Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 861/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 18/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Mục tiêu phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu đến năm 2050

Mục tiêu phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu đến năm 2050 là nội dung tại Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Mục tiêu phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu đến năm 2050

Theo đó, mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

* Mục tiêu tổng quát:

Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng.

Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.

* Mục tiêu cụ thể:

- Về hạ tầng dự trữ:

+ Hạ tầng dự trữ xăng dầu:

++ Hạ tầng dự trữ sản xuất: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.

++ Hạ tầng dự trữ thương mại: Đảm bảo hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500 - 3.500 ngàn m3 trong giai đoạn 2021 - 2030, đạt sức chứa tới 10.500 ngàn m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng.

++ Hạ tầng dự trữ quốc gia: Đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500 - 1.000 ngàn m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000 - 2.000 ngàn tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500 - 800 ngàn m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000 - 3.000 ngàn tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

+ Hạ tầng dự trữ khí đốt:

++ Đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800 ngàn tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900 ngàn tấn giai đoạn sau năm 2030.

++ Đảm bảo hạ tầng dự trữ LNG đủ năng lực nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; góp phần đảm bảo cung cấp nhu cầu khí nguyên liệu cho năng lượng và các ngành công nghiệp với công suất kho tới 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

+ Về hạ tầng cung ứng:

Phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.

Xem thêm Quyết định 861/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 18/7/2023.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 861/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG DỰ TRỮ, CUNG ỨNG XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/1/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Công Thương tại Tờ trình số 3370/TTr-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2023, các văn bản: số 4565/BCT-KHTC ngày 12 tháng 7 năm 2023, số 4289/BCT-KHTC ngày 04 tháng 7 năm 2023, số 3981/BCT-KHTC ngày 26 tháng 6 năm 2023 và Báo cáo thẩm định số 67/BC-HĐTĐQHHTDTXDKĐ ngày 26 tháng 5 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung chủ yếu sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI QUY HOẠCH

Hệ thống kho dự trữ dầu thô, xăng dầu, kho dự trữ chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) phục vụ dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia trên phạm vi cả nước; hệ thống các đường ống dẫn xăng dầu, khí đốt từ nguồn cung đến nơi tiêu thụ (không bao gồm hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt cấp phát nội bộ của các lực lượng vũ trang). Kho nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy xử lý khí, kho chứa nhiên liệu của nhà máy điện; đường ống dẫn khí từ mỏ khí ngoài biển vào đất liền, đường ống cung cấp khí từ cảng cho các kho nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy xử lý khí, nhà máy điện thống nhất với Quy hoạch tổng thể về năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo bền vững, hợp lý về kinh tế - xã hội - môi trường - văn hóa - quốc phòng, an ninh.

2. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo tính đàn hồi, đảm bảo năng lực dự trữ, đảm bảo yêu cầu phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ, đảm bảo phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo hài hòa lợi ích của quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

4. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt hiện đại; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

5. Phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt trên cơ sở tận dụng năng lực kết nối giao thông vận tải, khai thác mọi nguồn lực trong nước và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về hạ tầng dự trữ

- Hạ tầng dự trữ xăng dầu

+ Hạ tầng dự trữ sản xuất: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.

+ Hạ tầng dự trữ thương mại: Đảm bảo hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500 - 3.500 ngàn m3 trong giai đoạn 2021 - 2030, đạt sức chứa tới 10.500 ngàn m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng.

+ Hạ tầng dự trữ quốc gia: Đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500 - 1.000 ngàn m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000 - 2.000 ngàn tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500 - 800 ngàn m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000 - 3.000 ngàn tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

- Hạ tầng dự trữ khí đốt

+ Đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800 ngàn tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900 ngàn tấn giai đoạn sau năm 2030.

+ Đảm bảo hạ tầng dự trữ LNG đủ năng lực nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; góp phần đảm bảo cung cấp nhu cầu khí nguyên liệu cho năng lượng và các ngành công nghiệp với công suất kho tới 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

b) Về hạ tầng cung ứng

Phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu

- Xây dựng hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu phân bố tương ứng với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ xăng dầu của các vùng, các địa phương; tối ưu về chi phí đầu tư, quản lý và vận hành.

- Phát triển hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu đảm bảo ổn định sản xuất. Quy mô, tiến độ đầu tư phù hợp với công suất thiết kế và kế hoạch sản xuất.

- Phát triển mới hệ thống dự trữ xăng dầu quy mô phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của từng vùng, địa phương theo từng giai đoạn tại các khu vực có lợi thế về cảng biển nước sâu và thuận lợi về kết nối với hệ thống cung ứng, đáp ứng nhu cầu dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia.

- Cải tạo, nâng cấp và thay mới hệ thống tuyến ống xăng dầu hiện có, đầu tư mới và hiện đại hóa phương tiện vận tải xăng dầu (các phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt).

- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp hệ thống công nghệ của hệ thống kho và đường ống theo hướng tự động hóa. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào pha chế xăng dầu, sử dụng nhiên liệu sạch, nâng cao mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác kho.

- Phát triển đồng bộ phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải đường bộ theo hướng hiện đại phù hợp với hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu quy mô lớn ở các tuyến đường mới, các khu đô thị mới, có lộ trình giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ. Tích hợp các dịch vụ tiện ích (nạp điện, sửa chữa bảo dưỡng xe, bán hàng tự động, ăn uống, bách hóa, bãi đỗ xe nghỉ qua đêm...) trong quá trình cải tạo, nâng cấp và xây mới cửa hàng xăng dầu.

2. Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng khí đốt

- Phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng khí đốt đồng bộ với xuất nhập khẩu, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí.

- Đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa và đường ống vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng từ kho đầu nguồn tới các hộ tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cho năng lượng, phân bón, công nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng.

V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

1. Phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu

a) Hệ thống kho xăng dầu

- Giai đoạn 2021 - 2030

+ Hạ tầng dự trữ sản xuất

Xây dựng hệ thống kho dự trữ tại các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu theo công suất thiết kế, đáp ứng 15 ngày nguyên liệu và 10 ngày sản phẩm.

+ Hạ tầng dự trữ quốc gia

Xây mới 500.000 m3 kho chứa xăng dầu phục vụ dự trữ quốc gia.

Xây mới 01-02 kho dự trữ dầu thô tại khu vực gần các Nhà máy lọc dầu (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn) với tổng công suất 1-2 triệu tấn dầu thô.

(Danh mục địa điểm định hướng đầu tư, xây dựng kho dự trữ quốc gia xăng dầu tại Phụ lục I)

+ Hạ tầng dự trữ thương mại

Tiếp tục khai thác 89 kho xăng dầu thương mại và các kho thuộc nhà máy sản xuất, chế biến dầu khí kết hợp dự trữ thương mại hiện có đã đầu tư xây dựng đúng quy định và hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn với tổng sức chứa khoảng 5.000 ngàn m3, trong đó có khoảng 3.200 ngàn m3 kho đầu mối; gần 800 ngàn m3 kho tuyến sau; gần 70 ngàn m3 kho sân bay; gần 1.000 ngàn m3 kho ngoại quan.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục II)

Giải tỏa, di dời 06 kho xăng dầu hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo an toàn và không phù hợp với các quy hoạch địa phương, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục III)

Mở rộng, nâng công suất 43 kho thương mại và các kho nhà máy đồng bộ với công suất nhà máy với tổng công suất mở rộng khoảng 1.400 ngàn m3 trên cơ sở đảm bảo quỹ đất phù hợp và đáp ứng yêu cầu về hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục IV)

Xây mới 59 kho xăng dầu đã được quy hoạch tại các vị trí thuận lợi, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương với tổng công suất khoảng 5.100 ngàn m3. Gồm:

34 kho đầu mối với tổng sức chứa khoảng 3.200 ngàn m3;

21 kho tuyến sau với tổng sức chứa khoảng 820 ngàn m3;

03 kho sân bay với tổng sức chứa khoảng 68 ngàn m3;

01 kho ngoại quan dầu thô tổng sức chứa 1.000.000 m3.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục V)

Định hướng phát triển hệ thống kho xăng dầu theo vùng cung ứng, đáp ứng yêu cầu dự trữ quốc gia, dự trữ thương mại theo nhu cầu thị trường, bảo đảm an ninh năng lượng, ưu tiên tại các khu vực đã được quy hoạch cảng biển quy mô lớn, những khu vực thuận lợi về giao thông thủy, giao thông bộ. Cụ thể:

Khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa đến 1.400.000 m3, ưu tiên đầu tư kho đầu mối tại các khu vực cảng biển: cảng Hải Hà, cảng Yên Hưng (tỉnh Quảng Ninh); cảng Nam Đình Vũ, cảng Lạch Huyện, cảng Nam Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng); bến cảng Ba Lạt (tỉnh Thái Bình) và kho tuyến sau tại các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Bắc Giang.

Khu vực Bắc Trung Bộ: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa đến 500.000 m3, ưu tiên đầu tư tại các khu vực: cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương (tỉnh Hà Tĩnh); cảng Hòn La, cảng Mũi Độc (tỉnh Quảng Bình).

Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa đến 500.000 m3, ưu tiên đầu tư tại khu vực: Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng), Nam Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa).

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa Quy hoạch từ 2.000.000 m3 đến 3.000.000 m3, ưu tiên đầu tư tại các khu vực: Long Sơn (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu), Gò Dầu - Long Thành (tỉnh Đồng Nai); Sơn Mỹ (tỉnh Bình Thuận), sông Soài Rạp (tỉnh Tiền Giang); ưu tiên đầu tư kho ngoại quan dự trữ dầu thô 1-2 triệu tấn đồng thời nguồn dự trữ cho Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn.

Khu vực thành phố Cần Thơ và phụ cận: Định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu với sức chứa đến 300.000 m3, ưu tiên đầu tư tại các khu vực: Kênh Xáng - Rạch Cái Cui (tỉnh Hậu Giang), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

- Giai đoạn sau 2030

+ Hạ tầng dự trữ sản xuất

Tiếp tục xây dựng hạ tầng dự trữ nguyên liệu và sản phẩm tại các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu theo công suất thiết kế.

+ Hạ tầng dự trữ quốc gia

Xây mới thêm 500.000 m3 kho chứa xăng dầu phục vụ dự trữ quốc gia.

Xây mới thêm 01-02 kho dự trữ dầu thô tại khu vực gần các Nhà máy lọc dầu nâng tổng công suất đến 3 triệu tấn dầu thô.

+ Hạ tầng dự trữ thương mại

Tiếp tục xây dựng hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu theo định hướng phát triển tại các vùng cung ứng đáp ứng gia tăng nhu cầu tiêu thụ.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp về thiết bị công nghệ theo hướng bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và an toàn vệ sinh môi trường; đầu tư hệ thống tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác kho.

Di dời các kho khu vực nội đô không đảm bảo an toàn hoặc không phù hợp với định hướng phát triển đô thị của địa phương (như Hà Nội, Quảng Ninh...) trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng phương án di dời, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo phương án thay thế nhằm duy trì kết nối, cung ứng, đảm bảo hài hòa, thống nhất giữa lợi ích doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

b) Hệ thống đường ống xăng dầu

- Giai đoạn 2021 - 2030

+ Tiếp tục khai thác hiệu quả và cải tạo, nâng cấp hệ thống vận tải xăng dầu bằng đường ống đã được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài 580,9 km, gồm:

Đường ống B12: 553,6 km;

Đường ống Nghi Hương - Bến Thủy: 14,3 km;

Đường ống Mỹ Khê - Khuê Mỹ: 6 km;

Đường ống Phú Hòa - Quy Nhơn: 7 km.

+ Xây mới tuyến ống dẫn nhiên liệu bay từ kho đầu nguồn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu về kho sân bay Long Thành.

- Giai đoạn sau 2030

+ Mở rộng tuyến ống xăng dầu B12, đoạn từ kho Nam Phong (Hà Nội) đến kho trung chuyển tại Lương Sơn (Hòa Bình) với chiều dài khoảng 40-50 km.

+ Xây mới tuyến ống Liên Chiểu - Hòa Liên (Đà Nẵng); tuyến từ kho ven biển Nam Trung Bộ lên Tây Nguyên; tuyến nối từ nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia về dầu thô, sản phẩm.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục VI)

2. Phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng khí đốt quốc gia

a) Hệ thống kho khí đốt

- Giai đoạn 2021 - 2030

+ Kho LPG

Tiếp tục khai thác 16 kho LPG hiện có đã đầu tư xây dựng đúng quy định và hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn với tổng sức chứa khoảng đúng quy định với tổng sức chứa gần 440 ngàn tấn.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục VII)

Phát triển hệ thống kho LPG trên phạm vi cả nước đảm bảo tăng thêm sức chứa từ 200 ngàn tấn đến gần 400 ngàn tấn, trong đó: Khu vực Bắc Bộ khoảng 230 ngàn tấn; khu vực Bắc Trung Bộ gần 5 ngàn tấn; khu vực Nam Trung Bộ gần 20 ngàn tấn; khu vực Đông Nam Bộ gần 100 ngàn tấn; khu vực Tây Nam Bộ 50 ngàn tấn.

+ Kho LNG

Tập trung triển khai đầu tư, xây dựng, khai thác hiệu quả hạ tầng dự trữ LNG tại khu công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ, thành phố Hải Phòng với tổng công suất khoảng 5,1 triệu tấn/năm.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục VIII)

Mở rộng sức chứa các kho hiện có và xây mới hệ thống kho nhập khẩu LNG:

Mở rộng, nâng công suất kho LNG Thị Vải, Bà Rịa - Vũng Tàu thêm 2 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Bắc Bộ với tổng công suất từ 0,5 - 1 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Bắc Trung Bộ với công suất 0,5 - 1 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Nam Trung Bộ với công suất 5-6 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Đông Nam Bộ với tổng công suất từ 3 - 5 triệu tấn/năm;

Đầu tư, xây mới hệ thống kho LNG tại khu vực Tây Nam Bộ với tổng công suất từ 1 - 3 triệu tấn/năm.

- Giai đoạn sau năm 2030

+ Kho LPG

Phát triển hệ thống kho LPG đảm bảo tăng thêm sức chứa khoảng 60-70 ngàn tấn, trong đó: Khu vực Bắc Bộ 20 ngàn tấn; khu vực Nam Trung Bộ 20 ngàn tấn; khu vực Đông Nam Bộ 10 ngàn tấn; khu vực Tây Nam Bộ 15 ngàn tấn.

+ Kho LNG

Phát triển hệ thống dự trữ LNG đảm bảo tăng thêm công suất đến 23 triệu tấn/năm, trong đó: Khu vực Bắc Bộ từ 1 - 3 triệu tấn/năm; khu vực Bắc Trung Bộ từ 1 - 3 triệu tấn/năm; khu vực Nam Trung Bộ từ 10 - 18 triệu tấn/năm; khu vực Đông Nam Bộ 3 triệu tấn/năm.

(Chi tiết mở rộng, xây dựng mới kho LPG, LNG theo vùng cung ứng giai đoạn 2021 - 2030 và sau 2030 tại Phụ lục IX và Phụ lục X; các kho nhà máy chế biến khí, nhà máy điện khí thống nhất với Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia).

b) Hệ thống đường ống khí đốt

- Giai đoạn 2021 - 2030

+ Tiếp tục khai thác tuyến ống dẫn khí đã đầu tư xây dựng đúng quy định, đang hoạt động: Đường ống dẫn khí 16 inch Dinh Cố - Bà Rịa có chiều dài 7,3 km và đường ống dẫn khí Bà Rịa - Phú Mỹ dài 23 km; 03 đường ống 6 inch từ Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải, đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước tổng chiều dài 38,1 km.

+ Mở rộng hệ thống đường ống khí tự nhiên/LNG tái hóa đến các hộ tiêu thụ, khu công nghiệp khu vực Đông Nam Bộ; xây dựng mới các tuyến dẫn khí thiên nhiên từ nhà máy xử lý khí và các kho LNG nhập khẩu để cung cấp cho các nhà máy điện khí và các hộ tiêu thụ công nghiệp.

- Giai đoạn sau 2030

Xây dựng mới các tuyến dẫn khí thiên nhiên từ nhà máy xử lý khí và các kho LNG nhập khẩu để cung cấp cho các nhà máy điện khí và các hộ tiêu thụ công nghiệp với tổng công suất dự kiến từ 5 - 10 tỷ m3/năm.

(Chi tiết tuyến ống dẫn khí mở rộng, xây mới theo giai đoạn tại Phụ lục XI)

VI. ĐỊNH HƯỚNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT

Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu khí đốt theo quy hoạch đến 2030 khoảng 1.352 ha bao gồm:

- Xây dựng mới kho xăng dầu thương mại: 467 ha.

- Xây dựng mới kho xăng dầu dự trữ quốc gia: 350 ha.

- Xây dựng mới kho ngoại quan xăng dầu: 200 ha.

- Xây dựng mới kho LPG: 245 ha.

- Xây dựng mới kho LNG: 90 ha.

Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu khí đốt theo quy hoạch đến 2030 khoảng 2.076 ha bao gồm:

- Xây dựng tuyến ống dẫn xăng dầu: 224 ha.

- Xây dựng tuyến ống dẫn khí đốt: 562 ha.

- Xây trạm chiết nạp LPG: 90 ha.

- Xây dựng cửa hàng xăng dầu: 1.200 ha.

VII. DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ dành riêng cho hạ tầng dự trữ quốc gia.

VIII. DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA, ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

- Tập trung, ưu tiên đầu tư hạ tầng cho dự trữ quốc gia đối với dầu thô và sản phẩm xăng dầu và các tuyến ống kết nối từ nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu.

- Đầu tư kho xăng dầu đầu mối quy mô lớn tại các khu vực có cảng nước sâu đảm bảo dự trữ đầu nguồn, đảm bảo nguồn cung ứng.

- Đầu tư kho xăng dầu kết hợp với nhiên liệu bay đầu nguồn tại các khu vực sân bay quốc tế, nhất là các sân bay mới.

- Đầu tư kho LNG nhập khẩu đầu mối đảm bảo cung cấp khí cho các nhà máy điện khí.

- Cải tạo, nâng cấp tuyến ống dẫn xăng dầu B12 đảm bảo cung ứng xăng dầu cho khu vực phía Bắc an toàn, hiệu quả.

- Đầu tư các tuyến ống nối từ các nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia dầu thô và sản phẩm xăng dầu.

- Đầu tư tuyến ống dẫn khí từ trạm phân phối trên bờ và kho LNG đến các nhà máy điện khí.

(Danh mục chi tiết tại Phụ lục XII)

IX. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Về cơ chế, chính sách

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về lĩnh vực xăng dầu, khí đốt nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dự trữ, cung ứng chủ yếu là hình thức xã hội hóa, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.

- Ưu tiên dành quỹ đất, mặt nước để phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt theo quy hoạch.

- Xây dựng, ban hành, hoàn thiện cơ chế chính sách hợp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ dự trữ quốc gia; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ tồn chứa hàng dự trữ quốc gia.

- Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính cho các dự án đầu tư kho xăng dầu dự trữ quốc gia từ vốn ngân sách.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

- Nghiên cứu sửa đổi, xây dựng, ban hành quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về xăng dầu, khí đốt dự trữ quốc gia; hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý, giám sát, điều hành, điều phối sử dụng xăng dầu, khí đốt dự trữ quốc gia.

2. Giải pháp về sử dụng đất

Sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, không để lãng phí đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

3. Về nguồn vốn đầu tư

- Bố trí ngân sách nhà nước để đảm bảo mục tiêu về dự trữ quốc gia đối với sản phẩm xăng dầu, dầu thô, khí đốt.

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển cơ sở hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.

- Đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc vốn, thoái vốn các doanh nghiệp xăng dầu, dầu khí nhà nước; xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, dự án chậm tiến độ; tập trung nguồn vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế cao.

- Đa dạng hóa các hình thức vay vốn: ngân hàng, tín dụng xuất khẩu, vay ưu đãi của chính phủ, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế.

4. Về khoa học và công nghệ

- Xây dựng, ban hành hệ thống quy chuẩn/tiêu chuẩn sản phẩm/hạ tầng LNG (cảng, đường ống, tàu, xà lan, xe). Rà soát và bổ sung các quy chuẩn/tiêu chuẩn về xây dựng các hạ tầng kỹ thuật dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm làm chủ công nghệ đối với hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt, phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Triển khai mạnh mẽ và đồng bộ giải pháp chuyển đổi số, triển khai các hệ thống giám sát sử dụng Internet vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và blockchain đối với công tác quản lý, khai thác hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt nhằm tận dụng các tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tăng cường hiệu quả quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

5. Về môi trường và phòng chống cháy, nổ

- Kiểm soát chặt chẽ quá trình lưu thông xăng dầu, khí đốt từ khâu nhập hàng đến quá trình tồn chứa tại kho và xuất sản phẩm đi tiêu thụ. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, các quy định về phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố tràn dầu và bảo vệ môi trường. Bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn về môi trường cho phù hợp với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; xây dựng mục tiêu dài hạn về môi trường theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế giới.

- Thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, các giải pháp phòng chống cháy nổ ngay từ quá trình thiết kế, xây dựng công trình hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu.

- Hạn chế tối đa việc phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt tại những vị trí có nguy cơ ảnh hưởng đến rừng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích và di sản văn hóa đã được xếp hạng, phù hợp với phân vùng bảo vệ môi trường quốc gia

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức về an toàn, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đến mọi cán bộ công nhân viên.

6. Về phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, vận hành hệ thống dự trữ và cung ứng (hệ thống kho, hệ thống vận tải...) đảm bảo hiệu quả, an toàn.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực năng lượng nói chung, xăng dầu, dầu khí nói riêng ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.

7. Về hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế, tăng cường công tác hợp tác quốc tế với các đối tác chiến lược, công ty và tổ chức trong khu vực và thế giới; khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh thu hút đầu tư nước ngoài tham gia phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.

- Phát triển các trung tâm kết nối với các nước nhập khẩu dầu thô, sản phẩm xăng dầu và khí thiên nhiên để nâng cao trình độ, năng lực dự trữ và sản phẩm xăng dầu trong khu vực và trên thế giới.

- Tích cực tham gia các hiệp ước, tổ chức, liên minh dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu trong khu vực và trên thế giới.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định này. Lưu trữ Hồ sơ quy hoạch theo quy định pháp luật về lưu trữ.

b) Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định; xây dựng kế hoạch để triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong quy hoạch; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai, thực hiện Quy hoạch đảm bảo thống nhất.

c) Định kỳ tổ chức rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo quy định; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát, kết quả đánh giá thực hiện quy hoạch để kịp thời xem xét, điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Việc điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và các quy định có liên quan.

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các nội dung sửa đổi phù hợp (nếu có), tạo các điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và dự trữ dầu thô, sản phẩm xăng dầu. Đồng thời đề xuất việc phân công, phân cấp trong hệ thống quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thực hiện nhiệm vụ dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.

đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành cụ thể hóa các chính sách phát triển kho xăng dầu dự trữ quốc gia và phát triển cơ sở vật chất phân phối xăng dầu tại các khu vực vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

e) Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, trong đó ưu tiên cân đối, bố trí vốn cho các dự án đầu tư phát triển hệ thống kho xăng dầu dự trữ quốc gia phù hợp với tiến độ quy hoạch.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ và các tổ chức liên quan

a) Phối hợp với Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn bố trí nguồn lực, đề xuất cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

b) Cập nhật, rà soát, điều chỉnh, xây dựng các quy hoạch, các dự án có liên quan đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan để thực hiện, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai theo quy định.

b) Triển khai thực hiện quy hoạch, chủ động giành quỹ đất phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố. Gửi Bộ Công Thương để tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, các cơ quan liên quan đối với việc đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu chưa xác định địa điểm cụ thể nhưng thuộc định hướng theo vùng cung ứng để đảm bảo phù hợp, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan.

c) Xây dựng phương án phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu, khí đốt quy mô dưới 5.000 m3 phù hợp với Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

d) Ưu tiên quỹ mặt đất, mặt nước để xây dựng hạ tầng dự trữ chiến lược.

đ) Cập nhật, rà soát, điều chỉnh quy hoạch của địa phương, các dự án có liên quan đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC I

ĐỊNH HƯỚNG ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ HẠ TẦNG DỰ TRỮ QUỐC GIA ĐỐI VỚI DẦU THÔ VÀ XĂNG DẦU
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Địa điểm, quy mô hệ thống kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

- Tại Nghi Sơn, Thanh Hóa: 1.000.000 Tấn

- Tại Dung Quất, Quảng Ngãi: 1.000.000 Tấn

- Long Sơn - Bà Rịa - Vũng Tàu: 1.000.000 Tấn

2. Địa điểm, quy mô hệ thống kho dự trữ quốc gia đối với xăng dầu

• Vùng Bắc Bộ: 150.000 m3

- Khu vực kho đầu mối tại Hải Phòng, Quảng Ninh

• Vùng Bắc Trung Bộ: 50.000 m3

- Khu vực kho đầu mối tại Thừa Thiên Huế hoặc Quảng Bình

• Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- Khu vực kho đầu mối tại Khánh Hòa

• Vùng Đông Nam Bộ: 200.000 m3

- Khu E Tổng kho xăng dầu Nhà Bè

- Khu vực Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu

PHỤ LỤC II

DANH MỤC HẠ TẦNG DỰ TRỮ XĂNG DẦU TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG, KHAI THÁC
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TS

TT

Tên kho

Địa điểm

Quy mô (m3)

Quy mô cảng (DWT)

Phân loại kho

I. KHU VỰC BẮC BỘ (Đến Thanh Hóa)

1.369.995

Tỉnh Phú Thọ

28.800

1

1

Kho xăng dầu Phủ Đức

P. Minh Phương, TP Việt Trì, Phú Thọ

6.800

Kho tuyến sau

2

2

Kho xăng dầu Bến Gót, Việt Trì

P. Bến Gót, TP Việt Trì, Phú Thọ

8.000

800

Kho tuyến sau

3

3

Kho xăng dầu Hải Linh, Việt Trì

Khu 6, X. Sông Lô, TP. Việt Trì, Phú Thọ

14.000

900

Kho tuyến sau

Tỉnh Quảng Ninh

332.000

4

1

Cụm Kho đầu mối Bãi Cháy và K130 Hà Khẩu

Kho Bãi Cháy: Bãi Cháy, TP.Hạ Long, Quảng Ninh Kho K130: Hà Khẩu, TP.Hạ Long, Quảng Ninh

252.000

40.000

Kho đầu mối

5

2

Kho xăng dầu Cái Lân

Cụm CN tàu thủy Cái Lân, P. Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh

20.000

5.000

Kho đầu mối

6

3

Tổng kho xăng dầu Mông Dương

P. Mông Dương, TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh

60.000

20.000

Kho đầu mối

Tỉnh Bắc Ninh

24.000

7

1

Kho xăng dầu Hải Linh Bắc Ninh

Tri Hồ , X. Tân Chi, H. Tiên Du, Bắc Ninh

24.000

2.000

Kho tuyến sau

Thành phố Hải Phòng

459.050

8

1

Kho xăng dầu PETEC An Hải

P. Đông Hải, Q Hải An, Hải Phòng

41.000

8.000

Kho đầu mối

9

2

Tổng kho xăng dầu Đình Vũ

KCN Đình Vũ, P. An Hải, Q. An Hải, Hải Phòng

75.500

10.000

Kho đầu mối

10

3

Kho xăng dầu Nam Vinh (19-9)

KCN Đình Vũ, P.Đông Hải 2, Q.An Hải, Hải Phòng

55.000

7.000

Kho đầu mối

11

4

Kho xăng dầu Hải Linh Hải Phòng

Đầm Mắm, khu Hạ Đoạn 2, P. Đông Hải 2, Q. Hải An, Hải Phòng

81.500

8.000

Kho đầu mối

12

5

Kho xăng dầu K99

Hạ Đoan 2, P.Đông Hải 2, Q.Hải An, Hải Phòng

39.000

12.000

Kho đầu mối

13

6

Kho K131

X. Kỳ Sơn, H. Thủy Nguyên, Hải Phòng

52.000

Kho tuyến sau

14

7

Tổng kho xăng dầu Thượng Lý (H-102)

P. Sở Dầu, Q. Hồng Bàng, Hải Phòng

53.200

3.000

Kho tuyến sau

15

8

Kho xăng dầu Mipec 1 - HP

Hùng Vương, Q. Hồng Bàng, Hải Phòng

16.850

3.000

Kho tuyến sau

16

9

Kho xăng dầu Hoàng Huy

KCN Nam Cầu Kiền, H.Thủy Nguyên, Hải Phòng

45.000

3.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Hải Dương

40.000

17

1

Kho xăng dầu Đức Chính (Kho Hải Dương)

X. Đức Chính, H. Cẩm Giàng, Hải Dương

40.000

Kho tuyến sau

Thành phố Hà Nội

122.595

18

1

Tổng kho xăng dầu Đức Giang (Kho H101)

Số 51 Đức Giang, Q. Long Biên, Hà Nội

82.395

1.000

Kho tuyến sau

19

2

Kho xăng dầu Đỗ Xá

X. Minh Cường, H. Thường Tín, Hà Nội

10.800

Kho tuyến sau

20

3

Kho sân bay Nội Bài (Kho N2)

Sân bay Nội Bài, Hà Nội

13.400

Kho sân bay

21

4

Kho JetA1 Nội Bài-NAFSC

Sân bay Nội Bài, Hà Nội

16.000

Kho sân bay

Tỉnh Hà Nam

95.600

22

1

Kho xăng dầu Hang Hầm

X. Thanh Sơn, H. Kim Bảng, Hà Nam

50.000

Kho tuyến sau

23

2

Kho xăng dầu Hà Nam và bến xuất K135

P. Châu Sơn, TP. Phủ Lý, Hà Nam

21.600

Kho tuyến sau

24

3

Kho xăng dầu Hải Linh Hà Nam

X. Thi Sơn, H. Kim Bảng, Hà Nam

24.000

900

Kho tuyến sau

Tỉnh Nam Định

11.400

25

1

Kho trung chuyển dầu khí Nam Định

X. Tân Thành, H. Vụ Bản, Nam Định

6.000

300

Kho tuyến sau

26

2

Kho xăng dầu Nam Định

P. Năng Tĩnh, TP. Nam Định, Nam Định

5.400

500

Kho tuyến sau

Tỉnh Ninh Bình

9.500

27

1

Kho xăng dầu Phúc Lộc

KCN Khánh Phú, X. Khánh Phú, H. Yên Khánh, Ninh Bình

9.500

3.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Thái Bình

69.700

28

1

Kho xăng dầu Hải Hà

X. Thái Thượng, H. Thái Thụy, Thái Bình

63.000

20.000

Kho đầu mối

29

2

Kho trung chuyển dầu khí Thái Bình

X. Nguyễn Xá, H. Vũ Thư, Thái Bình

6.700

1.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Thanh Hóa

177.350

30

1

Kho xăng dầu PVOIL Nghi Sơn

Khu KT Nghi Sơn, Thanh Hóa

12.150

Kho tuyến sau

31

2

Tổng kho xăng dầu Anh Phát

Khu KT Nghi Sơn, Thanh Hóa

102.000

20.000

Kho ngoại quan

63.200

20.000

Kho đầu mối

II. KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (Không gồm Thanh Hóa)

333.320

Tỉnh Nghệ An

168.070

32

1

Kho xăng dầu DKC

(Thuộc dự án tổng kho xăng dầu DKC và các sản phẩm sau dầu mỏ)

X. Nghi Thiết, TX Cửa Lò, Nghệ An

47.470

49.000

Kho đầu mối

63.600

Kho ngoại quan

33

2

Kho xăng dầu Nghi Hương

X. Nghi Hương, TX Cửa Lò, Nghệ An

38.000

18.000

Kho đầu mối

34

3

Kho xăng dầu Bến Thủy

X. Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An

19.000

1.200

Kho tuyến sau

Tỉnh Hà Tĩnh

69.000

35

1

Kho xăng dầu Vũng Áng

X. Kỳ Lợi, TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh

60.000

15.000

Kho đầu mối

36

2

Kho xăng dầu Xuân Giang

X. Xuân Giang H. Nghi Xuân, Hà Tĩnh

9.000

2.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Quảng Bình

10.000

37

1

Kho cảng xăng dầu sông Gianh

X. Bắc Trạch, H. Bố Trạch, Quảng Bình

5.000

1.200

Kho tuyến sau

38

2

Kho cảng xăng dầu Nhật Minh

X. Hạ Trạch, H. Bố Trạch, Quảng Bình

5.000

3.500

Kho tuyến sau

Tỉnh Quảng Trị

57.000

39

1

Kho xăng dầu Hưng Phát Cửa Việt

TT. Cửa Việt, H. Gio Linh, Quảng Trị

45.000

15.000

Kho đầu mối, ngoại quan

40

2

Kho xăng dầu Hải Hà Quảng Trị

TT. Cửa Việt, H. Gio Linh, Quảng Trị

12.000

3.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Thừa Thiên Huế

29.250

41

1

Kho xăng dầu Chân Mây

X. Lộc Vĩnh, H. Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

22.250

5.000

Kho đầu mối

42

2

Kho xăng dầu Thuận An

TT. Thuận An, Thừa Thiên Huế

7.000

1.200

Kho tuyến sau

III. KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

844.210

Thành phố Đà Nẵng

161.290

43

1

Kho xăng dầu Khuê Mỹ

P. Khuê Mỹ, Q Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng

76.200

40.000

Kho đầu mối

44

2

Kho xăng dầu Liên Chiểu K83

P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng

35.930

7.000

Kho đầu mối

45

3

Kho xăng dầu Hòa Hiệp

P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng

13.125

3.000

Kho tuyến sau

46

4

Kho xăng dầu PETEC

P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng

9.900

5.500

Kho tuyến sau

47

5

Kho xăng dầu Liên Chiểu

P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng

6.800

2.500

Kho tuyến sau

48

6

Kho sân bay Đà Nẵng

Sân bay Đà Nẵng, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

6.400

Kho sân bay

49

7

Kho xăng dầu Thanh Huyền

Vịnh 351 Yết Kiêu, Thọ Quang, Sơn Trà, TP.Đà Nẵng

12.935

5.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Quảng Nam

45.900

50

1

Kho xăng dầu Chu Lai

X. Tam Hiệp, H. Núi Thành, Quảng Nam

9.700

20.000

Kho đầu mối

51

2

Tổng kho xăng dầu Hòa Khánh

X. Tam Hiệp, H. Núi Thành, Quảng Nam

36.200

20.000

Kho đầu mối

Tỉnh Quảng Ngãi

7.200

52

1

Kho chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi

KKT Dung Quất, H. Bình Sơn, Quảng Ngãi

7.200

Kho tuyến sau

Tỉnh Bình Định

52.620

53

1

Cụm Kho xăng dầu Phú Hòa - Quy Nhơn

Quy Nhơn, Bình Định

52.620

10.000

Kho đầu mối

Tỉnh Phú Yên

14.700

54

1

Kho xăng dầu Vũng Rô

X. Hòa Xuân Nam, TX. Đông Hòa, Phú Yên

14.700

5.000

Kho đầu mối

Tỉnh Khánh Hòa

557.100

55

1

Kho xăng dầu Ba Ngòi (Kho 622)

P. Cam Linh, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa

37.600

10.000

Kho đầu mối

56

2

Kho K720

Bán đảo Cam Ranh, P. Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa

14.500

5.000

Kho tuyến sau

57

3

Kho ngoại quan Vân Phong

X. Ninh Phước, TX. Ninh Hòa, Khánh Hòa

505.000

150.000

Kho ngoại quan

Tỉnh Gia Lai

5.400

58

1

Kho Bắc Tây Nguyên

X. Iatiem, H. Chư Sê, Gia Lai

5.400

Kho tuyến sau

IV. KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ PHỤ CẬN

2.136.161

Thành phố Hồ Chí Minh

1.157.101

59

1

Tổng kho xăng dầu Nhà Bè

TT Nhà Bè, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

721.474

40.000

Kho đầu mối

60

2

Tổng kho xăng dầu Nhà Bè PVOIL

Ấp 4, X. Phú Xuân, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

170.000

45,000

Kho đầu mối

61

3

Kho VK102 Nhà Bè

Ấp 6, X. Phú Xuân, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

54.000

40.000

Kho đầu mối

62

4

Kho xăng dầu xã Phú Xuân

Ấp 6, X. Phú Xuân, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

61.000

40.000

Kho đầu mối

63

5

Kho sân bay Tân Sơn Nhất

Sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh

19.600

Kho sân bay

64

6

Kho Nhà Bè

H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

20.000

15.000

Kho đầu mối

65

7

Kho cảng hóa dầu Lâm Tài Chánh

823/9 Huỳnh Tấn Phát, X.Phú Xuân, H.Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

20.000

15.000

Kho tuyến sau

66

8

Kho xăng dầu Hải Linh Hiệp Phước

Số 99 đường Phan Văn Bảy ấp 1, X. Hiệp Phước, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

82.000

40.000

Kho đầu mối

67

9

Kho xăng dầu Tapetco

Khu A75, Bạch Đằng, P2, Q. Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

9.027

Kho sân bay

Tỉnh Bình Thuận

44.800

68

1

Kho trung chuyển xăng dầu Hòa Phú

X. Hòa Phú, H. Tuy Phong, Bình Thuận

44.800

10.000

Kho đầu mối

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

666.200

69

1

Tổng kho xăng dầu Miền Đông (Kho XD Thắng Nhất và Kho Cù Lao Tào)

Đường 30/4, P. Thắng Nhất, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

271.200

55.000

Kho đầu mối

70

2

Kho xăng dầu Hải Linh Vũng Tàu

KCN Cái Mép, P. Tân Phước, TX. Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu

63.000

80.000

Kho đầu mối

220.000

Kho ngoại quan

71

3

Kho xăng dầu PETEC Cái Mép

P. Tân Phước, TX. Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu

80.000

60000; 5000; 1000

Kho đầu mối

72

4

Kho xăng dầu K2 Vũng Tàu

907 Đ 30/4, p.11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

20.000

5.000

Kho đầu mối

73

5

Kho xăng dầu Hà Lộc

1125 Đ30/4, P.11, TP.Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

12.000

5.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Đồng Nai

115.400

74

1

Tổng kho xăng dầu Phước Khánh

X. Phước Khánh, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai

80.400

49.000

Kho đầu mối

35.000

Kho ngoại quan

Tỉnh Bình Dương

54.000

75

1

Kho xăng dầu Chánh Mỹ I

P. Chánh Mỹ, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

54.000

3.200

Kho tuyến sau

Tỉnh Tây Ninh

8.000

76

1

Kho xăng dầu Tây Ninh

Ấp Long Bình, X. Long Thành Nam, H. Hòa Thành, Tây Ninh

8.000

1.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Long An

11.550

77

1

Kho xăng dầu Long Hưng Việt Nam

Ấp 3, X. Long Cang, H. Cần Đước, Long An

11.550

2.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Tiền Giang

79.110

78

1

Tổng kho xăng dầu Hồng Đức

Số 206, ấp Tân Thuận, X. Bình Đức, H. Châu Thành, Tiền Giang

13.710

2.000

Kho tuyến sau

79

2

Kho xăng dầu Soài Rạp - Hiệp Phước

Ấp Đôi Ma, X. Kiểng Phước, H. Gò Công Đông, Tiền Giang

30.000

1x20000

1x1500

Kho đầu mối

30.000

Kho ngoại quan

80

3

Kho xăng dầu Bình Đức

P. 6, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang

5.400

1.000

Kho tuyến sau

V. THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ PHỤ CẬN

333.590

Thành phố Cần Thơ

287.390

81

1

Tổng kho xăng dầu Miền Tây

Khu CN Trà Nóc II, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP Cần Thơ

103.500

15.000

Kho đầu mối

82

2

Kho xăng dầu PetroMekong

KCN Hưng Phú 2A, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP Cần Thơ

72.200

3000;500;

15000

Kho đầu mối

83

3

Tổng kho xăng dầu, khí đốt cần Thơ

Khu CN Trà Nóc II, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP Cần Thơ

32.920

15.000

Kho đầu mối

84

4

Tổng kho xăng dầu Trà Nóc

Lô 2.7 Khu CN Trà Nóc 2, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP Cần Thơ

50.520

10.000

Kho đầu mối

85

5

Kho xăng dầu Phúc Thành

Khu vực Thới Ngươn B, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP Cần Thơ

18.900

3.000

Kho tuyến sau

86

6

Kho xăng dầu Tân Phú Thạnh

QL1A, Khu vực 2, P. Ba Láng, Q. Cái Răng, TP.Cần Thơ

9.350

2.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Đồng Tháp

31.500

87

1

Tổng kho xăng dầu Trần Quốc Toản

P.11, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

31.500

5.000

Kho đầu mối

Tỉnh Vĩnh Long

8.900

88

1

Kho xăng dầu An Pha Vĩnh Long

Số 546B, ấp Thanh Mỹ 2, xã Thanh Đức, H. Long Hồ, Vĩnh Long

8.900

700

Kho tuyến sau

Tỉnh Kiên Giang

5.800

89

1

Kho xăng dầu Thọ Phướng (Mong Thọ)

Ấp Phước Hòa, X. Mong Thọ, H. Châu Thành, Kiên Giang

5.800

3.000

Kho tuyến sau

VI

KHO THUỘC NHÀ MÁY LỌC DẦU, SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

90

1

Kho nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

X. Hải Yến, TX. Nghi Sơn, Thanh Hóa

91

2

Kho chứa sản phẩm nhà máy lọc dầu Dung Quất

X. Bình Trị, H. Bình Sơn, Quảng Ngãi

92

3

Kho Cát Lái

(Kho thuộc Nhà máy lọc dầu Cát Lái)

P. Thạch Mỹ Lợi, Q2, TP. Hồ Chí Minh

93

4

Kho nhà máy Condensat Phú Mỹ

P. Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu

94

5

Kho Cái Cui

(Kho thuộc Nhà máy lọc hóa dầu Nam Sông Hậu (Nam Việt)

Khu CN Hưng Phú II, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

95

6

Kho Đông Phương

(Kho thuộc Nhà máy sản xuất dầu khí Đông Phương)

Khu CN Hưng Phú II, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

TỔNG CẢ NƯỚC

5.017.276

Ghi chú: Danh mục kho xăng dầu đã đầu tư xây dựng, tiếp tục hoạt động, khai thác: chỉ tính các kho có quy mô từ 5000 m3 trở lên. Kho xăng dầu quy mô nhỏ hơn 5000 m3 do địa phương quản lý.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC KHO XĂNG DẦU DI DỜI, GIẢI TỎA
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TS

TT

Tên kho

Địa điểm

Đơn vị quản lý

Quy mô (m3)

Phân loại kho

I. KHU VỰC BẮC BỘ ĐẾN THANH HÓA

20.100

Tỉnh Hải Dương

13.200

1

1

Kho K132

P. Tứ Minh, TP Hải Dương

Công ty XD B12 - Petrolimex

13.200

Kho tuyến sau

Thành phố Hà Nội

16.900

2

1

Kho Jet A-1 Sân bay Nội Bài

Sân bay Nội Bài, Hà Nội

CN Nội Bài - Công ty CP Nhiên liệu bay Petrolimex

2.100

Kho sân bay

Tỉnh Thanh Hóa

3

1

Kho xăng dầu Đình Hương

P. Đông Cương, TP. Thanh Hoá, Thanh Hóa

Công ty XD Thanh Hóa - Petrolimex

14.800

Kho tuyến sau

II. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

29.721

Tỉnh Khánh Hòa

29.721

4

1

Kho xăng dầu Vĩnh Nguyên

Vĩnh Nguyên, Nha Trang

Công ty XD Phú Khánh - Petrolimex

29.721

Kho đầu mối

III. KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ PHỤ CẬN

9.770

Thành phố Hồ Chí Minh

4.750

5

1

Kho Jet A-1 Sân bay Tân Sơn Nhất

A75/70 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình

CN Tân Sơn Nhất - Công ty CP Nhiên liệu bay Petrolimex

4.750

Kho sân bay

Tỉnh Đồng Nai

5.020

6

1

Kho xăng dầu Biên Hòa

P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Công ty XD Đồng Nai - Petrolimex

5.020

Kho tuyến sau

TỔNG CẢ NƯỚC

69.591

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC KHO HẠ TẦNG DỰ TRỮ XĂNG DẦU MỞ RỘNG, NÂNG CÔNG SUẤT
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TS

TT

Tên kho

Địa điểm

Tổng (m3)

Quy mô hiện hữu

Quy mô mở rộng (m3)

Phân loại kho

Tổng

2021 - 2025

2026-2030

2030-2050

I. KHU VỰC BẮC BỘ (Đến Thanh Hóa)

1.070.850

504.100

566.750

276.950

186.800

103.000

Tỉnh Phú Thọ

20.000

8.000

12.000

6.000

6.000

-

1

1

Mở rộng Kho Bến Gót - Việt Trì

P. Bến Gót, TP Việt Trì, Phú Thọ

20.000

8.000

12.000

6.000

6.000

-

Kho tuyến sau

Tỉnh Quảng Ninh

536.000

222.000

314.000

132.000

140.000

42.000

2

1

Mở rộng Kho K130

P. Hà Khẩu, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

276.000

162.000

114.000

72.000

42.000

Kho đầu mối

3

2

Mở rộng Tổng kho Mông Dương

P. Mông Dương, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh

260.000

60.000

200.000

60.000

140.000

-

Kho đầu mối

Tỉnh Bắc Ninh

30.000

24.000

6.000

6.000

-

-

4

1

Mở rộng Kho xăng dầu Hải Linh Bắc Ninh

Tri Hồ , X. Tân Chi, H. Tiên Du, Bắc Ninh

30.000

24.000

6.000

6.000

-

-

Kho tuyến sau

Thành phố Hải Phòng

208.000

132.000

76.000

61.000

-

15.000

5

1

Mở rộng Kho PETEC An Hải

P. Đông Hải, Q Hải An, Hải Phòng

81.000

41.000

40.000

40.000

-

-

Kho đầu mối

6

2

Mở rộng Kho K99

Hạ Đoan 2, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng

60.000

39.000

21.000

21.000

-

-

Kho đầu mối

7

3

Mở rộng Kho K131

X. Kỳ Sơn, H. Thủy Nguyên, Hải Phòng

67.000

52.000

15.000

-

-

15.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Hải Dương

124.000

40.000

84.000

28.000

20.000

36.000

8

1

Mở rộng Kho xăng dầu Đức Chính (Kho Hải Dương)

X. Đức Chính, H. Cẩm Giàng, Hải Dương

124.000

40.000

84.000

28.000

20.000

36.000

Kho tuyến sau

Thành phố Hà Nội

82.800

30.000

52.800

22.000

20.800

10.000

9

1

Mở rộng Kho Đỗ Xá

X. Minh Cường, H. Thường Tín, Hà Nội

20.800

10.800

10.000

10.000

-

-

Kho tuyến sau

10

2

Mở rộng Kho Nam Phong (K133)

X. Nam Triệu, H. Phú Xuyên, Hà Nội

34.000

3.200

30.800

-

20.800

10.000

Kho tuyến sau

11

3

Mở rộng Kho JetA1Nội Bài

Sân bay Nội Bài, Hà Nội

28.000

16.000

12.000

12.000

-

-

Kho sân bay

Tỉnh Hà Nam

30.000

24.000

6.000

6.000

-

-

12

1

Mở rộng Kho xăng dầu Hải Linh Hà Nam

X. Thi Sơn, H. Kim Bảng, Hà Nam

30.000

24.000

6.000

6.000

-

-

Kho tuyến sau

Tỉnh Nam Định

7.350

5.250

2.100

2.100

-

-

13

1

Mở rộng Kho Nam Định

P. Năng Tĩnh, TP. Nam Định, Nam Định

7.350

5.250

2.100

2.100

-

Kho tuyến sau

Tỉnh Thái Bình

12.700

6.700

6.000

6.000

-

-

14

1

Mở rộng Kho trung chuyển Thái Bình

X.Nguyễn Xá, H.Vũ Thư, Thái Bình

12.700

6.700

6.000

6.000

-

-

Kho tuyến sau

Tỉnh Thanh Hóa

20.000

12.150

7.850

7.850

-

-

15

1

Mở rộng Kho PVOIL Nghi Sơn

Khu KT Nghi Sơn, TX. Nghi Sơn, Thanh Hóa

20.000

12.150

7.850

7.850

-

-

Kho tuyến sau

II. KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (không gồm Thanh Hóa)

887.520

312.120

575.400

224.400

253.000

98.000

Tỉnh Nghệ An

383.270

168.070

215.200

110.200

85.000

20.000

16

1

Mở rộng Kho xăng dầu DKC (thuộc dự án tổng kho XD DKC và các sản phẩm dầu mỏ)

X. Nghi Thiết, H. Nghi Lộc, Nghệ An

296.070

111.070

185.000

100.000

85.000

Kho đầu mối, ngoại quan

17

2

Mở rộng Kho xăng dầu Nghi Hương

X. Nghi Hương, TX Cửa Lò, Nghệ An

48.200

38.000

10.200

10.200

-

Kho đầu mối

18

3

Mở rộng Kho xăng dầu Bến Thủy

X. Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An

39.000

19.000

20.000

-

-

20.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Hà Tĩnh

160.000

60.000

100.000

-

50.000

50.000

19

1

Mở rộng Kho xăng dầu Vũng Áng

X. Kỳ Lợi, TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh

160.000

60.000

100.000

-

50.000

50.000

Kho đầu mối

Tỉnh Quảng Bình

65.000

4.8.000

60.200

60.200

-

-

20

1

Mở rộng Kho xăng dầu DKC Hòn La

X. Quảng Đông, H. Quảng Trạch

65.000

4.800

60.200

60.200

-

-

Kho đầu mối

Tỉnh Quảng Trị

229.000

57.000

172.000

54.000

118.000

-

21

1

Mở rộng Kho xăng dầu Hải Hà Quảng Trị

TT. Cửa Việt, H. Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

30.000

12.000

18.000

-

18.000

-

Kho tuyến sau

22

2

Mở rộng Kho Cửa Việt Hưng Phát

TT. Cửa Việt, H. Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

199.000

45.000

154.000

54.000

100.000

Kho đầu mối, ngoại quan

Tỉnh Thừa Thiên Huế

50.250

22.250

28.000

-

-

28.000

23

1

Mở rộng Kho xăng dầu Chân Mây

X. Lộc Vĩnh, H. Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

50.250

22.250

28.000

-

-

28.000

Kho đầu mối

III. KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

342.830

232.430

110.400

86.400

20.000

4.000

Thành phố Đà Nẵng

148.030

122.030

26.000

16.000

10.000

-

24

1

Mở rộng Tổng kho xăng dầu Đà Nẵng

P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

86.200

76.200

10.000

-

10.000

-

Kho đầu mối

25

2

Mở rộng Kho xăng dầu K83

P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng

45.930

35.930

10.000

10.000

-

-

Kho đầu mối

26

3

Mở rộng Kho xăng dầu PETEC Hòa Hiệp

Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng

15.900

9.900

6.000

6.000

-

-

Kho đầu mối

Tỉnh Quảng Ngãi

15.200

7.200

8.000

8.000

-

-

27

1

Mở rộng Kho xăng dầu (thuộc kho chứa và trạm xuất Quảng Ngãi)

KKT Dung Quất, H. Bình Sơn, Quảng Ngãi

15.200

7.200

8.000

8.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Bình Định

58.800

48.800

10.000

-

10.000

-

28

1

Mở rộng Kho xăng dầu Phú Hòa

QL1D, P.Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn, Bình Định

58.800

48.800

10.000

-

10.000

-

Kho đầu mối

Tỉnh Phú Yên

22.700

14.700

8.000

8.000

-

-

29

1

Mở rộng Kho xăng dầu Vũng Rô

X. Hòa Xuân Nam, TX. Đông Hòa, Phú Yên

22.700

14.700

8.000

8.000

-

-

Kho đầu mối

Tỉnh Khánh Hòa

98.100

39.700

58.400

54.400

-

4.000

30

1

Mở rộng Kho 622 Ba Ngòi

P. Cam Linh, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa

87.600

37.600

50.000

50.000

Kho đầu mối

31

2

Mở rộng Kho Jet A1 Sân bay Cam Ranh

Sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa

10.500

2.100

8.400

4.400

-

4.000

Kho sân bay

IV. KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH VÀ PHỤ CẬN

2.208.134

1.230.334

977.800

117.600

208.000

652.200

Thành phố Hồ Chí Minh

1.416.474

891.474

525.000

-

-

525.000

32

1

Mở rộng Tổng kho xăng dầu Nhà Bè (Khu E)

TT Nhà Bè, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

1.121.474

721.474

400.000

-

-

400.000

Kho đầu mối

33

2

Mở rộng Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè PV OIL

Ấp 4, X. Phú Xuân, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

295.000

170.000

125.000

-

-

125.000

Kho đầu mối

Tỉnh Bình Thuận

80.000

44.800

35.200

-

-

35.200

34

1

Mở rộng Kho trung chuyển xăng dầu Hòa Phú

X. Hòa Phú, H. Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

80.000

44.800

35.200

-

-

35.200

Kho đầu mối

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

200.000

80.000

120.000

-

40.000

80.000

35

1

Mở rộng Kho PETEC Cái Mép

p. Tân Phước, TX. Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu

200.000

80.000

120.000

-

40.000

80.000

Kho đầu mối

Tỉnh Đồng Nai

229.400

115.400

114.000

56.000

58.000

-

36

1

Mở rộng Tổng kho xăng dầu Phước Khánh

X. Phước Khánh, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai

229.400

115.400

114.000

56.000

58.000

Kho đầu mối, ngoại quan

Tỉnh Tây Ninh

20.000

8.000

12.000

-

-

12.000

37

1

Mở rộng Kho xăng dầu Tây Ninh

Ấp Long Bình, X. Long Thành Nam, H. Hòa Thành, Tây Ninh

20.000

8.000

12.000

12.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Long An

21.550

11.550

10.000

10.000

-

-

38

1

Mở rộng Kho Long Hưng Việt Nam

Ấp 3, X. Long Cang, H. Cần Đước, Long An

21.550

11.550

10.000

10.000

-

-

Kho tuyến sau

Tỉnh Tiền Giang

240.710

79.110

161.600

51.600

110.000

39

1

Mở rộng Tổng kho xăng dầu Hồng Đức

Số 206, ấp Tân Thuận, X. Bình Đức, H. Châu Thành, Tiền Giang

23.710

13.710

10.000

10.000

-

Kho tuyến sau

40

2

Mở rộng Kho xăng dầu Soài Rạp - Hiệp Phước

Ấp Đôi Ma, X. Kiểng Phước, H. Gò Công Đông, Tiền Giang

205.000

60.000

145.000

35.000

110.000

-

Kho đầu mối, ngoại quan

41

3

Mở rộng Kho xăng dầu Bình Đức

P. 6, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang

12.000

5.400

6.600

6.600

-

Kho tuyến sau

V. KHU VỰC TP CẦN THƠ VÀ PHỤ CẬN

112.920

37.720

75.200

5.200

50.000

20.000

Thành phố Cần Thơ

62.920

32.920

30.000

-

30.000

42

1

Mở rộng tổng kho xăng dầu, khí đốt Cần Thơ

KCN Trà Nóc II, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP Cần Thơ

62.920

32.920

30.000

30.000

-

Kho đầu mối

Tỉnh Trà Vinh

50.000

4.800

45.200

5.200

20.000

20.000

43

1

Mở rộng kho trung chuyển xăng dầu

X. Kim Sơn, H. Trà Cú, Trà Vinh

50.000

4.800

45.200

5.200

20.000

20.000

Kho tuyến sau

VI. KHO THUỘC NHÀ MÁY LỌC DẦU, SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

44

1

Kho chứa sản phẩm nhà máy lọc dầu Dung Quất

X. Bình Trị, H. Bình Sơn, Quảng Ngãi

Mở rộng công suất phù hợp, đồng bộ với công suất nhà máy

Kho nhà máy, kho đầu mối

45

2

Kho Cát Lái

(Kho thuộc Nhà máy lọc dầu Cát Lái)

990 Nguyễn Thị Định, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q. 2, TP. Hồ Chí Minh

Kho nhà máy, kho đầu mối

46

3

Kho Cái Cui (Kho thuộc Nhà máy lọc hóa dầu Nam Sông Hậu (Nam Việt)

Khu CN Hưng Phú II, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP Cần Thơ

Kho nhà máy, kho đầu mối

47

4

Kho Đông Phương (Kho thuộc Nhà máy sản xuất dầu khí Đông Phương)

KCN Hưng Phú 2A, p. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Kho nhà máy, kho đầu mối

TỔNG CẢ NƯỚC

4.622.254

2.316.704

2.305.550

710.550

717.800

877.200

Ghi chú: Danh mục kho xăng dầu mở rộng, nâng công suất: Chỉ tính các kho có quy mô từ 5000 m3 trở lên; sức chứa dự kiến phát triển sau 2030 có tính chất định hướng và sẽ được nghiên cứu cụ thể theo thực tế, phụ thuộc diễn biến chuyển đổi năng lượng. Đối với kho có quy mô nhỏ hơn 5000 m3 do Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án phát triển.

PHỤ LỤC V

DANH MỤC HẠ TẦNG DỰ TRỮ XĂNG DẦU ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG MỚI
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TS

TT

Tên kho

Địa điểm

Quy mô (m3)

Dự kiến sử dụng đất (m2)

Phân loại kho

Tổng

2021 - 2025

2026 - 2030

2031 - 2050

I. KHU VỰC BẮC BỘ (Đến Thanh Hóa)

987.000

418.800

411.200

157.000

1.073.058-

1.230.059

Tỉnh Hòa Bình

50.000

-

-

50.000

40.000-50.000

1

1

Kho xăng dầu Lương Sơn

H.Lương Sơn, Hòa Bình

50.000

-

-

50.000

40.000-50.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Lai Châu

5.000

-

5.000

-

10.000-20.000

2

1

Kho xăng dầu Tam Đường

H. Tam Đường, Lai Châu

5.000

-

5.000

-

10.000-20.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Quảng Ninh

336.000

161.000

175.000

-

304.631-441.631

3

1

Kho xăng dầu Vạn Gia

Đảo Vĩnh Thực, TP Móng Cái, Quảng Ninh

20.000

15000

5.000

-

20.000

Kho đầu mối

4

2

Kho xăng dầu

Khu CN cảng biển Hải Hà - H. Hải Hà hoặc Khu vực TP Cẩm Phả, Quảng Ninh

30.000
-70.000

30.000
-70.000

70.000-207.000

UBND tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu địa điểm, quy mô phù hợp

5

3

Kho xăng dầu Quảng Yên

TX. Quảng Yên, Quảng Ninh

100.000

-

100.000

-

100.000

Kho đầu mối

6

4

Kho xăng dầu Đông Triều

X. Yên Đức, X.Yên Thọ, TX Đông Triều, Quảng Ninh

90.000

20.000

70.000

62.013

Kho tuyến sau

7

5

Kho xăng dầu Yên Hưng

TX. Quảng Yên, Quảng Ninh

96.000

96.000

-

-

52.618

Kho đầu mối

Thành phố Hải Phòng

200.400

85.200

55.200

60.000

278.998

8

1

Kho xăng dầu, nhiên liệu hàng không Nam Đình Vũ

Bán đảo Đình Vũ, TP. Hải Phòng

120.000

45.000

15.000

60.000

54.998

Kho đầu mối

9

2

Kho xăng dầu Đoàn Xá

X. Đoàn Xá, H. Kiến Thụy, TP. Hải Phòng

80.400

40.200

40.200

-

224.000

Kho đầu mối

Thành phố Hà Nội

160.000

15.000

113.000

32.000

160.000

10

1

Kho xăng dầu Phú Thị

X. Phú Thị, H.Gia Lâm, Hà Nội

120.000

-

88.000

32.000

120.000

Kho tuyến sau

11

2

Kho nhiên liệu bay Nội Bài

Sân bay Nội Bài, Hà Nội

40.000

15.000

25.000

-

40.000

Kho sân bay

Tỉnh Nam Định

79.000

56.000

23.000

-

84.200

12

1

Tổng kho xăng dầu Trường An - Thịnh Long

TT. Thịnh Long, H. Hải Hậu, Nam Định

79.000

56.000

23.000

-

84.200

Kho tuyến sau

Tỉnh Thanh Hóa

156.600

101.600

40.000

15.000

195.230

13

1

Kho xăng dầu Petrolimex Thanh Hóa

Khu Kinh tế Nghi Sơn, TX. Nghi Sơn, Thanh Hóa

37.200

22.200

-

15.000

38.513

Kho tuyến sau

14

2

Kho xăng dầu Hải Hà Nghi Sơn

Khu Kinh tế Nghi Sơn, TX. Nghi Sơn, Thanh Hóa

52.200

12.200

40.000

-

93.387

Kho tuyến sau

15

3

Tổng kho xăng dầu Hưng Yên Nghi Sơn

Khu Kinh tế Nghi Sơn, TX. Nghi Sơn, Thanh Hóa

50.000

50.000

-

-

42.000

Kho tuyến sau

16

4

Kho xăng dầu Long Hưng Nghi Sơn

Khu Kinh tế Nghi Sơn, TX. Nghi Sơn, Thanh Hóa

17.200

17.200

-

-

21.330

Kho tuyến sau

II. KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (không gồm Thanh Hóa)

395.000

255.000

-

140.000

234.399-408.000

Tỉnh Hà Tĩnh

85.000

85.000

-

-

93.000-98.000

17

1

Kho xăng dầu Cầu Treo

KKT cửa khẩu Cầu Treo, H. Hương Sơn, Hà Tĩnh

15.000

15.000

-

-

18.000-23.000

Kho tuyến sau

18

2

Kho xăng dầu Xuân Phổ

X. Xuân Phổ, H. Nghi Xuân, Hà Tĩnh

10.000

10.000

-

-

15.000

Kho tuyến sau

19

3

Kho xăng dầu KKT Vũng Áng

X. Kỳ Lợi, TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh

60.000

60.000

-

-

60.000

Kho đầu mối

Tỉnh Quảng Bình

110.000

110.000

-

-

110.000

20

1

Kho xăng dầu Hòn La-PetroLao

X. Quảng Đông, H. Quảng Trạch, Quảng Bình

110.000

110.000

-

-

110.000

Kho đầu mối, ngoại quan

Tỉnh Quảng Trị

200.000

60.000

-

140.000

31.399-200.000

21

1

Kho xăng dầu Việt Lào

Khu bến cảng Nam Cửa Việt, X. Triệu An, H. Triệu Phong, Quảng Trị

200.000

60.000

140.000

31.399-200.000

Kho đầu mối, ngoại quan

III. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

1.648.500

1.418.500

70.000

160.000

1.738.058-1.883.146

Thành phố Đà Nẵng

55.000

55.000

-

32.000-52000

22

1

Kho xăng dầu Tiên Sa

Cảng Tiên Sa, P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng

40.000

40.000

-

-

20.000-40.000

Kho tuyến sau

23

2

Kho xăng dầu Liên Chiểu

Q. Sơn Trà, Đà Nẵng

15.000

15.000

-

-

12.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Quảng Nam

22.000

22.000

-

-

121.800

24

1

Cụm kho xăng dầu Tam Hiệp

X. Tam Hiệp, H. Núi Thành, Quảng Nam

22.000

22.000

-

121.800

Kho đầu mối

Tỉnh Quảng Ngãi

1.012.000

1.012.000

-

-

1.022.346

25

1

Kho ngoại quan dầu thô

KKT Dung Quất, Quảng Ngãi

1.000.000

1.000.000

-

1.000.000

Kho ngoại quan

26

2

Kho xăng dầu Dung Quất

KKT Dung Quất, Quảng Ngãi

12.000

12.000

-

22.346

Kho tuyến sau

Tỉnh Bình Định

250.000

80.000

50.000

120.000

250.000

27

1

Kho xăng dầu (Bình An)

50.000

30.000

-

20.000

50.000

UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu địa điểm phù hợp

28

2

Kho xăng dầu (Thị Nại)

200.000

50.000

50.000

100.000

200.000

Tỉnh Khánh Hòa

209.500

169.500

-

40.000

212.000-337.000

29

1

Kho xăng dầu Ninh Thủy

KCN Ninh Thủy. P. Ninh Thủy, TX. Ninh Hòa, Khánh Hòa

96.000

96.000

100.000

Kho đầu mối

30

2

Kho xăng dầu Cam Ranh kết hợp nhiên liệu bay

Thôn Hòn Quy, X. Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa

100.000

60.000

-

40.000

100.000-225.000

Kho đầu mối

31

3

Kho xăng dầu đầu nguồn kết hợp nhiên liệu bay Ba Ngòi

TP. Cam Ranh, Khánh Hòa

13.500

13.500

-

-

12.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Ninh Thuận

100.000

80.000

20.000

-

100.000

32

1

Kho xăng dầu Ninh Thuận

X. Phước Diêm, H. Thuận Nam, Ninh Thuận

50.000

50.000

-

-

50.000

Kho đầu mối

33

2

Kho xăng dầu Cà Ná

X. Phước Diêm, H. Thuận Nam, Ninh Thuận

50.000

30.000

20.000

-

50.000

Kho đầu mối

IV. KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH VÀ PHỤ CẬN

2.340.800

1.903.800

50.000

387.000

1.946.370-2.464.370

Thành phố Hồ Chí Minh

450.000

230.000

-

220.000

99.380

34

1

Tổng kho Phú Xuân - Nhà Bè

H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

450.000

230.000

220.000

99.398

Kho đầu mối, ngoại quan

Tỉnh Bình Thuận

85.000

35.000

50.000

-

90.000-236.000

35

1

Kho xăng dầu Bình Thuận

TX. La Gi hoặc KCN Sơn Mỹ 1, X. Sơn Mỹ, H. Hàm Tân, Bình Thuận

30.000
- 80.000

30.000

50.000

80.000-116.000

UBND tỉnh Bình Thuận lựa chọn địa điểm, quy mô phù hợp

36

2

Kho Phú Quý

Đảo Phú Quý, Bình Thuận

5.000

5.000

10.000-20.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

90.000

90.000

-

-

900.000-130.000

37

1

Kho đầu mối Mỹ Xuân

P. Mỹ Xuân, TX. Phú Mỹ, Bà Rịa -Vũng Tàu

60.000

60.000

-

-

60.000-100.000

Kho đầu mối

38

2

Kho xăng dầu

X. Long Sơn, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa -Vũng Tàu

30.000

30.000

-

-

30.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Đồng Nai

604.800

492.800

-

112.000

464.002- 476.002

39

1

Kho Long Bình Tân

P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

30.000

18.000

12.000

20.297

Kho đầu mối

40

2

Tổng kho xăng dầu Phú Hữu

X. Phú Hữu, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai

180.000

80.000

-

100.000

202.000

Kho đầu mối

41

3

Kho xăng dầu Gò Dầu

Cảng Gò Dầu B, X. Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai

90.000

90.000

58.000

Kho đầu mối

42

4

Kho xăng dầu Phú Đông

X. Phú Đông, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai

90.000

90.000

36.680

Kho đầu mối

43

5

Kho xăng dầu NKOil

KCN Ông Kèo, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai

100.000

100.000

58.000

Kho đầu mối

44

6

Kho xăng dầu Hải Hà Đồng Nai

KCN Ông Kèo, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai

99.800

99.800

71.025

Kho đầu mối

45

7

Kho nhiên liệu bay Long Thành

Cảng HKQT Long Thành, Đồng Nai

15.000
-30.000

15.000
-30.000

18.000
-30.000

Kho sân bay

Tỉnh Bình Dương

101.000

101.000

-

-

61.245

46

1

Kho xăng dầu Chánh Mỹ II

P. Chánh Mỹ, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

96.000

96.000

-

-

61.245

Kho tuyến sau

Tỉnh Long An

195.000

195.000

-

-

200.000-610.000

47

1

Kho xăng dầu Mộc Hóa

X. Tân Lập, H. Mộc Hóa, Long An

15.000

15.000

20.000

Kho tuyến sau

48

2

Kho xăng dầu Hùng Hậu

X. Long Hựu Đông, H. Cần Đước, Long An

90.000

90.000

90.000-500.000

Kho đầu mối

49

3

Kho xăng dầu Long An

X.Tân Tập, H. Cần Giuộc, Long An

90.000

90.000

90.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Tiền Giang

820.000

820.000

-

-

941.743

50

1

Tổng kho xăng dầu Soài Rạp

Ấp Chợ, TT Vàm Láng, H. Gò Công Đông, Tiền Giang

520.000

520.000

-

377.351

Kho đầu mối, ngoại quan

51

2

Kho xăng dầu DKC Tiền Giang (Thuộc dự án tổng kho xăng dầu-khí hóa lỏng và các sản phẩm sau dầu mỏ)

X. Gia Thuận, H. Gò Công Đông, Tiền Giang

300.000

300.000

564.392

Kho đầu mối, ngoại quan

V. TP CẦN THƠ VÀ PHỤ CẬN

650.000

382.000

178.000

90.000

709.100-1.009.100

Tỉnh Hậu Giang

160.000

112.000

48.000

-

234.700

52

1

Tổng kho xăng dầu đầu mối Hậu Giang

Cụm CNTT Phú Hữu A, H. Châu Thành, Hậu Giang

90.000

42.000

48.000

-

102.000

Kho đầu mối

53

2

Kho xăng dầu Nam Sông Hậu

Â.Phú Thạnh, TT. Mái Dầm, H. Châu Thành, Hậu Giang

70.000

70.000

-

-

132.700

Kho đầu mối

Tỉnh Vĩnh Long

60.000

60.000

-

-

84.000

54

1

Kho xăng dầu Vĩnh Long Petro

TT. Tân Quới, H. Bình Tân, Vĩnh Long

60.000

60.000

-

-

84.000

Kho tuyến sau

Tỉnh Trà Vinh

140.000

140.000

-

-

140.400-190.400

55

1

Kho xăng dầu Trà Cú

H. Trà Cú, Trà Vinh

50.000

50.000

50.000-100.000

Kho đầu mối

56

2

Kho xăng dầu Định An

X. Dân Thành, TX. Duyên Hải, Trà Vinh

90.000

90.000

-

-

90.400

Kho đầu mối

Tỉnh Kiên Giang

290.000

70.000

130.000

90.000

250.000-500.000

57

1

Kho xăng dầu Phú Quốc

Phú Quốc, Kiên Giang

120.000

70.000

50.000

120.000-300.000

Kho đầu mối, ngoại quan

58

2

Kho xăng dầu Kiên Lương

X. Bình An, H. Kiên Lương

100.000

-

40.000

60.000

60.000-100.000

Kho đầu mối

59

3

Kho xăng dầu Nam Du

Nam Du, Kiên Giang

70.000

-

40.000

30.000

70.000-100.000

Kho đầu mối

TỔNG CẢ NƯỚC

6.021.300

4.378.100

709.200

934.000

5.701.073-6.984.675

Ghi chú: Danh mục kho xăng dầu tiếp tục đầu tư xây dựng theo quy hoạch: chỉ tính các kho có quy mô từ 5000 m3 trở lên. Đối với kho có quy mô nhỏ hơn 5000 m3 do Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án phát triển.

PHỤ LỤC VI

DANH MỤC TUYẾN ỐNG XĂNG DẦU MỞ RỘNG, XÂY DỰNG MỚI
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên dự án

Mô tả hướng tuyến

Chiều dài* (km)

Ghi chú

I

Giai đoạn 2021 - 2030

1

Tuyến ống cung cấp nhiên liệu bay cho sân bay Long Thành

Từ kho đầu nguồn tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu về kho sân bay Long Thành

20 - 30

II

Giai đoạn sau 2030

1

Tuyến ống xăng dầu kết nối kho cảng ven biển miền Trung

Từ kho Phú Hòa (Bình Định) đến kho Bắc Tây Nguyên (Gia Lai)

150 - 160

2

Mở rộng hệ thống tuyến ống xăng dầu B12

Từ Kho K133 (Nam Phong - Phú Xuyên - Hà Nội) đến Lương Sơn - Hòa Bình

40 - 50

3

Tuyến ống xăng dầu Liên Chiểu - Hòa Liên

Từ kho xăng dầu Liên Chiểu tới kho Hòa Liên, Đà Nẵng

10 - 20

4

Tuyến ống xăng dầu từ Việt Nam sang Lào

Từ kho Hòn La - Quảng Bình (Việt Nam) đến Kho tại Khăm Muộn (Lào)

306

Triển khai đồng bộ với Kho Hòn La Quảng Bình

5

Các tuyến ống nối từ Nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia về dầu thô, sản phẩm

Hướng tuyến và chiều dài cụ thể theo từng dự án

Ghi chú: (*) Chiều dài tuyến ống cụ thể sẽ xác định trong các dự án đầu tư.

PHỤ LỤC VII

DANH MỤC HẠ TẦNG DỰ TRỮ LPG TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG, KHAI THÁC
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TS

TT

Tên Kho/Trạm

Địa điểm

Quy mô (tấn)

Dự kiến sử dụng đất (m2)

Phân loại kho

I. KHU VỰC BẮC BỘ (đến Thanh Hóa)

18.050

110.720

Thành phố Hải Phòng

18.050

110.720

1

1

Kho LPG Đình Vũ

Lô CN 5.3C KCN Đình Vũ, P. Đông Hải 2, Q. Hải An, TP Hải Phòng

4.500

10.920

Kho đầu mối

2

2

Tổng kho LPG Miền Bắc

Lô đất số CN 5.1B Khu Công nghiệp Đình Vũ, Đông Hải 2, Q. Hải An, TP Hải Phòng

3.000

40.000

Kho đầu mối

3

3

Kho chứa gas hóa lỏng Đình Vũ

Lô CN 5.1F KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Q. Hải An, TP Hải Phòng

3.000

7.000

Kho đầu mối

4

4

Kho thuộc Nhà máy LPG Hải Phòng

Lô CN5.2B, KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Q. Hải An, TP Hải Phòng

3.500

30.000

Kho đầu mối

5

5

Kho LPG Minh Quang

Lô CN 5.1H KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, TP Hải Phòng

4.050

22.800

Kho đầu mối

II. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

30.030

62.350

Tỉnh Quảng Nam

30.030

62.350

6

1

Kho/trạm chiết nạp gas

X. Tam Hiệp, H. Núi Thành, Quảng Nam

4.500

48.980

Kho tuyến sau

7

2

Kho/trạm chiết nạp

(thuộc NM SX bình gas và chiết nạp gas)

Lô 4 KCN Điện Nam - Điện Ngọc, TX Điện Bàn, Quảng Nam

16.530

9.240

Kho tuyến sau

8

3

Kho/trạm chiết nạp

(thuộc Nhà máy chiết nạp gas)

Lô 6 KCN Điện Nam - Điện Ngọc, TX Điện Bàn, Quảng Nam

9.000

4.130

Kho tuyến sau

III. KHU VỰC THÀNH PHỐ HCM VÀ PHỤ CẬN

381.680

1.257.786

Thành phố Hồ Chí Minh

2.920

50.640

9

1

Kho/trạm chiết nạp

(thuộc xưởng chiết nạp LPG Cát Lái)

990 Nguyễn Thị Định, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q. 2, TP.Hồ Chí Minh

2.920

50.640

Kho đầu mối

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

357.200

1.057.000

10

1

Kho ngầm chứa LPG

Hyosung Vina

KCN Cái Mép, TX. Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu

280.000

701.000

Kho nhà máy

Kho đầu mối

11

2

Kho LPG - PVGas Vũng Tàu

KCN Cái Mép, TX. Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu

77.200

356.000

Kho lạnh đầu mối

Tỉnh Đồng Nai

11.560

58.175

12

1

Kho LPG Gò Dầu

Cảng Gò Dầu A, xã Phước Thái, H. Long Thành, Đồng Nai

4.560

10.740

Kho đầu mối

13

2

Kho LPG Gò Dầu

Cảng Gò Dầu A, xã Phước Thái, H. Long Thành, Đồng Nai

4.000

9.210

Kho đầu mối

14

3

Kho/trạm chiết nạp thuộc Nhà máy chiết nạp khí hóa lỏng LPG Gò Dầu

Lô 3, KCN Gò Dầu, X. Phước Thái, H. Long Thành, Đồng Nai

3.000

38.225

Kho đầu mối

Tỉnh Long An

10.000

91.971

15

1

Kho LPG

(thuộc DA Kho cảng dầu khí Quốc tế Pacific Petro)

KCN Nam Tân Tập, X. Tân Tập, H. Cần Giuộc, Long An

10.000

91.971

Kho đầu mối

IV. THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ PHỤ CẬN

8.000

11.385

Tỉnh Cà Mau

8.000

11.385

16

1

Kho chứa LPG - GPP Cà Mau

X. Khánh An, H. U Minh, Cà Mau

8.000

11.385

Kho đầu mối

TỔNG CẢ NƯỚC

437.760

1.442.241

Ghi chú: Chỉ tính các kho có quy mô từ 2.500 tấn trở lên. Đối với kho có quy mô nhỏ hơn 2.500 tấn do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý

PHỤ LỤC VIII

DANH MỤC HẠ TẦNG DỰ TRỮ LNG TIẾP TỤC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên kho/trạm

Địa điểm

Quy mô sức chứa (ngàn m3)

Công suất (triệu tấn/năm)

Diện tích đất (m2)

Thời gian dự kiến hoàn thành

1

Kho tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và tái hóa khí thiên nhiên Hải Linh Vũng Tàu

KCN Cái Mép TX Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu

220

3,4

92.098

2023

2

Kho chứa LNG 1 MMTPA Thị Vải

KCN Cái Mép TX Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu

180

1,0

55.000

2023

3

Kho LNG miền Bắc

KCN Nam Đình Vũ P. Đông Hải 2, Q. Hải An, TP. Hải Phòng

80

(GĐ1: 50; GĐ2: 30)

0,7

38.800

GĐ1: 2026

GĐ2: 2026 - 2030

TỔNG CỘNG

480

5,1

PHỤ LỤC IX

DANH MỤC HẠ TẦNG DỰ TRỮ LPG MỞ RỘNG, XÂY MỚI
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Dự án

Quy mô (1000 tấn)

Ghi chú

2021 -2025

2026 - 2030

2031 - 2050

I

Khu vực Bắc Bộ

137,4

88

20

1

Kho LPG Đình Vũ - Hải Phòng

5

6

6

Xây mới

2

Kho LPG Thượng Lý - Hải Phòng

5

5

5

Xây mới

3

Kho LPG Lạch Huyện - Hải Phòng

40

20

9

Xây mới

4

Kho LPG Quảng Yên - Quảng Ninh

80

Xây mới

5

Kho LPG Bắc Ninh

5

Xây mới

6

Kho LPG Nghi Sơn, Thanh Hóa

2,4

57

Xây mới

II

Khu vực Bắc Trung Bộ

3,6

1

1

Mở rộng kho LPG Vũng Áng Hà Tĩnh

1.6

2

Kho LPG Hòn La Quảng Bình

2

1

Xây mới

III

Khu vực Nam Trung Bộ

8,0

10

20

1

Kho LPG Liên Chiểu Đà Nẵng

5

10

Xây mới

2

Kho LPG Thọ Quang Đà Nẵng

6

Xây mới

3

Mở rộng kho LPG Đà Nẵng

1,0

4

Mở rộng kho LPG Dung Quất

1,0

5

Kho LPG Vân Phong Khánh Hòa

5

10

Xây mới

IV

Khu vực Đông Nam Bộ

30

56

10

1

Mở rộng Kho LPG lạnh Thị Vải - Bà Rịa Vũng Tàu

30

30

2

Mở rộng kho LPG Cái Mép - Bà Rịa Vũng Tàu

20

3

Kho LPG Nhà Bè - TP Hồ Chí Minh

6

10

Xây mới

V

Khu vực Tây Nam Bộ

30

20

15

1

Kho LPG Soài Rạp - Long An

10

10

10

Xây mới

2

Kho LPG Gò Công - Tiền Giang

10

5

5

Xây mới

3

Kho LPG Mũi Tràm - Cà Mau

10

5

Xây mới

Tổng cả nước

209,0

175

65

Ghi chú: Công suất kho sẽ được xác định cụ thể hơn trong quá trình triển khai dự án. Kho mở rộng không bao gồm công suất hiện hữu

PHỤ LỤC X

DANH MỤC HẠ TẦNG DỰ TRỮ LNG MỞ RỘNG, XÂY MỚI
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Công trình

Công suất (triệu tấn/năm)

2021 - 2025

2026 - 2030

2031 - 2050

I

Khu vực Bắc Bộ

0,5 - 1

1 - 3

1

Kho LNG tại Hải Phòng, Thái Bình cung cấp cho các hộ công nghiệp

0,5 - 1

1 - 3

II

Khu vực Bắc Trung Bộ

0,5 - 1

1 - 3

1

Kho LNG tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế

0,5 - 1

1 - 3

III

Khu vực Nam Trung Bộ

5 - 6

10 - 18

1

Kho LNG Liên Chiểu, Đà Nẵng

0,5 - 1

1

2

Kho LNG Sơn Mỹ (Bình Thuận) tích hợp kho của nhà máy điện LNG Sơn Mỹ và cung cấp cho khu vực Đông Nam Bộ

3,6

6

3

Kho LNG Sơn Mỹ (Bình Thuận) cung cấp cho các nhà máy điện và các hộ công nghiệp

1

1

4

Kho LNG tại Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận

6 - 10

IV

Khu vực Đông Nam Bộ

3 - 5

3

1

Mở rộng kho LNG Thị Vải

2

3

2

Kho LNG tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An

1 - 3

V

Khu vực Tây Nam Bộ

1 - 3

1

Kho LNG Tây Nam Bộ (FSRU/trên bờ) (tại Cà Mau, Kiên Giang)

1 - 3

Tổng cộng

10 - 16

15 - 23

Ghi chú: Công suất, vị trí cụ thể xác định trong quá trình thực hiện đầu tư. Kho thuộc các Nhà máy điện khí thống nhất theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2050, tầm nhìn đến năm 2050 và có thể tích hợp với các kho LNG cấp cho các hộ tiêu thụ khác.

PHỤ LỤC XI

DANH MỤC TUYẾN ỐNG DẪN KHÍ MỞ RỘNG, XÂY DỰNG MỚI
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên tuyến ống

Công suất dự kiến (tỷ m3/năm)

Chiều dài (km)

I

Giai đoạn 2021 - 2025

1

Đường ống từ kho LNG Thị Vải - GDC Phú Mỹ

6,5

10

2

Đường ống từ kho LNG tại KCN Cái Mép đến trạm GDS tại KCN Phú Mỹ 2 và từ trạm GDS tới các hộ tiêu thụ khu vực Phú Mỹ

2,5 - 4

8 - 13

3

Đường ống từ kho LNG tại KCN Cái Mép đến trạm GDS tại khu vực Long Sơn và cung cấp cho các hộ tiêu thụ

2,5 - 4

10 - 14

4

Mở rộng hệ thống đường ống phân phối khí tự nhiên /LNG tái hóa đến các hộ tiêu thụ khu vực Đông Nam Bộ

0,5 - 3

130 - 150

5

Hệ thống đường ống mới, mở rộng hệ thống đường ống thấp áp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu

0,1 - 0,7 (**)

II

Giai đoạn 2026 - 2030

Khu vực Bắc Bộ

1

Hệ thống đường ống dẫn khí LNG Hải Phòng - Thái Bình

1 - 3

60

2

Đường ống dẫn khí LNG từ điểm tiếp bờ đến các hộ tiêu thụ (nhà máy điện, hộ công nghiệp) tại Thái Bình

0,2 - 3

3

Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp cung cấp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực miền Bắc

0,1 - 0,5 (**)

Khu vực Trung Bộ

1

Đường ống từ trung tâm phân phối khí (GDC) tại Tam Quang đến các KCN khu vực Quảng Nam

0,6 - 0,9

10 - 15

2

Đường ống từ trạm phân phối khí (GDS) tại Dung Quất đến các hộ tiêu thụ tại KCN Dung Quất

0,7

10 - 15

3

Hệ thống đường ống từ nhà máy xử lý khí Quảng Trị/ Thừa Thiên Huế tới các hộ tiêu thụ lân cận

6,5

(*)

4

Hệ thống đường ống từ các kho LNG khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế) tới các nhà máy điện và các hộ tiêu thụ

6 - 9

(*)

5

Hệ thống đường ống từ các kho LNG khu vực Nam Trung Bộ (Sơn Mỹ - Bình Thuận; Liên Chiểu - Đà Nẵng; Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận) tới các nhà máy điện và các hộ tiêu thụ

0,5 - 3 (**)

(*)

6

Đường ống LNG Sơn Mỹ - Đông Nam Bộ

9

(*)

7

Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp cung cấp cho các hộ tiêu thụ khu vực miền Trung

0,1 - 0,3(**)

(*)

Khu vực Đông Nam Bộ

1

Đường ống vận chuyển LPG từ GPP2 đến Thị Vải

0,5 - 1

28

2

Đường ống vận chuyển Condensate từ GPP2 đến Thị Vải

0,5 - 1

28

3

Đường ống Condensate/LPG từ kho cảng Thị Vải cung cấp cho các hộ tiêu thụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu

0,5 - 1

18

4

Hệ thống đường ống kết nối từ các kho khí tại khu vực Đông Nam Bộ cung cấp cho các hộ tiêu thụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu

1 - 2

18

5

Đường ống phân phối khí tự nhiên/LNG tái hóa đến các hộ tiêu thụ, khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang

0,5 - 5

(*)

6

Đường ống kết nối Đông - Tây Nam Bộ

2 - 5

(*)

7

Hệ thống đường ống mới, mở rộng hệ thống đường ống thấp áp cho các hộ tiêu thụ tại các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam Bộ

0,1 - 0,7(**)

10 - 15

Khu vực Tây Nam Bộ

1

Đường ống từ kho LNG Tây Nam Bộ đến các hộ tiêu thụ

1 - 3

(*)

2

Hệ thống đường ống từ nhà máy xử lý khí Cà Mau tới các hộ tiêu thụ lân cận

0,5 - 5

(*)

3

Hệ thống đường ống thấp áp phân phối khí cho các hộ tiêu thụ khu vực Tây Nam Bộ

0,1 - 0,3 (**)

(*)

III

Giai đoạn 2031 - 2050

1

Đường ống vận chuyển khí về các hộ tiêu thụ tại các tỉnh khu vực miền Bắc (Hải Phòng - Hải Dương - Bắc Giang - Hà Nội - Vĩnh Phúc)

0,5 - 5

(*)

2

Hệ thống đường ống vận chuyển khí từ trạm tiếp bờ (LFS Tiền Hải) đến các hộ tiêu thụ khu vực Thái Bình

1,5 - 2

(*)

3

Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp cho các hộ tiêu thụ tại các địa phương

0,1 - 0,7 (**)

(*)

Ghi chú: Công suất sẽ được cụ thể hơn trong quá trình triển khai dự án đầu tư;

(*) Chiều dài một số tuyến ống sẽ xác định trong các dự án đầu tư;

(**) Công suất cho 1 đường ống.

PHỤ LỤC XII

DANH MỤC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

I. HẠ TẦNG DỰ TRỮ

1. Dự trữ dầu thô:

- Kho dự trữ quốc gia dầu thô tại Nghi Sơn: 1.000.000 Tấn

- Kho dự trữ quốc gia dầu thô tại Dung Quất: 1.000.000 Tấn

- Kho dự trữ quốc gia dầu thô tại Long Sơn: 1.000.000 Tấn

2. Dự trữ xăng dầu

- Mở rộng sức chứa tại các kho thuộc hệ thống công trình tuyến ống B12 (K130, K131, Hải Dương, Hà Nam) đảm bảo sức chứa ưu tiên mục tiêu dự trữ quốc gia.

- Xây mới các kho tại Hải Phòng, Quảng Ninh đảm bảo sức chứa ưu tiên mục tiêu dự trữ quốc gia.

- Xây mới kho tại Chân Mây, Thừa Thiên Huế hoặc tại Hòn La - Quảng Bình đảm bảo sức chứa ưu tiên dự trữ quốc gia.

- Xây mới kho tại Khánh Hòa đảm bảo sức chứa ưu tiên dự trữ quốc gia.

- Xây dựng kho tại Khu E - Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo sức chứa dự trữ quốc gia.

- Xây mới kho dự trữ quốc gia (dầu thô và sản phẩm xăng dầu) tại Long Sơn.

3. Dự trữ khí đốt

- Xây mới các Kho LPG tại Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Xây mới Kho LPG tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.

- Tập trung triển khai xây dựng các kho LNG Cái Mép, Kho LNG Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Kho LNG Miền Bắc tại Nam Đình Vũ (Hải Phòng) để sớm đi vào hoạt động.

II. HẠ TẦNG CUNG ỨNG

1. Đường ống xăng dầu

- Cải tạo, nâng cấp các tuyến ống xăng dầu B12.

- Đầu tư, xây mới hệ thống tuyến ống dẫn nhiên liệu bay từ Kho đầu nguồn có sẵn đến kho sân bay Long Thành.

2. Đường ống khí đốt

- Đường ống từ kho LNG tại KCN Cái Mép tới khu vực Phú Mỹ, Long Sơn để phân phối khí cho các nhà máy điện và các hộ tiêu thụ.

- Đường ống từ kho chứa LNG Thị Vải - GDC Phú Mỹ.

- Mở rộng hệ thống đường ống phân phối khí tự nhiên/LNG tái hóa đến các hộ tiêu thụ, khu công nghiệp khu vực Đông Nam Bộ.

- Hệ thống đường ống từ các kho LNG khu vực Nam Trung Bộ (Sơn Mỹ - Bình Thuận; Liên Chiểu - Đà Nẵng; Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận) tới các nhà máy điện và các hộ tiêu thụ.

- Hệ thống đường ống dẫn khí LNG Hải Phòng - Thái Bình.

- Hệ thống đường ống phân phối khí LNG thấp áp khu vực Đình Vũ, Nam Đình Vũ và Cát Hải - Lạch Huyện.

- Hệ thống đường ống kết nối từ các kho khí tại khu vực Đông Nam Bộ cung cấp cho các hộ tiêu thụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 861/QD-TTg

Hanoi, July 18, 2023

 

DECISION

APPROVAL FOR NATIONAL PLANNING FOR DEVELOPMENT OF INFRASTRUCTURE FOR RESERVE AND SUPPLY OF PETROL, OIL AND GAS PRODUCTS FOR THE PERIOD OF 2021-2030, WITH A VISION TO 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;

Pursuant to Resolution No. 61/2022/QH15 dated June 16, 2022 on continuation in enhancement of efficiency and effectiveness of implementation of policies and law on planning and some measures for removing difficulties and obstacles, and acceleration in formulation and improvement of quality of planning for the period of 2021-2030;

Pursuant to Resolution No. 81/2023/QH15 dated January 09, 2023 of the National Assembly on national master plan for 2021 – 2030 with vision scheduled for 2050;

Pursuant to Government’s Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 07, 2019 on elaboration of the Law on Planning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Ministry of Industry and Trade in Report No. 3370/TTr-BCT dated May 31, 2023, Document No. 4565/BCT-KHTC dated July 12, 2023, Document No. 4289/BCT-KHTC dated July 04, 2023, Document No. 3981/BCT-KHTC dated June, 26 2023 and Appraisal Report No. 67/BC-HDTDQHHTDTXDKD dated May 26, 2023 of a Council for appraisal of national planning for development of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products for the period of 2021-2030, with a vision to 2050.

HEREBY DECIDES:

Article 1. Approval for national planning for development of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products for the period of 2021-2030, with a vision to 2050 with the following contents:

I. SCOPE AND SUBJECTS OF PLANNING

Systems of crude oil, petrol and oil depots, and liquefied natural gas (LNG) and liquefied petroleum gas (LPG) depots in service of reserve for production, commercial reserve and national reserve nationwide; pipelines for transportation of petrol, oil and gas from supply sources to consumption places (excluding infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products internally dispensed by armed forces). Material and product depots of oil refineries, gas processing plants, fuel depots of power plants; pipelines for transportation of gas from offshore gas fields to onshore gas fields, pipelines for transportation of gas from ports to depots of oil refineries, gas processing plants and power plants in agreement with overall planning for energy and national electricity development planning.

II. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. Develop infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products in such a way to ensure sustainability and rationality in terms of economy - society - environment - culture - defense and security.

2. Develop infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products in such a way to ensure elasticity, reserve capacity, development requirements in the entire territorial space, sustainable development in association with environmental protection, prevention and control of natural disasters and response to climate change; use land in an effective and economic manner, and strictly protect the area of rice cultivation ​​land, protection forest land, special-use forest land and production forest land (natural forests and nature conservation zones).

3. Develop infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products in such a way to ensure harmony of national interests, local interests, interests of enterprises and people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Develop infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products on the basis of utilization of capacity for transportation connectivity, exploitation of all domestic resources and encouragement to foreign investors to invest in infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products.

III. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

Develop national infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products including national reserve, reserve for production, commercial reserve, transportation, distribution and circulation in such a way to meet economic, technical and environmental targets and ensure safe, sufficient and continuous supply and reserve of petrol, oil and gas products for socio-economic development, defense and security. Capacity for reserve of crude oil, petrol and oil products must be sufficient to serve in 75-80 days of net imports, and will be sufficient to serve in 90 days of net imports; capacity for reserve of gas products must meet domestic demands and be sufficient to supply material gas for energy and industry.

2. Specific objectives

a) Regarding infrastructure for reserve

- Infrastructure for reserve of petrol and oil products

+ Infrastructure for reserve for production: Ensure that infrastructure for reserve of crude oil, materials and products under the design created by petrol and oil refineries are readily available and can serve at least 20 days of net imports for the period of 2021-2030, up to 25 days of net imports for the period after 2030.

+ Infrastructure for commercial reserve: Ensure that infrastructure for commercial reserve can meet domestic demands. To be specific: increase capacity for commercial reserve by 2.500-3.500 thousand m3 of petrol and oil products for the period of 2021-2030, have a capacity for commercial reserve of 10.500 thousand m3 of petrol and oil products for the period after 2030 and the capacity for commercial reserve will be sufficient to serve in 30-35 days of net imports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Infrastructure for reserve of gas products

+ Maintain a capacity of reserve of 800 thousand tonnes of LPG for the period of 2021-2030 and 900 thousand tonnes of LPG for the period after 2030.

+ Be capable of importing LNG and meet market’s consumption demand, thereby ensuring material gas supply for energy and industry with storage capacity of 20 million tonnes/year for the period of 2021-2030 and 40 million tonnes/year for the period after 2030.

b) Regarding infrastructure for supply

Develop infrastructure for supply of petrol, oil and gas products in such a way to meet demands for transportation by pipelines from supply sources (oil refineries, central depots, LPG distribution stations and LNG import depots) to centers and households to serve their industrial and civil consumption.

IV. DEVELOPMENT ORIENTATION

1. Orientation to development of infrastructure for reserve and supply of petrol and oil products

- Establish a system for reserving crude oil and petrol and oil products and distribute them corresponding to demand for oil production and consumption of regions and local areas; optimize expenditures on investment, management and operation.

- Develop infrastructure for reserve of crude oil and materials in such a way to ensure stable production. The investment progress and scale shall be conformable with design power and production plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Reform, improve and change the system of petrol and oil pipelines that are existing, invest and modernize vehicles for petrol and oil transport (vehicles operated on roads, railways, seaways and river ways).

- Make in-depth investment in and upgrade technology system of the system of depots and pipelines towards automation. Apply technical advances to petrol and oil blending, use clean energy, improve the level of fire safety and firefighting and environmental hygiene, and apply information technology to management and operation of depots.

- Synchronously develop watercrafts and road vehicles towards modernity in such a way to conform to traffic infrastructure and ensure safety and effectiveness.

- Develop the system of large-scale petrol and oil retail stations in new routes and urban centers, establish roadmap to reduce the number of small-scale petrol filling stations. Integrate utilities (recharging, repairing and maintaining vehicles, automatic vending, food trading, general cargo, overnight parking lot etc.) during the process of renovation, upgradation and construction of new petrol filling stations.

2. Orientation to development of infrastructure for reserve and supply of gas products

- Develop infrastructure for reserve and supply of gas products in synchronicity with import, export, extraction, transport and processing of petroleum.

- Invest in construction of the system of depots and pipelines for transportation of LNG and LPG from oil terminals to household consumers, thereby meeting fuel demand for energy, fertilizers, industry, transport and civil engineering.

V. DEVELOPMENT PLAN

1. Plan for development of infrastructure for reserve and supply of petrol and oil products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2021 to 2030

+ Infrastructure for reserve for production

Construct depot systems in petrol and oil refineries according to design power, ensuring 15 days of fuel and 10 days of products.

+ Infrastructure for national reserve

Construct 500.000 m3 of petrol and oil depots to serve national reserve.

Construct 01-02 crude oil depots in areas near oil refineries (Dung Quat, Nghi Son, Long Son) with total capacity of 1-2 million tonnes of crude oil.

 (List of areas where national petrol and oil depots are expected to be invested and constructed is provided in Appendix I)

+ Infrastructure for commercial reserve

Continue to operate 89 commercial depots and depots of petroleum plants in combination with existing commercial reserves which have been invested in construction in accordance with regulations and are operating effectively in such a way to ensure safety with total reserve capacity of about 5.000 thousand m3, including 3.200 thousand m3 of central depots; nearly 800.000 m3 of local depots; nearly 70 thousand m3 of airport depots; nearly 1.000 thousand m3 of bonded warehouses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Dismantle or relocate 06 petrol and oil depots that do not operate effectively, ensure safety and conform to local planning and relevant sectorial planning.

 (Detailed list is provided in Appendix III)

Expand and increase capacity of 43 commercial depots and depots of refineries in synchronicity with capacity of refineries and total expansion capacity of about 1.400 thousand m3 on the basis of assurance about appropriate land fund and fulfillment of requirements for infrastructure serving production and trade of enterprises.

 (Detailed list is provided in Appendix IV)

Construct 59 petrol and oil depots that have been planned in convenient areas in conformity with local land use planning with total capacity of about 5.100 thousand m3. To be specific:

34 central depots with total reserve capacity of about 3.200 thousand m3;

21 local depots with total reserve capacity of about 820 thousand m3;

03 airport depots with total reserve capacity of about 68 thousand m3;

01 crude oil bonded warehouse with total reserve capacity of 1.000.000 m3.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Develop the system of petrol and oil depots of supplying regions, meet requirements for national reserve and commercial reserve according to market demands and ensure energy security with priority given to areas whose large-scale seaports have been planned, and areas convenient for navigation and road traffic. To be specific:

Northern Vietnam and Thanh Hoa province: Develop the system of petrol and oil depots with reserve capacity of 1.400.000 m3 with investment priority given to central depots in seaports: Hai Ha port, Yen Hung port (Quang Ninh province); Nam Dinh Vu port, Lach Huyen port, Nam Do Son port (Hai Phong city); Ba Lat port (Thai Binh province) and local depots in Hai Duong, Ha Nam and Bac Giang provinces.

North Central region: Develop the system of petrol and oil depots with reserve capacity of 500.000 m3 with investment priority given to ports: Vung Ang port, Son Duong port (Ha Tinh province); Hon La port, Mui Doc port (Quang Binh province).

South Central region and Central Highlands: Develop the system of petrol and oil depots with reserve capacity of 500.000 m3 with investment priority given to areas: Lien Chieu (Da Nang city), Nam Van Phong (Khanh Hoa province).

Ho Chi Minh city (HCMC) and its surrounding areas: Develop of the system of petrol and oil depots with reserve capacity of 2.000.000 m3 to 3.000.000 m3 with investment priority given to areas: Long Son (Ba Ria - Vung Tau province), Go Dau - Long Thanh (Dong Nai province); Son My (Binh Thuan province), Soai Rap river (Tien Giang province); bonded warehouses containing 1-2 million tonnes of crude oil and depots of Long Son Refinery.

Can Tho city and its surrounding areas: Develop of the system of petrol and oil depots with reserve capacity of 300.000 m3 with investment priority given to areas: Kenh Xang - Rach Cai Cui (Hau Giang province), Phu Quoc island (Kien Giang province).

- After 2030

+ Infrastructure for reserve for production

Continue to construct infrastructure for reserve of materials and products in petrol and oil refineries according to design power. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Construct 500.000 m3 of petrol and oil depots to serve national reserve.

Construct 01-02 crude oil depots near oil refineries in order to increase total capacity to 3 million tonnes of crude oil.

+ Infrastructure for commercial reserve

Continue to construct the system for reserving and supplying petrol and oil according to development orientation in supplying regions, thereby meeting increasing demand for consumption.

Continue to invest and upgrade technology equipment towards assurance about fire safety and firefighting and environmental hygiene, invest in automation systems and apply information technology to management and operation of depots.

Relocate depots in inner-city areas that are unsafe or inconsistent with the local urban development orientation (such as Hanoi, Quang Ninh...) on the basis of careful study of the relocation plan, and assurance about feasibility and alternative plans to maintain connection, supply, harmony and unity between interests of enterprises and socio-economic development of local areas.

b) Petrol and oil pipelines

- From 2021 to 2030

+ Continue to effectively operate, reform and upgrade petrol and oil pipelines which have been invested in construction with total length of 580,9km, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Nghi Huong - Ben Thuy pipeline: 14,3 km;

My Khe - Khue My pipeline: 6 km;

Phu Hoa – Quy Nhon pipeline: 7 km.

+ Construct new pipelines for transportation of aviation fuel from fuel terminals located in Ho Chi Minh City, Dong Nai, Ba Ria - Vung Tau to the depot of Long Thanh airport.

- After 2030

+ Expand B12 pipeline from Nam Phong depot (Hanoi) to an entrepot in Luong Son (Hoa Binh) with its length of about 40-50 km.

+ Construct new Lien Chieu - Hoa Lien (Da Nang) pipeline; pipelines from depots in South Central Coast region to those in Central Highlands; pipelines from oil refineries to national crude oil and product depots.

 (Detailed list is provided in Appendix VI)

2. National plan for development of infrastructure for reserve and supply of gas products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2021-2030

+ LPG depots

Continue to safely and effectively operate 16 LPG depots which have been invested in construction with total reserve capacity of nearly 440 thousand tonnes in accordance with regulations.

 (Detailed list is provided in Appendix VII)

Develop system of LPG depots nationwide in such a way to increase reserve capacity by from 200 thousand tonnes to 400 thousand tonnes. To be specific: Northern Vietnam: LPG depot with reserve capacity of about 230 thousand tonnes; North Central region: LPG depot with reserve capacity of nearly 5 thousand tonnes; South Central region: LPG depot with reserve capacity of nearly 20 thousand tonnes; Southeast region: LPG depot with reserve capacity of nearly 100 thousand tonnes; and South-western region: LPG depot with reserve capacity of 50 thousand tonnes.

+ LNG depots

Focus on investment, construction and effective operation of infrastructure for reserve of LNG in Cai Mep industrial park, Ba Ria - Vung Tau province, and Nam Dinh Vu industrial park, Hai Phong City with total capacity of about 5,1 million tonnes/year.

 (Detailed list is provided in Appendix VIII)

Expand reserve capacity of existing depots and construct a new system of LNG import depots:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Invest and construct a new system of LNG depots in Northern Vietnam with total capacity of 0,5 -1 million tonnes/ year;

Invest and construct a new system of LNG depots in North Central region with total capacity of 0,5 -1 million tonnes/ year;

Invest and construct a new system of LNG depots in South Central region with total capacity of 5 -6 million tonnes/ year;

Invest and construct a new system of LNG depots in Southeast region with total capacity of 3 -5 million tonnes/ year;

Invest and construct a new system of LNG depots in South-western region with total capacity of 1 -3 million tonnes/year;

- After 2030

+ LPG depots

Develop system of LPG depots in such a way to increase reserve capacity by from 60 thousand tonnes to 70 thousand tonnes. To be specific: Northern Vietnam: LPG depot with reserve capacity of 20 thousand tonnes; South Central region: LPG depot with reserve capacity of 20 thousand tonnes; Southeast region: LPG depot with reserve capacity of 10 thousand tonnes; and South-western region: LPG depot with reserve capacity of 15 thousand tonnes.

+ LNG depots

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 (Appendices IX and X provide details about expansion and construction of new LPG and LNG depots according to supplying regions for the period of 2021-2030 and after 2030; expansion and construction of depots of gas processing plants and gas power plants must conform to National Energy Master Plan and National Electricity Development Plan)

b) Gas pipelines

- From 2021-2030

+ Continue to operate gas pipelines which have been invested in construction and are operating according to regulations, including: Dinh Co - Ba Ria 16" gas pipeline with 7.3 km length and Ba Ria - Phu My gas pipeline with 21.5 km length; 03 6-inch gas pipelines from Dinh Co to Thi Vai depots; and Phu My – Nhon Trach - Hiep Phuoc gas pipeline with total length of 38,1 km.

+ Expand pipelines for transportation of natural gas/ regasified LNG to household consumers and industrial parks in Southeast region; construct new natural gas pipelines from gas processing plants and LNG import depots to supply natural gas to gas power plants and households to serve their industrial consumption.

- After 2030

Construct new pipelines for transportation of natural gas from gas processing plants and LNG import depots to supply natural gas to gas power plants and households to serve their industrial consumption with estimated total capacity of 5-10 billion m3/ year.

 (Appendix XI provides details about gas pipelines to be expanded and constructed according to each period)

VI. LAND USE ORIENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Construct new commercial depots: 467 ha.

- Construct new depots for national petrol and oil reserves: 350 ha.

- Construct new petrol and oil bonded warehouses: 200 ha.

- Construct new LPG depots: 245 ha.

- Construct new LNG depots: 90 ha.

Total demand for land area used for development of infrastructure for supply of petrol, oil and gas products under planning by 2030 is about 2.076 ha. To be specific:

- Construct petrol and oil pipelines: 224 ha.

- Construct gas pipelines: 562 ha.

- Construct LPG filling stations: 90 ha.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



VII. ESTIMATED INVESTMENT CAPITAL DEMAND

Total investment capital for development of infrastructure of reserve and supply of petrol, oil and gas products by 2030 is about 270.000 billion VND. The capital is mobilized from non-state capital, capital of enterprises and other legal capital sources. The state funding is used to prioritize the investment in construction of reserve infrastructure intended for national reserve infrastructure.

VIII. NATIONAL KEY PROJECTS AND PRIORITY INVESTMENT PROJECTS

- Focus and priority investment in infrastructure for national reserve of crude oil, petrol and oil products and pipelines from oil refineries to depots for national reserve of crude oil, petrol and oil products.

- Investment in large-scale petrol and oil depots in areas having deep-water ports in a manner that ensures terminal reserve and supply.

- Investment in depots of petrol and oil products in combination with aviation fuel from fuel terminals at international airports, especially new airports.

- Investment in major LNG import depots in a manner that ensures supply of gas products for gas power plants.

- Reform and upgradation of B12 pipelines in a manner that ensures a safe and efficient supply of petrol and oil products to the Northern region.

- Investment in pipelines from oil refineries to depots for national reserve of crude oil, petrol and oil products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 (Detailed list is provided in Appendix XII)

IX. IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. Regarding mechanisms and policies

- Complete mechanisms and policies on petrol, oil and gas products in order to promote investment in development of infrastructure for reserve and supply (mainly private investment), thereby contributing to assurance about energy security.

- Prioritize the utilization of land and water surface for development of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products under the planning.

- Formulate, issue and complete appropriate mechanisms and policies to well perform tasks of national reserve; formulate mechanisms and policies to encourage enterprises in performing tasks of national reserve.

- Study and complete financial mechanisms and policies for projects on investment in depots for national petrol and oil reserves funded by state budget.

- Study, amend and update legal documents in accordance with international practices and development of Vietnam in the context of extensive international integration.

- Study, amend, formulate and issue standards, economic and technical norms on petrol, oil and gas products from national reserve; complete legal policies on management, supervision, administration and regulation of the use of petrol, oil and gas products from national reserve.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Use land in an effective and economical manner, protect ecological environment, and effectively protect the area of rice cultivation land, protection forest land, special-use forest land and production forest land (natural forests, nature conservation zones and biodiversity conservation areas).

3. Regarding investment capital

- Allocate state budget to fulfil objectives for national reserve of petrol, oil, crude oil, and gas products.

- Diversify investment forms and promote investment to attract domestic and foreign investors to development of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products.

- Promote capital restructuring and deinvest state-owned oil and gas enterprises; settle enterprises reporting losses and projects behind schedule; provide capital for projects with high economic efficiency.

- Diversify lending forms, including bank credit, export credit, Government’s concessional credit, and domestic and international bond issuance.

4. Regarding science and technology

- Develop and issue a system of regulations/standards for LNG products/infrastructure (ports, pipelines, ships, barges and vehicles). Review and supplement national regulations/standards on construction of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products.

- Promote research, application and transfer of technology in order to master technology for the system for reserving and supplying petrol, oil and gas products, thereby serving sustainable development and protecting natural resources and environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Regarding environment and fire safety

- Strictly control circulation of petrol, oil and gas products from the stage of import to the process of reserve at depots and supply of products for consumption. Strictly comply with procedures and regulations on fire prevention and fighting, oil spill response and environmental protection. Amend environmental standards to be consistent with Vietnam's environmental standards; develop long-term environmental objectives in conformity with environmental standards of Vietnam, the region and the world.

- Adopt solutions to natural disaster prevention and control, response to climate change and fire safety from the process of design and construction of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products.

- Minimize the development of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products at areas that are at risk of affecting natural forests, nature conservation zones, biodiversity conservation areas, natural heritage, relics and cultural heritage that have been ranked in conformity with the national environmental protection zoning.

- Strengthen dissemination and education about knowledge of fire safety and firefighting and environmental protection to all employees.

6. Regarding human resources

- Develop high-quality human resources, especially those in fields of design, construction and operation of systems of reserve and supply (depots, transportation, etc.) in such a way to ensure efficiency and safety.

- Organize training and re-training for technicians, and managerial personnel in the energy field in general and the petrol, oil and gas field in particular on a par with other countries in the region and the world.

7. Regarding international cooperation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Complete institutions and policies and improve business investment environment to attract foreign investors to the development of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products.

- Develop centers in connection with countries importing crude oil, petrol, oil and natural gas products to improve the level and reserve capacity and develop petrol and oil products in the region and in the world.

- Proactively participate in treaties, organizations and alliances related to reserve of crude oil, petrol and oil products in the region and in the world.

Article 2. Implementation

1. Ministry of Industry and Trade

a) Be responsible for the accuracy of data, documents, diagrams, maps and database in planning dossiers, thereby ensuring consistency with the contents of this Decision. Archive planning dossiers in accordance with the Law on Archives.

b) Organize announcement about planning according to regulations; develop plans to fulfil objectives and perform tasks set out in the planning; take charge and closely cooperate with ministries, central and local authorities and relevant agencies in implementing the planning in a unified manner.

c) Periodically review and assess the implementation of the planning according to regulations; report to the Prime Minister on results of the review and assessment of the implementation of the planning for prompt consideration and adjustment in line with socio-economic development. The adjustment to the planning shall comply with regulations of the law on planning and relevant regulations. 

d) Take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in, reviewing relevant legal documents, proposing appropriate amendments (if any) to competent authorities, and facilitating production, trade and reserve of crude oil, petrol and oil products. At the same time, propose assignment and decentralization in the state management system from the central level to local level, thereby ensuring effectiveness and efficiency and enabling enterprises of all economic sectors to participate in performance of tasks of reserve and supply of petrol, oil and gas products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Proactively develop medium-term and annual public investment plans with priority given to balance and allocation of capital for projects on investment in development of depots for national petrol and oil reserves in line with the planning schedule.

2. Ministries, ministerial-level agencies and relevant organizations

a) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade in, according to their functions, tasks and powers in allocating resources, proposing mechanisms and policies to effectively fulfil the objectives of the national planning for development of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products for the period of 2021-2030, with a vision to 2050, in a consistent and synchronous manner.

b) Update, review, adjust and develop relevant projects and planning in such a way to ensure consistency and synchronism among planning.

3. People's Committees of provinces and central-affiliated cities

a) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant ministries and central authorities in implementation and management of the planning and land management according to regulations.

b) Implement the planning and prioritize the utilization of land for development of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products which has been planned within provinces and cities. Advise the Ministry of Industry and Trade to organize collection of opinions from relevant ministries, central authorities and relevant agencies on investment in construction of infrastructure for reserve and supply of petrol and oil products whose location is unknown within orientation according to the supplying region to ensure unity and consistency with relevant sectorial planning.

c) Make a plan to develop a system for reserving petrol, oil and gas products with a scale of less than 5.000 m3 in conformity with the national planning for development of infrastructure for reserve and supply of petrol, oil and gas products for the period of 2021-2030, with a vision to 2050.

d) Prioritize the utilization of land and water surface for construction of infrastructure for strategic reserve.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Entry into force

1. This Decision takes effect on the date of its signing.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of governmental agencies and Chairpersons of People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall be responsible for implementation of this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 18/07/2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.161

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.69.39
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!