ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 8366/HD-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 05 tháng 9 năm 2017
|
HƯỚNG DẪN
BẢO
ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH
Thực hiện Công văn số 1659/BCA-C66 ngày 24 tháng 7
năm 2017 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công an về việc hướng dẫn bảo đảm
an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở của hộ gia đình Ủy ban nhân dân tỉnh
yêu cầu Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh
và các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển
khai hướng dẫn các hộ gia đình (không thuộc nhà chung cư) thực hiện một số nội
dung sau:
1. Tuyên truyền, hướng dẫn hộ
gia đình thực hiện các quy định về bảo đảm điều kiện an toàn PCCC, bao gồm:
- Đôn đốc nhắc nhở thành viên trong hộ gia đình thực
hiện quy định của pháp luật về PCCC; nghiên cứu, nắm vững kiến thức cơ bản về
PCCC, thoát nạn, cứu người trong đám cháy, sơ cứu ban đầu.
- Thường xuyên tự kiểm tra, phát hiện và khắc phục
kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác
trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC; quản lý chặt chẽ và sử dụng an
toàn chất dễ gây cháy, nổ.
- Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng và
phương án thoát nạn phù hợp khi có sự cố cháy, nổ.
2. Hướng dẫn giải pháp ngăn
cháy lan
- Đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nơi
chứa hàng hóa, chất nguy hiểm về cháy, nổ nên bố trí tách biệt với nơi ở, sinh
hoạt.
- Đối với nơi sản xuất, kinh doanh, chứa hàng hóa,
chất nguy hiểm về cháy, nổ để phương tiện giao thông cơ giới, cần hướng dẫn giải
pháp ngăn cháy với lối thoát nạn.
- Đối với nhà ở có tầng hầm, tầng nửa hầm, cần hướng
dẫn giải pháp ngăn khói ngăn cháy lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng
thang máy, trục kỹ thuật thông tầng; không nên bảo quản, sử dụng chất khí, chất
lỏng dễ cháy, nổ trong tầng hầm.
3. Hướng dẫn giải pháp thoát nạn
- Đối với nhà có 01 lối thoát nạn, cần hướng dẫn bố
trí thêm phương án thoát nạn khác, có thể là cầu thang sắt ngoài nhà, ống tụt
hoặc thang dây, dây thả chậm đặt tại ban công, lô gia, sân thượng...
- Đối với lối đi, lối thoát nạn, cần hướng dẫn giải
pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của các yếu tố nguy hiểm từ đám
cháy, cụ thể:
+ Trên hành lang, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn
của nhà không nên để các thiết bị, vật dụng nhô ra khỏi mặt tượng ở độ cao dưới
2m (chiều cao được xác định từ sàn nhà hoặc bậc thang, chiếu nghi đến mép dưới
của thiết bị, vật dụng) các ống dẫn chất lỏng, chất khí dễ cháy;
+ Cầu thang bộ thoát nạn trong nhà nên sử dụng vật
liệu không cháy hoặc khó cháy; hạn chế cầu thang xoắn ốc;
+ Lối thoát nạn từ cầu thang bộ tại tầng 1 nên bố
trí thoát ra ngoài trực tiếp hoặc qua lối đi an toàn có đủ chiều rộng cho người
di chuyển thuận lợi. Không nên để phương tiện, hàng hóa, đồ dùng, vật liệu dễ
cháy hoặc nguồn lửa, nguồn nhiệt tại lối thoát nạn hoặc liền kề;
+ Cửa đi ra ngoài nhà tại tầng 1 nên sử dụng cửa có
bản lề (cửa cánh), hạn chế lắp đặt cửa trượt, cửa cuốn; nên bố trí nơi để chìa
khóa, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng...) trong nhà để kịp thời
mở cửa khi xảy ra sự cố cháy nổ. Trường hợp lắp đặt cửa cuốn thì cần có bộ lưu
điện và bộ tời bằng tay để mở cửa khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng.
- Đối với nhà ở có ban công, lô gia hoặc cửa sổ ở mặt
tiếp giáp với đường giao thông, cần bảo đảm thông thoáng để thoát nạn khi cần
thiết; trường hợp lắp đặt lồng sắt, lưới sắt thì nên bố trí ô cửa để thoát nạn
khi có cháy, nổ. Việc lắp đặt biển quảng cáo bên ngoài nhà cần bảo đảm an toàn
PCCC và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đối với tầng mái (sân thượng), nên có lối lên từ
tầng dưới qua cầu thang hoặc ô cửa có kích thước đủ rộng để có thể di chuyển
lên tầng mái và tính toán đến khả năng thoát nạn sang nhà liền kề.
4. Hướng dẫn bảo đảm an toàn
trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt
- Tại nơi đun nấu, không nên để hàng hóa, chất dễ
cháy gần nơi đun nấu.
Khi sử dụng bếp, cần lưu ý:
+ Đối với bếp gas: cần tắt bếp và đóng van bình gas
khi không sử dụng; thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, van khóa, van an toàn để
kịp thời thay thế khi bị hư hỏng. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm
thông thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt;
nên lắp đặt đầu báo dò khí gas tại khu vực đặt bình gas, bếp gas. Trường hợp sử
dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm. Cần thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu theo
đúng quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
+ Đối với bếp điện (bếp từ, hồng ngoại...) cần bố
trí đường dây điện phù hợp với công suất của bếp và có thiết bị đóng, ngắt, bảo
vệ (cầu dao, aptomat...);
+ Đối với bếp dầu: thường xuyên lau chùi sạch sẽ;
không rót dầu vào bếp khi bếp đang cháy; không dùng xăng làm nhiên liệu cho bếp
dầu.
- Tại khu vực thờ cúng:
+ Vách trần nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc
khó cháy đèn, bát hương nến khi thắp cần đặt chắc chắn trên mặt phẳng để tránh
bị đổ vỡ, trường hợp đất trên vật dụng khác thì nên sử dụng vật dụng là loại
không cháy hoặc khó cháy (miếng lót bằng kim loại, bát, đĩa, cốc...); không nên
thắp đèn, hương, nên khi đi ngủ hoặc không có người ở nhà;
+ Khi đốt vàng mã nên có người trông coi; nơi đốt
vàng mã cần được che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa.
5. Hướng dẫn bảo đảm an toàn
trong lắp đặt, sử dụng hệ thống điện gia đình
- Hệ thống điện cần được thiết kế, lắp đặt bảo đảm
đủ công suất cấp cho các thiết bị sử dụng, có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ (cầu
dao, cầu chì, aptomat...) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, nhánh và
thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn (điều hòa, bình nóng lạnh...), cầu dao,
aptomat nên lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho việc ngắt điện.
- Khi lắp đặt thêm thiết bị tiêu thụ điện, cần tính
toán tránh gây quá tải; không nên sử dụng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm.
- Khi lắp đặt các thiết bị điện sinh nhiệt lớn (đèn
sưởi, quạt sưởi, lò nướng...) cần có khoảng cách an toàn đến các vật dụng dễ
cháy.
- Kiểm tra và tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà.
- Nên bố trí tách biệt hệ thống điện của khu vực sản
xuất, kinh doanh với các khu vực khác của nhà.
- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, thay thế thiết bị
điện bị hư hỏng hoặc không bảo đảm an toàn.
6. Hướng dẫn bảo đảm an toàn
trong sắp xếp, bảo quản tài sản, vật dụng, chất cháy
- Không nên để xăng, dầu, khí đốt, chất lỏng dễ
cháy ở trong nhà; trường hợp cần thiết thì chỉ nên dự trữ số lượng tối thiểu
đáp ứng nhu cầu sử dụng và bảo quản ở nơi thông thoáng, cách xa nguồn lửa, nguồn
nhiệt.
- Ô tô, mô tô, xe gắn máy, máy phát điện và phương
tiện khác có sử dụng xăng dầu, chất lỏng dễ cháy cần để cách xa nơi đun nấu,
nguồn lửa, nguồn nhiệt.
- Sắp xếp, bảo quản tài sản, vật dụng theo từng loại
bảo đảm gọn gàng, không cản trở lối đi, lối thoát nạn; không nên để hàng hóa,
chất cháy gần ổ cắm điện, công tắc, aptomat, thiết bị tiêu thụ điện sinh nhiệt.
- Hàng hóa dễ cháy cần bố trí trong khu vực hoặc
phòng riêng và loại trừ yếu tố có thể dẫn đến tự cháy do phát sinh nhiệt hoặc
do phản ứng hóa học giữa các chất.
7. Hướng dẫn trang bị phương tiện
chữa cháy
Hộ gia đình nên tự trang bị phương tiện chữa cháy
phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình như bình chữa
cháy, đèn chiếu sáng sự cố, mặt nạ lọc độc, thang dây, dụng cụ phá dỡ... Trường
hợp nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh thì trang bị phương tiện PCCC phù hợp
với quy mô, tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành,
đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Giao Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, tổng
hợp đánh giá kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công an theo quy định./.
Nơi nhận:
- BCA (qua C66A+B) (b/c);
- V11A+B BCA (b/c);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể (th/hiện);
- UBND các huyện, thành phố (th/hiện);
- Các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (th/hiện);
- Lưu VT, PCNC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tịnh
|