ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1078/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 13
tháng 5 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁC SẢN PHẨM
CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA NĂM 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày
29/11/2005;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ
năm 2013;
Căn cứ Nghị Quyết số 10-NQ/ĐH ngày
24/9/2015 Đại hội đại biểu Đảng bộ Sơn La lần thứ XIV; Nghị quyết số 117/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Nghị quyết số 76/2017/NQ-HĐND ngày
04/4/2018 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế
biến, tiêu thụ nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2021;
Nghị quyết số 82/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2019;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa
học và Công nghệ tại Tờ trình số 391/TTr-KHCN ngày 22/4/2019;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng
và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La năm 2019.
(Có
Kế hoạch chi tiết kèm theo Quyết định này)
Điều 2. Giao Sở Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Kế hoạch này; định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học
và Công nghệ; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công
nghệ (B/c);
- Thường trực tỉnh ủy (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX_Thiện, 15 bản.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Minh Hùng
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA
NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 của UBND tỉnh Sơn La)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đẩy
nhanh tiến độ triển khai Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản
phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 01/QĐ-UBND
ngày 04/01/2016 của UBND tỉnh; xây dựng và phát triển thương hiệu một số sản phẩm
theo Kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản năm 2019 tỉnh Sơn La; triển khai
Quyết định số 1013/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 của UBND tỉnh Sơn La ban hành đề án
phát triển và quảng bá thương hiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh giai đoạn
2018-2021.
2. Nâng
cao giá trị sản phẩm; hình thành những thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh
có chất lượng, năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông,
lâm thủy sản; hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn
trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu chung: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ
lực của tỉnh đã được phê duyệt triển khai năm 2018; lựa chọn các sản phẩm nông
nghiệp đặc thù, thế mạnh của tỉnh để tập trung hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý
và phát triển quyền sở hữu trí tuệ trong năm 2019; Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu
sản phẩm nông sản của tỉnh đã có thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm trong và ngoài nước.
2. Tăng
cường công tác tuyên truyền về Luật Sở hữu trí tuệ, các kiến thức quản lý và bảo
vệ thương hiệu đối với các sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu.
3. Duy
trì và phát triển sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; phát triển thương hiệu một số sản
phẩm chủ lực của tỉnh sang thị trường ngoài nước.
4. Mục
tiêu cụ thể: Đến hết năm 2019 phấn đấu các sản phẩm hoàn
thành thủ tục, hồ sơ đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu
trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.
Duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý
cho sản phẩm quả Xoài tròn Yên Châu.
Đến hết năm 2019, có từ 02 sản phẩm nộp
đơn đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc.
III. NỘI DUNG
1. Tuyên truyền, tập huấn phổ biến
các kiến thức về Luật Sở hữu trí tuệ; xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu
cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh
1.1. Tổ chức các cuộc Hội nghị, hội
thảo, tập huấn về Luật Sở hữu trí tuệ, các kiến thức về bảo vệ thương hiệu đối
với các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; về xây dựng thương hiệu
cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, nhằm thống nhất nhận thức và
cách thức xây dựng và phát triển thương hiệu cộng đồng mang địa danh của tỉnh
doanh nghiệp, HTX, người sản xuất, cơ quan quản lý nhà nước.
1.2. Xây dựng các phóng sự tuyên truyền
về: Duy trì và phát triển thương hiệu; Quy trình trồng, sản xuất, thu hoạch, chế
biến, bảo quản sản phẩm mang thương hiệu nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Tiếp tục triển khai các dự án
xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực năm 2018
(Được phê duyệt tại Quyết định số
131/QĐ-UBND ngày 19/01/2018 của UBND tỉnh Sơn La)
3. Xây dựng, quản lý và phát triển
thương hiệu các sản phẩm chủ lực năm 2109
3.1. Danh mục các sản phẩm xây dựng
thương hiệu năm 2019
TT
|
Tên
sản phẩm
|
Loại
hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
|
Địa
danh bảo hộ
|
1
|
Gạo Phù Yên
|
Nhãn hiệu chứng nhận
|
Huyện Phù Yên
|
2
|
Rượu Hang Chú
|
Nhãn hiệu chứng nhận
|
Huyện Bắc Yên
|
3
|
Thanh Long
|
Nhãn hiệu chứng nhận
|
Sơn La
|
3.2. Xây dựng thương hiệu
a. Thực hiện điều tra, khảo sát các sản
phẩm xây dựng thương hiệu, nhằm xác định các tiêu chí để xác định hình thức xây
dựng nhãn hiệu, bao gồm: Quy mô sản xuất, sản lượng, diện tích thu hoạch, quy
trình sản xuất, số lượng các tổ chức cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh.
b. Xây dựng và triển khai các dự án
“Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp” thực hiện năm
2019, trong đó tập trung các hoạt động về:
- Đánh giá và xây dựng các tiêu chuẩn
của sản phẩm phù hợp với phân khúc thị trường;
- Xây dựng hình ảnh, lo go, hệ thống
nhận diện của sản phẩm;
- Hoàn thiện hồ sơ và nộp đơn đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm;
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả
các quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm;
3.3. Quản lý và phát triển thương hiệu
a. Tổ chức xây dựng và hình thành các
doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm; áp dụng các
quy trình thực hành sản xuất tốt đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với
sản phẩm xây dựng thương hiệu;
b. Xây dựng mã số, mã vạch, hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm;
c. Tổ chức triển khai thí điểm một số
mô hình quản lý và sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm; các điểm bán sản phẩm có gắn
nhãn hiệu và hệ thống nhận diện của sản phẩm đã được bảo hộ.
d. Triển khai thí điểm mô hình về quảng
bá, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu đã được bảo hộ.
3.4. Tổ chức xúc tiến thương mại sản
phẩm mang thương hiệu gắn với xây dựng và quảng bá chuỗi giá trị của sản phẩm:
a. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng
bá các sản phẩm có thương hiệu của tỉnh tới người tiêu dùng; nhân rộng các mô
hình kinh doanh phân phối sản phẩm có thương hiệu trên địa bàn tỉnh và trên thị
trường trong nước.
b. Giới thiệu các sản phẩm có thương
hiệu tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh; thiết kế các ấn phẩm, tờ rơi giới
thiệu sản phẩm... quảng bá, giới thiệu các sản phẩm trên website của tỉnh.
4. Duy trì và phát triển chỉ dẫn địa
lý cho sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ:
TT
|
Tên
sản phẩm
|
Nhãn
hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ
|
Ghi
chú
|
1
|
Quả
Xoài tròn
|
Chỉ
dẫn địa lý
|
|
4.1. Chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.
4.2. Rà soát, lựa chọn các DN, HTX để
trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
4.3. Ứng dụng
công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
4.4. Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KHCN,
công nghệ mới vào quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản
phẩm.
5. Đăng ký bảo hộ sản phẩm sang thị
trường Trung Quốc
5.1. Sản phẩm đăng ký: Nhãn Sơn La;
xoài Sơn La; Chanh leo (lựa chọn 1 - 2 sản phẩm cho phù hợp thực tế).
5.2. Nội dung:
a. Tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá một
số thị trường Trung Quốc (nơi nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm).
b. Xây dựng hồ sơ đăng ký theo thông
lệ quốc tế.
IV. KINH PHÍ
1. Ngân sách của tỉnh:
Nguồn sự nghiệp kinh tế của tỉnh: nguồn
sự nghiệp khoa học công nghệ bố trí trong Kế hoạch năm 2019 và các năm tiếp
theo giao cho sở Khoa học và Công nghệ về thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thực hiện các nhiệm vụ:
1.1. Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu;
1.2. Tổ chức các lớp tập huấn nâng
cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ và người dân trong sản xuất, kinh doanh sản
phẩm Bơ Mộc Châu mang nhãn hiệu chứng nhận;
1.3. Xây dựng các kênh kết nối tiêu
thụ sản phẩm mang nhãn hiệu.
1.4. Duy trì và phát triển sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý.
1.5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
sang Trung Quốc.
1.6. Một số các nhiệm vụ khác theo
yêu cầu thực tiễn.
2. Ngân sách của các huyện, thành phố
thực hiện các nhiệm vụ:
2.1. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm
mang nhãn hiệu: Hỗ trợ các HTX, DN, hộ gia đình tham gia các hội chợ để giới
thiệu, quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu; Hỗ trợ các HTX, DN, hộ gia đình đưa sản
phẩm giới thiệu tại các kênh tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu;
2.2. Phối hợp, tổ chức công bố văn bằng
bảo hộ nhãn hiệu gắn với các sự kiện của huyện, thành phố.
2.3. Một số các nhiệm vụ khác theo
yêu cầu của thực tiễn.
3. Nguồn kinh phí huy động từ các nguồn
hợp khác (nếu có).
V. CÁC GIẢI PHÁP
1. Tổ chức
rà soát, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm xây dựng thương hiệu gắn với
xây dựng nông thôn mới.
2. Hỗ trợ
xây dựng, thành lập các doanh nghiệp, Hợp tác xã kiểu mới đủ năng lực trong tổ
chức xây dựng và quản lý thương hiệu có hiệu quả; tổ chức sản xuất theo chuỗi
liên kết hộ sản xuất gắn với doanh nghiệp, Hợp tác xã và tiêu thụ sản phẩm.
3. Hỗ trợ
xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến
VietGap, Globalgap và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến.
4. Tổ chức
mở rộng thị trường, tìm kiếm kết nối tiêu thụ các sản phẩm có thương hiệu trong
và ngoài nước; xây dựng chuỗi kết nối sản xuất, cung ứng, phân phối, tiêu thụ sản
phẩm nông sản an toàn; tổ chức kết nối liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có
thương hiệu với các đầu mối tiêu thụ lớn.
5. Bố trí
nguồn kinh phí hợp lý cho xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu các sản
phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Khoa
học và Công nghệ
1.1. Chủ trì triển khai kế hoạch, kiểm tra, giám sát, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về tiến độ, kết quả
triển khai kế hoạch;
1.2. Chủ trì, phối hợp với Cục Sở hữu
trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, các đơn vị liên quan, tổ chức tuyển chọn
các đơn vị tư vấn xây dựng và phát triển thương hiệu có uy tín để phối hợp triển
khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm chủ lực
của tỉnh; tổ chức thẩm định kinh phí thực hiện dự án (theo các quy định hiện
hành của Trung ương và của tỉnh về thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp
tỉnh và các quy định khác có liên quan).
1.3. Đối với nhiệm vụ đăng ký bảo hộ
sản phẩm sang thị trường Trung Quốc giao sở Khoa học và Công nghệ trực tiếp thực
hiện.
1.4. Rà soát, chuyển giao các nhiệm vụ
khoa học công nghệ đã được nghiệm thu trong lĩnh vực nông nghiệp có liên quan đến
nâng cao năng suất, chất lượng, lai, ghép, phục tráng giống cây trồng, vật
nuôi, phòng chống sâu bệnh, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thu hoạch, chế
biến, bảo quản sản phẩm xây dựng thương hiệu.
1.5 Phối hợp tổ chức công bố thương
hiệu cho các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
2.1. Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp
với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch;
2.2. Rà soát, bổ sung quy hoạch vùng
sản xuất sản phẩm đã và đang xây dựng thương hiệu cho phù
hợp nhằm duy trì và phát triển thương hiệu bền vững;
2.3. Chỉ đạo việc ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm
xây dựng thương hiệu;
2.4. Chủ động phối hợp với sở Khoa học
và Công nghệ tham gia các nội dung được phân công trong triển khai các dự án
xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu;
2.5. Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân xây dựng và duy trì chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm an toàn áp dụng
quy trình quản lý chất lượng tiên tiến đối với các sản phẩm xây dựng thương hiệu;
xây dựng, đăng ký mã số vùng trồng đối với các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
3. Sở Công Thương:
3.1. Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp
với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch;
3.2. Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá,
giới thiệu thương hiệu các sản phẩm đã xây dựng thương hiệu thông qua các hoạt
động xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước, các kỳ hội chợ, triển lãm của tỉnh
và trên website thương mại điện tử.
4. Sở Tài chính
Căn cứ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa
học và công nghệ đã giao năm 2019 và các năm tiếp theo, dự toán Sở Khoa học và
Công nghệ lập gửi Sở Tài chính thẩm định và thông báo kinh phí để thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.
5. Liên minh Hợp tác xã
Phối hợp với các sở, ngành, UBND các
huyện, thành phố tổ chức các lớp huấn, học tập các mô hình quản lý và phát triển
nhãn hiệu; rà soát củng cố, thành lập các hợp tác xã mới đủ năng lực tiếp cận
các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, quản lý và duy trì chất lượng sản phẩm
đã được bảo hộ.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
6.1. Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp
với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai
thực hiện kế hoạch;
6.2. Bám sát quy hoạch, chủ động hỗ
trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất các sản phẩm đã và
đang xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị và phát triển sản phẩm bền vững;
6.3. Chủ động huy động, bố trí nguồn
kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của các huyện. Lồng
ghép việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương vào các Chương
trình, Kế hoạch phát triển của huyện;
6.4. Chủ động tuyên truyền, gắn kết
việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của địa phương với xây dựng nông
thôn mới để phát huy hiệu quả, giá trị bền vững của các sản phẩm đã xây dựng
thương hiệu. Tổ chức công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của địa phương.
7. Các sở,
ban, ngành, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân, các hội,
doanh nghiệp, HTX có liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong
quá trình thực hiện Kế hoạch; chủ động phối hợp, bố trí, huy động nguồn lực để
thực hiện xây dựng, phát triển thương hiệu theo Kế hoạch bảo đảm thiết thực và
đạt hiệu quả cao.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng và phát
triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La năm 2019. Yêu cầu các sở,
ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
phối hợp thực hiện./.