VĂN PHÒNG
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 151/TB-VPCP
|
Hà Nội, ngày
03 tháng 4 năm 2025
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ LÊ THÀNH LONG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO
CÁC TỈNH HẬU GIANG, KIÊN GIANG
Ngày 20 tháng 3 năm
2025 tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ
Lê Thành Long đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Hậu Giang, Kiên
Giang về tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, xây
dựng hạ tầng, nhà ở xã hội,
xóa nhà tạm, nhà dột nát, các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện các kịch
bản tăng trưởng. Cùng dự buổi
làm việc có lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, đại diện các
Bộ, cơ quan: Công an, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Dân tộc và Tôn giáo, Văn
phòng Chính phủ.
Sau khi nghe lãnh đạo các tỉnh Hậu
Giang, Kiên Giang trình bày báo cáo; ý kiến của các đại biểu dự buổi làm việc,
Phó Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
biểu dương sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu
Giang, Kiên Giang trong việc triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và những kết quả đạt được trong những
tháng đầu năm 2025, trong đó nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt
cao hơn mức bình quân cả nước.
I. Về tình hình kinh tế
- xã hội 3 tháng đầu năm 2025
1. Tỉnh Hậu Giang
Tỉnh đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và quản trị hiệu quả
kinh doanh của các thành phần kinh tế. Tình hình kinh tế - xã hội đạt được một
số kết quả tích cực, trong đó: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,82%;
giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,15%; sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá
toàn diện; phòng, chống hạn mặn được kiểm soát; tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa,
dịch vụ ước đạt 11.906 tỷ đồng, tăng 19,79%. Tỉnh có 159 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 15% với tổng vốn đăng ký 657 tỷ đồng, tăng 37%. Tổng
thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tăng 6,06%.
Tuy nhiên, quy mô kinh tế của Hậu Giang
còn nhỏ, chủ yếu phát triển về nông nghiệp; kết quả thu hút đầu tư trong các
lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ cao, thu hút các nhà đầu
tư lớn có tiềm lực, uy tín sẵn sàng đầu tư vào tỉnh vẫn còn hạn chế; giá nhiều
nguyên vật liệu tăng đột biến làm tăng chi phí thực hiện dự án.
2. Tỉnh Kiên Giang
Tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều
khởi sắc, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 20%
so với cùng kỳ. Thực hiện tốt công tác kiểm soát, phòng chống hạn mặn, điều
tiết nguồn nước để bảo vệ và phục vụ cho sản xuất. Chỉ số phát triển công nghiệp
tăng 23,8%, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 12.407,35 tỷ đồng, tăng
15,32%; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 49.962 tấn, tăng 23,4%; không có
tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tăng 15,64%; tổng lượt khách đến tham quan du lịch tăng 13,7% (trong đó tại thành
phố Phú Quốc tăng 25,1%).
Bên cạnh đó, Tỉnh vẫn còn một số khó
khăn, vướng mắc: Kiên Giang ở vị trí có nguy cơ cao về sạt lở bờ sông bờ biển,
hạn hán xâm nhập mặn, để đạt được mức tăng trưởng cao địa phương cần xác định
rõ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra. Một số ngành sản xuất gặp khó
khăn do giá đầu vào tăng cao và thị trường tiêu thụ chậm. Thời tiết diễn biến bất
thường, mưa trái mùa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Nhiều dự
án tồn đọng, vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm liên quan đến thủ tục đất
đai, điều chỉnh quy hoạch...Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thuộc nhóm
cuối.
II. Về triển khai các
nhiệm vụ tại Công điện số 14/CĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2025 của Thủ tướng
Chính phủ:
1. Tỉnh Hậu Giang
- Về Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm
2025: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) năm 2024 đạt 8,76% (đứng thứ 15/63 địa phương).
Tại Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025, Chính phủ giao mục tiêu tăng
trưởng kinh tế năm 2025 cho Hậu Giang là 8,8%, Tỉnh đã xây dựng kịch bản
tăng trưởng cao hơn là 10,14% (trong đó: khu vực I tăng 3,38%, khu vực II tăng
17,71%, khu vực III tăng 7,84%).
- Về giải ngân vốn đầu tư công: Năm
2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước là 4.939,052
tỷ đồng[1],
đến nay, Tỉnh đã cơ bản phân bổ chi tiết hết số vốn đã giao. Tính đến hết tháng
2 năm 2025, số vốn giải ngân đạt 11%[2] so với kế hoạch vốn Thủ tướng
Chính phủ giao, cao hơn bình quân chung cả nước.[3]
- Về phát triển nhà ở xã hội: Chỉ tiêu
phát triển nhà ở xã hội được Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2021 - 2030 là
1.400 căn hộ (trong đó giai đoạn 2021 - 2025 là 700 căn hộ). Hiện đã hoàn thành
198 căn; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện phấn đấu đến năm
2030 xây dựng 1.572 căn nhà ở xã hội.
- Về xóa nhà tạm, nhà dột nát: Tổng số
1.475 hộ đề nghị hỗ trợ nhà ở (xây dựng mới 829 hộ và sửa chữa là 646 hộ). Tính
đến hết ngày 18 tháng 3 năm 2025, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng được
1.068/1.475 căn, đạt tỷ lệ 72,41%.
- Về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính: Năm 2023, Hậu Giang có 3 chỉ số tăng hạng như: Chỉ số cải cách hành
chính (PAR INDEX) xếp hạng 19/63 địa phương (tăng 1 bậc); Chỉ số hài lòng
(SIPAS) xếp hạng 29/63 (tăng 4 bậc); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp hạng
9/63 (tăng 4 bậc).
- Về triển khai thực hiện Nghị quyết số
57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa
học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Ủy ban nhân dân tỉnh
Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2025 triển
khai thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2025 ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
2. Tỉnh Kiên Giang
- Về Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm
2025: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) năm 2024 đạt 7,5%, cao hơn bình quân chung của
cả nước. Tại Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025, Chính phủ giao mục
tiêu tăng trưởng kinh tế năm
2025 cho Kiên Giang là 8%, Tỉnh đã xây dựng kịch bản tăng trường trong đó: khu
vực I tăng 3,78%, khu vực II tăng 11,89%, khu vực III tăng 10,24%.
- Về giải ngân vốn đầu tư công: Năm
2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước là 8.617,498[4],
đến nay, Tỉnh đã cơ bản phân bổ chi tiết hết số vốn đã giao. Tính đến
hết tháng 2 năm 2025, số vốn giải ngân đạt 7,65%[5] so với kế hoạch vốn Thủ
tướng Chính phủ giao, cao hơn bình quân chung cả nước.
- Về phát triển nhà ở xã hội: Chỉ tiêu phát triển
nhà ở xã hội được Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2021 - 2030 là 3.500 căn hộ, trong đó
giai đoạn 2021 - 2025 là 1.700 căn hộ, hiện đã hoàn thành 1.011 căn, đạt 59,5%
kế hoạch. Dự kiến đến hết năm 2025, sẽ tổ chức khởi công 2.406 căn.
- Về xóa nhà tạm, nhà dột nát: Mục tiêu
đến hết năm 2025 hỗ trợ cất mới 2.314 căn[6], sửa chữa 485 căn[7];
đã khởi công xây dựng mới 920/2.314 căn, đạt 39,76% (hoàn thành và bàn giao 567
căn, đạt 31,63%), khởi công sửa chữa 326/485 căn, đạt 67,22% (hoàn thành và bàn
giao 90 căn, đạt 27,61%). Tổng kinh phí hoàn thành là 153,39 tỷ đồng.
- Về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính: Năm 2023, Kiên Giang có 4 chỉ số tăng hạng như: Chỉ số cải cách hành
chính (PAR INDEX) xếp hạng 40/63 địa phương (tăng 1 bậc); Chỉ số hài lòng
(SIPAS) xếp hạng 17/63 (tăng 7 bậc); Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) xếp hạng 56/63
(tăng 1 bậc); Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) xếp hạng 44/63
(tăng 9 bậc).
- Về triển khai thực hiện Nghị quyết số
57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa
học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Tỉnh ủy Kiên Giang
đã ban hành Nghị quyết số 82-NQ/TU ngày 27/2/2025 về thực hiện Nghị quyết
số 57-NQ/TW; Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND
ngày 14 tháng 02 năm 2025 triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9
tháng 01 năm 2025 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh
giá cao sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh
trong việc triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc
hội, Chính phủ và đạt được kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần vào kết quả chung của cả nước trong những tháng đầu năm
2025.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
TRONG THỜI GIAN TỚI
Để tiếp tục tháo gỡ các
khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư
công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, xây dựng nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà
dột nát, các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được mục tiêu tăng trưởng năm
2025 đã đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Đối với các địa phương:
- Tập trung quyết liệt sắp xếp, tinh gọn
tổ chức bộ máy và sắp xếp địa giới hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung
ương. Hoàn thiện nội dung báo cáo theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ
tại công văn số 2255/VPCP-QHĐP ngày 18 tháng 3 năm 2025, trong đó xây dựng chương
trình, kế hoạch bảo đảm mục tiêu tăng trưởng theo chỉ tiêu Chính phủ giao; chú
trọng thế mạnh nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long để tăng tỷ lệ tăng
trưởng của khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản); xác định cụ thể
nguồn lực xã hội, kinh phí nhà nước, phần tăng thu của địa phương, yếu tố tăng
năng suất, các dự án mới để tăng tính khả thi trong thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng.
- Tập trung cao độ giải ngân vốn đầu tư
công, vừa tháo gỡ những nút thắt về hạ tầng, vừa đẩy nhanh tiến độ phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội. Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh thu hút đầu tư trong
nước và nước ngoài (đầu tư nước ngoài trực tiếp và đầu tư nước ngoài gián tiếp).
Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, lấy
kinh tế tư nhân làm động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Thống kê, phân loại, rà soát các khó
khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai của từng dự án, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng,
đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tạo nguồn lực, dư địa cho phát triển; chủ động làm
việc với các bộ, cơ quan để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thẩm
quyền. Nghiên cứu, bám sát, cập nhật các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật
để kịp thời điều chỉnh phù hợp trong xây dựng chính sách, triển khai thực
hiện tại địa phương. Chủ động tham
mưu, đề xuất với các bộ, cơ quan trung ương, cấp có thẩm quyền phương hướng xử
lý đối với những cơ chế, chính sách bất cập, vướng mắc, hạn chế khi triển khai
trong thực tiễn.
- Đẩy mạnh hơn nữa xóa nhà tạm, nhà
dột nát. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao xây dựng nhà ở xã hội đến
năm 2030, bảo đảm công khai, minh bạch, hỗ trợ hiệu quả cho người mua nhà, thuê
nhà.
2. Các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp
và Môi trường, Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương có văn bản
hướng dẫn, trả lời những vướng mắc, đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang
(Phụ lục I kèm theo)[8], tránh việc trả lời chung chung,
không rõ hoặc chỉ viện dẫn các quy định pháp luật hiện hành, hoàn thành trong
tháng 4 năm 2025.
IV. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu
Giang
a) Về chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc đường bộ Hà Tiên - Rạch
Giá - Bạc Liêu trước năm 2030: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng
và các địa phương có liên quan, tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2026 - 2030, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Về hỗ trợ cơ chế thu hút phát triển
logistics theo định hướng Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ
Chính trị: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh
Hậu Giang trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp có năng
lực tài chính, công nghệ, quản trị, thị trường vào phát triển logistics trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang.
c) Về việc phân bổ nguồn vốn sự nghiệp
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi: Giao Bộ Tài chính phối hợp với Văn phòng
Chính phủ hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2025.
d) Về việc mở rộng thêm quy định được
đầu tư nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ tại khu vực phù hợp với thực tế nhu cầu của
người dân: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kiên Giang
a) Về việc bổ sung quy định, quy trình
và hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án nuôi biển[9]: Giao
Bộ Tài chính nghiên cứu, khẩn trương có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (gửi văn bản trả lời địa phương trước ngày 15 tháng
4 năm 2025), trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trong tháng 4 năm 2025.
b) Về đề nghị tiếp tục rà soát, cắt giảm,
đơn giản hóa thủ tục hành chính không cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách (sau khi dự án được cấp chủ
trương đầu tư), cụ thể như sau:
- Về hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng, thẩm
định thiết kế cơ sở, xin phép xây dựng: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang làm
rõ nội dung cụ thể đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính gửi Bộ
Xây dựng nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước
ngày 30 tháng 4 năm 2025.
- Về thủ tục giao đất cho thuê đất (công
tác xác định giá giao đất, cho thuê đất, công tác xác định giá và tổ chức bồi
thường giải phóng mặt bằng); môi trường:
Giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì,
phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh
Kiên Giang và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý rõ
ràng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 4 năm 2025.
- Về phòng cháy chữa cháy: Giao Bộ Công
an nghiên cứu, tổng hợp kiến nghị của tỉnh Kiên Giang trong quá trình hoàn thiện
dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng
4 năm 2025.
c) Về việc ban hành Nghị định thay thế
Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (trong đó
quan tâm quy định chính sách hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp nuôi
biển xa bờ và đối tượng chuyển đổi từ nghề khai thác thủy sản sang nuôi biển,
hoặc chuyển đổi từ bè lồng nuôi truyền thống (kết cấu gỗ) sang lồng bè nhựa
HDPE,...):
Giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên
cứu, tổng hợp kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang trong quá trình
hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ ban hành trước ngày 15 tháng 4
năm 2025.
d) Về việc xem xét, sửa đổi thời gian
chưa tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (điểm d khoản 2 Điều
257 Luật Đất đai 2024)[10] chỉ được tính sau khi kết thúc
180 ngày kể từ thời điểm định giá đất[11]. Bổ sung quy định: (1) Làm rõ nguyên tắc
xác định giá đất đối với các dự án có thời gian miễn tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện. Ngoài ra, hiện nay chưa rõ thời điểm
nào là thời điểm quyết định việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. (2) Việc
miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có được ghi trực tiếp trong quyết định
giao đất, cho thuê đất hay phải có văn bản riêng? Đối với các trường hợp được
miễn tiền thuê đất
trong một số năm (như miễn tiền trong thời gian xây dựng cơ bản hoặc miễn tiền tại địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn), việc xác định miễn tiền
sẽ được thực hiện vào thời điểm nào: tại thời điểm giao đất, cho thuê đất; tại
thời điểm xác định giá đất; hay tại thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất? Cơ
quan
nào chịu trách nhiệm xác định và thực hiện việc miễn tiền thuê đất?:
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, có văn bản
hướng dẫn cụ thể, rõ ràng các đề xuất, kiến nghị của địa phương (gửi văn bản trả
lời địa phương trong tháng 4 năm 2025); đối với những bất cập, vướng mắc về
pháp luật đất đai nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm
quyền trong tháng 4 năm 2025, đề xuất phương án xử lý để kịp thời tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho địa phương.
đ) Về điều chỉnh biện pháp khắc phục hậu
quả đối với công trình xây dựng trước thời hiệu của Nghị định số 112/2024/NĐ-CP
ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ: (1) Cho phép quy đổi giá trị khối lượng
tầng đất mặt thành tiền để tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
vì bắt buộc bóc tách. (2) Nguồn kinh phí thu được sẽ phục vụ cải tạo, phục hồi
đất nông nghiệp, đảm bảo không gây thất thoát tài nguyên đất:
Giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ
trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu kiến nghị, đề xuất
phương án xử lý rõ ràng, tránh để tình trạng thất thoát, lãng phí, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 4 năm 2025.
e) Về việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2025 của Bộ Tài chính theo hướng
cho phép chi hỗ trợ làm nhà cho "người cận nghèo" từ nguồn Xổ số kiến
thiết: Giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý kiến nghị, trường hợp vượt thẩm quyền,
đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2025.
h) Về hướng dẫn thành lập Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ: Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ
Tài chính khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương trong tháng 4
năm 2025; trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trong tháng 4 năm 2025.
i) Về việc hướng dẫn tháo gỡ các dự án
khó khăn, vướng mắc của tỉnh Kiên Giang thuộc 04 nhóm: (1) Chuyển tiếp giữa quy
định cũ và quy định mới; (2) Dự án vướng mắc các quy định về giao khu vực biển;
(3) Các dự án liên quan thủ tục đất đai trên địa bàn thành phố Phú Quốc do cơ
quan có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch; (4) Việc xác định thẩm quyền và trình
tự thực hiện dự án Khu đô thị, khu dân cư[12]:
Các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ
được giao (Phụ lục II kèm theo), nghiên cứu, khẩn trương có văn bản hướng dẫn cụ
thể, rõ ràng các đề xuất, kiến nghị của địa phương (gửi văn bản trả lời địa
phương có kiến nghị trong tháng 4 năm 2025), trường hợp vượt thẩm quyền, tham
mưu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
V. Đối với các dự án Ủy ban nhân dân các tỉnh Hậu Giang, Kiên
Giang đã giải quyết nhưng vẫn còn vướng mắc, tồn đọng do cơ chế, chính sách
pháp luật hoặc vượt thẩm quyền giải quyết thì các tỉnh chủ động rà soát, báo
cáo cụ thể những khó khăn, vướng mắc của từng dự án, gửi Bộ Tài chính trước
ngày 10 tháng 4 năm 2025 để tổng hợp chung các địa phương, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trong tháng 6 năm 2025.
VI. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ,
cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang tổng hợp,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Thông
báo này (trước ngày 30 tháng 6 năm 2025).
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban
nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và các Bộ, cơ quan
liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
-
TTgCP, các PTTgCP (để b/c);
- Các Bộ: Công an, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và
Tôn giáo, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Công Thương;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hậu Giang;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐTCP, Thư ký của PTTgCP Lê Thành Long; các Vụ: CN,
KTTH, NN,
KGVX, TH, PL;
- Lưu: Văn thư, QHĐP (2b). Huyền
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Mạnh Cường
|
PHỤ
LỤC I
CÁC KIẾN NGHỊ CHƯA XỬ LÝ XONG TẠI THÔNG BÁO SỐ 507/TB-VPCP
NGÀY 05 THÁNG 11 NĂM 2024 CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
(Kèm
theo Thông báo số 151/TB-VPCP ngày
03 tháng 4 năm 2025 của Văn phòng Chính phủ)
I. Bộ Tài chính
chủ trì, xử lý
1. Về việc hỗ trợ kinh
phí đầu tư xử lý sạt lở bờ biển, phòng chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang để khép kín tuyến kè ven biển và đầu tư hoàn thiện khép kín hệ thống
cống kiểm soát mặn hạ lưu cống Cái Lớn - Cái Bé.
2. Về việc đầu tư kéo điện
lưới quốc gia cho 02 xã đảo An Sơn và Nam Du, huyện Kiên Hải và sớm bố trí vốn
kéo điện lưới quốc gia cho xã đảo Thổ Châu, thành phố Phú Quốc.
3. Về xem xét quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 73 Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định
chuyển tiếp đối với các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số
30/2015/NĐ-CP đối với các trường hợp mà quy định pháp luật trước đây có yêu cầu
phải thực hiện sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư và đã có kết quả trước ngày 01
tháng 8 năm 2024 thì được tiếp tục thực hiện các thủ tục tiếp theo, nhưng phải
hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2025; hướng dẫn vướng
mắc của dự án Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang[1].
II. Bộ Xây dựng chủ trì, xử lý
1. Về đầu tư đường cao tốc
trục ngang Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, trong đó ưu tiên đầu tư đoạn Hà Tiên
- Rạch Giá trong giai đoạn 2025-2030.
2. Về việc phân cấp công
trình đối với trụ sở UBND,
HĐND tỉnh trong trường hợp sửa chữa, cải tạo nhưng không làm thay đổi quy mô, kết
cấu công trình thì không áp dụng cấp công trình cấp 1 để tạo điều kiện thuận lợi
trong lập thủ tục chuẩn bị đầu tư, tiêu chí lựa chọn nhà thầu và nghiệm thu:
Giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án
đầu tư xây dựng.
Vướng mắc: Ngày 30/12/2024, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 175/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, do Bộ Xây dựng chưa sửa
đổi bổ sung Thông tư
06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn
áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng như kiến nghị của tỉnh Kiên
Giang vì vậy Tỉnh chưa thực hiện được.
III. Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ
trì, xử lý[2]
1. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân
dân tỉnh Kiên Giang và các cơ quan liên quan nghiên cứu, thống nhất đề xuất
phương án thực hiện nhiệm vụ hình thành trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học tại
Phú Quốc, bảo đảm khả thi, thống nhất, đồng bộ giữa các quy định, chức năng,
nhiệm vụ của các Bộ, địa phương, báo cáo cấp có thẩm
quyền trong tháng 11 năm 2024.
2. Về việc hướng dẫn thực
hiện quy định tại điểm a, khoản 1, điều 41, Nghị định số
101/2024/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2024: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan tổng hợp kiến nghị của UBND
tỉnh Kiên Giang và các địa phương gặp vướng mắc tương tự, trong tháng 11
năm 2024 có văn bản hướng dẫn các
địa phương thực hiện đúng quy định.
PHỤ
LỤC II
CÁC DỰ ÁN KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo
Thông báo số 151/TB-VPCP ngày 03 tháng 4 năm 2025 của
Văn phòng Chính phủ)
I. Bộ Tài chính chủ trì, xử lý
1. Về Dự án Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng
tại xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (vướng mắc, khó
khăn chuyển tiếp giữa quy định cũ và quy định mới).
a) Khó khăn, vướng mắc: Chưa ký đàm
phán, ký hợp đồng triển khai Dự án Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tại xã Bãi
Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
b) Nguyên nhân: Theo quy định chuyển
tiếp tại điểm b Khoản 1 Điều 73 Nghị định số 115/2024/NĐ-CP
ngày 16/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
“1. Quy định chuyển tiếp đối với dự án đầu
tư có sử dụng đất thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày
17 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sau đây gọi là Nghị định số 30/2015/NĐ-CP) “b)
Đối với dự án đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của Nghị
định số 30/2015/NĐ-CP nhưng đến ngày 01 tháng 8 năm 2024 chưa có nhà đầu tư nộp
hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì dừng việc lựa chọn nhà đầu
tư”.
Trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu
tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất thực hiện dự án vào ngày 05/8/2024 (sau
ngày 01/8/2024), do đó, áp dụng quy định chuyển tiếp tại điểm
b khoản 1 Điều 73 và phải dừng lựa chọn nhà đầu tư.
Theo đó, tại điểm b
khoản 1 Điều 73 quy định chuyển tiếp Nghị định số 115/2024/NĐ-CP
ngày 16/9/2024 của Chính phủ không quy định thời gian nhận hồ sơ dự thầu và hồ
sơ đề xuất kể từ
ngày nghị định này có hiệu lực mà còn quy định thời gian trước
đây (thời gian ngược “ngày 01/8/2024) trong khi nghị định này
có hiệu lực ngày 16/9/2024. Dẫn đến khó khăn
trong việc xác định áp dụng điều khoản chuyển tiếp đối với các dự
án nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất sau ngày 01/8/2024 và đã phê duyệt kết quả
lựa chọn nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày nghị định có hiệu
lực (ngày 16/9/2024).
Tiếp theo quy định Luật số 43/2024/QH15 ngày
29/6/2024 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15,
Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh Bất động sản số
29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức Tín dụng số 32/2024/QH15.
Tại khoản 3 Điều 1 Luật số
43/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản
10 Điều 255 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định: “10. Các dự án đầu
tư thuộc trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13,
pháp luật có liên quan và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất mà chưa được giao đất, cho thuê đất thì được tiếp
tục thực hiện các bước tiếp theo trong trình tự, thủ tục
giao đất, cho thuê đất để giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư, chủ đầu
tư theo quy định của Luật này nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây “b) Dự án mà nhà đầu tư
đã nộp hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư
trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 và đã lựa chọn được nhà đầu tư, chủ đầu tư trước
ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Việc lựa chọn nhà đầu
tư, chủ đầu tư đối với dự án quy định tại điểm này được thực hiện theo quy định
của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở, pháp luật về đấu thầu có hiệu lực tại
thời điểm nộp hồ sơ”.
c) Kiến nghị, đề xuất
Kiến nghị Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ,
xem xét, tháo gỡ khó khăn dự án nêu trên.
Đề nghị Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ
cho phép Dự án Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tại xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai ký đàm phán và ký hợp đồng thực hiện dự án[1].
2. Chuyển tiếp Luật Đầu tư năm 2014, 2024.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn một số dự
án có chủ trương đầu tư từ năm 2014, nhưng đến nay chưa được quyết định chủ
trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014, 2024; Nhà đầu tư đã thực hiện thủ tục đầu
tư (quy hoạch chi tiết, lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường, giải
phóng mặt bằng,...). Tuy nhiên, điều khoản chuyển tiếp các Luật
Đầu tư năm 2014, 2024 chưa có quy định; cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (Ban
Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc) đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính (nay
là Bộ Tài chính) hướng dẫn nhưng không xác định được hướng giải quyết.
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét,
chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các dự
án nêu trên.
II. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ
xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các Bộ, cơ
quan liên quan nghiên cứu xử lý kiến nghị:
Việc xác định thẩm quyền và trình tự thực
hiện dự án khu đô thị, khu dân cư: (1) Dự án Khu đô thị
Phú Cường Hoàng Gia (Khu dân cư lấn biển Trần Quang Khải); (2) Dự án Khu
đô thị Phú Cường Phú Quý (Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi)
1. Về thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư.
- Dự án thuộc trường hợp được UBND tỉnh
quyết định chủ trương đầu tư theo Điểm a Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu
tư 2014. Dự án đã được Sở Xây dựng có ý kiến thẩm định theo quy định khoản 3 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên
Giang quyết định chủ trương đầu tư là đúng theo thẩm quyền theo quy định và
trình tự thực hiện[2].
2. Về việc không thực hiện đấu giá đất,
đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
- Khu vực thực hiện dự án có hiện trạng
là mặt nước biển, chưa hình thành quỹ đất, không đủ cơ sở để tổ chức đấu giá
quyền sử dụng đất[3].
Đồng thời, tại thời điểm chấp thuận chủ
trương đầu tư, chỉ có 01 (một) nhà đầu tư (Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Cường
Kiên Giang) đăng ký thực hiện dự án. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên
Giang quyết định chọn Công ty cổ phần Đầu tư Phú Cường Kiên Giang là nhà đầu tư
không thông qua đấu giá là đúng quy định[4].
- Về việc điều chỉnh pháp nhân thực hiện
dự án không thông qua đấu giá, năm 2021, Công ty CP ĐT Phú Cường Kiên Giang
thành lập Công ty TNHH MTV Phú Cường Hoàng Gia (100% vốn thuộc Công ty CP ĐT
Phú Cường Kiên Giang) để quản lý, triển khai đầu tư, xây dựng,... các dự án
phù hợp theo quy định tại Điều 38 Nghị định 118/NĐ-CP ngày
12/11/2015 của Chính Phủ, không phải thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư.
Việc thành lập công ty con để quản lý, triển khai đầu
tư, xây dựng,... các dự án không làm mất đi quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư
trong thực hiện các dự án đầu tư.
3. Về năng lực tài chính trong thực hiện
các dự án đầu tư.
- Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Cường
Kiên Giang, tại thời điểm quyết định chủ trương đầu tư (tháng 5 năm 2019),
Công ty đang thực hiện 04 dự án[5], với tổng vốn đầu tư là 4.154,31 tỷ đồng.
Yêu cầu vốn chủ sở hữu tối thiểu đảm bảo năng lực tài chính thực hiện dự án
theo quy định là 646,4 tỷ đồng[6].
Theo Báo cáo tài chính năm 2018, nguồn vốn
chủ sở hữu của Công ty CPĐT Phú Cường Kiên Giang là hơn 537 tỷ đồng. Công ty
cổ phần Đầu tư Phú Cường có Văn bản số 19/2019/CKTC ngày 20/5/2019 cam kết
tăng vốn chủ sở hữu cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Cường Kiên Giang với số vốn
150 tỷ đồng. Như vậy, năng lực tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư Phú Cường
Kiên Giang là 687 tỷ đồng, đáp ứng điều kiện vốn chủ sở hữu tối thiểu theo
quy định, đảm bảo năng lực tài chính thực hiện dự án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư[7].
- Đối với Công ty TNHH MTV Phú Cường
Hoàng Gia, Công ty có vốn điều lệ 116 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty cổ phần Đầu
tư Phú Cường Kiên Giang (là Công ty mẹ) có cam kết hỗ trợ vốn[8]
228 tỷ đồng (Hai trăm hai mươi tám tỷ đồng). Như vậy, năng lực tài chính của
Công ty TNHH MTV Phú Cường Hoàng Gia là 344 tỷ đồng, đáp ứng điều kiện vốn chủ
sở hữu tối thiểu 15% theo quy định[9], đảm bảo năng lực tài chính thực hiện
dự án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư[6].
III. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý kiến nghị
Các dự án liên quan về quy hoạch, thủ tục
đất đai trên địa bàn thành phố Phú Quốc (190 dự
án):
Thời gian qua, Ban quản lý Khu kinh tế
Phú Quốc cấp nhiều chủ trương đầu tư để triển khai thực hiện dự án, trong đó có
190 dự án còn vướng mắc, khó khăn về quy hoạch, thủ tục đất đai.
1. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc: Theo Quyết định
số 150/QĐ-TTg ngày 06/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đồ án
quy hoạch chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, đã thay đổi
chức năng sử dụng đất dẫn đến mục tiêu đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu
tư của một số dự án thay đổi, cụ thể:
(1) Từ đất dịch vụ du lịch
thành khu đất đô thị du lịch hỗn hợp phát triển mới, đất dịch vụ du lịch; Khu đất
đô thị du lịch hỗn hợp phát triển mới, mật độ cao, khu đất hỗn hợp hiện trạng cải
tạo, chỉnh trang; Khu đất đô thị sinh thái, mật độ thấp, khu đất cây xanh cảnh
quan, công viên, quảng trường, không gian mở công cộng.
(2) Từ đất ở nông thôn, đất
ở mật độ thấp, đất
ở mật độ cao thành khu đất đô thị du lịch hỗn hợp phát triển mới; khu đất hỗn hợp
hiện trạng cải tạo, chỉnh
trang; Khu đất đô thị du lịch hỗn hợp phát triển mới, mật độ cao, khu đất dịch
vụ
-
công
cộng.
Hiện nay, đang tổ chức lập 20 Quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/2000 cho phù hợp với Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 06/02/2024
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040. Mặt khác, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn
cụ thể của Bộ Xây dựng liên quan đến trường hợp thu hồi đất theo Khoản 27 Điều 79 Luật Đất đai 2024.
Do đó, chưa có cơ sở xác định chính xác
các trường hợp: không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo Điều
79 Luật Đất đai năm 2024 hoặc thuộc trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự
án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử
dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất theo Điều 127 Luật Đất
đai năm 2024.
2. Kiến nghị:
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
Bộ Xây dựng sớm có văn bản
hướng dẫn liên quan đến trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia công cộng theo khoản 27 Điều 79 Luật Đất
đai 2024: “(27) Thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng
phục vụ hỗn hợp, đảng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội với nhà ở theo quy định của pháp luật về Xây dựng để xây dựng
mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị; dự án khu dân cư nông thôn ”.
- Đối với các dự án không phù hợp với
Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 06/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đồ án quy hoạch chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040; Đối
với các dự án phù hợp với Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 06/02/2024 của Thủ tướng
Chính phủ và không thuộc trường hợp thu hồi đất theo Điều 79 Luật
Đất đai 2024. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành Trung ương sớm
có văn bản hướng dẫn cụ thể nội dung trên.
IV. Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ
trì, xử lý
Xây dựng kè, san lắp mặt bằng lấn biển mở
rộng khu dân cư xã An Sơn (Dự án vướng mắc các quy định
về giao khu vực biển)
1. Khó khăn, vướng mắc: Dự án chưa được
triển khai do chưa giao khu vực biển cho Công ty.
2. Nguyên nhân: Ngày 20/8/2021, UBND tỉnh
Kiên Giang ban hành Quyết định số 2044/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục các
khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tuy nhiên, việc xác định và công bố đường mép nước biển thấp nhất trung bình
trong nhiều năm trên địa bàn huyện Kiên Hải chưa có quy định, nên chưa có cơ sở
xác định ranh giới, phạm vi giao khu vực biển cho Công ty thực hiện dự án.
3. Đề xuất, kiến nghị: Bộ Nông nghiệp
và Môi trường xác định và công bố đường mép nước biển thấp nhất trung bình
trong nhiều năm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để làm cơ sở xác định ranh giới,
phạm vi giao khu vực biển cho Công ty thực hiện dự án.