ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2076/QĐ-UBND
|
Quảng Trị, ngày
10 tháng 9 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH
DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng
02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày
10/10/2016 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
Căn cứ Quyết định số 1990/QĐ-TTg ngày 11 tháng
12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại
Tờ trình số 1967/TTr-STNMT ngày 31/7/2018 và Sở Tài chính tại Tờ trình số
2602/TTr-STC ngày 27/8/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo biểu chi tiết đính kèm.
Điều 2. Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn chi
tiết việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài
chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã;
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh
- Trung tâm Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, TN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chính
|
DANH MỤC
DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP
CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 2076/QĐ-UBND ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)
I. Đất đai
1- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
2- Điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh
khung giá các loại đất;
3- Điều tra, đánh giá đất đai; Quản lý quỹ đất theo
quy định.
II. Tài nguyên nước
1. Lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên
nước.
2. Điều tra, đánh giá, đo đạc tài nguyên nước, điều
tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải và khả năng
tiếp nhận nước thải của nguồn nước. Lập danh mục các nguồn nước phải lập hành
lang bảo vệ, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
3. Quan trắc, giám sát tài nguyên nước.
III. Địa chất và khoáng sản
1. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; Lập quy
hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản.
2. Khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản; Khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Khu vực
có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
3. Thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản.
IV. Môi trường
1. Quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm có tính
chất chi thường xuyên theo Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học.
2. Quy hoạch bảo vệ môi trường.
3. Quan trắc tài nguyên, môi trường; thống kê môi
trường; Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
V. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
1. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Quan trắc về đa dạng sinh học.
3. Xây dựng danh mục, chương trình bảo tồn loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
VI. Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu
1. Điều tra, khảo sát, quan trắc, giám sát tác động
và dự báo, cảnh báo về khí lượng thủy văn.
2. Giám sát biến đổi khí hậu; Đánh giá khí hậu địa
phương; Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng kế hoạch ứng phó với
biến đổi khí hậu.
VII. Đo đạc bản đồ và viễn thám
1. Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.
2. Xây dựng bản đồ địa hình, bản đồ hành chính cấp
huyện.
3. Giám sát tài nguyên, môi trường và thiên tai
bằng công nghệ viễn thám.
4. Đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ và hồ sơ địa
giới hành chính phục vụ việc phân định, chia tách, sáp nhập, điều chỉnh địa
giới hành chính.
VIII. Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi
trường Biển và Hải đảo
1. Điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo. Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
2. Lập hồ sơ tài nguyên hải đảo. Điều tra, đánh giá
môi trường biển, hải đảo.
3. Quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường biển
và hải đảo.
IV. Hoạt động thuộc lĩnh vực thông tin, truyền
thông và đào tạo bồi dưỡng về tài nguyên và môi trường
1. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong
lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2. Giám sát đảm bảo an toàn thông tin đối với hệ
thống hạ tầng kỹ thuật dịch vụ công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường.
3. Xây dựng, vận hành và cập nhập cơ sở dữ liệu tài
nguyên và môi trường của tỉnh: Đất đai, tài nguyên nước, địa chất và khoáng
sản, môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn,
đo đạc bản đồ và thông tin địa lý, tài nguyên môi trường biển và hải đảo, biến
đổi khí hậu và viễn thám theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
4. Thông tin, tuyên truyền về tài nguyên và môi
trường.