Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1824/QĐ-UBND 2017 Chương trình An toàn vệ sinh lao động Tiền Giang 2017 2020

Số hiệu: 1824/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Trần Thanh Đức
Ngày ban hành: 06/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1824/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 06 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Y tế, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Đức

 

CHƯƠNG TRÌNH

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang)

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Trung bình hàng năm, giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người.

- Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và trên 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.

- Trung bình mỗi năm tăng thêm 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

- Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh, huyện, xã và Ban Quản lý các Khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.

- Trên 80% người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

- Trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu.

- Trên 70% số hợp tác xã, doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.

- Bảo đảm 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

II. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Thời gian: Thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020.

2. Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

- Ban hành các văn bản hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động của tỉnh, của các huyện, thành, thị.

- Triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi toàn tỉnh.

- Hàng năm, tổ chức huấn luyện nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động.

- Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Điều tra, thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc

- Triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp.

- Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại.

- Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

- Các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

3. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn vệ sinh lao động

- Hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực huấn luyện, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai huấn luyện, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động thuộc mục tiêu của Chương trình.

- Thực hiện có hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4. Hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá Chương trình của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh

- Triển khai các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh…

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả của Chương trình và báo cáo về các hoạt động của Chương trình.

5. Triển khai, tổ chức các hoạt động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên phạm vi toàn tỉnh

- Tổ chức mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động vào tháng 5 hàng năm tại tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.

- Tuyên truyền trước, trong và sau Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động bằng nhiều hình thức: viết tin, bài đăng báo, đưa tin, phóng sự trên đài, treo pa-nô, băng-rôn, tranh, khẩu hiệu, áp-phích,...

- Triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá của Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp nhân Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ và thi an toàn vệ sinh viên giỏi.

- Tổng kết thi đua và khen thưởng.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về chính sách, cơ chế

- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

- Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động với các Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động, các chương trình có liên quan khác.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả việc thực hiện Chương trình. Đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế.

2. Về thông tin, tuyên truyền

- Tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; an toàn vệ sinh viên và người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

- Tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan nâng cao nhận thức và tham gia triển khai và hưởng ứng các hoạt động của Chương trình.

- Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động giữa các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến 4,998 tỷ đồng, trong đó:

- Đề nghị kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ: 2,290 tỷ đồng.

- Kinh phí ngân sách địa phương: 2,708 tỷ đồng.

(Có phụ lục kèm theo)

Chi tiết các hoạt động cụ thể như sau:

a) Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế, Hội Nông dân, Công an tỉnh.

- Đối tượng thụ hưởng: Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động thuộc các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể cấp tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Kinh phí thực hiện trong 4 năm: 630 triệu đồng, trong đó:

+ Kinh phí trung ương: 450 triệu đồng.

+ Kinh phí địa phương: 180 triệu đồng.

b) Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

- Đối tượng thụ hưởng: Cán bộ y tế, người sử dụng lao động, người lao động trong các ngành nghề có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

- Kinh phí thực hiện trong 4 năm: 1,528 tỷ đồng, trong đó:

+ Kinh phí trung ương: không.

+ Kinh phí địa phương: 1,528 tỷ đồng.

c) Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế, Hội Nông dân.

- Đối tượng thụ hưởng: Các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, huấn luyện; người sử dụng lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên; người lao động ở các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh; người lao động và nông dân không có quan hệ hợp đồng lao động, ưu tiên các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ gia đình có công với cách mạng.

- Kinh phí thực hiện trong 4 năm: 1,76 tỷ đồng, trong đó:

+ Kinh phí trung ương: 1,76 tỷ đồng

+ Kinh phí địa phương: Không.

d) Kiểm tra, giám sát đánh giá Chương trình; hoạt động của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: các ngành là thành viên của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh.

- Đối tượng kiểm tra, giám sát: Người sử dụng lao động và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã và hộ gia đình có sản xuất kinh doanh.

- Kinh phí thực hiện trong 4 năm: 180 triệu đồng, trong đó:

+ Nguồn kinh phí trung ương: 80 triệu đồng.

+ Kinh phí địa phương: 100 triệu đồng.

e) Hoạt động tổ chức Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động hàng năm

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: các ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo Tháng An toàn vệ sinh lao động tỉnh, Ban Chỉ đạo Tháng An toàn vệ sinh lao động tỉnh cấp huyện.

- Đối tượng thụ hưởng: Các cấp chính quyền, toàn thể nhân dân, người sử dụng lao động và người lao động.

- Kinh phí thực hiện trong 4 năm: 900 triệu đồng

+ Nguồn kinh phí trung ương: không.

+ Nguồn kinh phí địa phương: 900 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí thực hiện

- Ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia; các nguồn hỗ trợ khác thực hiện Chương trình.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình từng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp vi các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động tại mục 1, 3, 4, 5 phần III Chương trình này.

- Chủ trì, phối hợp vi các cơ quan liên quan triển khai đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các nội dung thực hiện tại mục 12 phần VI Chương trình này.

- Điều phối, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các sở, ngành và địa phương thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại mục 2 phần III Chương trình này. Phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm.

- Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh lao động; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Sở Tài chính

- Trên cơ sở kế hoạch Chương trình thực hiện hàng năm do cơ quan chủ trì tổng hợp, Sở Tài chính phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định dự toán kinh phí và trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và khả năng cân đối ngân sách.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tổng hợp, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các sở, ngành khác có liên quan vận động các nguồn hỗ trợ khác để thực hiện Chương trình.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã và các cơ quan liên quan hướng dẫn, tuyên truyền các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn nghề nghiệp trong chăn nuôi, trồng trọt và đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các máy, thiết bị sản xuất trong nông nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành quản lý.

6. Các sở, ngành liên quan

- Chủ động lập kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.

- Kiểm tra, đánh giá; định kỳ hàng năm và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình.

7. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động; ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm.

8. Đề nghị Liên minh Hợp tác

Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao nhận thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho các hợp tác xã và các đơn vị thành viên khác.

9. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

10. Đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Xây dựng và triển khai Chương trình an toàn, vệ sinh lao động của địa phương cho giai đoạn 2017 - 2020 phù hợp với mục tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình và điều kiện thực tế của địa phương.

- Chủ động phối hợp vi các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tình hình thực hiện Chương trình.

12. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Hàng năm, xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động gắn liền với kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung thực hiện các nội dung chính như sau:

- Kiện toàn bộ máy bảo hộ lao động của doanh nghiệp, bố trí đủ cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ ở cơ sở; mạng lưới an toàn vệ sinh viên, lực lượng sơ cấp cứu tại chỗ, lực lượng phòng cháy theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền phổ biến Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015 cho công nhân, người lao động của đơn vị.

- Tổ chức đăng kiểm, khai báo các vật tư, thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; xây dựng nội quy, quy trình về an toàn lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động và cấp giấy chứng nhận, thẻ an toàn cho công nhân vận hành các máy, thiết bị, làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo đúng quy định.

- Thực hiện đầy đủ các quy định, chế độ chính sách về bảo hộ lao động cho người lao động như: trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; quan trắc, đo kiểm môi trường lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; thực hiện bồi dưỡng độc hại cho người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...

- Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp, bổ sung các biển báo, rào chắn những khu vực nguy hiểm có nguy cơ tai nạn lao động; bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đầu tư, trang bị bổ sung phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phương tiện cứu nạn, rà soát và bổ sung nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ cho những công việc, địa điểm sản xuất có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ...

VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

- Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh báo cáo về tình hình công tác an toàn lao động, tai nạn lao động trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Báo cáo gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày ngày 15/6 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15/12 đối với báo cáo năm. Ngoài ra, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ 6 tháng vào ngày 25/6 và năm vào ngày 25/12 hàng năm.

Trên đây là nội dung Chương trình An toàn, Vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 - 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để thực hiện Chương trình đạt mục tiêu, hiệu quả đề ra./.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh Tiền Giang)

STT

Nội dung hoạt động

ĐVT

Kinh phí từng năm

Tổng giai đon 2017-2020

2017

2018

2019

2020

I

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động.

 

135

165

165

165

630

 

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ

90

120

120

120

450

 

- Ngân sách địa phương

45

45

45

45

180

1

Hoạt động 1: Huấn luyện cán bộ quản lý nhà nước về ATVSLĐ các cấp Trong đó:

Triệu đồng

35

35

35

35

140

 

- Ngân sách Trung ương htrợ

0

0

0

0

0

 

- Ngân sách địa phương

35

35

35

35

140

1.1

- Số lp

Lớp

1

1

1

1

4

1.2

- Số người

Người

100

100

100

100

400

2

Hoạt động 2: Htrợ trin khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, v sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ ssản xut, kinh doanh đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bnh nghề nghiệp và tư vấn hướng dẫn trực tiếp doanh nghiệp

Triệu đồng

30

60

60

60

210

 

- Ngân sách Trung ương h tr

 

30

60

60

60

210

 

Số doanh nghiệp tham gia

DN

10

10

10

10

40

3

Hoạt động 3: Điều tra tai nạn lao động xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu về ATVSLĐ

Triệu đồng

20

20

20

20

80

 

- Ngân sách Trung ương htrợ

20

20

20

20

80

4

Hoạt động 4: Tập huấn, dự hội thảo do TW t chc.

Triệu đồng

50

50

50

50

250

 

- Ngân sách Trung ương htrợ

40

40

40

40

200

 

- Ngân sách địa phương

10

10

10

10

50

II

Phòng chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khe người lao động tại nơi làm việc

Triệu đồng

373

431

500

224

1,528

 

- Ngân sách địa phương

373

431

500

224

1,528

1

Hoạt động 1: Trin khai các biện pháp phòng, chng các bệnh nghề nghiệp phbiến trong các cơ quan đơn vị doanh nghiệp CSSXKD có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp

 

15

15

15

15

60

1.1

Hướng dẫn nghiệp vụ y tế lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp qua các lp huấn luyện, tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Triệu đồng

5

5

5

5

20

 

- Số lớp

Lp

1

1

1

1

4

 

- Số người

Người

50

50

50

50

200

1.2

Kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy cơ bệnh nghề nghiệp ở các cơ sở có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.

Triệu đồng

10

10

10

10

40

2

Hoạt động 2: Tập huấn nâng cao năng lực chn đoán, giám định cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động đánh giá các yếu tcó hại

Triệu đồng

53

24

23

24

124

2.1

Tchức tập hun nâng cao năng lực chn đoán, giám định, bệnh nghề nghiệp cho cán bộ chuyên trách y tế lao động tuyến huyện.

Triệu đồng

3

 

3

 

6

 

- Số lớp

Lớp

1

 

1

 

2

 

- Số người

Người

20

 

20

 

40

2.2

Tchức tập huấn nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại cho cán bộ chuyên trách y tế lao động tuyến huyện

 

 

4

 

4

8

 

- Số lp

Lp

 

1

 

1

2

 

- Số người

Người

 

30

 

30

60

2.3

Cử 05 cán bộ đào tạo đủ năng lực quan trc môi trường lao động, cập nhật kiến thức do các đơn vị Trung ương tchức;

Triệu đồng

30

10

10

10

60

2.4

Đào tạo bsung bác sỹ đnăng lực khám phát hin, tham gia giám định bnh nghề nghiệp tại tuyến tỉnh cho 02 bác sỹ có chứng chỉ đđiều kiện khám bệnh nghề nghiệp.

Triệu đồng

20

10

10

10

50

3

Hoạt động 3: Tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh: huấn luyện lực lượng sơ cấp cứu tại nơi làm việc

Triệu đồng

75

75

75

75

300

3.1

Tchức các lớp tập huấn An toàn vệ sinh lao động - phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp

Triệu đồng

5

5

5

5

20

 

- Số lp

Lp

1

1

1

1

4

 

- Số người

Người

50

50

50

50

200

3.2

Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ y tế lao động cho người làm công tác y tế tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Triệu đồng

10

10

10

10

40

 

- Số lớp

Lớp

1

1

1

1

4

 

- Số người

Người

100

100

100

100

400

3.3

Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu tai nạn lao động cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại các cơ sở sử dụng lao động

Triệu đồng

30

30

30

30

120

 

- Số lớp

Lớp

10

10

10

10

40

 

- Số người

Người

500

500

500

500

2000

3.4

Tham dự hội nghị, hội thao tuyến trung ương tổ chức (2 lần/năm)

Triệu đồng

15

15

15

15

60

3.5

Phối hợp tổ chức, thực hiện các nội dung được phân công trong Tháng An toàn vệ sinh lao động (1 lần/năm)

Triệu đồng

15

15

15

15

60

4

Hoạt động 4: Các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả bệnh nghề nghiệp

Triệu đng

230

317

387

110

1,044

4.1

Tổ chức đo đạc môi trường lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý

Kinh phí do doanh nghiệp trả

4.2

Trang bị mới, bổ sung, bảo trì, sửa chữa, hiu chnh, kim định trang thiết bị đo đạc môi trường lao động

Triệu đồng

80

142

74

110

406

 

Máy đo ánh sáng

Triệu đồng

 

 

10

 

10

 

Máy đo độ ẩm

Triệu đồng

 

 

12

 

12

 

Máy đo tốc độ gió

Triệu đồng

 

 

12

 

12

 

Máy đo độ ồn

Triệu đồng

 

32

 

 

32

 

Máy đo bụi

Triệu đồng

 

 

 

90

90

 

Máy lấy mẫu không khí

Triệu đồng

60

 

 

 

60

 

Hiệu chỉnh, bảo trì, sửa chữa trang thiết bị đo MT(năm/lần)

Triệu đồng

20

20

20

20

80

 

y đo điện từ trường tần số vô tuyến (tuyến tỉnh)

Triệu đồng

 

 

20

 

20

 

Máy đo liều phóng xạ

Triệu đồng

 

90

 

 

90

4.3

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý

Kinh phí do doanh nghiệp trả

4.4

Trang bị mới, bổ sung thiết bị đáp ứng nhu cầu khám sức khỏe định k, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

Triệu đồng

150

175

313

0

638

 

Máv đo lớp mdưới da

Triệu đồng

 

5

 

 

5

 

Máy đo thính lực

Triệu đồng

150

 

 

 

150

 

Máy đo liều sinh học

Triệu đồng

 

20

 

 

20

 

y chụp X quang di động

Triệu đồng

 

 

250

 

250

 

Thiết bị rửa phim X quang

Triệu đồng

 

 

50

 

50

 

Đèn đọc phim X quang

Triệu đồng

 

 

3

 

3

 

Bộ thử áp bì chun

Triu đng

 

 

5

 

5

 

Máy soi da

Triệu đồng

 

 

5

 

5

 

Máy đo chức năng hô hấp

Triệu đồng

 

150

 

 

150

III

Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ tráp dụng các biện pháp kthuật ATVSLĐ

Triệu đồng

440

440

440

440

1,760

 

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ

440

440

440

440

1,760

1

Hoạt động 1: Triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (xây dựng các chuyên đề, phóng sự về ATVSLĐ, in n tờ rơi, băng rôn, pa nô tuyên truyền...)

Triệu đồng

50

50

50

50

200

 

- Ngân sách Trung ương htrợ

50

50

50

50

200

2

Hoạt động 2: Tập huấn người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác ATVSLĐ, cán bộ công đoàn ở doanh nghiệp (40 triệu đồng/lp/50 người)

Triệu đồng

160

160

160

160

640

 

- Ngân sách Trung ương htrợ

 

160

160

160

160

640

 

Số lớp

Lớp

4

4

4

4

16

 

Số người

Người

100

100

100

100

400

3

Hoạt động 3: Tập huấn cho người lao động không có quan hhợp đồng lao động làm nghề có yêu cầu nghiêm ngặt, nguy him độc hại về ATVSLĐ (40 triệu đồng/lớp/50 người)

Triệu đồng

80

80

80

80

320

 

Ngân sách Trung ương htrợ

80

80

80

80

320

 

Số lớp

Lớp

2

2

2

2

2

 

Số người

Người

100

100

450

450

2.000

4

Hoạt động 4: Tập huấn người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy him và người làm nghề, công việc có yêu cu nghiêm ngặt ATVSLĐ (40 triệu đồng/lớp/50 người)

Triệu đồng

150

150

150

150

600

 

Ngân sách Trung ương htrợ

150

150

150

150

600

 

Số lớp

Lớp

3

3

3

3

12

 

Số người

Người

150

150

150

150

600

IV

Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình của Hội đồng ATVSLĐ tỉnh.

Triệu đồng

45

45

45

45

180

 

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ

20

20

20

20

80

 

- Ngân sách địa phương

25

25

25

25

100

1

Hoạt động 1: Các hoạt động qun lý, kim tra, giám sát việc thực hiện công tác ATVSLĐ

Triệu đồng

20

20

20

20

80

 

- Ngân sách Trung ương htrợ

20

20

20

20

80

2

Hoạt động 2: Tổ chức kết, tng kết đánh giá hiệu quả của Chương trình và báo cáo về các hoạt động của Chương trình.

Triệu đồng

25

25

25

25

100

 

- Ngân sách Trung ương htrợ

0

0

0

0

0

 

- Ngân sách địa phương

 

25

25

25

25

100

V

Tổ chức tháng hành động an toàn vệ sinh lao động

Triệu đồng

220

220

230

230

900

 

- Ngân sách địa phương

220

220

230

230

900

1

Hoạt động 1: Tổ chức Lphát động Tháng ATVSLĐ cấp tỉnh

Triệu đồng

45

45

45

45

180

2

Hoạt động 2: Tuyên truyền trước trong và sau tháng hành động ATVSLĐ dưới nhiều hình thức: Báo đài, Pa nô, băng rôn, tranh, khu hiệu, áp phích....

Triệu đồng

65

65

65

65

260

3

Hoạt động 3: Hoạt động của Ban chỉ đạo và công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá của Ban chỉ đạo tỉnh tại các huyện, doanh nghiệp nhân tháng hành động ATVSLĐ

Triệu đồng

40

40

40

40

160

4

Hoạt động 4: Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về ATVS

Triệu đồng

70

70

80

80

300

 

Tổng cộng (I+II+III+IV+V) Trong đó:

Triệu đồng

1213

1301

1380

1104

4,998

 

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ

550

580

580

580

2,290

 

- Ngân sách địa phương

663

721

800

524

2,708

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1824/QĐ-UBND ngày 06/06/2017 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.255

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.210.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!