Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/2023/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Tường Văn
Ngày ban hành: 16/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Sửa quy định đảm bảo an toàn cho người trong Quy chuẩn an toàn cháy cho nhà, công trình

Ngày 16/10/2023, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, trong đó, sửa đổi quy định đảm bảo an toàn cho người.

Sửa quy định đảm bảo an toàn cho người trong Quy chuẩn an toàn cháy cho nhà, công trình

Theo đó, Thông tư 09/2023/TT-BXD sửa một số quy định về đảm bảo an toàn cho người.

Đơn cử, sửa đổi điểm 3.1.7 (trong phần quy định chung) như sau:

Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi thiết kế theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng, hoặc có luận chứng kỹ thuật theo 1.1.10.

(Hiện hành, QCVN 06: 2022/BXD quy định: Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, chỉ được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi có các giải pháp bảo đảm an toàn cháy bổ sung theo tài liệu chuẩn được áp dụng và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại 1.1.10)

Đối với bệnh viện và trường phổ thông, chỉ cho phép bố trí các công năng khám bệnh không có điều trị nội trú (khi đó không áp dụng 3.1.6 đối với bệnh viện), các công năng văn phòng, phụ trợ khác từ tầng bán hầm hoặc tầng hầm 1 (trong trường hợp không có tầng bán hầm) trở lên.

(Hiện hành, đối với bệnh viện và trường phổ thông, chỉ cho phép bố trí các công năng chính từ tầng bán hầm hoặc tầng hầm 1 (trong trường hợp không có tầng bán hầm) trở lên. Tầng hầm 1 là tầng hầm trên cùng hoặc ngay sát tầng bán hầm)

Tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có một lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với không gian xung quanh bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng.

(Hiện hành, tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có 1 lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với các không gian xung quanh bằng tường ngăn cháy loại 2. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng)

Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 09/2023/TT-BXD có hiệu từ ngày 01/12/2023.

 

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2023/TT-BXD

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2023

THÔNG TƯ

BAN HÀNH SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2023.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp

1. Hồ sơ thiết kế xây dựng đã hoàn thành thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trước khi Thông tư này có hiệu lực, tiếp tục được thực hiện theo hồ sơ thiết kế đã thẩm duyệt.

2. Hồ sơ thiết kế xây dựng đã có văn bản góp ý trả lời về thiết kế phòng cháy chữa cháy tại bước thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy, trước khi Thông tư này có hiệu lực, tiếp tục được thực hiện thẩm duyệt thiết kế theo văn bản góp ý trả lời.

3. Hồ sơ thiết kế xây dựng chưa được góp ý và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực, thì phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2022/BXDSửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các Sở: XD, GTVT, NN&PTNT các tỉnh, thành p
hố trực thuộc TW;
- Công báo,
Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng;
- Các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT, Vụ KHCN&MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tường Văn

SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Amendment 1:2023 QCVN 06:2022/BXD

National technical regulation on

Fire Safety of Buildings and Constructions

Lời nói đầu

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD chỉ bao gồm nội dung sửa đổi, bổ sung một số quy định của QCVN 06:2022/BXD. Các nội dung không được nêu tại Sửa đổi 1 này thì tiếp tục áp dụng QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06.2022/BXD do Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) chủ trì, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an TP. Hà Nội), Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an TP. Hồ Chí Minh) phối hợp biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BXD ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

1  QUY ĐỊNH CHUNG

Sửa đổi, bổ sung điểm 1.1.2 như sau:

- Sửa đổi đoạn thứ nhất, đoạn a) và CHÚ THÍCH của đoạn a) như sau:

1.1.2 Quy chuẩn này áp dụng đối với các nhà sau:

a) Nhà ở:

1) Chung và nhà ở tập thể có chiều cao PCCC không quá 150 m và không quá 3 tầng hầm;

2) Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp mục đích sử dụng khác và nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô như sau:

- cao từ 7 tầng trở lên (hoặc có chiều cao PCCC từ 25 m trở lên);

- hoặc có khối tích từ 5 000 m3 trở lên;

- hoặc có nhiều hơn 1 tầng hầm đến 3 tầng hầm.

CHÚ THÍCH: Đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp các mục đích sử dụng khác, nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô khác với quy mô đã nêu tại đoạn 2) điểm 1.1.2 thì có thể áp dụng các yêu cầu an toàn cháy nêu trong tiêu chuẩn về nhà ở riêng lẻ, các tài liệu chuẩn khác để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.".

- Bổ sung vào cuối điểm 1.1.2 các đoạn văn sau:

“Quy chuẩn này cũng có thể được xem xét áp dụng đối với các nhà không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này nếu các yêu cầu trong quy chuẩn này phù hợp với nhà đó.

Đối với các nhà đứng độc lập (trừ các nhà thuộc nhóm F5 và các nhà đã nêu tại CHÚ THÍCH của đoạn 2) điểm 1.1.2) có chiều cao dưới 7 tầng, chiều cao PCCC dưới 25 m và khối tích dưới 5 000 m3), nếu không thể tuân thủ các quy định của quy chuẩn này thì căn cứ trên công năng cụ thể của nhà cũng thể áp dụng các tài liệu chuẩn để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.".

Sửa đổi điểm 1.1.4 như sau:

1.1.4 Quy chuẩn này áp dụng khi xây dựng mới các nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này; hoặc chỉ áp dụng đối với các bộ phận, khu vực trực tiếp được cải tạo sửa chữa, trong các trường hợp sau:

a) Cải tạo, sửa chữa thay đổi công năng của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà;

b) Cải tạo, sửa chữa làm thay đổi các giải pháp thoát nạn của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà theo hướng làm giảm số lượng lối thoát nạn hoặc cầu thang thoát nạn;

c) Cải tạo, sửa chữa làm tăng hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà;

d) Cải tạo, sửa chữa tăng quy mô dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà.

Trường hợp nhà, khoang cháy hoặc tầng nhà được cải tạo, sửa chữa không thể đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này thì áp dụng 1.1.10.”.

Sửa đổi điểm 1.1.5 như sau:

- Thay cụm từ “Các phần 2, 3, 4, 5 và 6 bằng cụm từ Quy chuẩn này.

- Bổ sung cụm từ “công trình hầm giao thông; tháp đèn biển;” vào sau cụm từ không lưu;.

Sửa đổi điểm 1.1.7 như sau:

1.1.7  Cho phép sử dụng các tài liệu chuẩn của nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại 1.5 của quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy cùng các quy định về áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng Việt Nam.”.

Sửa đổi điểm 1.1.10 như sau:

1.1.10  Trong một số trường hợp riêng biệt, có thể xem xét bổ sung, thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể bằng các yêu cầu an toàn cháy phù hợp khác theo tài liệu chuẩn hoặc có luận chứng kỹ thuật phù hợp..

Bổ sung điểm 1.1.11 như sau:

1.1.11 Các địa phương được ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để thay thế, sửa đổi hoặc bổ sung một số quy định tại các phần 3, 4, 5, 6 và các phụ lục của quy chuẩn này cho phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về phòng cháy chữa cháy..

Bãi bỏ điểm 1.3.

Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ của điểm 1.4 như sau:

- Bổ sung cụm từ "; hoặc các bộ phận khác có chức năng ngăn cháy” vào sau cụm từ “sàn ngăn cháy” tại điểm 1.4.5.

- Bổ sung vào cuối điểm 1.4.9 như sau:

CHÚ THÍCH 4: Trong trường hợp các mặt đường tiếp cận nhà có cao độ khác nhau thì nhà có thể có các chiều cao PCCC khác nhau tùy thuộc vào phương án thiết kế an toàn cháy cụ thể..

- Sửa đổi điểm 1.4.11 như sau:

“1.4.11

Cửa nắp hút khói (cửa trời hoặc cửa chớp)

Bộ phận (mở được khi có cháy) được điều khiển tự động và từ xa hoặc luôn mở sẵn, che các lỗ mở trên các kết cấu bao che bên ngoài của không gian nhà (hoặc gian phòng) mà được bảo vệ bằng hệ thống thông gió hút xả khói theo cơ chế tự nhiên..

- Bổ sung điểm 1.4.21a như sau:

“1.4.21a

Gian phòng chung

Gian phòng có công năng dùng để tổ chức sự kiện (ví dụ: hội họp, hội thảo, trình diễn, thể thao và tương tự), có sự tập trung cùng lúc một nhóm người, trong một khoảng thời gian được ấn định cụ thể. Nhóm người này có đặc điểm chung là không quen thuộc với địa điểm được tập trung (không thường xuyên hoặc không định kỳ có mặt). Các văn phòng, gian phòng sản xuất, các gian phòng khác mà được sử dụng chủ yếu cho người trong nội bộ tòa nhà thì không được coi là các gian phòng chung (ví dụ: phòng họp nội bộ, phòng ăn nội bộ, phòng sinh hoạt chung nội bộ và tương tự)..

- Sửa đổi tên thuật ngữ “Gian phòng có người làm việc thường xuyên tại điểm 1.4.22 thành “Gian phòng có người làm việc thường xuyên (hoặc thường xuyên có người)”.

- Sửa đổi điểm 1.4.23 như sau:

“1.4.23

Hành lang bên

Hành lang mà ở một phía có thông gió với bên ngoài qua các lỗ mở thông với không khí bên ngoài khi có cháy, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m.

CHÚ THÍCH: Kích thước các lỗ mở trên tường ngoài của hành lang bên bảo đảm một trong các yêu cầu sau:

- Khi hành lang bên được ngăn cách với các gian phòng liền kề bằng các bộ phận ngăn cháy theo quy định của quy chuẩn thì tổng diện tích các lỗ mở không được nhỏ hơn 15 % diện tích sàn của hành lang bên và khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên hành lang bên đến mép gần nhất của lỗ mở bất kỳ không được lớn hơn 9 m, đo theo phương ngang.

- Khi hành lang bên không được ngăn cách với các gian phòng liền kề bằng các bộ phận ngăn cháy thì tổng diện tích các lỗ mở không được nhỏ hơn 50 % diện tích sàn của hành lang bên và khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên hành lang bên đến mép gần nhất của lỗ mở bất kỳ không được lớn hơn 9 m..

- Sửa đổi điểm 1.4.26 như sau:

“1.4.26

Hệ thống hút xả khói

Hệ thống được điều khiển tự động và từ xa, hoặc luôn sẵn sàng hoạt động khi có cháy, có tác dụng xả khói và các sản phẩm cháy qua cửa thu khói ra ngoài trời..

- Bổ sung các điểm 1.4.32a, 1.4.33a, 1.4.49a như sau:

“1.4.32a

Khối đế

Phần dưới của nhà (có thể bao gồm một số tầng dưới cùng của nhà), thường được thiết kế vươn ra so với kết cấu chịu lực của khối tháp bên trên và thường được sử dụng vào các mục đích thương mại, dịch vụ.”.

“1.4.33a

Lối ra ngoài trực tiếp

Cửa hoặc lối đi qua các vùng an toàn trong nhà (cùng tầng với lối ra ngoài trực tiếp) để dẫn ra ngoài nhà (ra khỏi các tường bao che của nhà) đến khu vực thoáng mà con người có thể di tản an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số trường hợp có thể được coi là lối đi qua các vùng an toàn trong nhà để dẫn ra ngoài nhà như sau:

a) Đi qua khu vực không có tải trọng cháy hoặc có nguy cơ cháy thấp (ví dụ khu vực này có thể có quầy lễ tân, bàn ghế gỗ, kim loại, quạt cây, hoặc các đồ vật tương tự với số lượng hạn chế), khu vực này được ngăn cách với các hành lang và các gian phòng tiếp giáp (nếu có) bằng vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi với cơ cấu tự đóng và khe cửa được chèn kín, hoặc ngăn cách bằng giải pháp khác tương đương ( dụ: giải pháp nêu tại đoạn b) của 4.35, hoặc dùng màn ngăn cháy);

b) Đi qua lối đi hở, có thông khí với ngoài trời ( dụ hành lang bên, ram dốc), được ngăn cách với các gian phòng, khu vực liền kề bởi bộ phận ngăn cháy làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất El 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I, và phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất El 15 đối với nhà bậc chịu lửa II, III, IV;

c) Đi qua các khu vực khác được coi là an toàn đối với con người..

1.4.49a

Sảnh thông tầng

Không gian trống nối thông từ hai tầng trở lên trong nhà dân dụng và được bao che ở trên đỉnh không gian này (thường là không gian rộng lớn, sử dụng vì mục đích kiến trúc hoặc tạo không gian thương mại, dịch vụ, kinh doanh, trưng bày và tương tự. Các lỗ mở trên sàn nối thông chỉ vì mục đích làm thang bộ, thang cuốn, giếng thang máy, hoặc các giếng, kênh kỹ thuật không được coi là sảnh thông tầng). Không gian này có thể thông với các phần nhà tại mỗi tầng được nối thông (hành lang, gian phòng và tương tự).”.

- Bổ sung vào cuối CHÚ THÍCH của điểm 1.4.50 như sau: “Đối với nhà nhóm F1 đến F4, tầng lửng không tính vào số tầng nhà của công trình khi được sử dụng làm khu kỹ thuật và có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10 % diện tích sàn ngay bên dưới và không vượt quá 300 m2 (chỉ được 01 tầng lửng không tính vào số tầng nhà).”.

- Sửa đổi điểm 1.4.53 như sau: Bổ sung cụm từ “và hướng dẫn kỹ thuật (guidelines, handbook)” vào sau cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật (technical regulation)”.

- Bổ sung điểm 1.4.68a như sau:

1.4.68a

Vật liệu hoàn thiện, trang trí

Lớp hoàn thiện (có thể kết hợp mục đích trang trí), che phủ và được cố định trên bề mặt ngoài của các kết cấu/bộ phận bao che trong nhà.

CHÚ THÍCH: Vật liệu hoàn thiện, trang trí có thể là các lớp vôi, vữa, thạch cao và tương tự; các tấm ốp hoàn thiện hoặc cách âm bằng gạch, gỗ, nhựa, mút xốp và tương tự cố định trên bề mặt ngoài của tường, trần. Các đồ vật treo trên tường, trần chỉ nhằm mục đích trang trí nội thất (như tranh, ảnh, các đồ trang trí và tương tự) không phải là vật liệu hoàn thiện, trang trí.”.

Sửa đổi điểm 1.5.4 như sau:

1.5.4  Khi cần có luận chứng kỹ thuật (theo 1.1.10) thì luận chứng này được coi là một trong những nội dung của hồ sơ thiết kế về PCCC. Trong luận chứng cần trình bày các giải pháp kỹ thuật để thay thế, bổ sung một số yêu cầu an toàn cháy của quy chuẩn này và cơ sở của các giải pháp kỹ thuật đó, trên nguyên tắc: đáp ứng các quy định nêu tại 1.5, phù hợp với mục đích của các yêu cầu an toàn cháy cần thay thế, bổ sung và phù hợp với các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng. Cơ sở của các giải pháp kỹ thuật thay thế có thể là: tính toán, mô phỏng cháy dựa trên kỹ thuật an toàn cháy (fire engineering); các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng; hoặc các giải pháp kỹ thuật phù hợp khác.

Khi trong luận chứng kỹ thuật mà có sử dụng kỹ thuật an toàn cháy thì cần xem xét các kịch bản cháy (các tình huống có thể xảy ra đám cháy) dựa trên tương quan giữa sự phát triển và lan truyền các yếu tố nguy hiểm của đám cháy, việc thoát nạn của người và việc tổ chức chữa cháy.

Việc tiếp cận đám cháy và thực hiện các biện pháp chữa cháy, cứu người của lực lượng chữa cháy và phương tiện chữa cháy phải theo phương án chữa cháy được phê duyệt phù hợp với thiết kế PCCC của nhà.

Khi mô phỏng cháy thì đám cháy được coi là phát triển tự do cho đến khi bị kiềm chế bởi các yếu tố khác (ví dụ: thời điểm lực lượng chữa cháy tiếp cận và bắt đầu chữa cháy; khả năng cháy lan; các bộ phận ngăn cháy, ngăn khói; hệ thống chữa cháy trong nhà; bảo vệ chống khói; và các yếu tố có tác dụng tương tự). Khi đó, trường hợp chủ công trình/cơ sở không có nhu cầu bảo vệ tài sản hoặc hạn chế thiệt hại về tài sản thì thiết kế cần bảo đảm các điều kiện sau: 1) con người trong nhà có thể thoát nạn an toàn trước khi bị nguy cơ đe dọa tính mạng và sức khoẻ do tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy; 2) nhà vẫn duy trì được tính ổn định tổng thể (không sập đổ) trong một khoảng thời gian tương ứng với giới hạn chịu lửa của kết cấu chịu lực của nhà theo bậc chịu lửa của nhà (xem CHÚ THÍCH 7 của Bảng 4); và 3) ngăn chặn cháy lan sang các công trình lân cận..

Bổ sung điểm 1.5.5 như sau:

1.5.5  Cho phép áp dụng các giải pháp và phương án PCCC khác nhau (kể cả các giải pháp, phương án không nêu trong quy chuẩn này) để thực hiện các yêu cầu an toàn cháy của quy chuẩn này, trên nguyên tắc bảo đảm mục đích của các yêu cầu đó.

thể chấp thuận các sai số thi công khi áp dụng các quy định về kích thước, khoảng cách của quy chuẩn này theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng. Đối với các kích thước chiều rộng, chiều cao của lối ra thoát nạn, lỗ cửa, hành lang, thang bộ, thang máy, đường thoát nạn và tương tự thì được áp dụng sai số thi công ± 5 %.”.

Bổ sung điểm 1.5.6 như sau:

1.5.6  Các yêu cầu an toàn cháy phải được xác định và tuân thủ căn cứ vào công năng sử dụng thực tế của gian phòng, phần nhà và nhà. Trường hợp nhà (phần nhà) có từ hai công năng khác nhau trở lên thì cần căn cứ thêm vào giải pháp ngăn chặn cháy lan giữa các công năng này (quy định tại Phần 4) để xác định các yêu cầu an toàn cháy tương ứng.”.

2  PHÂN LOẠI KỸ THUẬT VỀ CHÁY

Sửa đổi CHÚ THÍCH tại 2.3.2.2 như sau:

- Thay cụm từ ISO 10294 bằng cụm từ ISO 21925”.

Sửa đổi CHÚ THÍCH 2, CHÚ THÍCH 6 và bổ sung CHÚ THÍCH 7, CHÚ THÍCH 8 vào Bảng 4 như sau:

“CHÚ THÍCH 2: Không quy định giới hạn chịu lửa của các tấm lợp (kể cả các tấm lợp có cách nhiệt) nếu chúng được làm từ vật liệu không cháy, hoặc cháy yếu (Ch1) và lan truyền yếu (LT2) (trừ nhà F5 hạng A, B).

Không quy định giới hạn chịu lửa của các xà gồ đỡ tấm lợp (trừ xà gồ của các nhà, khoang cháy, gian phòng nhóm F3.1, F3.2; nhà nhóm F5.1, F5.2 hạng A, B và các nhà, gian phòng, khoang cháy khác thuộc hạng A, B) khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Mặt dưới xà gồ nằm cách sàn ngay dưới chúng một khoảng cách tối thiểu 10 m đối với nhà hạng C và 6,1 m đối với các nhà còn lại;

- Xà gồ được làm từ các vật liệu không cháy đối với nhà hạng C hoặc tối thiểu là cháy yếu (Ch1) đối với các nhà còn lại.

- Riêng đối với nhà hạng C phải tuân thủ thêm các điều kiện sau: 1) được trang bị chữa cháy tự động; 2) xà gồ chỉ được mang thêm phụ tải như đường ống chữa cháy, máng điện, dây điện hoặc các phụ tải khác với tổng tải trọng phụ thêm (trừ trọng lượng bản thân xà gồ và tấm lợp) không quá 10 kg/m2, tính trên phần diện tích mái được đỡ bởi xà gồ đang xét.”.

“CHÚ THÍCH 6: Giới hạn chịu lửa của tường ngoài không chịu lực trong Bảng 4 chỉ áp dụng đối với các mảng tường sử dụng làm đai hoặc dải ngăn cháy theo phương đứng hoặc phương ngang quy định tại 4.32 và 4.33..

CHÚ THÍCH 7: Trường hợp áp dụng mô phỏng cháy căn cứ trên các điều kiện cụ thể về tải trọng cháy trong gian phòng, phần nhà hoặc toàn nhà, cho phép xác định giới hạn chịu lửa của các bộ phận, cấu kiện quy định trong Bảng 4 dựa trên nhiệt độ từ mô phỏng cháy. Các thông số của tải trọng cháy (khối lượng, phân bố, nhiệt lượng cháy thấp, tốc độ lan truyền lửa, hình lan truyền lửa các thông số tương tự) được xác định căn cứ trên hồ sơ thiết kế và tài liệu chuẩn được áp dụng..

“CHÚ THÍCH 8: Không quy định giới hạn chịu lửa của bản thang và chiếu thang trong buồng thang bộ được bảo vệ bởi các tường trong có giới hạn chịu lửa đáp ứng yêu cầu của Bảng 4 tương ứng với bậc chịu lửa của nhà. Khi đó các bản thang và chiếu thang, cũng như vật liệu hoàn thiện bên trong buồng thang (nếu có) phải là vật liệu không cháy hoặc bảo đảm Ch1, BC1..

Sửa đổi điểm 2.5.3.3 như sau:

- Bổ sung câu văn sau vào sau cụm từ “sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy.: Trường hợp kết cấu giàn, dầm, xà gồ của kết cấu mái của nhà không có tầng áp mái không tham gia vào sự bảo đảm độ bền tổng thể và sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy thì giới hạn chịu lửa yêu cầu của các kết cấu này được xác định theo cột 6 của Bảng 4.”.

3  BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI

Sửa đổi điểm 3.1.7 như sau:

3.1.7 Trong các nhà từ 2 đến 3 tầng hầm, được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi thiết kế theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng, hoặc có luận chứng kỹ thuật theo 1.1.10.

Đối với bệnh viện và trường phổ thông, chỉ cho phép bố trí các công năng khám bệnh không có điều trị nội trú (khi đó không áp dụng 3.1.6 đối với bệnh viện), các công năng văn phòng, phụ trợ khác từ tầng bán hầm hoặc tầng hầm 1 (trong trường hợp không có tầng bán hầm) trở lên.

Tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải một lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với không gian xung quanh bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng..

Bổ sung vào cuối đoạn a) điểm 3.2.2 như sau:

Đối với nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4 có chiều cao PCCC dưới 28 m, trường hợp không thể bố trí được lối đi riêng ra bên ngoài mà phải đi qua sảnh chung thì lối vào buồng thang bộ chung từ các tầng hầm phải đi qua khoang đệm với giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1, và phải có vách ngăn cháy loại 1 ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ;.

Sửa đổi điểm 3.2.3 như sau:

3.2.3 Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nếu trên lối ra này có đặt cửa cuốn hoặc cửa quay.

Được sử dụng cửa trượt hoặc cửa xếp trên lối ra thoát nạn (trừ các trường hợp: cửa này có yêu cầu về giới hạn chịu lửa, hoặc có yêu cầu về việc cửa phải tự đóng kín sau khi mở, hoặc trong các nhà nhóm F1.3, cơ sở mầm non, trường tiểu học và tương đương), khi đó không áp dụng quy định về chiều mở cửa tại 3.2.10, và phải có biển thông báo/ghi chú về loại cửa và chiều mở của cửa.”.

Sửa đổi đoạn b) điểm 3.2.5 như sau:

“b) Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người;’’.

Sửa đổi đoạn a) và đoạn d) của điểm 3.2.6.2 như sau:

”a) Từ mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F2, F3, F4.2, F4.3 và F4.4, khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

1) Đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m:

- Diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 300 m2;

- Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 20 người;

- Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;

- Đối với nhà trên 3 tầng hoặc có chiều cao PCCC lớn hơn 9 m: các lối ra thoát nạn của các gian phòng và từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn này;

- Đối với nhà từ 3 tầng trở xuống hoặc có chiều cao PCCC từ 9 m trở xuống: được sử dụng cầu thang bộ loại 2 để thoát nạn khi bảo đảm điều kiện người trong nhà có thể thoát ra lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ hoặc lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy, và thang bộ loại 2 phải được ngăn cách với khu vực tầng hầm (nếu có) bằng vách ngăn cháy loại 2;

CHÚ THÍCH: Ban công thoáng hoặc sân thượng thoáng nghĩa là hở ra ngoài trời và bộ phận bao che (nếu có) phải bảo đảm cho việc thoát nạn, cứu nạn dễ dàng khi lực lượng chữa cháy tiếp cận.

2) Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 21 m:

- Diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 200 m2;

- Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 20 người;

- Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;

- Các khu vực có công năng đang xét được bảo vệ bằng chữa cháy tự động. Trường hợp không thể trang bị chữa cháy tự động thì thay thế bằng hệ thống báo cháy tự động cho toàn bộ nhà (ưu tiên sử dụng đầu báo cháy khói);

- Người trong nhà có thể thoát ra ngoài nhà qua lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ hoặc lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) với các thiết bị hỗ trợ thoát nạn (ví dụ thang P1, P2, thang ngoài nhà, thang dây, ống tụt và các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khác); hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy;

- Các lối ra thoát nạn của các gian phòng từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn này;

3) Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 21 m đến 25 m:

- Diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 150 m2;

- Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 15 người;

- Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;

- Nhà được bảo vệ bằng hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động;

- Người trong nhà có thể thoát ra ngoài nhà qua lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ và các lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) với các thiết bị hỗ trợ thoát nạn (ví dụ thang P1, P2, thang ngoài nhà, thang dây, ống tụt và các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khác); hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy;

- Các lối ra thoát nạn của các gian phòng và từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn này.”.

“d) Từ các tầng (hoặc một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F4.1, khi thỏa mãn các điều kiện tại đoạn a) điểm 3.2.6.2, hoặc thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Đối với cấp tiểu học và tương đương: Nhà có chiều cao PCCC không quá 9 m, diện tích tầng đang xét không quá 300 m2; Đối với các nhà còn lại thuộc nhóm F4.1: Nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m, diện tích tầng đang xét không quá 500 m2;

- Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này..

Sửa đổi điểm 3.2.8 như sau:

- Sửa đổi câu cuối cùng của đoạn thứ hai như sau: Khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh xa nhất của chúng và phải lớn hơn hoặc bằng 7 m. Trường hợp khoảng cách này nhỏ hơn 7 m thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng (xem Hình I.4 a), b), c))..

- Tại đoạn thứ ba bổ sung cụm từ , phần nhà hoặc tầng nhà” vào sau cụm từ gian phòng.

- Tại đoạn thứ tư bổ sung cụm từ “hoặc hành lang bên vào sau cụm từ bằng một hành lang trong.

Sửa đổi câu thứ hai của đoạn thứ tư điểm 3.2.9 như sau:

Cửa hai cánh nếu yêu cầu về giới hạn chịu lửa thì phải được lắp cơ cấu tự đóng sao cho các cánh được đóng lần lượt..

Sửa đổi đoạn cuối điểm 3.2.9 như sau:

“Các cửa trên đường thoát nạn nếu có yêu cầu về giới hạn chịu lửa thì phải được lắp cơ cấu tự đóng.”.

Bãi bỏ câu thứ hai của đoạn thứ nhất điểm 3.2.11.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.3.1 như sau:

- Thay cụm từ “TCVN 3890” bằng cụm từ “tài liệu chuẩn.

Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm 3.3.2 như sau:

“Khoảng cách thoát nạn giới hạn cho phép (Phụ lục G) trên mỗi tầng được đo dọc theo tâm đường thoát nạn, bắt đầu từ tâm của cửa các gian phòng hoặc từ chỗ xa nhất có thể có người trong phòng (tùy thuộc vào việc ngăn cháy giữa gian phòng và đường thoát nạn hay không) đến tâm của lối ra thoát nạn gần nhất của mỗi tầng (ví dụ: cửa ra ngoài nhà, cửa vào buồng thang bộ hoặc cửa ra cầu thang bộ loại 3, mép bậc đầu tiên của cầu thang bộ loại 2 trên tầng đó nếu cầu thang loại 2 là cầu thang thoát nạn, cửa vào khoang cháy lân cận, hoặc đến lối ra thoát nạn khác). Khoảng cách này phải được hạn chế tùy thuộc vào:.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.3.5 như sau:

- Bãi bỏ câu thứ ba của đoạn thứ hai.

- Bổ sung vào sau đoạn thứ hai như sau:

Riêng nhà có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ D, E có thể bao che hành lang bằng tường kính hoặc bộ phận bao che từ vật liệu không cháy. Không yêu cầu giới hạn chịu lửa của tường ngăn và các ô cửa giữa các gian phòng và hành lang bên (trừ các gian phòng nhóm F5 hạng A, B, C hoặc bếp).

Đối với các tầng nhà hành lang, gian phòng không được bao che bằng các bộ phận ngăn cháy theo quy định tại điểm 3.3.5 hoặc không tuân thủ yêu cầu tại 3.3.4 thì khoảng cách giới hạn cho phép của đường thoát nạn (Phụ lục G) phải tính từ điểm xa nhất có thể có người của gian phòng trên tầng nhà đó. Riêng các nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải bảo đảm việc ngăn cách hành lang, gian phòng trên đường thoát nạn bằng các bộ phận ngăn cháy như quy định trên. Các nhà nhóm F1.3 phải tuân thủ quy định tại 4.5.”.

- Bổ sung cụm từ sau vào sau cụm từ “vách ngăn cháy loại 2 của đoạn thứ ba: (hoặc bằng các vách ngăn khói, màn ngăn khói, có mép dưới cách sàn hành lang tối đa 2,5 m)”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.4.1 như sau:

- Sửa đổi gạch đầu dòng thứ nhất như sau:- 1,2 m - đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này lớn hơn 15 người từ mỗi tầng; 1 m - đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này từ 15 người trở xuống từ mỗi tầng;.

- Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba như sau: 0,7 m - đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m tổng s người thoát nạn qua thang này từ mỗi tầng không quá 15 người (trường hợp này chấp nhận bản thang có thể nhỏ hơn chiều rộng cửa thoát nạn của thang);”.

- Bổ sung vào cuối điểm 3.4.1 đoạn văn sau: Trong trường hợp không thể bảo đảm được các kích thước trên, có thể sử dụng tài liệu chuẩn để tính toán thoát nạn cho người và xác định kích thước cần thiết của bản thang, lối thoát nạn, đường thoát nạn căn cứ trên điều kiện cụ thể của công trình..

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.4.4 như sau:

- Bổ sung đoạn văn sau vào trước đoạn thứ nhất: Được sử dụng thang cong toàn phần hoặc một phần, thang với các bậc thang chéo khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau: 1) mỗi bậc thang có một phần mặt bậc thỏa mãn các điều kiện nêu tại 3.4.1 và 3.4.2; hoặc 2) thỏa mãn các điều kiện nêu dưới đây đối với nhóm nhà cụ thể. Đối với nhà nhóm F1.4, không áp dụng quy định tại 3.3.7.”.

- Thay cụm từ “F4” tại đoạn thứ nhất bằng cụm từ: “F1.2, F1.3, F2, F3, F4, F5”.

- Bổ sung vào cuối điểm 3.4.4 đoạn văn sau: “Trong các nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4, F5 với chiều cao PCCC không quá 15 m và số người tối đa trên mỗi tầng không quá 15 người, tại mỗi chiếu nghỉ hoặc góc xoay bản thang không quá 90° cho phép bố trí tối đa 3 bậc thang chéo (rẻ quạt)..

Sửa đổi điểm 3.4.5 như sau:

- Bổ sung vào cuối điểm 3.4.5, trước cụm từ phòng công năng nào”: “, trừ các phòng vệ sinh và phòng kỹ thuật nước”.

Sửa đổi đoạn a) và đoạn b) của điểm 3.4.8 như sau:

- Bổ sung cụm từ sau vào đoạn a) điểm 3.4.8, sau chữ “L2 đầu tiên: “và phần cầu thang tại tầng hầm, tầng bán hầm”.

- Sửa đổi, bổ sung vào đoạn b) của điểm 3.4.8 như sau: Bãi bỏ cụm từ “là buồng thang bộ không nhiễm khói và”; và bổ sung đoạn văn vào cuối đoạn b) điểm 3.4.8 như sau: Nếu là buồng thang bộ thông thường thì phải bố trí các lỗ thoát khói trên tum thang với tổng diện tích tối thiểu bằng 10 % diện tích phủ bì (tính cả tường bao che) của sàn buồng thang (không yêu cầu bố trí lỗ thoát khói nếu nhà tối thiểu hai cầu thang thoát nạn hoặc một cầu thang thoát nạn nhưng có các lối thoát nạn khẩn cấp khác như quy định tại 3.2.6.2).”.

Bổ sung vào cuối điểm 3.4.11 như sau:

“Được sử dụng cầu thang bộ loại 3 làm cầu thang thoát nạn trong các nhà có chiều cao PCCC từ trên 28 m đến 50 m với điều kiện phần thang bộ loại 3 từ trên 28 m phải được bảo vệ chống rơi ngã trên toàn bộ chiều cao các mặt thang hở ra ngoài trời.”.

Sửa đổi điểm 3.4.13 như sau:

- Bãi bỏ đoạn thứ hai điểm 3.4.13.

- Thay cụm từ “tại 2.5.1 c)” trong CHÚ THÍCH bằng cụm từ “tại 2.4.3.3”.

- Bãi bỏ đoạn a).

Sửa đổi điểm 3.4.14 như sau:

- Bổ sung cụm từ vào cuối điểm 3.4.14 như sau: theo yêu cầu của Phụ lục D.

Sửa đổi điểm 3.5.10 như sau:

3.5.10  Cho phép áp dụng các yêu cầu về an toàn cháy đối với vật liệu hoàn thiện, trang trí, vật liệu ốp lát, vật liệu phủ sàn và các tiêu chí thử nghiệm tương ứng theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng để thay thế cho các yêu cầu từ 3.5.1 đến 3.5.9 và Phụ lục B.

Trường hợp gian phòng chung có trang bị chữa cháy tự động (trừ các gian phòng có diện tích lớn hơn 20 m2 dành cho điều trị nội trú, cơ sở dưỡng lão, chăm sóc người khuyết tật) thì không yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy của vật liệu. Các trường hợp khác khi có chữa cháy tự động thì được phép giảm một cấp so với quy định trong Phụ lục B.

Không yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy đối với các vật liệu hoàn thiện, trang trí, ốp lát, phủ sàn ở mặt ngoài cùng của tường, trần, sàn, khi các vật liệu này có chiều dày không quá 1 mm và được đặt trên vật liệu nền là vật liệu không cháy, hoặc trong trường hợp cơ quan cảnh sát PCCC&CNCH có thẩm quyền xác định nguy cơ cháy lan và sinh khói là thấp hoặc không có.

Không yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy đối với các loại vật liệu hoàn thiện, trang trí, ốp lát ở mặt ngoài cùng của tường hoặc trần khi:

a) tổng diện tích các vật liệu này chiếm không quá 20 % diện tích tường hoặc trần mà chúng được gắn vào (đối với cao su, nhựa và các vật liệu trùng hợp tương tự - không quá 10 %): và

b) các bộ phận vật liệu này được phân bố tương đối rời rạc.

Trường hợp các gian phòng chung không đáp ứng được các yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy của vật liệu thì các gian phòng đó phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) được lắp đặt báo cháy tự động; và

b) các kết cấu bao che của chúng phải là bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tối thiểu là:

- El (hoặc ElW) 45 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và/hoặc chiều cao PCCC từ 28 m trở lên;

- El (hoặc ElW) 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và chiều cao PCCC dưới 28 m;

- El (hoặc ElW) 15 đối với nhà có bậc chịu lửa IV.”.

4  NGĂN CHẶN CHÁY LAN

Sửa đổi, bổ sung đoạn thứ nhất của điểm 4.5 như sau:

- Thay cụm từ “vách ngăn cháy loại 1 và (hoặc) sàn ngăn cháy loại 3 bằng cụm từ: “bộ phận ngăn cháy giới hạn chịu lửa tối thiểu El 45 đối với nhà có bậc chịu lửa I đến III; tối thiểu El 15 đối với nhà có bậc chịu lửa IV; hoặc giải pháp ngăn cháy tương đương khác”.

Bổ sung các đoạn văn vào trước CHÚ THÍCH của điểm 4.5 như sau:

“Trong các nhà nhóm F1, F2, F3, F4, không yêu cầu ngăn cháy với các công năng khác đối với các gian phòng sau (trừ các trường hợp riêng được quy định trong quy chuẩn này hoặc tiêu chuẩn chuyên ngành): các gian phòng nhóm F5 hạng C4, E; các gian phòng kỹ thuật nước; các gian phòng ẩm ướt hoặc có nguy cơ cháy thấp; phòng kho diện tích tối đa 10 m2 không chứa các chất khí dễ cháy và chất lỏng dễ cháy; các gian phòng không có yêu cầu trang bị chữa cháy tự động hoặc báo cháy tự động theo tài liệu chuẩn; các khu vực chỉ phục vụ ăn uống (không có bếp nấu và kho lưu trữ thực phẩm); các phòng họp nội bộ; và các trường hợp tương tự khác.

Đối với một tầng nhà (hoặc một phần tầng nhà đã được ngăn cách với phần còn lại theo quy định của quy chuẩn này) có từ hai công năng khác nhau trở lên, nếu không ngăn cách các công năng theo quy định tại quy chuẩn này thì các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà (hoặc phần tầng nhà) này phải lấy theo yêu cầu cao nhất giữa các công năng. Phải ngăn cách các khu vực có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng A, B, C với các khu vực có công năng hoặc công năng công cộng khác..

Sửa đổi, bổ sung điểm 4.23 như sau:

- Bổ sung vào cuối đoạn thứ nhất như sau:

“Không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với cửa giếng thang máy mở ra hành lang bên.”.

- Bổ sung vào sau cụm từ “vách ngăn cháy loại 1” của đoạn thứ hai: “(hoặc màn ngăn cháy với giới hạn chịu lửa tương đương, hoặc màn nước drencher như quy định tại H.2.12.7).

Sửa đổi điểm 4.27 như sau:

4.27  Khu vực, trong đó có bố trí cầu thang bộ loại 2 theo quy định tại 3.4.16, phải được ngăn cách với các hành lang thông với nó hoặc với các gian phòng khác bằng các vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác.

Không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với vách ngăn khu vực có bố trí cầu thang bộ loại 2 hoặc hành lang thông với cầu thang bộ loại 2 (áp dụng cho cả 4.26) khi nhà (hoặc khoang cháy có cầu thang bộ loại 2) có chiều cao PCCC không lớn hơn 9 m với diện tích một tầng không quá 300 m2 hoặc khi nhà có trang bị chữa cháy tự động (khi đó các khu vực có nguy hiểm cháy cao (ví dụ gian để xe, khu vực kinh doanh hàng hóa dễ cháy nổ và tương tự) phải được ngăn cách với cầu thang bộ loại 2 bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác)..

Sửa đổi điểm 4.31 như sau:

- Thay cụm từ “TCVN 3890” bằng cụm từ “tài liệu chuẩn”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 4.32.2 như sau:

4.32.2 Cho phép không áp dụng các quy định tại 4.32.1 nếu nhà được trang bị chữa cháy tự động.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 4.33.3 như sau:

- Bổ sung cụm từ “như quy định tại đoạn c) điểm 4.33.1 vào cuối điểm 4.33.3.

Sửa đổi điểm 4.33.4 như sau:

4.33.4  Cho phép không áp dụng các quy định tại 4.33 đối với nhà từ ba tầng trở xuống hoặc chiều cao PCCC dưới 15 m, ga ra để xe nổi dạng hở, hoặc nhà được trang bị chữa cháy tự động..

Sửa đổi điểm 4.34 như sau:

- Thay chữ và” sau cụm từ (quy định tại điểm E.1 và điểm E.2 trong Phụ lục E)” bằng chữ “hoặc”.

Sửa đổi đoạn d) điểm 4.35 như sau:

“d) Diện tích tầng trong phạm vi khoang cháy có sảnh thông tầng được xác định theo Phụ lục H.”.

5  CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1.1.1 như sau:

5.1.1.1  Việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và các khu có đặc điểm tương tự.

Đối với các nhà khi nằm trong phạm vi phục vụ của các nguồn cấp nước chữa cháy ngoài nhà (bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo và các nguồn nước tương tự khác) thì không yêu cầu bắt buộc phải trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

CHÚ THÍCH: Việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà có thể tham khảo TCVN 3890:2023..

Sửa đổi điểm 5.1.1.3 như sau:

- Bãi bỏ cụm từ được trang bị phương tiện”.

Sửa đổi điểm 5.1.1.4 như sau:

- Thay cụm từ (nằm trên mặt đất) bằng cụm từ (đo ở vị trí cao độ bằng với mặt đất).

- Thay cụm từ 10 m trong câu thứ nhất và câu thứ ba bằng cụm từ 10 m cột nước”.

- Thay cụm từ “60 m” bằng cụm từ “60 m cột nước”.

Bãi bỏ CHÚ THÍCH 3 của Bảng 7.

Sửa đổi, bổ sung Bảng 10 như sau:

Bng 10 - Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà nhóm F5 không có l m trên mái có chiu rộng trên 60 m

Bậc chịu la của nhà

Cp nguy him cháy kết cấu của nhà

Hạng nguy him cháy cháy nổ của nhà

Lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà đối với nhà không có l mở trên mái có chiu rộng t 60 m trở lên, tính cho 1 đám cháy, L/s, theo khối tích nhà, 1 000 m3

50

> 50 và ≤ 100

> 100 và ≤ 200

> 200 và ≤ 300

> 300 và ≤ 400

> 400 và ≤ 500

> 500 và ≤ 600

> 600 và ≤ 700

> 700

I và II

S0, S1

A, B, C

20

30

40

50

60

70

80

90

100

I và II

S0

D, E

10

15

20

25

30

35

40

45

50

III

S0, S1

A, B, C

40

50

60

60

70

80

90

100

110

III

S0, S1

D, E

20

35

40

40

45

45

50

50

60

IV

S0, S1

A, B, C

50

60

65

70

80

90

-

-

-

IV

S0, S1

D, E

35

45

55

60

65

70

75

80

90

IV

S2, S3

E

40

50

60

-

-

-

-

-

-

CHÚ THÍCH: Lỗ m trên mái là các lỗ m để thông gió hoặc lấy sáng đặt trên kết cấu mái của nhà (nóc gió (cửa trời); lỗ thưng xuyên mở; lỗ m khi có chảy; ô kính; tm lợp ly sáng, hoặc các lỗ mở tương tự) có diện tích không nhỏ hơn 2,5 % diện tích xây dựng của nhà đó.

Bổ sung gạch đầu dòng thứ năm của điểm 5.1.3.3 như sau:

- Đối với các nhà có yêu cầu về lưu lượng cho cấp nước chữa cháy ngoài nhà quy định tại các bảng 8, 9, 10 đến 15 L/s (cho nhà nhóm F1, F2, F3, F4) và đến 20 L/s (cho nhà nhóm F5) thì thời gian chữa cháy của chúng ly là 1 giờ.

Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1.3.4 như sau:

5.1.3.4 Thời gian lớn nhất để phục hồi nước dự trữ chữa cháy không lớn hơn:

24 giờ - đối với khu dân cư trên 5 000 người hoặc cơ sở công nghiệp có các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy n A, B, C;

36 giờ - đối với cơ sở công nghiệp có các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ D và E;

72 giờ - đối với các khu dân cư đến 5 000 người hoặc cơ sở nông nghiệp.

CHÚ THÍCH 1: Đối với cơ s công nghiệp có yêu cầu về lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà đến 20 L/s thì cho phép tăng thời gian phục hồi nước chữa cháy lên đến:

48 giờ - đối với các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy D và E;

36 giờ - đối với các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy C.

CHÚ THÍCH 2: Khi không thể bảo đảm phục hồi lượng nước dự trữ cho chữa cháy theo thời gian quy định thì cần cung cấp thêm lượng nước bổ sung dự trữ cho chữa cháy ΔW, tính theo công thức:

trong đó

ΔW là lượng nước dự trữ bổ sung, tính bằng mét khối (m3);

W là lượng nước dự trữ cho chữa cháy, tính bằng mét khối (m3);

K là tỉ số giữa thời gian phục hồi lượng nước chữa cháy theo thực tế và thời gian phục hồi lượng nước chữa cháy theo yêu cầu quy định tại 5.1.3.4.".

Sửa đổi điểm 5.1.4.2 như sau:

- Bổ sung cụm từ “cho mỗi nhà” trước cụm từ “đến 12” và chữ “họng” sau cụm từ “đến 12”.

Sửa đổi điểm 5.1.4.7 như sau:

- Thay cụm từ “200 m” bằng cụm từ “hơn 400 m”.

Sửa đổi điểm 5.1.5.4 như sau:

- Thay cụm từ “bãi đỗ xe kích thước không nhỏ hơn 12 m x 12 m" bằng cụm từ “bãi lấy nước”.

Sửa đổi điểm 5.1.5.6 như sau:

- Thay cụm từ “riêng lẻ” tại đoạn thử nhất bằng cụm từ “độc lập.

Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai của điểm 5.1.5.7 như sau:

- Bãi bỏ cụm từ “ngoài khu dân cư”.

Sửa đổi điểm 5.1.5.9 như sau:

5.1.5.9 Bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo phải đặt tại vị trí bảo đảm bán kính phục vụ:

- Khi có máy bơm của xe chữa cháy - là 400 m;

- Khi có máy bơm di động - đến 300 m trong phạm vi hoạt động kỹ thuật của máy bơm;

- Để tăng bán kính phục vụ, cho phép lắp đặt các đường ống cụt có chiều dài không quá 200 m từ bồn, bể và hồ nhân tạo đến các bể trung gian (hổ thu nước) bảo đảm theo quy định tại 5.1.5.8.”.

Sửa đổi điểm 5.1.5.10 như sau:

- Thay cụm từ “từ 3 m3 đến 5 m3” bằng cụm từ “không nhỏ hơn 3 m3”.

Sửa đổi điểm 5.2.1 như sau:

- Bổ sung vào đoạn thứ tư, trước cụm từ “Trường hợp sử dụng các họng nước lưu lượng thấp”: “Căn cứ vào công năng của đối tượng bảo vệ có th lựa chọn các phương án trang bị hệ thống họng nước chữa cháy theo quy định tại 5.2.18.".

Sửa đổi Bảng 11 như sau:

- Thay cụm từ "nhà dưỡng" ở gạch đầu dòng cuối cùng của 2) bằng cụm từ “nhà dưỡng lão”.

Sửa đổi điểm 5.2.6 như sau:

- Thay cụm từ “0,90 MPa tại đoạn thứ hai bằng cụm từ 0,6 MPa” và cụm từ “0,4 MPa” tại đoạn thứ tư bằng cụm từ “0,45 MPa”.

Bổ sung CHÚ THÍCH 3 vào điểm 5.2.11 như sau:

"CHÚ THÍCH 3: Cho phép tăng bán kính phục vụ của các họng nước chữa cháy bằng việc kết nối các vòi chữa cháy với tổng chiều dài đến 40 m. Khi đó các vòi phải treo ở dạng xếp trên giá đỡ và được kết nối sẵn với họng nước và lăng phun.”.

Sửa đổi điểm 5.3.1 như sau:

- Tại đoạn thứ nhất: Thay cụm từ công suất tương đương với” bằng cụm từ “có thông số về lưu lượng, áp lực cấp nước không nhỏ hơn”.

6  CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN

Bổ sung vào điểm 6.2.2.1 như sau:

- Bổ sung cụm từ , hoặc có phương án chữa cháy phù hợp từ ngoài nhà” vào sau cụm từ “60 m”.

Bổ sung vào điểm 6.2.2.3 như sau:

- Bổ sung CHÚ THÍCH cho đoạn b):

“CHÚ THÍCH: Nếu các lỗ thông tầng được bảo vệ chống cháy lan thì diện tích sàn cho phép tiếp cận được tính bằng diện tích một sàn lớn nhất trong số các sàn được nối thông tầng cộng với diện tích các lỗ thông tầng trong phạm vi được bảo vệ.”.

- B sung vào sau cụm từ “phương tiện chữa cháy” của đoạn c): “(chỉ yêu cầu có đường cho xe chữa cháy tiếp cận như 6.2.2.1 hoặc có phương án chữa cháy phù hợp khác đối với nhà F5 hạng A, B có tổng diện tích sàn đến 300 m2, nhà F5 hạng C, D, E có diện tích và chiều cao không vượt quá giới hạn cho phép lấy theo nhà có bậc chịu lửa V theo Phụ lục H)..

- Bổ sung vào sau cụm từ “trên 28 m.” như sau: Không quy định khoảng cách này khi không có yêu cầu cứu nạn từ trên cao và lực lượng cha cháy có phương án khác để tiếp cận chữa cháy.”.

- Bãi bỏ CHÚ THÍCH 2.

Bổ sung CHÚ THÍCH vào cuối điểm 6.3.5 như sau:

“CHÚ THÍCH Không quy định về cách b trí các lối vào từ trên cao khi có phương án phù hợp khác để lực lượng chữa cháy tiếp cận..

Sửa đổi điểm 6.4 như sau:

6.4 Thiết kế bãi quay xe phải phù hp với phương tiện chữa cháy ở địa phương.”.

Sửa đổi điểm 6.12 như sau:

- Thay s “100” bằng số “75”.

- Bổ sung vào cuối điểm 6.12: "Trường hợp không thể bảo đảm yêu cầu này thì tại mỗi tầng cần bố trí ít nhất một họng khô để cấp nước chữa cháy cho tầng đó. Không yêu cầu khe hở vế thang đối với cầu thang loại 3.”.

Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba của điểm 6.13 như sau:

“- Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí cửa các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ (bán kính phục vụ) không vượt quá 60 m;".

Sửa đổi điểm 6.14 như sau:

- Bổ sung cụm từ , nếu được thiết kế để lực lượng chữa cháy tiếp cận qua mái thì” vào sau cụm từ "lớn hơn 7 m".

Bãi bỏ cụm từ theo A.4” tại điểm 6.17.1.

Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai của điểm 6.17.2 như sau:

“- Có ít nhất một lối ra trực tiếp thông với hành lang chính để thoát nạn hoặc lối ra trực tiếp ra ngoài nhà, hoặc thông trực tiếp với cầu thang thoát nạn;".

7  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bãi bỏ điểm 7.4.

PHỤ LỤC A

(quy định)

QUY ĐỊNH BỔ SUNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ NHÓM NHÀ CỤ THỂ

Sửa đổi điểm A.1.2.1 như sau:

A.1.2.1 Khi xác định số lượng tầng của nhà thì mỗi sàn công tác, sàn đỡ thiết bị và sàn lửng nm ở cao độ bất kỳ có diện tích lớn hơn 40 % diện tích một tầng của nhà đó, phải được tính như một tầng.

Diện tích một tầng của nhà trong phạm vi một khoang cháy được xác định theo chu vi bên trong của tường bao của tầng, không tính diện tích buồng thang bộ. Nếu trong diện tích đó có các sàn công tác, sàn đỡ thiết bị và sàn lửng thì đối với nhà 1 tầng phải cộng thêm diện tích của tất cả các sàn này; còn đối với nhà nhiều tầng (hoặc phần nhà nhiều tầng) thì diện tích khoang cháy của mỗi tầng phải cộng thêm diện tích các sản công tác, sàn đỡ thiết bị và sàn lửng nằm trong tầng đó. Diện tích của thềm (cầu) xếp dỡ phía ngoài dùng cho phương tiện vận tải đường bộ và đường sắt không được tính vào diện tích của tầng nhà trong phạm vi khoang cháy. Diện tích các gian phòng có chiều cao thông từ 2 tầng trở lên, trong phạm vi một nhà nhiều tầng (gian phòng thông 2 tầng hoặc nhiều tầng) mà lỗ thông tầng không được bảo vệ ngăn cháy thì được tính vào diện tích tổng cộng của nhà trong phạm vi một tầng.

Diện tích xây dựng được xác định theo chu vi ngoài của nhà ở cao độ chân tường, bao gồm cả các phần nhô ra, đường đi qua dưới nhà, các phần nhà không có kết cấu ngăn che bên ngoài.".

Bãi bỏ đoạn thứ hai của điểm A.1.3.2.

Sửa đổi điểm A.1.3.6 như sau:

- Thay ch “hạng bằng ch “cấp.

Sửa đổi điểm A.1.3.10 như sau:

A.1.3.10 Kho cất gi hàng có hạng nguy hiểm cháy và cháy n C trên giá đỡ cao tầng phải được bố trí trong nhà 1 tầng có bậc chịu lửa I đến IV và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0. Trường hợp b trí trong nhà nhiều tầng thì các giá đỡ cao tầng phải được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy tự động theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng, và phải bảo đảm tất cả người trong nhà có thể thoát nạn an toàn ra ngoài trong mọi trường hợp cháy.”.

Bãi bỏ điểm A.1.3.12.

Bổ sung sau cụm từ “khoang cháy” của điểm A.2.3 cụm từ sau: “(hoặc phân khoang cháy)”.

Bổ sung câu văn vào cuối điểm A.2.4 như sau:

“Cho phép bố trí các gian phòng tập trung đông người ở chiều cao PCCC cao hơn quy định trên khi có tính toán thoát nạn cho người theo tài liệu chuẩn (ví dụ [5]) bảo đảm nguyên tắc người thoát nạn an toàn ra ngoài nhà trước khi bị các yếu tố nguy hiểm cháy tác động..

Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.11 như sau:

A.2.11 Các sảnh thang máy phải được ngăn cách với các hành lang và các phòng bên cạnh bằng các vách ngăn cháy hoặc giải pháp ngăn cháy khác có giới hạn chịu lửa theo quy định tại A.2.24, nếu các thang máy này có phục vụ tầng hầm, hoặc cửa giếng thang máy không đáp ứng yêu cầu tại A.2.24.".

Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.12 như sau:

A.2.12 Phải bố trí thang máy chữa cháy trong các giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy độc lập. Trường hợp bố trí chung giếng thang và sảnh thang thì việc bảo vệ các giếng thang, sảnh thang chung này phải tuân thủ các yêu cầu tại A.2.24 như đối với thang máy chữa cháy.

Lối ra ngoài nhà từ tối thiểu một trong s các thang máy chữa cháy không được bố trí đi qua tiền sảnh chung của nhà.

Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy phải được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí cửa các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tàng mà nó phục vụ (bán kính phục vụ) không vượt quá 45 m.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.14 như sau:

A.2.14 Các hành lang phải được phân chia thành các khoang ngăn cách nhau bằng vách ngăn cháy loại 1 và cửa ngăn cháy loại 2 có cơ cấu tự đóng, hoặc bằng các vách ngăn khói, màn ngăn khói từ vật liệu không cháy có mép dưới cách sàn hành lang tối đa 2,5 m. Chiều dài mỗi khoang hành lang phải bảo đảm như sau:

- Đối với khối căn hộ: không quá 30 m.

- Đối với khối nhà không phải là căn hộ: không quá 60 m..

Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.20 như sau:

A.2.20 Nhà có chiều cao PCCC trên 100 m (trên 120 m nếu được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động) phải bố trí các khu vực lánh nạn tạm thời theo A.3.2.”.

Bổ sung điểm A.2.25.5 như sau:

A.2.25.5 Trường hợp không tuân thủ được các yêu cầu từ A.2.25.1 đến A.2.25.4 thì có thể thực hiện theo 3.5.10.".

Sửa đổi điểm A.3.1.8 như sau:

- Bãi bỏ cụm từ “với khoảng cách hở thông thủy giữa các bản thang không nhỏ hơn 100 mm”.

Sửa đổi điểm A.3.1.13 như sau:

- Bổ sung cụm từ , trường hợp không thể đáp ứng thì tuân thủ 3.5.10” sau cụm từ “vật liệu không cháy”.

Bãi bỏ đoạn e) điểm A.3.1.16.

Sửa đổi đoạn thứ nhất và đoạn a) của điểm A.3.2.1 như sau:

A.3.2.1 Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 100 m (trên 120 m nếu được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động) đến 150 m, ngoài việc tuân thủ các quy định tại A.3.1, phải bố trí các khu vực lánh nạn tạm thời theo A.3.2.1 hoặc A.3.2.2, hoặc kết hợp hai phương án. Giải pháp thiết kế phải bảo đảm thoát nạn kịp thời và thông suốt cho mọi người ra ngoài hoặc vào những khu vực lánh nạn tạm thời (bao gồm vùng an toàn bố trí tại các tầng và/hoặc gian lánh nạn thuộc tầng lánh nạn) phù hợp với phương án tổ chức thoát nạn cho nhà khi có cháy.

Nếu lựa chọn khu vực lánh nạn tạm thời là các tầng lánh nạn, gian lánh nạn thì phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

a) Tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng, tầng lánh nạn đầu tiên được b trí không cao quá tầng thứ 21. Khu vực bố trí gian lánh nạn phải được ngăn cách với các khu vực khác bng bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 150. Các khu vực khác ngoài khu vực bố trí gian lánh nạn có thể sử dụng cho các công năng công cộng hoặc bố trí căn hộ với điều kiện bảo đảm các yêu cầu về thoát nạn đối với các khu vực này;

CHÚ THÍCH. Có th sử dụng tầng kỹ thuật hoặc một phần tầng kỹ thuật làm khu vực lánh nạn khi đáp ứng các quy định tại các đoạn b), c), d), e), f).".

Bổ sung điểm A.3.2.2 như sau:

A.3.2.2 Nếu lựa chọn khu vực lánh nạn tạm thời là các vùng an toàn thì phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Vùng an toàn được phân thành 4 loại sau:

Vùng an toàn loại 1: là gian phòng được ngăn cách với các khu vực khác bằng kết cấu bao che có giới hạn chịu lửa bằng giới hạn chịu lửa của tường trong của buồng thang bộ tương ứng với bậc chịu lửa của nhà (không xét chỉ tiêu R nếu các kết cấu bao che này không phải kết cấu chịu lực) và các bộ phận chèn bịt lỗ mở có giới hạn chịu lửa El 60, kín khói, được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy tự động, được tạo áp suất không khí dương khi có cháy trong gian phòng hoặc trong khoang đệm ngăn cháy ở lối vào của gian phòng này, hoặc lối vào gian phòng đi qua một vùng đệm không khí không nhiễm khói theo các đường đi chuyển tiếp h (tương tự lối vào buồng thang bộ N1).

Lối ra thoát nạn từ vùng an toàn loại 1 phải dẫn vào buồng thang bộ thoát nạn (vào trực tiếp, hoặc qua các khu vực an toàn được bảo vệ như đường thoát nạn của nhà, hoặc đi qua các vùng đệm không khí không nhiễm khói, hoặc kết hợp các phương án trên).

Vùng an toàn loại 2: là vùng nằm ở trên mái có khai thác sử dụng với lối ra mái phải đi qua khoang đệm ngăn cháy loại 1.

Vùng an toàn loại 3: là khoang cháy hoặc phân khoang cháy, có đường thoát nạn độc lập được bảo vệ bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3.

Vùng an toàn loại 4: là buồng thang bộ.

b) Vùng an toàn loại 4 chỉ được sử dụng cho các nhà nhóm F1.3. Các nhà thuộc các nhóm công năng khác được lựa chọn loại 1, 2, hoặc 3, hoặc kết hợp.

c) Vùng an toàn phải được bố trí trên tất cả các tầng của nhà (trừ tầng có lối ra ngoài trực tiếp) hoặc bố trí cách tối đa 5 tầng, có chỉ dẫn thoát nạn tại mỗi tầng, đồng thời phải bảo đảm tiếp cận được cho người khuyết tật và những người có khả năng di chuyển hạn chế khác cần phải sử dụng xe lăn. Tại lối vào của các vùng an toàn phải có biển thông báo với nội dung "KHU VỰC LÁNH NẠN TẠM THỜI/FIRE EMERGENCY HOLDING AREA” với quy cách như quy định tại đoạn g) của A.3.2.1.

d) Diện tích vùng an toàn tính cho một tầng nhà phải tính toán căn cứ vào số lượng người cần được bố trí lánh nạn tạm thời (số người với khả năng di chuyển hạn chế) tùy theo công năng của phần nhà đó và định mức diện tích sàn cho mỗi người, có xét đến các công cụ hỗ trợ di chuyển (ví dụ xe lăn, gậy chống, cáng, các công cụ tương tự, nếu có), s lượng người cần được bố trí lánh nạn tạm thời được xác định theo nhiệm vụ thiết kế, định mức diện tích sàn cho mỗi người xác định căn cứ trên diện tích hình chiếu bằng của người đó với khả năng xê dịch trong phạm vi hẹp. Trường hợp không tính toán được s lượng người cần lánh nạn tạm thời hoặc định mức diện tích sàn cho mỗi người, thì có thể xác định diện tích vùng an toàn theo quy định tại đoạn b) của A.3.2.1.

CHÚ THÍCH: Nếu nhiệm vụ thiết kế không xác định được số người với khả năng di chuyển hạn chế, thì giá trị này có thể xác định theo t lệ trên tổng số người sử dụng tầng nhà, tham khảo các tài liệu chuẩn (ví dụ [5, 7]), diện tích hình chiếu bằng của người có th tham khảo [5] hoặc lấy theo quy định tại H.2.10.1.

e) Nếu vùng an toàn là gian phòng riêng thì được sử dụng các công năng khác trong vùng an toàn như đối với gian lánh nạn quy định tại đoạn b) của A.3.2.1, nhưng phải bo đảm đủ diện tích trống như định mức quy định.

f) Mỗi vùng an toàn phải được lắp đặt chiếu sáng sự c, hệ thống truyền thanh chỉ dẫn thoát nạn và tương tự, có thiết bị liên lạc hai chiều với phòng trực điều khiển chống cháy, hoặc phòng trực có người trực 24/24 của nhà.".

Bãi bỏ A.4 của Phụ lục A.

PHỤ LỤC C

(quy định)

HẠNG NGUY HIỂM CHÁY VÀ CHÁY NỔ CỦA NHÀ, CÔNG TRÌNH VÀ CÁC GIAN PHÒNG CÓ CÔNG NĂNG SẢN XUẤT VÀ KHO

Sửa đổi, bổ sung điểm C.3.1 như sau:

C.3.1 Phương pháp xác định các dấu hiệu để xếp nhà, công trình và gian phòng có công năng sản xuất và kho vào các hạng theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ được quy định trong các tiêu chuẩn, có thể áp dụng [8] và các tài liệu hướng dẫn liên quan để thực hiện.

Các thông số của chất cháy trong nhà và gian phòng có thể tham khảo các tải liệu chuẩn [3, 4, 5, 6, 8, 9] hoặc các tài liệu chuẩn khác.".

Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm C.3.2 như sau:

C.3.2 Khi không có các tính toán cụ thể để phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ theo tiêu chuẩn, có thể tham khảo hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của một số nhà và gian phòng thuộc các phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất như sau:".

Bổ sung vào gạch đầu dòng thứ hai của điểm C.3.2.2 như sau:

- Bổ sung cụm từ "có tạo ra các bụi cháy được và có khả năng tạo thành các hỗn hợp nguy hiểm n (theo Bảng C.1) khi có sự cố" vào sau cụm từ “chất rắn.

PHỤ LỤC D

(quy định)

BẢO VỆ CHỐNG KHÓI

Bổ sung vào cuối điểm D.1.1 như sau:

“Nếu không có các quy định cụ thể về thời gian tiếp cận công trình của lực lượng chữa cháy và thời gian mà lực lượng chữa cháy sẽ hoạt động trong công trình để chữa cháy, và không có yêu cầu về bảo vệ tài sản khi xảy ra cháy, thì việc thiết kế bảo vệ chống khói của nhà cần bảo đảm mục tiêu tối thiểu là an toàn cho người thoát nạn ra ngoài..

Sửa đổi điểm D.1.2 như sau:

- Bổ sung cụm từ (hoặc lấy theo giá trị quy định trong tài liệu chuẩn áp dụng)” vào sau cụm từ "không thấp hơn 2 m".

Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm D.1.3 như sau:

D.1.3 Các thiết bị của hệ thống hút xá khói và cấp không khí chống khói, không phụ thuộc vào cơ chế hoạt động (tự nhiên hoặc cưỡng bức), phải luôn bảo đảm hoạt động đúng thiết kế khi có cháy..

Sửa đổi đoạn thứ nht của điểm D.1.5 như sau:

- Bổ sung cụm từ “hoạt động trước cụm từ “độc lập”.

Sửa đổi điểm D.1.7 như sau:

D.1.7 Cho phép thay đi các yêu cầu trong Phụ lục D này trên cơ sở có thiết kế bảo vệ chống khói phù hợp với tiêu chuẩn được phép áp dụng và thỏa mãn yêu cầu tại D.1.1”.

Sửa đổi CHÚ THÍCH của điểm D.1.8 như sau:

- Thay cụm từ “ISO 14644 bằng cụm từ "TCVN 8664 (ISO 14644)".

Sửa đổi, bổ sung điểm D.2 như sau:

- Tại đoạn thứ nhất: thay cụm từ “hút xả khói” bằng cụm từ "thoát khói".

- Bổ sung vào cuối đoạn c) như sau:

"CHÚ THÍCH: Không yêu cầu thiết kế thoát khói cho các hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m mà không có thống gió tự nhiên khi có cháy trong các tầng của nhà thuộc nhóm F4 cao từ 6 tầng trở xuống, khi các tầng này được trang bị báo cháy tự động với đầu báo cháy khói, hoặc chữa cháy tự động.".

- Sửa đổi đoạn f) như sau: Bỏ cụm từ D, E”.

- Sửa đổi đoạn g) như sau: Bổ sung cụm từ với diện tích lớn hơn 50 m2” sau từ “hàng hóa tại gạch đầu dòng thứ hai.

- Bổ sung vào cuối điểm D.2 như sau:

“CHÚ THÍCH 4: Đ thông gió tự nhiên khi có cháy cho các gian phòng hoặc hành lang, cũng có thể bố trí (phân bố tương đối đều) các ô cửa m trên kết cu bao che ngoài của gian phòng, hành lang ở độ cao khống nhỏ hơn 2,2 m từ mặt sàn đến mép dưới của ô cửa và với tổng diện tích hữu hiệu không nhỏ hơn 2,5 % diện tích sàn của gian phòng, hành lang..

Sửa đổi đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của điểm D.8 như sau:

D.8 Đ thoát khỏi trực tiếp cho các gian phòng và hành lang của nhà một tầng có thể áp dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế tự nhiên (giải pháp thoát khói tự nhiên), hoặc theo cơ chế cưỡng bức. Trong các nhà nhiều tầng cần sử dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế cưỡng bức, hoặc có thể sử dụng giải pháp thoát khói tự nhiên nếu tính toán thoát khói cho phép, nhưng phải thỏa mãn yêu cầu tại D.1.1. Cho phép sử dụng giải pháp thoát khói tự nhiên đối với tầng trên cùng của nhà nhiều tầng, thông qua van khói, cửa nắp hút khói, hoặc các cửa trời mở, cửa chớp mở và không đón gió vào..

Sửa đổi đoạn b) của điểm D.9 như sau:

“b) Các đường ống và kênh dẫn nếu có yêu cầu về giới hạn chịu lửa thì phải được chế tạo từ vật liệu không cháy (bao gồm cả các lớp bọc phủ cách nhiệt và bảo vệ chịu lửa của ống), với giới hạn chịu lửa không thấp hơn:”.

Bổ sung CHÚ THÍCH 3 và CHÚ THÍCH 4 vào sau CHÚ THÍCH 2 của đoạn b) điểm D.9 như sau:

"CHÚ THÍCH 3: Không yêu cầu chỉ tiêu I đối với các đường ống và kênh dẫn khói và ống cấp không khí vào trong phạm vi một khoang cháy nếu thỏa mãn đồng thi các điều kiện sau: 1) việc dẫn khói và không khí trong các ống này không gây chảy các hệ thống kỹ thuật khác hoặc gây cháy tại các khu vực mà đường ng và kênh dẫn đi qua; 2) không làm tăng nhiệt độ không khí khu vực trên đường thoát nạn quá 65 °C.".

Chú thích này được áp dụng cho tt cả các quy định khác của quy chuẩn này liên quan đến yêu cầu về giới hạn chịu lửa của đường ống, kênh dẫn khác (nếu có).

CHÚ THÍCH 4: Không yêu cầu giới hạn chịu lửa của đường ống, kênh dẫn khói và ống cấp không khí vào nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: 1) ống được làm bằng thép mạ kẽm có chiều dày tối thiểu 1,2 mm; 2) toàn bộ chiều dài ống được bảo vệ bang hệ thống sprinkler được thiết kế theo tài liệu chuẩn được áp dụng và các đầu phun được bố trí bên trên và bên dưới ống (không phụ thuộc vào kích thước ống); 3) ống và kết cấu treo, đỡ được thiết kế và thi công phù hợp với quy cách của đường ống quy định trong tiêu chuẩn áp dụng.

Chú thích này được áp dụng cho tất cả các quy định khác của quy chuẩn này liên quan đến yêu cầu về giới hạn chịu lửa của đường ống, kênh dẫn khác (nếu có).".

Sửa đổi điểm D.14.5 như sau:

- Sửa đi đoạn thứ nhất như sau: “D.14.5 Để bù lại khối tích khói đã bị hút ra khỏi khu vực được bảo vệ bi hệ thống hút xả khói, phải thiết kế cấp không khí vào theo cơ chế tự nhiên hoặc cưỡng bức:”.

- Sửa đi đoạn a) như sau:

“a) Cấp không khí theo cơ chế tự nhiên: sử dụng các ô cửa, cửa s, hoặc khe hở khác có thể thông với không khí bên ngoài (mở khi có cháy). Các ô cửa, cửa s, khe hở phải được bố trí ở phần dưới của khu vực được bảo vệ. Tổng diện tích thông khí của các lỗ mở (phần ô cửa, cửa sổ, khe hở nằm dưới biên dưới của tầng khói) phải được xác định phù hợp với D.4 và đáp ứng yêu cầu vận tốc dòng không khí đi qua các lỗ cửa không vượt quá 6 m/s (không yêu cầu vận tốc này đối với các lỗ mở đ bù không khí mà con người không thoát nạn qua đó);”.

- Sửa đổi đoạn b) như sau: Thay cụm từ “chống khói” bằng chữ vào”.

PHỤ LỤC E

(quy định)

KHOẢNG CÁCH PHÒNG CHÁY CHỐNG CHÁY

Sửa đổi, bổ sung CHÚ THÍCH 6 của Bảng E.1 như sau:

“CHÚ THÍCH 6: Không quy định khoảng cách giữa các nhà và công trình công cộng khi tổng diện tích đất xây dựng (gồm cả diện tích đất không xây dựng giữa chúng) không vượt quá diện tích tầng cho phép lớn nht trong phạm vi của một khoang cháy (xem Phụ lục H). Trong trường hp nhà thuộc nhóm F1.1, F4.1 thì không được bố trí các phòng kho, bếp ăn tại khu vực tiếp giáp giữa hai nhà.

Diện tích đất không xây dựng giữa hai nhà là diện tích hình chiếu bằng giới hạn bi hai tường bao đối diện của hai nhà và các đường nối hai điểm góc đi diện nhau của hai nhà.

Chú thích này không áp dụng cho các cơ sở kinh doanh khí đốt, chất lỏng cháy và chất lỏng dễ bắt cháy, cũng như các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháy khi tác dụng với nước, ô xi trong không khí hoặc giữa chúng với nhau.".

Sửa đổi điểm E.2 như sau:

- Thay cụm từ “trong một cơ sở công nghiệp” bằng cụm từ “sản xuất, nhà kho".

Sửa đổi tiêu đề điểm E.3 như sau:

“E.3 Khoảng cách phòng cháy chống cháy xác định theo đường ranh giới”.

Sửa đổi, bổ sung điểm E.3.1 như sau:

- Thay cụm từ “để xác định” bằng cụm từ được xác định tương ứng với”.

Sửa đổi điểm E.3.2 như sau:

- Thay cụm từ đo theo phương ngang vuông góc 90° từ tường ngoài nhà” bằng cụm từ "đo vuông góc theo phương ngang từ mặt ngoài tường ngoài nhà (hoặc từ mép ngoài của bộ phận cháy được gần nhất trong nhà, bao gồm cả nội thất)".

Bổ sung vào sau câu thứ hai của điểm E.3.3 như sau:

“Khi tường ngoài có yêu cầu về giới hạn chịu lửa theo Bảng E.3 thì tổng diện tích các lỗ mở không được bảo vệ chống cháy không được vượt quá các giá trị cho phép tại Bảng E.4a hoặc Bảng E.4b. Khi tường ngoài không có yêu cầu về giới hạn chịu lửa theo Bảng E.3 thì diện tích các lỗ m không cần tuân thủ Bảng E.4a hoặc Bảng E.4b.

Cho phép nhân đôi diện tích lỗ mở không được bảo vệ chống cháy nếu nhà đang xét được trang bị chữa cháy tự động. Cho phép sử dụng giải pháp khác ngăn cháy lan như quy định tại đoạn b) điểm 4.35 đối với các ô cửa từ E 60 trở xuống..

PHỤ LỤC G

(quy định)

KHOẢNG CÁCH ĐẾN CÁC LỐI RA THOÁT NẠN VÀ CHIỀU RỘNG LỐI RA THOÁT NẠN

Bãi bỏ CHÚ THÍCH của điểm G.1.2.1.

Sửa đổi Bảng G2a như sau:

- Bãi bỏ chữ buồng tại điểm 1 Bảng G2a.

Sửa đổi điểm G.3 như sau:

- Bổ sung vào sau từ “G.9 tại đoạn thứ nhất của G.3 cụm từ sau: ", hoặc xác định theo tài liệu chuẩn khác (ví dụ [5])".

PHỤ LỤC H

(quy định)

BẬC CHỊU LỬA VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ, CÔNG TRÌNH, KHOANG CHÁY

Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm H.2.1 như sau:

- Thay cụm từ “và khách sạn kiểu căn hộ như nhà ở” bằng cụm từ “dạng căn hộ.

Sửa đổi điểm H.2.4.4 như sau:

H.2.4.4 Trên tầng 3 của nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non cho phép bố trí các phòng dành cho lớp lớn, phòng học nhạc và thể chất, phòng chơi, phòng phục vụ. Khi đó các phòng có diện tích lớn hơn 50 m2 thì phải có một trong các lối ra thoát nạn dẫn trực tiếp vào thang bộ thoát nạn hoặc đi qua hành lang thoát nạn vào thang bộ thoát nạn.”.

Sửa đổi CHÚ THÍCH của Bảng H.6 như sau:

“CHÚ THÍCH: Số tầng nhà được xác định bằng số các tầng trên mặt đt, không tính tầng kỹ thuật trên cùng. Đối với trường trung học cơ s và trung học phổ thông hoặc tương đương, chiều cao PCCC lớn nhất cho phép của nhà được ly đến 25 m (7 tầng) nếu nhà có tối thiểu hai thang thoát nạn bo đảm yêu cầu của quy chuẩn này.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm H.2.9.1 như sau:

"H.2.9.1 Nhà bệnh viện (nhóm F1.1) cần được bố trí trong các nhà đứng độc lập hoặc trong khoang cháy riêng với chiều cao PCCC không quá 28 m (hoặc 9 tầng).

Trường hợp bố trí các công năng chính của bệnh viện (nhóm F1.1) vượt quá chiều cao PCCC 28 m (hoặc quá 9 tầng, nhưng tối đa 50 m), phải tuân thủ đồng thời các điều kiện bổ sung sau:

- Bậc chịu lửa của nhà là bậc I;

- Toàn nhà được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động;

- Chiều cao PCCC tối đa cho phép của nhà phải bảo đảm khả năng có thể cứu nạn và tiếp cận chữa cháy thông qua các lối vào từ trên cao;

- Chiều rộng bản thang thoát nạn tối thiểu 1,35 m;

- Vật liệu hoàn thiện trên đường thoát nạn phải bảo đảm không nguy hiểm hơn CV1;

- Chiều rộng thông thủy của cửa thoát nạn từ mỗi tầng và trên đường thoát nạn (nếu có) không nhỏ hơn 1,2 m, với định mức người cần thoát nạn qua cửa này tối đa là 72 người, số lượng người tối đa trên một tầng nhà lấy theo thiết kế, nếu bệnh viện cho phép bệnh nhân có người chăm sóc thì mỗi bệnh nhân phải tính thêm ít nhất 01 người chăm sóc;

- Có tối thiểu 2 thang máy chữa cháy (hoặc 1 thang máy chữa cháy, 1 thang máy thoát nạn) có thể phục vụ việc cứu nạn cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh với kích thước thông thủy của buồng thang máy đủ để chứa giường bệnh;

- Mỗi tầng nhà phải có họng nước chữa cháy với số lượng, vị trí, kích thước và lắp đặt theo tiêu chuẩn thiết kế áp dụng;

- Mỗi tầng nhà có công năng thuộc nhóm F1.1 với chiều cao PCCC trên 28 m phải có vùng an toàn đáp ứng yêu cầu như tại A.3.2.2 với định mức 2,8 m2/bệnh nhân. Có thể ngăn chia tầng thành tối thiểu hai khoang cháy và cho phép lánh nạn tạm thời trong khoang cháy còn lại nếu một khoang cháy có đám cháy. Mỗi khoang cháy phải tiếp cận trực tiếp được qua lối vào từ trên cao, và phải có đường thoát nạn dẫn vào buồng thang bộ mà không cần qua khoang cháy còn lại.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm H.2.10.1 như sau:

H.2.10.1 Chiều cao PCCC của nhà khám bệnh đa khoa ngoại trú (nhóm F3.4) tối đa 28 m (hoặc 9 tầng). Bậc chịu lửa của nhà từ 2 tầng tr lên không được thấp hơn bậc II, cấp nguy hiểm cháy kết cấu không thấp hơn S0.

Trường hợp bố trí các công năng đa khoa ngoại trú (nhóm F3.4) vượt quá chiều cao PCCC 28 m (hoặc quá 9 tầng), phải tuân thủ đồng thời các điều kiện bổ sung sau:

- Bậc chịu lửa của nhà là bậc I;

- Toàn nhà được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động;

- Chiều cao PCCC tối đa cho phép của nhà phải bảo đảm khả năng có thể cứu nạn và tiếp cận chữa cháy thông qua các lối vào từ trên cao;

- Chiều rộng bản thang thoát nạn lấy theo 3.4.1, nhưng không nhỏ hơn 1 m;

- Vật liệu hoàn thiện trên đường thoát nạn phải bảo đảm không nguy hiểm hơn CV1;

- Có tối thiểu 2 thang máy chữa cháy (hoặc 1 thang máy chữa cháy, 1 thang máy thoát nạn), trong đó có ít nhất 1 thang có thể phục vụ việc cứu nạn cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh với kích thước thông thủy của buồng thang máy đủ để chứa giường bệnh;

- Mỗi tầng nhà có công năng đa khoa ngoại trú thuộc nhóm F3.4 với chiều cao PCCC trên 28 m phải có vùng an toàn đáp ứng yêu cầu như tại A.3.2.2 với định mức 2,65 m2/một bệnh nhân di chuyển bằng xe lăn có người hỗ trợ, 0,75 m2/một bệnh nhân tự di chuyển với công cụ hỗ trợ, và 0,5 m2/một bệnh nhân có thể tự di chuyển không cần công cụ hỗ trợ (số lượng các bệnh nhân nêu trên lấy theo hồ sơ thiết kế, hoặc có thể tham khảo [5] tương ứng với loại hình khám bệnh), có thể ngăn chia tầng thành tối thiểu hai khoang cháy và cho phép lánh nạn tạm thời trong khoang cháy còn lại nếu một khoang cháy có đám cháy. Mỗi khoang cháy phải tiếp cận trực tiếp được qua lối vào từ trên cao, và phải có đường thoát nạn dẫn vào buồng thang bộ mà không cần qua khoang cháy còn lại.”.

Bãi bỏ điểm H.2.10.3.

Sửa đổi điểm H.2.11.1 như sau:

- Bổ sung cụm từ “ (hoặc 9 tầng). Trường hợp cao quá 28 m (hoặc quá 9 tầng) phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung như quy định tại H.2.9.1” vào sau cụm từ “28 m”.

Bổ sung vào cuối điểm H.2.12.4 như sau:

“Không yêu cầu giới hạn chịu lửa của mái hiên, mái che phần phụ, mái che hành lang, sảnh ngoài nhà như quy định tại H.2.12.1 và H.2.12.4 nếu mái không khai thác sử dụng, hoặc không có nguy cơ cháy lan từ các khu vực dưới mái lên khối nhà chính.”.

Bổ sung điểm H.2.12.10 như sau:

H.2.12.10 Chiều cao PCCC lớn nhất cho phép của nhà tại các bảng H.5, H.6 và H.7 có thể xác định không theo giá trị mét, mà theo số tầng trên mặt đất không kể tầng kỹ thuật trên cùng (giá trị trong ngoặc đơn tại cột 4 của các bảng, nếu có) khi nhà được trang bị hệ thống báo cháy tự động hoặc hệ thống chữa cháy tự động, và chiều cao PCCC của nhà không quá 28 m.”.

Bổ sung vào cuối CHÚ THÍCH 2 của Bảng H.8 như sau:

Trường hợp nhà được trang bị hệ thống báo cháy tự động hoặc hệ thống chữa cháy tự động, hoặc nếu nhà có tối thiểu hai cầu thang thoát nạn thỏa mãn yêu cầu của quy chuẩn này thì chiều cao btrí các gian phòng trên tuân thủ Bảng H.8."

Sửa đổi điểm H.4.1 như sau:

- Thay cụm từ “theo A.2.1 tại đoạn thứ hai bằng cụm từ “theo A.1.2".

Sửa đổi, bổ sung Bảng H.9 như sau:

- Sửa đi ô tại cột 5, hạng C, bậc III, cấp S0, S1 thành:

- Sửa đổi ô tại cột 5, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành:

- Sửa đổi ký hiệu “-” ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành "1 400 5)”; ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S2, S3 thành "1 100 5)".

- Sửa đi 4) như sau:

4) Dành cho các nhà hạng C bậc V, các xưởng cưa (xẻ) có tối đa 4 khung nhà, các xưởng sản xuất chế biến gỗ sơ bộ và các trạm nghiền (băm) gỗ.”.

- B sung 5) như sau:

5) Tối đa 3 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m) và phải trang bị chữa cháy tự động.".

- Sửa đổi CHÚ THÍCH như sau:

"CHÚ THÍCH: Những chỗ có ký hiệu “-” thì cho phép áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tiêu chuẩn tương đương khác để xác định chiều cao và diện tích ln nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác.".

Sửa đổi, bổ sung Bảng H.10 như sau:

- Sửa đi ký hiệu “-” ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành “1 400 2)”; cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S2, S3 thành “1 100 2).

- Bổ sung 2) như sau:

2) Tối đa 3 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m) và phải trang b chữa cháy tự động.”.

- Sửa đổi CHÚ THÍCH 1 và CHÚ THÍCH 2 như sau:

"CHÚ THÍCH 1: Những chỗ có ký hiệu “-” thì cho phép áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tiêu chuẩn tương đương khác đẻ xác định chiều cao và diện tích ln nht cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng vi giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác.

CHÚ THÍCH 2: Nhà hạng D bậc V ly tương đương như nhà hạng E bậc V..

Sửa đổi, bổ sung Bảng H.11 như sau:

- Sửa đổi ký hiệu ở cột 6, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành 1 600”; ở cột 7, hạng C bậc IV, cấp S0, S1 thành “1600 3)”.

- Sửa đi “12 tại cột 2, hạng E, bậc IV, cấp S0, S1 thành “Không quy định”.

- Sửa đổi ký hiệu ở cột 7, hạng E, bậc IV, cấp S0, S1 thành “2200 4).

- Bổ sung 3) 4) sau 2) như sau:

3) Tối đa 4 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m). Trong trưng hợp nhà kho 4 tầng thì phải có chữa cháy tự động.

4) Tối đa 4 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m)..

- Sửa đi CHÚ THÍCH 1 như sau:

"CHÚ THÍCH 1: Những chỗ có ký hiệu “-” thì cho phép áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tiêu chuẩn tương đương khác để xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác.".

- B sung CHÚ THÍCH 3 như sau:

“CHÚ THÍCH 3: Đối với các nhà gara để xe bậc IV và từ 2 tầng tr lên, trong trường hợp chủ công trình/cơ sở không có yêu cầu về hạn chế thiệt hại đối với các xe trong gara, cho phép không bảo vệ chịu lửa các sàn tầng với điều kiện các cầu thang thoát nạn từ các tng trên được bố trí sát biên nhà..

Sửa đổi điểm H.5.2 như sau:

- Thay cụm từ “khung giá đỡ, tầng lửng” bằng cụm từ sàn đỡ thiết bị và sàn lửng”.

- Thay cụm từ “Bảng H.10 bằng cụm từ Bảng H.11”.

Sửa đổi gạch đầu dòng cuối cùng của đoạn thứ hai điểm H.6.2 như sau:

“- Trong các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.1, F1.2, F2 đến F4 với các gian thông tầng để b trí cầu thang hở, thang cuốn, sảnh thông tầng và các công năng khác, diện tích một sàn trong phạm vi một khoang cháy là tổng diện tích của tầng dưới cùng của gian thông tầng và của các hành lang, lối đi bộ và các gian phòng của tất cả các tầng phía trên của gian thông tầng trong phạm vi không gian được ngăn cách như quy định tại đoạn b) điểm 4.35. Trường hợp không ngăn cách như quy định tại đoạn b) điểm 4.35 thì diện tích một tầng trong phạm vi một khoang cháy là tổng diện tích của các tầng tương ứng.”.

Bổ sung điểm H.7 như sau:

H.7 Các yêu cầu an toàn cháy bổ sung trong một số trường hợp khác

H.7.1 Trong trường hợp phần nhà có công năng xác định (và các công năng phụ trợ cho công năng chính) được ngăn cách thành một khoang cháy riêng thì các yêu cầu của Phụ lục H được áp dụng cho phần nhà (khoang cháy) đó. Các công năng độc lập khác được phép bố trí ở các phần nhà phía trên khoang cháy này, khi thỏa mãn các điều kiện tại Phụ lục H đối với công năng đó.

H.7.2 Trong trường hợp nhà có số tng (chiều cao) và diện tích không được quy định cụ thể hoặc bị giới hạn trong Phụ lục H, có th áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tài liệu chuẩn khác để xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các cấu kiện, kết cấu nhà và các điều kiện khác (trong đó phải bao gồm các điều kiện liên quan đến thoát nạn cho người); hoặc theo luận chứng kỹ thuật.”.

Bổ sung THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO sau Phụ lục I như sau:

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] NFPA 101 Life safety code, 15th edition. National fire protection association, 2021 (NFPA 101 Quy chuẩn an toàn sinh mạng, phiên bản thứ 15. Hiệp hội an toàn cháy quốc gia, 2021);

[2] NFPA 5000 Building construction and safety code. National fire protection association, 2021 (NFPA 5000 Quy chuẩn về công trình xây dựng và an toàn. Hiệp hội an toàn cháy quốc gia, 2021);

[3] NFPA Fire protection handbook, 21st edition. National fire protection association (NFPA S tay an toàn cháy, phiên bản thứ 21. Hiệp hội an toàn cháy quốc gia);

[4] SFPE Handbook of Fire Protection Engineering, 5th edition. Morgan J. Hurley, Editor-in-Chief (SFPE Sổ tay kỹ thuật an toàn cháy, phiên bản thứ 5. Chủ biên Morgan J. Hurley);

[10] TCVN 3890:2023, Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí;

[11] TCVN 8664 (ISO 14644), Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan;

[12] TCVN 9311-1:2012, Thử nghiệm chịu la - Các bộ phận công trình xây dựng - Phần 1: Yêu cầu chung;

[13] TCVN 9311-8:2012, Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng - Phần 8: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đúng không chịu tải;

[14] TCVN 9383:2012, Thử nghiệm khả năng chịu la - Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy;

[15] TCVN 12695:2020 (ISO 1182), Thử nghiệm phản ng với lửa cho các sản phẩm xây dựng-Phương pháp thử tính không cháy;

[16] ISO 834-10:2014, Fire resistance tests - Elements of building construction - Part 10: Specific requirements to determine the contribution of applied fire protection materials to structural steel elements (Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng - Yêu cầu riêng đánh giá hiệu quả của vật liệu bảo vệ chịu lửa cho kết cấu thép);

[17] ISO 5657, Reaction to fire tests - Ignltabillty of building products using a radiant heat source (Thử nghiệm phn ng với lửa - Tính bắt cháy của sn phẩm xây dựng sử dụng nguồn nhiệt bc xạ);

[18] ISO 5658-2, Reaction to fire tests - Spread of flame - Part 2: Lateral spread on building and transport products in vertical configuration (Thử nghiệm phản ứng với la - Lan truyền lửa - Phần 2: Sự lan truyền lửa theo phương ngang trên công trình và sản phẩm vận chuyển theo phương đứng);

[19] ISO 5660-2, Reaction-to-fire tests - Heat release, smoke production and mass loss rate - Part 2: Smoke production rate (dynamic measurement) (Thử nghiệm phản ứng với lửa - Tc độ tỏa nhiệt, sinh khói và tổn thất khối lượng - Phần 2: Tốc độ sinh khói (đo động));

[20] ISO 6944, Fire containment - Elements of building construction (Phòng cháy chữa cháy - Các bộ phận công trình xây dựng);

[21] ISO 9239, Reaction to fire tests for floorings (Thử nghiệm phản ứng với la cho sàn);

[22] ISO 13344:2015, Estimation of the lethal toxic potency of fire effluents (Đánh giá độc tính gây chết người của khí sinh ra khi cháy);

[23] ISO 21925, Fire resistance tests - Fire dampers for air distribution systems (Thử nghiệm chịu lửa - Van ngăn cháy cho hệ thống phân phi không khí).

MINISTRY OF CONSTRUCTION OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 09/2023/TT-BXD

Hanoi, October 16, 2023

 

CIRCULAR

AMENDMENT 1:2023 OF QCVN 06:2022/BXD ON NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON FIRE SAFETY OF BUILDINGS AND CONSTRUCTIONS

Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards dated June 29, 2006;

Pursuant to No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 of the Government elaborating the implementation of the Law on Technical Regulations and Standards and Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 of the Government on amendment to the Decree No. 127/2007/ND-CP;

Pursuant to Decree No. 52/2022/ND-CP dated August 8, 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structures of Ministry of Construction;

At request of Director of the Science - Technology and Environment Department;

The Minister of Construction promulgates Circular on Amendment 1:2023 of QCVN 06:2022/BXD on National Technical Regulation on fire safety of buildings and constructions.

Article 1. The Amendment 1:2023 QCVN 06:2022/BXD on National Technical Regulation on fire safety of buildings and constructions is attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Transition clauses

1. Construction design dossiers whose fire prevention and firefighting design has been approved by competent state authorities before the effective date hereof shall remain valid for compliance.

2. Construction design dossiers where competent state authorities have responded in writing regarding fire prevention and firefighting design during fundamental design phase but whose fire prevention and firefighting design has not been approved before the effective date hereof shall be submitted for approval in accordance with the written response from competent state authorities.

3. Construction design dossiers where competent state authorities have not responded in writing regarding fire prevention and firefighting design and have not approved the fire prevention and firefighting design concerned from the effective date hereof shall conform to the QCVN 06:2022/BXD and the Amendment 1:2023 QCVN 06:2022/BXD.

Article 4. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and relevant organizations, individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Tuong Van

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON

FIRE SAFETY OF BUILDINGS AND CONSTRUCTIONS

Foreword

Amendment 1:2023 QCVN 06:2022/BXD only covers amendments and additions to the QCVN 06:2022/BXD. Details that are not amended hereunder shall conform to QCVN 06:2022/BXD attached to Circular No. 06/2022/TT-BXD dated November 30, 2022 of the Minister of Construction.

Amendment 1:2023 QCVN 06.2022/BXD is helmed by the Institute of Building Science and Technology (Ministry of Construction), jointly compiled by Vietnam Fire and Rescue Police Department (Ministry of Public Security), Fire and Rescue Police Authority (Police Authority of Hanoi City), Fire and Rescue Police Authority (Police Authority of Ho Chi Minh City), submitted by Department of Science Technology and Environment (Ministry of Construction), appraised by the Ministry of Science and Technology, and promulgated by Ministry of Construction under Circular No. 09/2023/TT-BXD dated October 10, 2023 of the Minister of Construction.

1 GENERAL PROVISIONS

Amend Point 1.1.2:

- Amend the first paragraph, section a) and NOTE of section a):

1.1.2 This Regulation applies to the following buildings:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1) Apartment buildings and tenements whose fire height does not exceed 150 m with no more than 3 basements;

2) Detached houses, detached houses combining other occupancies, and detached houses repurposed which:

- have at least 7 storeys (or at least 25 m in fire height); or

- have at least 5 000 m3 in volume; or

- have more than 1 basement up to 3 basements.

NOTE: Detached houses, detached houses combining other occupancies, repurposed detached houses whose properties are different from those mentioned under 2) of Point 1.1.2 can conform to fire safety under standards on detached houses, other standard documents regarding fire safety design, and relevant law provisions.”.

- Add the following paragraph to the end of 1.1.2:

“This Regulation shall also be considered for application to buildings that are not regulated by this document if requirements under this document are appropriate for these buildings.

With respect to stand-alone buildings (other than F5 buildings and buildings mentioned under NOTE of section 2) of Point 1.1.2 with less than 7 storeys and less than 25 m in fire height and less than 5 000 m3 in volume), if regulations of this document cannot be complied with, standard documents and relevant law provisions can be applied for the purpose of fire safety design depending on building occupancy.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“1.1.4 This Regulation applies to new construction of buildings regulated by this regulation; or only applies to building sections and areas directly renovated, repaired in the following cases:

a) Renovation and/or repair that alters occupancy of storey, fire compartment, or building in a way that raises fire safety requirements applicable to storey, fire compartment, and building;

b) Renovation and/or repair that alters exit solutions of storey, fire compartment, or building in a way that reduces number of means of egress or exit staircases;

c) Renovation and/or repair that increases fire and explosion risk class of storey, fire compartment, or building;

d) Renovation and/or repair that increases building scale thereby increasing fire safety requirements applicable to storey, fire compartment, and building.

If requirements under this document cannot be applied to renovated or repaired building, fire compartment, or storey, 1.1.10 shall prevail.”.

Amend Point 1.1.5:

- Replace the phrase “Các phần 2, 3, 4, 5 và 6” (Parts 2, 3, 4, 5, and 6) with the phrase “Quy chuẩn này” (of this document).

- Add the phrase “công trình hầm giao thông; tháp đèn biển;” (traffic tunnels; lighthouses;) following the phrase “không lưu;” (air traffic control tower).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.1.7 It is permissible to apply foreign standards in construction operations in Vietnam on the basis of complying with principles in 1.5 of this document and Vietnamese regulations on fire prevention, firefighting and regulations on application of foreign standards.”.

Amend Point 1.1.10:

“1.1.10 In specific circumstances, it is permissible to amend or replace several requirements of this document with respect to specific structures with other appropriate fire safety requirements according to standard documents or accompanied by suitable technical explanation.”.

Add Point 1.1.11:

1.1.11 Local governments shall be allowed to promulgate local technical regulations to amend, replace, or add to regulations under parts 3, 4, 5, 6 and appendices of this document to suit specific local conditions on the basis of complying with regulations on technical standards, technical regulations, and laws pertaining to fire prevention and firefighting.”.

Annul Point 1.3.

Amend several definitions under Point 1.4:

- Add the phrase "; hoặc các bộ phận khác có chức năng ngăn cháy” (; or other devices serving as fire protection) following the phrase “sàn ngăn cháy” (fire-resistance-rated floors) under 1.4.5.

- Add to the end of 1.4.9:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Amend Point 1.4.11:

“1.4.11

smoke outlet (flaps, shutters)

Refers to an automatically and remotely controlled device (that opens in case of fire) or a normally open device that seals external protectives of buildings (or rooms) protected by natural smoke extraction system.”.

- Add Point 1.4.21a:

 “1.4.21a

assembly room

Refers to a room serving as event venue (for example: meetings, seminars, exhibitions, sports, and similar), simultaneously occupied by a group of people in a defined period of time. The group of people is characterized by their unfamiliarity to the gathering venue (the group does not attend on a regular or periodic basis). Offices, production rooms, and other rooms primarily used by building occupants shall not be considered assembly room (for example: building meeting rooms, building cafeterias, building common rooms, and similar).”.

- Replace the terminology “Gian phòng có người làm việc thường xuyên” (Regularly occupied room) under 1.4.22 with the terminology “Gian phòng có người làm việc thường xuyên (hoặc thường xuyên có người)” [Regularly occupied room (or regularly attended room)].

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“1.4.23

single-loaded corridor

Refers to a corridor whose one side receives natural ventilation via exterior openings in case of fire and whose clearance height from the top of side wall to the ceiling is not lower than 1,2 m.

NOTE: Dimensions of openings on exterior walls of single-loaded corridor shall satisfy any of the requirements below:

- If the corridor is separated from adjacent rooms by fire protection assemblies according to this Regulation, total area of opening shall not be lower than 15% of floor area of the corridor and distance from any point in the corridor to the nearest edge of any opening shall not exceed 9 m when measured horizontally.

- If the corridor is not separated from adjacent rooms by fire protection assemblies according to this Regulation, total area of opening shall not be lower than 50% of floor area of the corridor and distance from any point in the corridor to the nearest edge of any opening shall not exceed 9 m.”.

- Amend Point 1.4.26:

“1.4.26

smoke extraction system

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Add Points 1.4.32a, 1.4.33a, and 1.4.49a:

“1.4.32a

podium block

Refers to the bottom section of a building (may include bottom storeys of a building) which is usually designed to protrude from load-bearing elements of tower block above and is usually used for commercial, service purposes.”.

“1.4.33a

exit discharge

Means an exit or passages that travels through safe zones in a building (on the same storey as an exit discharge) and leads outside (out of exterior wall of the building) to a clear area where people can evacuate safely.

NOTE: Cases where a passage is considered to travel through safe zones in a building and lead outside are mentioned below:

a) The passage travels through an area with no fire load or with low fire risks (for example, this area may include receptionist’s desks, wood, metal tables and chairs, fans, or similar items in limited number), this area is separated from corridors and adjacent rooms (if any) by type 1 fire-resistance-rated partitions fitted with self-closing doors whose clearance is tightly sealed, or separated by other equivalent measures (example: solutions under b) of 4.35 or fire curtains);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The passage travels through other areas that are deem safe for humans.”.

1.4.49a

atrium

Refers to a space connecting at least two storeys in a civil structures and covered at the top (this space is usually large, reserved for architectural purposes or used to facilitate commercial, service, business, exhibits, and similar purposes. Openings on floors in atriums that only facilitate stairs, escalators, elevator shafts, or technical ducts, shafts shall not be considered atriums). This space may lead to building sections on each connected storey (corridors, rooms, and similar sections).”.

- Add the following to the end of NOTE of 1.4.50: “In case of buildings of F1 through F4, mezzanines shall not be counted towards the number of storeys in a building if they are used as mechanical areas where total floor area does not exceed 10% of floor area of the floor below and does not exceed 300 m2 (only one mezzanine per building is exempt from being counted towards total number of storeys of the building).”.

- Amend 1.4.53: Add the phrase “và hướng dẫn kỹ thuật (guidelines, handbook)” (and guidelines, handbooks) following the phrase “quy chuẩn kỹ thuật (technical regulation)” (technical regulation)”.

- Add Point 1.4.68a:

1.4.68a

finish, decoration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE: Finishes, decorations can be layers of plaster, mortar, gypsum and similar materials; finish boards or sound-proofing boards made of bricks, wood, plastic, foam, and similar materials that are held in place on the surface of walls and ceilings. Items suspended from walls and ceilings purely as furnishing articles (such as photos, pictures, ornaments, and similar items) are not considered finishes and decorations.”.

Amend Point 1.5.4:

1.5.4 If technical presentation is required (according to 1.1.10), this document shall be considered a component of fire prevention and firefighting design dossiers. The presentation shall include technical solutions for replacing, revising fire safety requirements under this document and the basis for these technical solutions on the following principles: satisfy regulations under 1.5, conform to purpose of fire safety requirements that are to be replaced and revised, and conform to standards on fire safety design. The basis of alternative technical solutions can be: fire calculations and simulations based on fire engineering; standards on fire safety design; or other suitable technical solutions.

If technical presentations utilize fire engineering, it is necessary to consider fire scenarios (situations where fire may occur) based on correlation between development and spread of dangerous fire elements, people evacuation and organization of firefighting efforts.

Access to the fire and implementation of firefighting techniques, rescue operations of fire brigade and firefighting apparatus shall conform to approved firefighting plans depending on fire prevention and firefighting design of the building.

For the purpose of fire simulation, fire shall be considered to freely develop until it is restricted by other elements (for example: the moment where fire brigade arrives and initiates firefighting operations; fire spread potentials; fire protection assemblies, smoke barriers; indoor firefighting system; smoke protection; and other similar factors). In this case, if structure/facility owners do not require property protection or minimizing property damage, the design shall then satisfy the following conditions: 1) building occupants can safely evacuate before facing life-threatening situations and before having their health affected by dangerous elements of the fire; 2) the building still retains its integrity (not collapsing) in a period of time corresponding to fire-resistance rating of load-bearing elements depending on fire resistance category of the building (see NOTE 7 of Schedule 4); and 3) the fire is prevented from spreading to adjacent structures.”.

Add Point 1.5.5:

1.5.5 It is permissible to utilize different fire prevention and firefighting solutions and plans (including those not mentioned under this document) in order to meet fire safety requirements of this document as long as the purpose of said fire safety requirements are met.

Construction tolerance is allowed when implementing regulations on dimensions and distances according to corresponding construction and commissioning standards. Widths and heights of egress, openings, corridors, stairs, elevators, means of egress, and similar items can have tolerance of ± 5 %.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“1.5.6 Fire safety requirements shall be determined and complied with depending on actual occupancy of rooms, building sections, and buildings. If a building (or building section) serves at least two occupancies, solutions for preventing fire from spreading between these occupancies shall be required (see Part 4) in order to identify corresponding fire safety requirements.”.

2 FIRE-RELATED TECHNICAL CLASSIFICATIONS

Amend the NOTE section of 2.3.2.2:

- Replace the phrase “ISO 10294” with the phrase “ISO 21925”.

Amend NOTE 2, NOTE 6 and add NOTE 7, NOTE 8 to Schedule 4 as follows:

“NOTE 2: Roof tiles (including thermal insulation tiles) if they are made from non-combustible materials or mildly flammable materials (Ch1) with limited spread (LT2) (other than F5 building of class A, class B) shall not be subject to fire-resistance rating requirements.

Purlins supporting roof tiles (other than purlins of F3.1 and F3.2 buildings, fire compartments, rooms; F5.1 and F5.2 buildings of class A, class B, and other buildings, rooms, fire compartments of class A, class B) shall not be subject to fire-resistance rating requirements if conditions below are met:”

- The underside of purlins is at least 10 m away from the floor below in case of class C buildings and 6,1 m for other buildings;

- Purlins are made from non-combustible materials in case of class C buildings or at least mildly flammable (Ch1) materials for other buildings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“NOTE 6: Fire-resistance rating of non-load bearing exterior walls under Schedule 4 only applies to walls used as vertical or horizontal fire-resistance barriers under 4.32 and 4.33.”.

“NOTE 7: If fire simulation is applied on the basis of specific conditions regarding fire load in rooms, building sections or buildings, it is permissible to determine fire-resistance rating of elements and structures under Schedule 4 based on temperature from the fire simulation. Parameters of fire load (weight, distribution, low calorific value, fire spread speed, fire spread model, and similar parameters) shall be determined based on design dossiers and standards.”.

“NOTE 8: Stringers and landings shall not be subject to fire-resistance-rating requirements if they are located in stairwells protected by walls whose fire-resistance rating satisfies requirements under Schedule 4 corresponding to fire resistance category of the buildings. In this case, stringers and landings, including stairwell interior finishes (if any) shall be made of non-combustible materials or Ch1, BC1 materials.”.

Amend Point 2.5.3.3:

- Add the following sentences after the phrase “sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy.” (spatial stability of buildings in case of fire.): “Trường hợp kết cấu giàn, dầm, xà gồ của kết cấu mái của nhà không có tầng áp mái không tham gia vào sự bảo đảm độ bền tổng thể và sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy thì giới hạn chịu lửa yêu cầu của các kết cấu này được xác định theo cột 6 của Bảng 4.” (If struts, girders, purlins of roof structures of a building that does not contain attic do not contribute towards general structure and spatial stability of the building in case of fire, the required fire-resistance rating of these elements shall be determined in accordance with column 6 of Schedule 4.”.

3 HUMAN SAFETY ASSURANCE

Amend Point 3.1.7:

“3.1.7 Smoking rooms, supermarkets, shopping malls, food vendors, drink vendors, and other public spaces can be located below the first basement in buildings with 2 to 3 basements if the design conforms to applied standards or technical presentation under 1.1.10 is provided.

Medical examination occupancy that does not involve in-patient treatment (in which case 3.1.6 is not applied to hospitals), office occupancy, and other auxiliary occupancies can be placed in semi-basements or the first basement (if there are no semi-basements) or higher in hospitals and full-time education institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Add the following to the end of section a) Point 3.2.2:

“With respect to F1.2, F1.3, F2, F3, F4 buildings whose fire height is below 28 m, if exit discharges cannot be placed separately but instead must pass common lobbies, entrance to common stairwells from basements shall pass vestibules with enclosing structures similar to those of type 1 fire protection vestibules and are separated from remaining sections of the stairwells by type 1 fire-resistance-rated partitions;”.

Amend Point 3.2.3:

“3.2.3 Exits shall not be considered emergency exits if the exits contain roller shutters or revolving doors.

Sliding doors and accordion doors are allowed on emergency exits (unless these doors are subject to fire-resistance rating requirements or are required to be self-closing or are installed in F1.3 buildings, preschool education institutions, primary schools, and similar), in which case regulations on door swing direction under 3.2.10 are not required and signs indicating the type of door and swing direction are required.”.

Amend section b) of Point 3.2.5:

“b) Rooms in basements and semi-basements simultaneously occupied by more than 15 people.”.

Amend section a) and section d) of Point 3.2.6.2:

“a) From each storey (or from a section of the storey separated from other sections on the storey by fire protection assemblies) with fire risk categories of F1.2, F2, F3, F4.2, F4.3, and F4.4 if all conditions below are met:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Area of each storey in question does not exceed 300 m2;

- Occupant load of each storey does not exceed 20 people;

- Motorized vehicles, class A, class B, class C warehouses shall not be located on the storey that contains exit discharge unless these areas are separated in accordance with this document;

- With respect to buildings having more than 3 storeys or more than 9 m in fire height: exit accesses of rooms and storey shall conform to this document;

- With respect to buildings having 3 storeys or lower or 9 m in fire height or lower: type 2 staircases are allowed for exit if building occupants can exit via emergency exit accesses (to open balconies, loggias, windows, or similar emergency exit accesses) or to rooftop in case of fire and type 2 staircases must be separated from basements (if any) by type 2 fire-resistance-rated partitions;

NOTE: Open balcony or open rooftop means the balcony or rooftop is not enclosed and enclosing structures (if any) must facilitate evacuation and rescue for the fire brigade.

2) With respect to building having exceeding 15 m to 21 m in fire height:

- Area of each storey in question does not exceed 200 m2;

- Occupant load of each storey does not exceed 20 people;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Areas with occupancy in question are protected by automatic firefighting system. If automatic firefighting system cannot be installed, automatic fire alarms are allowed as alternatives for the entire buildings (prioritize smoke detectors);

- Building occupants can exit outside via emergency exit accesses (to open balconies, loggias, via windows or similar emergency exits) with assisting equipment (for example P1, P2 ladders, external ladders, rope ladders, chutes, and other assisting equipment); or to open rooftop in case of fire;

- Exit accesses of rooms and storeys shall conform to this document.

3) With respect to building having exceeding 21 m to 25 m in fire height:

- Area of each storey in question does not exceed 150 m2;

- Occupant load of each storey does not exceed 15 people;

- Motorized vehicles, class A, class B, class C warehouses shall not be located on the storey that contains exit access unless these areas are separated in accordance with this document;

- The buildings are protected by automatic fire alarm and firefighting system;

- Building occupants can exit outside via emergency exit accesses (to open balconies, loggias, via windows or similar emergency exits) with assisting equipment (for example P1, P2 ladders, external ladders, rope ladders, chutes, and other assisting equipment); or to open rooftop in case of fire;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“d) From storeys (or a section of storeys separated from other sections on the same storey by fire protection assemblies) of fire risk category of F4.1, if all conditions under a) of 3.2.6.2 are met or all conditions below are met:

- With respect to primary schools and similar institutions: Buildings have up to 9 m in fire height and up to 300 m2 of area of the storey in question; With respect to other F4.1 buildings: Buildings have up to 15 m of fire height and up to 500 m2 of area of the storey in question;

- Motorized vehicles, class A, class B, class C warehouses shall not be located on the storey that contains exit access unless these areas are separated in accordance with this document.”.

Amend Point 3.2.8:

- Amend the last sentence of the second paragraph: “Distance between two exit accesses shall be measured along the straight line connecting their furthest sides and greater than or equal to 7 m. If this distance is lower than 7 m, the distance between two exit accesses shall then be measured along the straight line connecting their nearest sides (see Figure I.4 a), b), and c)).”.

- In the third paragraph, add the phrase “, phần nhà hoặc tầng nhà” (, building section or storey) after the phrase “gian phòng” (room).

- In the fourth paragraph, add the phrase “hoặc hành lang bên” (single-loaded corridor) after the phrase “bằng một hành lang trong” (via a corridor). Amend the second sentence of the fourth paragraph of Point 3.2.9:

“Double doors that are subject to fire-resistance rating requirements shall be fitted with self-closing mechanism that closes each leaf in sequence.”.

Amend the last section of Point 3.2.9:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Annul the second sentence in the first paragraph of Point 3.2.11.

Amend Point 3.3.1:

- Replace the phrase “TCVN 3890” with the phrase “tài liệu chuẩn” (standards).

Amend the first paragraph of Point 3.3.2:

“Maximum travel distance (Appendix G) of each storey shall be measured along the center line of means of egress, starting from the center of doors of rooms or from the furthest occupied location in the room (depending on whether fire protection is installed between rooms and means of egress) to the center of the nearest exit accesses of each storey (for example: exit discharge doors, doors leading to stairwells or type 3 staircases, the first step of type 2 staircases on the storey if type 2 staircases act as exit staircases, doors leading to adjacent fire compartments or to other exit accesses). This distance shall be limited depending on:”.

Amend Point 3.3.5:

- Annul the third sentence of the second paragraph.

- Add the following after the second paragraph:

“With respect to buildings with fire and explosion risk classes D and E, it is permissible to enclose corridors using glass walls or enclosing structures made from non-combustible materials. Walls and openings between rooms and single-loaded corridors (other than F5 rooms of class A, class B, class C or kitchens) shall not be subject to fire-resistance rating requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Add the following phrase after the phrase “vách ngăn cháy loại 2” (type 2 fire-resistance-rated partitions) of the third paragraph: “(hoặc bằng các vách ngăn khói, màn ngăn khói, có mép dưới cách sàn hành lang tối đa 2,5 m)” [(or by smoke partitions whose lower edge is at most 2,5 m away from the corridor floor)].

Amend Point 3.4.1:

- Amend the sentence following the first dash: “- 1,2 m - for F1.1 buildings where total number of people escaping through this stair exceeds 15 people per storey; 1 m - for F1.1 buildings where total number of people escaping through this stair does not exceed 15 people per storey;”.

- Amend the sentence following the third dash: 0,7 m - for buildings having 15 m or less of fire height and 15 people or less escaping through this stair per storey (in this case, width of stringers can be lower than that of staircase exit doors);”.

- Add the following paragraph to the end of 3.4.1: “If dimensions above cannot be met, it is permissible to rely on standards to calculate human evacuation and identify necessary dimensions of stringers, means of egress, and exit accesses depending on specific structure conditions.”.

Amend Point 3.4.4:

- Add the following passage before the first paragraph: “Được sử dụng thang cong toàn phần hoặc một phần, thang với các bậc thang chéo khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau: 1) mỗi bậc thang có một phần mặt bậc thỏa mãn các điều kiện nêu tại 3.4.1 và 3.4.2; hoặc 2) thỏa mãn các điều kiện nêu dưới đây đối với nhóm nhà cụ thể. Đối với nhà nhóm F1. 4, không áp dụng quy định tại 3. 3. 7.” (It is permissible to use partially or entirely curved stairs, stairs with winder treads if any of the following conditions are met: 1) a section of each tread satisfies conditions under 3.4.1 and 3.4.2; or 2) conditions below are met in case of specific buildings. For F1.4 buildings, regulations under 3.3.7 do no apply.”.

- Replace the phrase “F4” in the first paragraph with the phrase “F1.2, F1.3, F2, F3, F4, F5”.

- Add the following paragraph to the end of Point 3.4.4: “Trong các nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4, F5 với chiều cao PCCC không quá 15 m và số người tối đa trên mỗi tầng không quá 15 người, tại mỗi chiếu nghỉ hoặc góc xoay bản thang không quá 90° cho phép bố trí tối đa 3 bậc thang chéo (rẻ quạt).” (In F1.2, F1.3, F2, F3, F4, and F5 buildings having up to 15 m of fire height and maximum occupant load per storey of 15, a maximum of 3 winder treads are allowed per intermediate landing or 90o rotation of the stringer).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Add the phrase “, trừ các phòng vệ sinh và phòng kỹ thuật nước” (, other than sanitary rooms and water mechanical room) to the end of 3.4.5 before the phrase “phòng công năng nào” (any occupancy).

Amend section a) and section b) of Point 3.4.8:

- Add the phrase “và phần cầu thang tại tầng hầm, tầng bán hầm” (and stairs in basements, semi-basements) after section a) of 3.4.8, after the first “L2”.

- Amend section b) of 3.4.8: Annul the phrase “là buồng thang bộ không nhiễm khói và” (be smokeproof stairwells); add the following phrase to the end of section b) of 3.4.8: “Nếu là buồng thang bộ thông thường thì phải bố trí các lỗ thoát khói trên tum thang với tổng diện tích tối thiểu bằng 10 % diện tích phủ bì (tính cả tường bao che) của sàn buồng thang (không yêu cầu bố trí lỗ thoát khói nếu nhà có tối thiểu hai cầu thang thoát nạn hoặc một cầu thang thoát nạn nhưng có các lối thoát nạn khẩn cấp khác như quy định tại 3.2.6.2).” [In case of regular stairwells, smoke outlets shall be required on roof bulkheads and occupy a minimum of 10% of gross floor area (including surrounding walls) of stairwell floor (smoke outlets are not required if the buildings have at least two exit staircases or one exit staircase accompanied by other emergency exit accesses according to 3.2.6.2).].

Add to the end of 3.4.11:

“It is permissible to use type 3 stairwells as exit stairwells in buildings having exceeding 28 m to 50 m in fire height as long as fall protection systems are fitted to exposed sections of type 3 stairwells from a height of 28 m and higher.”.

Amend Point 3.4.13:

- Annul the second paragraph of 3.4.13.

- Replace the phrase “tại 2.5.1 c)” [under 2.5.1 c)] in the NOTE with the phrase “tại 2.4.3.3” (under 2.4.3.3).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Amend Point 3.4.14:

- Add the phrase “theo yêu cầu của Phụ lục D” (according to Appendix D).

Amend Point 3.5.10:

“3.5.10 Fire safety requirements for finishes - decorations, tiles, flooring materials, and testing criteria corresponding to standard documents are allowed as substitution for requirements under 3.5.1 through 3.5.9 and Appendix B.

If common rooms are fitted with automatic firefighting equipment (other than rooms larger than 20 m2 for in-patient treatment, retirement homes, care facilities for persons with disabilities), materials shall not be subject to fire risk class requirements. For other cases, if automatic firefighting equipment is provided, it is permissible to reduce class requirements under Appendix B by one.

Fire risk class requirements shall not be compulsory for finishes, decorations, tiles, flooring materials that are on the outermost surface of walls, ceilings, floors if these materials are not thicker than 1 mm and layered on non-combustible materials or if competent fire and rescue police departments deem that the risk of fire spread and smoke production is either low or non-existent.

Fire risk class requirements shall not me compulsory for finishes, decorations, and tiles on the outermost surface of walls or ceilings if:

a) total area of these materials does not account for more than 20% of wall or ceiling area where they are installed (or no more than 10% for rubber, plastic, and similar materials); and

b) these materials are relatively scattered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) are fitted with automatic fire alarm; and

b) their enclosing structures shall be fire protection assemblies whose minimum fire-resistance rating is:

- EI (or EIW) 45 for buildings with fire risk categories I, II, III and or having a minimum of 28 m in fire height;

- EI (or EIW) 30 for buildings with fire risk categories I, II, III and having below 28 m in fire height;

- EI (or EIW) 15 for buildings with fire risk category IV.”.

4 FIRE SPREAD PREVENTION

Amend the first paragraph of 4.5:

- Replace the phrase “vách ngăn cháy loại 1 và (hoặc) sàn ngăn cháy loại 3” (type 1 fire-resistance-rated partitions and/or type 3 fire-resistance-rated floors) with the phrase “bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tối thiểu El 45 đối với nhà có bậc chịu lửa I đến III; tối thiểu El 15 đối với nhà có bậc chịu lửa IV; hoặc giải pháp ngăn cháy tương đương khác” (fire protection assemblies with minimum fire-resistance rating of EI 45 for buildings with fire resistance categories I through III; EI 15 for buildings with fire resistance category IV; or other similar fire prevention measures).

Add paragraphs before the NOTE of 4.5:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



With respect to a storey (or a building section separated from other sections in accordance with this regulation) that contains at least 2 different occupancies, if separation by occupancy according to this regulation is not implemented, fire safety requirements applicable to storeys (or building sections) shall equal the highest requirements among occupancies. Areas having fire risk class A, class B, class C shall be separated from areas with any occupancy or public occupancy.”.

Amend Point 4.23:

- Add to the end of the first paragraph:

“Hoistway doors that open to single-loaded corridors shall not be subject to fire-resistance rating requirements.”.

- Add the phrase “(hoặc màn ngăn cháy với giới hạn chịu lửa tương đương, hoặc màn nước drencher như quy định tại H.2.12.7)” [(or fire curtains with equivalent fire-resistance rating or drenchers according to H.2.12.7)] after the phrase “vách ngăn cháy loại 1” (type 1 fire-resistance-rated partitions) in the second paragraph.

Amend Point 4.27:

4.27 Areas that contain type 2 staircases according to 3.4.16 shall be separated from connecting corridors or other rooms using type 1 fire-resistance-rated partitions or other equivalent solutions.

Partitions of areas containing type 2 staircases or corridors connecting to type 2 staircases shall not be subject to fire-resistance rating requirements (applicable to 4.26) if the buildings (or fire compartments containing type 2 staircases) have up to 9 m in fire height and up to 300 m2 of area of each storey or if the buildings are fitted with automatic fire fighting equipment (in such case, areas with high fire risk (for example parking spaces, service areas of flammable commodities and similar) shall be separated from type 2 staircases by type 1 fire-resistance-rated partitions or other equivalent solutions).”.

Amend Point 4.31:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Amend Point 4.32.2:

4.32.2 Regulations under 4.32.1 shall not be compulsory if the buildings are equipped with automatic firefighting.”.

Amend Point 4.33.3:

- Add the phrase “như quy định tại đoạn c) điểm 4.33.1” (according to section c) of 4.33.1” to the end of 4.33.3.

Amend Point 4.33.4:

4.33.4 Regulations under 4.33 shall not be compulsory for buildings of 3 storeys or lower or having less than 15 m in fire height and having open above-ground parking garages or fitted with automatic fire fighting equipment.”.

Amend Point 4.34:

- Replace the word “và” (and) after the phrase “(quy định tại điểm E.1 và điểm E.2 trong Phụ lục E)” [(according to E.1 and E.2 under Appendix E)] with the word “hoặc” (or).

Amend section d) of Point 4.35:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5 WATER SUPPLY FOR FIREFIGHTING

Amend Point 5.1.1.1:

5.1.1.1 Water supply for outdoor firefighting shall be implemented during construction investment of technical infrastructure of residential areas, urban areas, industrial parks, export-processing zones, hi-tech areas, industrial complexes, and areas with similar characteristics.

Buildings located in service radius of water supply sources for outdoor firefighting (tanks, reservoirs, hydrants, natural and artificial lakes, and other similar water sources) shall not be required to be fitted with water supply for outdoor firefighting.

NOTE: It is permissible to consult the TCVN 3890:2023 for provision of water supply for outdoor firefighting.”.

Amend Point 5.1.1.3:

- Annul the phrase “được trang bị phương tiện” (be equipped in order to).

Amend Point 5.1.1.4:

- Replace the phrase “(nằm trên mặt đất)” [(located above ground)] with the phrase “(đo ở vị trí cao độ bằng với mặt đất)” [(measured at ground elevation)].

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Replace the phrase “60 m” with the phrase “60 m cột nước” (60 m of water column).

Annul NOTE 3 of Schedule 7.

Amend Schedule 10:

Schedule 10 - Water flow rate for outdoor firefighting of F5 buildings without roof openings and wider than 60 m

Fire resistance category

Fire risk level of structures

Fire and explosion risk class

Water flow rate for outdoor firefighting of buildings without roof openings and 60 m wide or more, for 1 fire incident, L/s, depending on volume of the building, 1 000 m3

50

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



> 100 and ≤ 200

> 200 and ≤ 300

> 300 and ≤ 400

> 400 and ≤ 500

> 500 and ≤ 600

> 600 and ≤ 700

> 700

I and II

S0, S1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



20

30

40

50

60

70

80

90

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



S0

D, E

10

15

20

25

30

35

40

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



50

III

S0, S1

A, B, C

40

50

60

60

70

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



90

100

110

III

S0, S1

D, E

20

35

40

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



45

45

50

50

60

IV

S0, S1

A, B, C

50

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



65

70

80

90

-

-

-

IV

S0, S1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



35

45

55

60

65

70

75

80

90

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



S2, S3

E

40

50

60

-

-

-

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



-

NOTE: Roof openings refer to vents or light-transmitting openings located on the roof of buildings (ridge vents (skylights); normally open openings; openings that open in case of fire; light-transmitting panels, or similar openings) that account at least 2,5 % of construction area of the buildings.

Add a fifth dash to Point 5.1.3.3:

- With respect to buildings requiring up to 15 L/s in flow rate for outdoor firefighting (for F1, F2, F3, and F4 buildings) and up to 20 L/s in flow rate for outdoor firefighting (for F5 buildings), firefighting duration shall be 1 hour.

Amend Point 5.1.3.4:

“5.1.3.4 The maximum amount of time for restoring water reserve for firefighting must not be greater than:

24 hours - for residential areas with above 5 000 people or industrial facilities where buildings of fire risk classes A, B, and C are located;

36 hours - for industrial facilities where buildings of fire risk classes D and E are located;

72 hours - for residential areas with up to 5 000 people or agricultural facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



48 hours - for buildings of fire risk class D and E;

36 hours - for buildings of fire risk class C.

NOTE 2: If water reserve for firefighting cannot be restored in a timely manner, an additional amount of water for firefighting ΔW shall be required, determined by the formula:

Where:”

ΔW refers to additional water reserve, in cubic meter (m3);

W refers to water reserve for firefighting, in cubic meter (m3);

K refers to the ratio between the amount of time necessary to restore water for firefighting in practice and the amount of time necessary to restore water for firefighting required under 5.1.3.4.”.

Amend Point 5.1.4.2:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Amend Point 5.1.4.7:

- Replace the phrase “200 m” with the phrase “more than 400 m”.

Amend Point 5.1.5.4:

- Replace the phrase “bãi đỗ xe kích thước không nhỏ hơn 12 m x 12 m” (parking lots no smaller than 12 m x 12 m) with the phrase “bãi lấy nước” (water drafting area).

Amend Point 5.1.5.6:

- Replace the phrase “riêng lẻ” (detached) in the first paragraph with the phrase “độc lập” (independent).

Amend the second dash of Point 5.1.5.7:

- Remove the phrase “ngoài khu dân cư” (from residential areas).

Amend Point 5.1.5.9:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- 400 m with the presence of pumps of fire engines;

- Up to 300 m with the presence of portable pumps depending on technical service radius of the pumps;

- In order to increase service radius, branch pipes up to 200 m in length are allowed to connect from tanks, reservoirs, and artificial lakes to intermediate tanks (water collectors) in accordance with 5.1.5.8.”.

Amend Point 5.1.5.10:

- Replace the phrase “từ 3 m3 đến 5 m3” (from 3 m3 to 5 m3) with the phrase “không nhỏ hơn 3 m3” (from 3 m3).

Amend Point 5.2.1:

- Add the phrase “Căn cứ vào công năng của đối tượng bảo vệ có thể lựa chọn các phương án trang bị hệ thống họng nước chữa cháy theo quy định tại 5.2.18.” (Depending on occupancy of protected objects, it is possible to choose standpipe outlet installation plans according to 5.2.18) to the fourth paragraph before the phrase “Trường hợp sử dụng các họng nước lưu lượng thấp” (If low fire flow outlets are used).

Amend Schedule 11:

- Replace the phrase “nhà dưỡng” (nursing homes) on the last dash of 2) with the phrase “nhà dưỡng lão” (retirement homes).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Replace the phrase “0,90 MPa” in the second paragraph with the phrase “0,6 MPa” and the phrase “0,4 MPa” in the fourth paragraph with the phrase “0,45 MPa”.

Add NOTE 3 to Point 5.2.11:

“NOTE 3: It is permissible to increase service radius of standpipe outlets by connecting fire hoses up to 40 m in length. In this case, hoses shall be folded, placed on racks, and preemptively connected to outlets and nozzles.”.

Amend Point 5.3.1:

- In the first paragraph: Replace the phrase “công suất tương đương với” (capacity similar to) with the phrase “có thông số về lưu lượng, áp lực cấp nước không nhỏ hơn” (having parameters pertaining to water supply flow rate and pressure not lower than).

6 FIREFIGHTING AND RESCUE

Add to the end of 6.2.2.1:

- Add the phrase “, hoặc có phương án chữa cháy phù hợp từ ngoài nhà” (, or having appropriate firefighting plans from the outside).

Add to the end of 6.2.2.3:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“NOTE: If floor penetrations are protected from fire spread, accessible floor area shall equal the largest floor area among the penetrated floors plus area of all penetrations in protected radius.”.

- Add the sentence “(chỉ yêu cầu có đường cho xe chữa cháy tiếp cận như 6.2.2.1 hoặc có phương án chữa cháy phù hợp khác đối với nhà F5 hạng A, B có tổng diện tích sàn đến 300 m2, nhà F5 hạng C, D, E có diện tích và chiều cao không vượt quá giới hạn cho phép lấy theo nhà có bậc chịu lửa V theo Phụ lục H).” [(only fire lanes according to 6.2.2.1 or other appropriate firefighting plans shall be required for F5 buildings of class A, class B having up to 300 m2 of total floor area, F5 buildings of class C, class D, class E having area and height within the permissible limit applicable to buildings of fire resistance category V under Appendix H)] after the phrase “phương tiện chữa cháy” (firefighting apparatus) in section c).

- Add the sentence “Không quy định khoảng cách này khi không có yêu cầu cứu nạn từ trên cao và lực lượng chữa cháy có phương án khác để tiếp cận chữa cháy.” (This distance is not required in situations where rescue at heights is performed and the fire brigade utilizes other measures to approach the fire.) after the phrase “trên 28 m.” (exceeding 28 m).

- Annul NOTE 2.

Add NOTE to the end of Point 6.3.5:

“NOTE: Arrangement of elevated entry shall not be regulated if other measures are available allowing fire brigade to access.”.

Amend Point 6.4:

6.4 Design of turnarounds shall be appropriate to local firefighting facilities.”.

Amend Point 6.12:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Add to the end of Point 6.12: "Trường hợp không thể bảo đảm yêu cầu này thì tại mỗi tầng cần bố trí ít nhất một họng khô để cấp nước chữa cháy cho tầng đó. Không yêu cầu khe hở vế thang đối với cầu thang loại 3.” (If this requirement cannot be met, a dry pipe system outlet shall be required on each storey. Stair gap requirements shall not apply to type 3 staircases.).

Amend the third dash of Point 6.13:

“- Fire service elevator quantity shall be sufficient to ensure that the distance from an elevator door to the furthest location on a storey that it serves (service radius) does not exceed 60 m;”

Amend Point 6.14:

- Add the phrase “, nếu được thiết kế để lực lượng chữa cháy tiếp cận qua mái thì” (, if the design allows fire brigade to access through the roof) after the phrase “lớn hơn 7 m” (exceeds 7 m).

Annul the phrase “theo A.4” (according to A.4) under Point 6.17.1.

Amend the second dash of Point 6.17.2:

“- Have at least 1 exit access connecting to main corridor for evacuation or exit discharge or connecting directly to exit staircases;”.

7 ORGANIZING IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX A

(regulation)

ADDITIONAL REGULATIONS APPLICABLE TO SPECIFIC BUILDING TYPES

Amend Point A.1.2.1:

A.1.2.1 For the purpose of determining the total number of storeys of the building, the floor of each working platform, equipment support platform and mezzanine that is located at any elevation and larger than 40% of a storey’s area shall count as one storey.

Area of a storey in a fire compartment shall be determined by inner circumference of surrounding walls of that storey, excluding stairwell area. If the area contains working platforms, equipment support platforms, and mezzanines, area of these floors and platforms shall be included in case of single-storey buildings; area of these floors and platforms shall be included in fire compartment area of each storey in case of multi-storey buildings (or multi-storey building sections). Area of exterior loading platforms (docks) dedicated to road and railway vehicles shall not be counted towards floor area in fire compartment area. Area of rooms whose height extends at least 2 storeys shall be counted towards total area of the building as one storey if floor penetrations are not protected from fire in a multi-storey building (where rooms extend at least 2 storeys).

Building area shall be determined by outer circumference of buildings at height of the wall skirt, including any projection, underpass, and building section that lacks exterior enclosing structures.”.

Annul the second paragraph of A.1.3.2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Replace the phrase “hạng” (grade) with the phrase “cấp” (level).

Amend Point A.1.3.10:

A.1.3.10 Storage of goods having fire and explosion risk class C on multi-level racks shall be located in single-storey buildings having fire resistance category from I through IV and having structural fire level S0. If the storage is located in multi-storey buildings, these multi-level racks shall be protected by automatic fire fighting system according to respective standards and building occupants can safely evacuate in case of fire.”.

Annul Point A.1.3.12.

Add the phrase “(hoặc phân khoang cháy)” (or fire subcompartment) after the phrase “khoang cháy” (fire compartment) in Point A.2.3.

Add the following sentences to the end of Point A.2.4:

“It is permissible to situate crowded rooms at a fire height above the aforementioned height if human evacuation is calculated in accordance with standards (example [5]) so as to ensure that people can safely evacuate outside before being affected by dangerous elements of the fire.”.

Amend Point A.2.11:

A.2.11 Elevator lobbies shall be separated from lobbies and adjacent rooms by fire-resistance-rated partitions or other fire protection solutions with fire-resistance rating compliant with A.2.24 if these elevators serve basements or hoistway doors do not satisfy requirements under A.2.24.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A.2.12 Fire service elevators are required in separate elevator shafts with independent elevator lobbies. If elevator shafts and elevator lobbies are situated together, protection of elevator shafts and common elevator lobbies shall comply with requirements under A.2.24 in the same manner as fire service elevators.

Exit discharge from at least one of the fire service elevators shall not cross common lobbies of the buildings.

The number of fire service elevators in each fire compartment must be calculated to ensure that travel distance from these elevators to any location on storeys that they serve (service radius) must not exceed 45 m.”.

Amend Point A.2.14:

A.2.14 Corridors shall be separated into compartments by type 1 fire-resistance-rated partitions and by type 2 fire-resistance-rated doors fitted with self-closing mechanisms or by smoke partitions made from non-combustible materials whose lower edge is at most 2,5 m away from the corridor floor. The length of each corridor compartment shall:

- Not exceed 30 m in case of residential blocks.

- Not exceed 60 m in case of non-residential blocks.”.

Amend Point A.2.20:

A.2.20 Buildings having more than 100 m in fire height (or more than 120 if the buildings are equipped with automatic fire alarm and firefighting system) shall contain temporary refuge areas according to A.3.2.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A.2.25.5 If requirements under A.2.25.1 through A.2.25.4 cannot be complied with, compliance with requirements under 3.5.10 is allowed.”.

Amend Point A.3.1.8:

- Annul the phrase “với khoảng cách hở thông thủy giữa các bản thang không nhỏ hơn 100 mm” (clear width between stringers must not be lower than 100 mm).

Amend Point A.3.1.13:

- Add the phrase “, trường hợp không thể đáp ứng thì tuân thủ 3.5.10” (, or must be complaint with 3.5.10 if previous requirements cannot be met) after the phrase “vật liệu không cháy” (non-combustible materials).

Annul section e) of Point A.3.1.16.

Amend the first paragraph and section a) of Point A.3.2.1:

A.3.2.1 Buildings having from exceeding 100 m (or from exceeding 120 m if the buildings are fitted with automatic fire alarms and automatic firefighting equipment) to 150 m in fire height shall, in addition to complying with regulations under A.3.1, shall contain temporary refuge areas in accordance with A.3.2.1 or A.3.2.2 or a combination of both. Design solutions shall ensure timely and coherent evacuation for people entering or leaving temporary refuge areas (including safe zones located on storeys and/or fire emergency holding areas in refuge floors) appropriate to evacuation plans in case of fire.

If refuge areas are refuge floors and/or fire emergency holding areas, requirements below shall be met:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE. NOTE: A part or the entire mechanical floor can serve as refuge areas if requirements under Points b), c), d), e), f).”.

Add Point A.3.2.2:

A.3.2.2 If refuge areas are safe zones, regulations below shall be met:

a) Safe zones shall be classified into 4 types:

Type 1 safe zone: means a room separated from other areas by enclosing structures whose fire-resistance rating equals that of inner walls of stairwells corresponding to fire resistance category of the building (ignoring criterion R if these enclosing structures are not load-bearing structures) and opening protectives having fire-resistance rating of EI 60, smokeproof, protected by automatic firefighting system, provided with positive pressure ventilation in case of fire in rooms, or fire protection vestibules in the entrance to these rooms, or an entrance to rooms that travels through smokeproof vestibules along open passages (similar to entrance to N1 stairwells).

Exit accesses from type 1 safe zones shall lead to exit stairwells (directly or via protected safe areas such as means of egress of buildings, or via smokeproof vestibules, or a combination of all solutions above).

Type 2 safe zone: means a zone on occupied roofs where passages leading to the roof travel through type 1 fire protection vestibules.

Type 3 safe zones: means a fire compartment or fire subcompartment with independent means of egress protected by type 1 fire-resistance-rated partitions and type 3 fire-resistance-rated floors.

Type 4 safe zone: means a stairwell.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Safe zones shall be located on all storeys of a building (except storeys that contain exit discharges) or every 5 storeys at most, accompanied by egress instructions on each storey, and provide accessibility for persons with disabilities and persons with other mobility impairment who use wheelchairs. The entrance to safe zones shall contain signs that read “KHU VỰC LÁNH NẠN TẠM THỜI/FIRE EMERGENCY HOLDING AREA” in the similar fashion as specified under section g) of A.3.2.1.

d) Area of safe zone in a storey shall be calculated depending on the number of people requiring temporary refuge (number of people with limited mobility) based on occupancy of the building section and floor area per person norm, taking into account mobility aids (for example wheelchairs, walking sticks, stretchers, similar equipment, if any); number of people requiring temporary refuge is determined by design tasks, floor area per person norm based on floor projection of each person and displacement capability in confined spaces. If number of people requiring temporary refuge or floor area per person norm cannot be calculated, it is possible to determine area of safe zones in accordance with section b) of A.3.2.1.

NOTE: If number of people with limited mobility cannot be identified under design tasks, this value can be identified based on total number of storey occupants, standards (example [5, 7]), area of floor projection of people can conform to [5] or H.2.10.1.

e) If safe zone is a separate room, it is permissible to develop other occupancies in safe zones in a similar manner as refuge area under section b) of A.3.2.1 as long as sufficient empty area is guaranteed.

f) Each safe zone shall be fitted with emergency lighting, sound system for egress instruction and similar, two-way communication system with fire command center or guard posts attended round-the-clock by building personnel.”.

Annul A.4 in Appendix A.

 

APPENDIX C

(regulation)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Amend Point C.3.1:

C.3.1 Methods for identifying indicators for placing buildings, structures, and rooms of manufacturing and storage occupancies in fire and explosion risk classes are specified in standards; it is permissible to apply [8] and relevant guiding documents for the purpose of identifying indicators.

Parameters of combustible substances in buildings and rooms can be viewed in standards [3, 4, 5, 6, 8, 9] or other standards.”.

Amend the first paragraph of Point C.3.2:

C.3.2 If no specific calculation for determining fire and explosion risk classes is available, is permissible to consult fire and explosion risk classes of buildings and rooms of factories, warehouses, and manufacturing departments:”.

Add to the second dash to C.3.2.2:

- Add the phrase "có tạo ra các bụi cháy được và có khả năng tạo thành các hỗn hợp nguy hiểm nổ (theo Bảng C.1) khi có sự cố" (creating combustible dust and potentially creating explosive mixtures (according to Schedule C.1) in case of emergencies) after the phrase “chất rắn” (solid matters).

 

APPENDIX D

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



SMOKE PROTECTION

Add to the end of D.1.1:

“If specific regulations pertaining to amount of time it takes fire brigade to access the structures and amount of time it takes fire brigade to deploy firefighting efforts are not regulated and requirements pertaining to property protection in case of fire are not specified, smoke protection design of the buildings shall ensure the minimum objectives of safety for evacuating occupants.”

Amend Point D.1.2:

- Add the phrase “(hoặc lấy theo giá trị quy định trong tài liệu chuẩn áp dụng)” [(or values specified under applied standards)] after the phrase “không thấp hơn 2 m” (not be lower than 2 m).

Amend the first paragraph of Point D.1.3:

D.1.3 Equipment of smoke extraction system and air supply system for smoke control, irrespective of their operating scheme (natural or mechanical), shall always operate as designed in case of fire.”.

Amend the first paragraph of Point D.1.5:

- Add the phrase “hoạt động” (operate) before the phrase “độc lập” (independently).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



D.1.7 It is permissible to change requirements under Appendix D on the basis of smoke protection design conforming to applied standards and satisfactory to requirements under D.1.1”.

Amend NOTE of Point D.1.8:

- Replace the phrase “ISO 14644” with the phrase “TCVN 8664 (ISO 14644)”.

Amend Point D.2:

- In the first paragraph: replace the phrase “hút xả khói” (smoke extraction) with the phrase “thoát khói” (smoke extraction).

- Add to the end of section c):

“NOTE: Smoke extraction design is not required for corridors longer than 15 m without natural ventilation in case of fire located on storeys of F4 buildings of at most 6 storeys if these storeys are equipped with automatic fire alarm and smoke detectors or automatic firefighting capabilities.”.

- Amend section f): Annul the phrase “D, E”.

- Amend section g): Add the phrase “với diện tích lớn hơn 50 m2” (for area larger than 50 m2) after the phrase “hàng hóa” (display sections).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“NOTE 4: In order to ensure natural ventilation in case of fire in rooms or corridors, it is permissible to situate (and relatively evenly distribute) openings on exterior enclosing structures of the rooms and corridors at a minimum height of 2,2 m from the floor to the lowest point of the openings; effective area of these openings shall not be lower than 2,5% of floor area of the rooms and corridors.”.

Amend the first and second paragraph of Point D.8:

 D.8 For the purpose of directly extracting smoke from rooms and corridors of a single-storey building, it is permissible to use natural smoke extraction system (natural smoke extraction) or mechanical smoke extraction system. Mechanical smoke extraction system and natural smoke extraction mechanism is allowed in multi-storey buildings if smoke extraction calculation permits as long as requirements under D.1.1 are met. Natural smoke extraction is allowed for the topmost storey of multi-storey buildings via smoke dampers, smoke outlets, open skylights, open shutters that do not take in air.”.

Amend section b) of Point D.9:

“b) Pipes and ducts, that are subject to fire-resistance rating requirements, shall be manufactured from non-flammable materials (including insulation and fire-resistant pipe coating) with minimum fire-resistance rating of:”.

Add NOTE 3 and NOTE 4 after NOTE 2 of section b) of D.9:

“NOTE 3: Criterion I is not required for smoke pipes and ducts and air supply pipes of a fire compartment if all requirements below are met: 1) smoke and air transport in these pipes does not cause leak to other technical system or cause fire in areas where the pipes and ducts travel through; 2) ambient temperature in means of egress is not increased past 65 oC.”.

This note applies to other regulations under this document pertaining to fire-resistance rating requirements of other pipes and ducts (if any).

NOTE 4: Smoke pipes and ducts and air supply pipes shall not be subject to fire-resistance rating requirements if all requirements below are met: 1) the pipes are made from galvanized steel with minimum thickness of 1,2 mm; 2) the entire pipe length is protected by sprinkler system designed in accordance with applied standards where sprinklers are positioned on top of and underneath of the pipes (irrespective of pipe dimensions); 3) pipes and suspending, supporting elements are designed and built in accordance with pipe regulations under applied standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Amend Point D.14.5:

- Amend the first paragraph: “D.14.5 In order to make up for the smoke volume extracted from protected areas by smoke extraction, natural or mechanical air supply shall be required.”.

- Amend section a):

“a) Natural air supply: via the use of openings, windows, or other gaps that can receive outside air (open in case of fire). Openings, windows, and gaps shall be located in the lower section of protected areas. Total clear area of openings (doors, windows, gaps located below the lowest point of smoke layers) shall be determined in accordance with D.4 and ensure that velocity of air passing through these openings does not exceed 6 m/s (this velocity requirement does not apply to openings providing make-up air which people do not use to evacuate);”

- Amend section b): replace the phrase “chống khói” (smoke control) with the word “vào” (air inlet).

 

APPENDIX E

(regulation)

FIRE SEPARATION DISTANCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“NOTE 6: Fire separation distance between houses and public structures is not required if total construction area (including land area that is not built on between them) does not exceed the largest permissible floor area in a fire compartment (see Appendix H). Storage and cafeterias shall not be situated in-between F1.1, F4.1 buildings.

Land area between buildings that is not built on refers to area of projection limited by opposing exterior walls of both buildings and line connecting two opposing corners of both buildings.

This note does not apply to trading establishments of combustible gas, combustible liquid, ignitable liquid, substances and materials that explode or ignite upon coming into contact with water or oxygen or each other.”.

Amend Point E.2:

- Place the phrase “trong một cơ sở công nghiệp” (in an industrial facility) with the phrase “sản xuất, nhà kho” (of manufacturing and storage occupancy).

Amend the title of E.3:

“E.3 Fire separation distance by boundaries”.

Amend Point E.3.1:

- Replace the phrase “để xác định” (serves to determine) with the phrase “được xác định tương ứng với” (shall be determined corresponding to).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Replace the phrase “đo theo phương ngang vuông góc 90° từ tường ngoài nhà” (is measured horizontally and perpendicularly from exterior wall of the building) with the phrase “đo vuông góc theo phương ngang từ mặt ngoài tường ngoài nhà (hoặc từ mép ngoài của bộ phận cháy được gần nhất trong nhà, bao gồm cả nội thất)” [is measured horizontally and perpendicularly from exterior wall of the building (or from outer edge of the closest combustible elements in the building, including interiors)].

Add to the end of the second sentence of Point E.3.3:

“If outer wall is subject to fire-resistance rating requirements under Schedule E.3, total area of openings not protected by fire protection measures shall not exceed permissible values under Schedule E.4a or Schedule E.4b. If exterior wall is not subject to fire-resistance rating requirements under Schedule E.3, area of openings is not required to conform to Schedule E.4a or Schedule E.4b.

Permissible area of openings not protected by fire protection measures can be doubled if the buildings in question are fitted with automatic firefighting. Other fire spread prevention solutions according to section b) of 4.35 are allowed for openings of E 60 or less.”.

 

APPENDIX G

(regulation)

DISTANCE TO EXIT ACCESSES AND WIDTH OF EXIT ACCESSES

Annul NOTE of G.1.2.1.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Annul the word “well” in Point 1 of Schedule G.2a.

Amend Point G.3:

- Add the phrase ", hoặc xác định theo tài liệu chuẩn khác (ví dụ [5])” [, or be determined in accordance with other standards (example [5])] after the word “G.9” in the first paragraph of G.3.

 

APPENDIX H

(regulation)

FIRE RESISTANCE CATEGORY AND FIRE SAFETY ASSURANCE REQUIREMENTS OF BUILDINGS, CONSTRUCTIONS, AND FIRE COMPARTMENTS

Amend the first paragraph of Point H.2.1:

- Replace the phrase “và khách sạn kiểu căn hộ như nhà ở” (hotels that resemble houses) with the phrase “dạng căn hộ” (apartment types).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



H.2.4.4 Rooms for older students, music rooms, physical education rooms, leisure rooms, and service rooms are allowed on the third storey of preschools, kindergartens. In this case, rooms larger than 50 m2 shall have one of their exit accesses leading directly into exit staircases or exit corridors and into exit staircases.”.

Amend NOTE of Schedule H.6:

“NOTE: The number of storeys shall equal the number of above-ground storeys excluding the topmost mechanical floor. With respect to lower secondary schools and upper secondary schools or similar institutions, maximum permissible fire height of these institutions shall be 25 m (7 storeys) if the institutions are equipped with at least two exit staircases satisfactory to this document.”.

Amend Point H.2.9.1:

H.2.9.1 Hospitals (F1.1) shall be located in independent buildings or separate fire compartments with maximum fire height of 28 m (9 storeys).

If primary occupancies of hospitals (F1.1) are located at a height exceeding the fire height of 28 m (or 9 storeys, but only up to 50 m), all additional requirements below must also be met:

- The buildings have fire resistance category I;

- The building entirety is equipped with automatic fire alarm and firefighting;

- Maximum permissible fire height of buildings shall ensure rescue and firefighting capabilities via elevated entrance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Finishes on means of egress have maximum fire risk level of CV1;

- Clear width of exit accesses on each storey and means of egress (if any) is lower than 1,2 m where maximum number of people evacuating through these exit accesses is 72 people, occupant load of each storey conforms to the design; if the hospitals permit caregiver of patients, each patient shall be counted with at least 1 caregiver;

- A minimum of 2 fire service elevators (or 1 fire service elevator and 1 evacuation elevator) capable of evacuating patients bound to hospital beds where clear dimensions of elevator cars are sufficient to contain hospital beds is installed;

- Each storey is equipped with standpipe outlets with quantity, location, dimension, and installation satisfactory to applied standards;

- Each storey containing occupancies of F1.1 and having more than 28 m of fire height has safe zones satisfactory to A.3.2.2 and capable of ensuring 2,8 m2/patient. A storey can be separated into 2 fire compartments one of which can act as refuge areas if fire breaks out in another compartment. Each fire compartment is directly accessed via elevated entrance and led to stairwells without crossing other fire compartments.

Amend Point H.2.10.1:

H.2.10.1 Fire height of general out-patient medical examination establishments (F3.4) is at most 28 m (or 9 storeys). Buildings of at least 2 storeys shall have minimum fire resistance category II and minimum fire risk level S0.

If general out-patient treatment occupancies (F3.4) are located at a height above fire height of 28 m (or 9 storeys), additional requirements below must also be complied with:

- The buildings have fire resistance category I;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Maximum permissible fire height of buildings shall ensure rescue and firefighting capabilities via elevated entrance;

- Stringer width of exit staircases conforms to 3.4.1 and is not lower than 1 m;

- Finishes on means of egress have maximum fire risk level of CV1;

- A minimum of 2 fire service elevators (or 1 fire service elevator and 1 evacuation elevator) capable of evacuating patients bound to hospital beds where clear dimensions of elevator cars are sufficient to contain hospital beds is installed;

- Each storey facilitating general out-patient treatment occupancies of F3.4 located at a fire height above 28 m has safe zones satisfactory to A.3.2.2 and ensures 2,65 m2/patient transported by wheelchairs with assistant, 0,75 m2/patient moving by themselves with aids, 0,5 m2/patient moving by themselves without aids (number of patients above conforms to design dossiers or [5] corresponding to form of medical examination); a storey can be separated into at least 2 fire compartments one of which can act as refuge areas if fire breaks out in another compartment. Each fire compartment is directly accessed via elevated entrance and led to stairwells without crossing other fire compartments.

Annul Point H.2.10.3.

Amend Point H.2.11.1:

- Add the phrase “ (hoặc 9 tầng). Trường hợp cao quá 28 m (hoặc quá 9 tầng) phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung như quy định tại H.2.9.1” [(or 9 storeys). If these sleeping accommodations are located at a height above 28 m (or 9 storeys), additional requirements under H.2.9.1 shall be complied with] after the phrase “28 m”.

Add to the end of H.2.12.4:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Add Point H.2.12.10:

H.2.12.10 Maximum permissible fire height of buildings under Schedule H.5, H.6, and H.7 can be determined in, other than the metric system, the number of above-ground storeys not including the topmost mechanical floor (the values contained in brackets in column 4 of schedules, if any) if the buildings are equipped with automatic fire alarm or automatic firefighting system and fire height of the buildings does not exceed 28 m.”.

Add to the end of NOTE 2 of Schedule H.8:

“If the buildings are equipped with automatic fire alarm or automatic firefighting or if the buildings have at least 2 exit staircases satisfactory to this document, height at which rooms above are located shall conform to Schedule H.8.”

Amend Point D.4.1:

- Replace the phrase “theo A.2.1” (according to A.2.1) in the second paragraph with the phrase “theo A.1.2” (according to A.1.2).

Amend Schedule H.9:

- Amend field located in column 5, class C, category III, level S0, S1 to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Amend the symbol “-” in column 7, class C, category IV, level S0, S1 to “1 400 5)”; in column 7, class C, category IV, level S2, S3 to ”1 100 5)”.

- Amend 4):

“4) For class C buildings of category V, sawmills with up to 4 building frames, preliminary wood processing facilities and wood crushing plants.”.

- Add 5):

5) Up to 3 storeys (permissible building height of 22 m) and fitted with automatic firefighting.”.

- Amend the NOTE:

“NOTE: Fields containing a “-“ can conform to the NFPA 5000 [1] or other equivalent standards in order to determine maximum permissible height and area of a storey in a fire compartment corresponding to fire-resistance rating of structures, elements, and other conditions.”.

Amend Schedule H.10:

- Amend the symbol “-” in column 7, class C, category IV, level S0, S1 to “1 400 2)”; in column 7, class C, category IV, level S2, S3 to ”1 100 2)”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2) Up to 3 storeys (permissible building height of 22 m) and fitted with automatic firefighting.”.

- Amend NOTE 1 and NOTE 2:

“NOTE 1: Fields containing a “-“ can conform to the NFPA 5000 [1] or other equivalent standards in order to determine maximum permissible height and area of a storey in a fire compartment corresponding to fire-resistance rating of structures, elements, and other conditions.

NOTE 2: Class D buildings of category V shall have similar parameters as class E buildings of category V.”.

Amend Schedule H.11:

- Amend symbol in column 6, class C, category IV, level S0, S1 to “1 600”; column 7, class C, category IV, level S0, S1 to “1 600 3)”.

- Amend value “`12” in column 2, class E, category IV, level S0, S1 to “không quy định” (not regulated).

- Amend symbol in column 7, class E, category IV, level S0, S1 to “2200 4)”.

- Add 3) and 4) after 2):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4) Up to 4 storeys (up to 22 m in permissible building height).”.

- Amend NOTE 1:

“NOTE 1: Fields containing a “-“ can conform to the NFPA 5000 [1] or other equivalent standards in order to determine maximum permissible height and area of a storey in a fire compartment corresponding to fire-resistance rating of structures, elements, and other conditions.”.

- Add NOTE 3:

“NOTE 3: With respect to parking garages of category IV and of at least 2 storeys, if facility owners do not wish to limit damage to vehicles in the garages, floors of all storey are not required to be protected by fire protection measures as long as exit staircases from upper storeys are located along the edges of the buildings.”.

Amend Point H.5.2:

- Replace the phrase “khung giá đỡ, tầng lửng” (supporting frames, mezzanines) with the phrase “sàn đỡ thiết bị và sàn lửng” (equipment support frames and mezzanines).

- Replace the phrase “Bảng H.10” (Schedule H.10) with the phrase “Bảng H.11” (Schedule H.11).

Amend the last dash of the second paragraph of H.6.2:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Add Point H.7:

H.7 Additional fire safety requirements for other cases

H.7.1 If a building section having defined occupancies (and auxiliary occupancies supporting the primary occupancies) is physically separated into a separate fire compartment, requirements under Appendix H shall apply to that building section (fire compartment). Other independent occupancies are allowed to be located in building sections above this fire compartment if requirements under Appendix H applicable to those occupancies are met.

H.7.2 If a building whose number of storeys (height) and area is not specifically regulated or is limited according to Appendix H, it is permissible to apply the NFPA 5000 [1] or other standards in order to determine the maximum permissible height and area of a storey within a fire compartment corresponding to fire-resistance rating of building structures and elements and other conditions (which include conditions relating to human evacuation); or according to technical presentation.”.

Add REFERENCE to Appendix I:

“REFERENCE

 [1] NFPA 101 Life safety code, 15th edition. National fire protection association, 2021;

[2] NFPA 5000 Building construction and safety code. National fire protection association, 2021;

[3] NFPA Fire protection handbook, 21st edition. National fire protection association;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[10] TCVN 3890:2023, Fire protection - Fire protection equipments for building and construction - Equipment, Installation;

[11] TCVN 8664 (ISO 14644), Cleanrooms and associated controlled environments;

[12] TCVN 9311-1:2012, Fire - resistance test- Elements of building construction - Part 1: General requirements;

[13] TCVN 9311-8:2012, Fire - resistance test- Elemennts of building construction - Part 8: Specific requirements for non - loadbearing vertical separating elements;

[14] TCVN 9383:2012, Fire resistance test - Fire door and Shutter Assemblies;

[15] TCVN 12695:2020 (ISO 1182), Reaction to fire tests for construction products - Non-combustibility test;

[16] ISO 834-10:2014, Fire resistance tests - Elements of building construction - Part 10: Specific requirements to determine the contribution of applied fire protection materials to structural steel elements;

[17] ISO 5657, Reaction to fire tests - Ignltabillty of building products using a radiant heat source;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[19] ISO 5660-2, Reaction-to-fire tests - Heat release, smoke production and mass loss rate - Part 2: Smoke production rate (dynamic measurement);

[20] ISO 6944, Fire containment - Elements of building construction;

[21] ISO 9239, Reaction to fire tests for floorings;

[22] ISO 13344:2015, Estimation of the lethal toxic potency of fire effluents;

[23] ISO 21925, Fire resistance tests - Fire dampers for air distribution systems.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 09/2023/TT-BXD ngày 16/10/2023 sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


72.428

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.10.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!