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại liên vùng, quốc gia; kết
nối hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải và các loại hình hạ tầng khác.
b) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
(chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics) phục vụ thương mại nội
địa.
c) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Tiêu chí quy hoạch đối với một số loại hình hạ tầng
thương mại.
3. Xây dựng phương án phân bố hệ thống kết cấu hạ tầng
thương mại theo không gian (có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn 5 năm).
4. Xác định danh mục công trình, dự án ưu tiên đầu
tư trong giai đoạn đầu của thời kỳ quy hoạch.
VII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây
dựng và vận hành công trình thương mại.
2. Giải pháp đầu tư xây dựng công trình hạ tầng
thương mại: Bao gồm các nhóm giải pháp về huy động vốn, giải pháp về kỹ thuật,
giải pháp về tổ chức quản lý kinh doanh, khai thác công trình,...
3. Giải pháp về chính sách thu hút và ưu đãi đầu
tư: gồm các nhóm giải pháp về tài chính, tín dụng, giải pháp về đất đai, giải
pháp về khoa học công nghệ,...
4. Một số đề xuất và kiến nghị./.