ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
728/KH-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 28 tháng 02 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ PHAN
RANG - THÁP CHÀM TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày
01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông
minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày
05/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban
hành Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
về lộ trình thực hiện triển khai xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm trở thành thành phố thông
minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030 với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU
CẦU:
1. Mục đích:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả và
đúng quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu,
các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và lộ trình thực hiện theo
Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định
hướng đến năm 2030;
- Đảm bảo hoàn thành việc lập thủ tục,
phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở
thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030 phù hợp
với các định hướng, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội,
đặc thù của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm để làm cơ sở pháp lý, tổ chức triển
khai thực hiện;
- Thực hiện có hiệu quả về việc ứng dụng
ICT (phương tiện công nghệ thông tin truyền thông) trong
quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý trật tự xây dựng, quản
lý đất xây dựng đô thị, quản lý cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, cây
xanh, không gian ngầm,…; nghiên cứu khai thác phát triển vật
liệu xây dựng của tỉnh Ninh Thuận, sử dụng tiết kiệm năng lượng thân thiện với
môi trường; góp phần thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh, đổi
mới, sáng tạo, minh bạch, tinh gọn, hiệu lực hiệu quả quản lý của chính quyền
đô thị.
2. Yêu cầu:
- Xác định cơ quan chủ trì, cơ quan
phối hợp, nội dung công việc, lộ trình thực hiện, mốc thời gian, tiến độ hoàn
thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (chính quyền đô thị) trong quá trình lập và
trình phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030 theo Kế hoạch này, cũng như việc triển khai thực hiện Đề án sau khi được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
II. NỘI DUNG, LỘ
TRÌNH VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN:
1. Trình tự, nội
dung công việc thực hiện:
- Tổ chức Hội thảo chuyên đề về “Chiến
lược và giải pháp xây dựng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh”;
- Trên cơ sở kết quả Hội thảo chuyên
đề, tiến hành lập, lấy ý kiến đóng góp của các Sở ngành, địa phương, tổ chức thẩm
định Đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành
thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến
năm 2030;
- Báo cáo xin ý kiến của Bộ Xây dựng
và các Bộ ngành liên quan về Đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh giai đoạn
2019-2025 và định hướng đến năm 2030;
- Báo cáo xin ý kiến của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy;
- Trình phê duyệt Đề án xây dựng và
phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030;
- Lên kế hoạch và tổ chức triển khai
nhiệm vụ, thực hiện các dự án theo Đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng
đến năm 2030 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Lộ trình thực
hiện:
a) Năm 2019:
- Từ tháng 02 đến tháng 5 năm 2019:
Làm công tác chuẩn bị và triển khai tổ chức Hội thảo chuyên đề “Chiến lược và
giải pháp xây dựng Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh”;
- Từ tháng 6 năm 2019: Lựa chọn đơn vị
tư vấn và triển khai lập Đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến
năm 2030;
- Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2019: Lập,
hoàn thành các thủ tục, lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, thẩm định và trình Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến
năm 2030 và ban hành kế hoạch thực hiện Đề án;
b) Năm 2020 - 2030: Triển khai thực
hiện Đề án theo kế hoạch, trong đó có phân kỳ đầu tư, đơn vị chịu trách nhiệm
và nguồn lực thực hiện các dự án của đề án theo giai đoạn.
3. Nguồn vốn thực
hiện:
- Kinh phí thực hiện Đề án theo quy định
tại Mục IV Điều 1 Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính
phủ, huy động từ các nguồn: Vốn tài trợ quốc tế và trong
nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay ODA, vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn
huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước,
thực hiện theo quy định hiện hành; ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số
319/STC-GCS&TCĐT ngày 30/01/2019.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Hội Kiến trúc
sư tỉnh, Hội Xây dựng tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở ngành, đơn vị
có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tham mưu triển
khai tổ chức Hội thảo chuyên đề về “Chiến lược và giải
pháp xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố
thông minh”; thời gian tổ chức hội thảo theo Điểm a Khoản 2 Mục II của Kế hoạch
này;
b) Trên cơ sở kết quả tư vấn của các
chuyên gia đầu ngành và ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội thảo, chủ trì
phối hợp với các Sở ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm tiếp thu, lựa chọn nội dung, tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng để tranh thủ đăng
ký được hỗ trợ thực hiện thí điểm phát triển đô thị thông minh trên địa bàn
tỉnh; tổ chức lập và trình duyệt Đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc Ủy
ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm thực hiện tốt nhiệm vụ theo Điểm a
Khoản 5 mục III của Kế hoạch này và trong việc nghiên cứu,
lập kế hoạch thực hiện phát triển đô thị thông minh trên địa bàn thành phố theo
quy định tại Khoản 10 Mục V Điều 1 Quyết định số 950/QĐ-TTg
ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ;
d) Định kỳ rà soát, kịp thời tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo các Bộ ngành Trung ương về tình hình, kết quả thực
hiện xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh trước ngày 31 tháng 11 hàng năm theo
quy định tại Khoản 10 Mục V Điều 1 Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của
Thủ tướng Chính phủ.
* Một số lưu ý:
- Quá trình lập Đề án xây dựng và
phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành
phố thông minh, Sở Xây dựng nghiên cứu đề xuất lồng ghép thực hiện đồng bộ với
các chính sách liên quan đến phát triển đô thị, như: Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày
02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ
xã hội đô thị bảo đảm an sinh xã hội; Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng
xanh Việt Nam đến năm 2030; Công văn số 3205/UBND- QHXD
ngày 13/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin (GIS) phục vụ xây dựng và quản lý cơ sở dữ
liệu ngầm trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; Công văn số
3555/UBND-QHXD ngày 01/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phối hợp và triển
khai các công việc theo Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính
phủ; Kế hoạch số 3129/KH-UBND ngày 24/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
phát triển đô thị tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030;
- Sở Xây dựng chủ trì làm việc với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, các Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng chuyên ngành tỉnh (Dân dụng và Công nghiệp, Giao thông, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn), chính quyền địa phương để rà soát, cập nhật vào nội dung
của Đề án các dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa
bàn thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, như: Dự án Hệ thống kênh tiêu cầu Ngòi (vốn
của Chính phủ Bỉ), dự án Phát triển đô thị bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
(vốn ADB), dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải- Tiểu dự án thành
phố Phan Rang - Tháp Chàm, dự án Xây dựng thành phố thông minh tỉnh Ninh Thuận
(vốn của Chính phủ Ấn Độ),...;
- Cập nhật các dự án kêu gọi đầu tư
phát triển mới các khu đô thị trên cơ sở Khu vực phát triển đô thị đến năm 2020
được phê duyệt.
2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Triển khai theo hướng dẫn của Bộ
Thông tin và Truyền thông về việc áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị
thông minh đến các huyện, thành phố để thực hiện;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng
và các huyện, thành phố tổ chức thực hiện thí điểm phát triển đô thị thông minh
trong ứng dụng ICT;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng
về phát triển hạ tầng ICT phục vụ phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp
với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông
và các chủ đầu tư dự án, đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh xác định và phân bổ nguồn tài chính trong tỉnh và điều phối
các nguồn tài trợ của nước ngoài theo quy định để phục vụ việc xây dựng, phát
triển đô thị thông minh.
4. Sở Tài chính có trách nhiệm:
Tham mưu ưu tiên bố trí và cấp đủ
kinh phí cho các Đề án phát triển thành phố thông minh được
phê duyệt sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm có trách nhiệm:
a) Rà soát, nghiên cứu, đăng ký các
chương trình, kế hoạch thực hiện thí điểm, gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; yêu cầu phải hoàn thành sớm việc này, chậm nhất trước
ngày 30/4/2019.
b) Lập Kế hoạch thực hiện phát triển
đô thị thông minh sau khi Đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến
năm 2030 được phê duyệt, theo quy định tại Khoản 10 Mục V Điều 1 Quyết định số
950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Các Sở ngành, đơn vị liên quan
có trách nhiệm:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng (cơ quan chủ trì
triển khai Đề án), Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình xây dựng Đề án
xây dựng tỉnh Ninh Thuận trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và
định hướng đến năm 2030; hỗ trợ Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
triển khai thực hiện Đề án.
7. Các tổ chức đoàn thể, hiệp hội
có trách nhiệm:
Phối hợp với Ủy
ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Sở, ngành liên quan phổ biến các
chính sách, pháp luật, vận động, tuyên truyền, nâng cao tri thức các dịch vụ
thành phố thông minh.
8. Đài phát thanh và truyền
hình tỉnh, Báo Ninh Thuận có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc
tổ chức Hội thảo chuyên đề về “Chiến lược và giải pháp xây dựng và phát triển
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh” theo Điểm a Khoản
1 Mục III của Kế hoạch này;
b) Thực hiện công tác phóng sự, phát
sóng, đăng tin phổ biến, tuyên truyền các chính sách, pháp luật hiện hành của
Nhà nước về xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm
2030.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp
có phát sinh, vướng mắc, các Sở ngành, địa phương kịp thời gửi báo cáo về Sở
Xây dựng để tổng hợp, báo cáo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết
theo quy định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
(b/c);
- Các Bộ: Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và CN (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các Phó CT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành cấp tỉnh;
- Ban QLDA ĐTXD các công trình: Dân dụng và CN, Giao thông, Nông nghiệp và
PTNT;
- Ban XDNL và Thực hiện các DA ODA ngành nước;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP, các PVP, TCDNC, VXNV, KTTH;
- Lưu: VT. Đạt
|
CHỦ TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
|