Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 41/KH-UBND 2018 phòng chống HIV/AIDS Quảng Ngãi

Số hiệu: 41/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Ngọc Dũng
Ngày ban hành: 19/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2018

Thực hiện Công văn số 7236/UBQG50 ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống AIDS của UBQG phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn ma túy mại dâm về việc hướng dẫn triển khai Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 và năm 2018; để chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 đạt hiệu quả, trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 508/SYT-TTr ngày 05/3/2018, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2018, cụ thể như sau:

I. Tình hình nhiễm HIV/AIDS và kết quả phòng, chống HIV/AIDS năm 2017

1. Tình hình về các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS

- Nhóm người tiêm chích ma túy (TCMT): Số có hồ sơ quản lý 318 người. Tuy nhiên, hiện tượng tiêm chích ma túy còn diễn biến phức tạp.

- Nhóm người bán dâm: Tình hình hoạt động mại dâm còn nhiều diễn biến phức tạp do có một số cơ sở kinh doanh dịch vụ bị lợi dụng hoạt động mại dâm và dân s di dân biến động đến (tiếp viên nhà hàng, karaoke, massage...) nên rất khó kiểm soát. Số quản lý được là 400 trường hợp.

- Nhóm dân di biến động: Hiện nay, có nhiều người dân Quảng Ngãi đi làm ăn tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên, ngư dân đánh bắt xa bờ. Đồng thời cũng có nhiều người tại các tỉnh khác đến làm việc, sinh sống tại các khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi, số ước tính: khoảng trên 20.000 người.

- Nhóm tình dục đồng giới (MSM): chỉ phát hiện 01 người nhiễm HIV trong nhóm MSM tại xã Tịnh Châu, thành phố Quảng Ngãi.

- Hành vi nguy cơ của nhóm quần thể đích: Hiện nay, có khoảng 6% đối tượng TCMT sử dụng bơm kim tiêm (BKT) chung và 54% không sử dụng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục.

2. Tình hình phòng, chống HIV/AIDS năm 2017

a) Về hoạt động truyền thông:

- Tổ chức tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS với Đài truyền thanh 14 huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.

- Triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho 40 doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

- Cấp phát 1.600 Tạp chí HIV/AIDS và cộng đồng, tờ gấp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và 500 băng đĩa VCD cho các đơn vị để phục vụ truyền thông trên địa bàn toàn tỉnh.

- Cung cấp 1.100 bao cao su và 900 bơm kim tiêm cho các đối tượng ma túy, mại dâm.

- Chỉ đạo và hướng dẫn, giám sát các đơn vị triển khai tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, thực hiện truyền thông nhóm, thăm hộ gia đình và tư vấn phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai.

- Phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và các địa phương tuyên truyền việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bng Methadone.

- Triển khai phòng, chống HIV/AIDS cho 60 xã, phường trọng điểm/184 xã, phường trên toàn tỉnh trong năm 2017.

- Tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS năm 2017”

b) Về Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện bệnh nhân HIV/AIDS:

- Trong năm 2017, tiếp cận 29 bệnh nhân HIV/AIDS để đưa vào điều trị, nâng tổng số bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị thuốc kháng vi rút HIV là 262 người. Xét nghiệm trên 25.237 mẫu máu để theo dõi tình trạng đáp ứng điều trị cho người bệnh

c) Về công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS:

- Giám sát hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS cho 60 xã và khảo sát triển khai phòng, chống HIV/AIDS cho 03 xã mới triển khai năm 2017.

- Tập huấn kỹ năng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ và y tế thôn của các huyện. Hướng dẫn các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2017.

- Tổ chức tập huấn công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS cho các bệnh viện và Trung Tâm Y tế huyện tại tỉnh Quảng Ngãi.

d) Về Giám sát dịch thọc HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS:

- Trong năm 2017, đã xét nghiệm HIV cho 31.234/20.000 mẫu (tăng 11.234 mẫu xét nghiệm; đạt: 156%), trong đó số người nhiễm HIV mới phát hiện 52/50 người dương tính với HIV (tăng 02 người; 104%) so với kế hoạch (tích lũy số người nhiễm HIV 753 người), chuyển sang giai đoạn AIDS 37 người (tích lũy 541 người) và có 10 người đã tử vong do AIDS (tích lũy 243 người).

- Tích lũy đến năm 2017 ghi nhận tại các địa phương như sau:

Số TT

Đơn vị

HIV

AIDS

Tử vong

Còn sống

1

Ba Tơ

44

26

7

37

2

Bình Sơn

81

59

24

57

3

Đức Phổ

114

91

51

63

4

Lý Sơn

13

8

6

7

5

Minh Long

6

5

3

3

6

Mộ Đức

80

61

33

47

7

Nghĩa Hành

70

50

27

43

8

TP. Quảng Ngãi

174

121

46

128

9

Sơn Hà

19

7

2

17

10

Sơn Tây

5

1

 

5

11

Sơn Tịnh

48

35

13

35

12

Tây Trà

2

2

 

2

13

Trà Bồng

10

9

2

8

14

Tư Nghĩa

87

66

29

58

 

Tổng cộng

753

541

243

510

II. Căn cứ xây dựng kế hoạch:

- Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2020;

- Quyết định số 4757/QĐ-BYT ngày 23/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Khung xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm (giai đoạn 2016-2020).

- Công văn số 7236/UBQG50 ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống AIDS của UBQG phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn ma túy mại dâm về việc hướng dẫn triển khai Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 và năm 2018.

III. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; tăng cường các hoạt động phòng, chống, điều trị hướng đến mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng lây truyền); khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động chuyên môn:

2.1. Hoạt động 1: Dự phòng và can thiệp giảm tác hại

- Chỉ tiêu 1: 70% người dân từ 15-49 tuổi hiểu biết đúng về dự phòng lây truyền HIV/AIDS.

- Chỉ tiêu 2: Mở rộng độ bao phủ các chương trình can thiệp giảm tác hại, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nghiện chích ma túy dưới 12% và nhóm người bán dâm dưới 5%.

- Chỉ tiêu 3: 113 bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bng Methadone

- Chỉ tiêu 4: 70% cơ quan thông tin đại chúng địa phương đăng phát thông tin về phòng, chống HIV/AIDS.

- Chỉ tiêu 5: 40% doanh nghiệp (nhỏ và vừa) tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

2.2. Hoạt động 2: Xét nghiệm và Giám sát dịch HIV/AIDS:

- Chỉ tiêu 1: Đạt 100% cỡ mẫu giám sát phát hiện (trên 30.000 mẫu) và mở rộng chương trình tư vấn và xét nghiệm tự nguyện vượt năm 2017.

- Chỉ tiêu 2: 60% phụ nữ mang thai, 55% bệnh nhân lao, 100% máu trước khi truyền được xét nghiệm HIV.

- Chỉ tiêu 3: 100% trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm/nghi ngờ nhiễm HIV được xét nghiệm chẩn đoán sớm.

- Chỉ tiêu 4: Phát hiện 40 trường hợp nhiễm HIV mới, lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện là 793 người.

2.3. Hoạt động 3: Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Chỉ tiêu 1: 90% người nhiễm HIV có nhu cầu điều trị bằng thuốc ARV tiếp cận được thuốc ARV.

- Chỉ tiêu 2: Quản lý, điều trị cho 304 bệnh nhân HIV/AIDS.

- Chỉ tiêu 3: 100% phụ nữ mang thai có HIV dương tính được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

2.4. Hoạt động 4: Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS (đào tạo, tập huấn, NCKH, hội nghị, hội thảo, quản lý, kiểm tra, giám sát)

- Chỉ tiêu: 70% cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS ở các ban ngành, đoàn thể của địa phương được đào tạo về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

2.5. Hoạt động 5: Bảo đảm nguồn tài chính cho việc thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS của tỉnh.

IV. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2018

4.1. Hoạt động 1: Dự phòng và can thiệp giảm tác hại

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 1:

+ Sản xuất, nhân bản, phân phối tài liệu truyền thông, phân phối “Tạp chí AIDS và Cộng đồng” đến các huyện, thành phố, xã, phường trong toàn tỉnh và các ban ngành đoàn thể để làm tài liệu truyền thông; phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến HIV/AIDS cho cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS xã/phường và cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS thôn/bản

+ Hợp đồng trách nhiệm với các Sở ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong ngành.

+ Tiếp tục triển khai “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS” tại các cộng đồng dân cư và các mô hình phòng, chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng.

+ Dựng và sửa chữa các Pano truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở y tế huyện và xã, phường, đơn vị chưa có Pano truyền thông phòng, chống HIV/AIDS hoặc pano bị hư hỏng và hết thời gian sử dụng.

+ Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu và hội thi phòng, chống HIV/AIDS tại các trường học, cơ quan, đoàn thể và các địa phương.

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như: Tọa đàm, thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm, tư vấn,...

+ Liên kết các hoạt động truyền thông với các hoạt động tư vấn thăm hỏi gia đình người nhiễm tạo điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các thông tin phòng, chống HIV/AIDS.

+ Tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11- 10/12/2018) từ tỉnh đến huyện và xã, phường.

+ Tiếp tục triển khai các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống HIV tại các xã, phường.

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 2:

+ Cung cấp BKT (Bom kim tiêm) miễn phí cho đối tượng tiêm chích ma túy và BCS (Bao cao su) cho người mua bán dâm thông qua cán bộ y tế, truyền thông viên,...

+ In ấn tài liệu truyền thông về sử dụng bao cao su, các kiến thức về cung cấp và sử dụng bơm kim tiêm sạch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục,...

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 3:

+ Tiếp tục duy trì hoạt động cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;

+ Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại điểm điều trị Methadone;

+ Xây dựng, in ấn và cấp phát tài liệu truyền thông về chương trình Methadone;

+ Đánh giá hiệu quả của chương trình để xây dựng kế hoạch mở rộng cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh.

+ Tiếp tục phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động đối tượng nghiện các dạng thuốc phiện (CDTP) để điều trị Methadone.

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 4:

+ Phối hợp giữa các Ban phòng, chống HIV/AIDS huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trọng điểm và không trọng điểm để triển khai hoạt động truyền thông.

+ Phối hợp giữa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh sản xuất, phổ biến các tin, bài, chương trình, phóng sự... Đồng thời phối hợp với Đài Truyền thanh các huyện, TP và xã, phường tổ chức tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS; quảng bá các dịch vụ; tuyên truyền chống kỳ thị và phân biệt đối xử;

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 5:

+ Tiếp tục phổ biến và hướng dẫn các văn bản triển khai phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc tại các doanh nghiệp;

+ Phối hợp với các doanh nghiệp triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm dân di biến động bao gồm cả công nhân lao động tại các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng;

+ Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS trong các doanh nghiệp.

+ Tổ chức nói chuyện, tập huấn cho cán bộ, công nhân lao động tại các cơ sở nhà máy, xí nghiệp về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

+ Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.

4.2. Hoạt động 2: Xét nghiệm và Giám sát dịch HIV/AIDS:

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 1:

+ Truyền thông quảng bá dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đến các nhóm đối tượng

+ Triển khai tư vấn xét nghiệm lưu động trên toàn tỉnh, lưu ý các vùng nguy cơ cao, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo

+ Nâng cấp phòng xét nghiệm, từng bước trang bị các phương tiện, dụng cụ đủ điều kiện thành lập phòng xét nghiệm đạt chuẩn khẳng định HIV (+).

+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật viên xét nghiệm HIV/AIDS của tỉnh, huyện, thành phố.

+ Mua sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc và khẳng định HIV đảm bảo chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Tăng cường công tác xét nghiệm tự nguyện tại các đơn vị tuyến tỉnh, huyện.

+ Trang bị các phương tiện cần thiết cho phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện đảm bảo chất lượng.

+ Triển khai các hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại các trại giam, trung tâm giáo dục lao động và xã hội và các đối tượng khác.

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 2:

+ Cung cấp sinh phẩm cho các đơn vị: Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Trung tâm Phong - Da liễu, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố để sàng lọc HIV cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao và phụ nữ có thai, phụ nữ trước đẻ.

+ Triển khai kế hoạch phối hợp Phòng chống Lao và Phòng chống HIV trên địa bàn tỉnh;

+ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh và các cơ sở triển khai Chương trình lao tổ chức tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV trên bệnh nhân lao;

+ Xây dựng kế hoạch mua, phân phối sinh phẩm xét nghiệm HIV cho bệnh nhân Lao, ưu tiên nguồn lực xét nghiệm HIV cho bệnh nhân Lao tại các vùng có nguy cơ cao;

+ Chú trọng sàng lọc HIV các túi máu trước khi truyền theo quy định của Bộ Y tế.

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 3:

+ Tiếp tục triển khai tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại các cơ sở sản khoa nhằm tư vấn xét nghiệm cho phụ nữ mang thai sớm, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con theo đúng quy định;

+ Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường tổ chức tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai nhất là phụ nữ có hành vi nguy cơ cao;

+ Xây dựng kế hoạch mua, phân phối sinh phẩm xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, ưu tiên nguồn lực xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại các địa bàn trọng điểm;

+ Duy trì hoạt động xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 4:

- Thu thập, tổng hợp báo cáo đánh giá HIV/AIDS theo các chỉ số đánh giá của quốc gia từ các tuyến

- Tăng cường giám sát, hỗ trợ các huyện và xã trong việc thu thập số liệu, báo cáo.

- In ấn sổ sách theo dõi, đánh giá chương trình.

4.3. Hoạt động 3: Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 1:

+ Truyền thông đại chúng về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV; quảng bá các dịch vụ HIV bao gồm cả dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV, lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế...qua các kênh truyền thông;

+ Kiện toàn và củng cố mạng lưới điều trị HIV/AIDS các tuyến theo hướng lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế;

+ Tập huấn, hướng dẫn các cơ sở điều trị thực hiện điều trị ARV cho người nhiễm HIV theo các tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ Y tế;

+ Dự trù thuốc ARV kịp thời, phù hợp với từng cơ sở điều trị, bao gồm dự trù thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế, nguồn viện trợ, chương trình dự án khác. Thực hiện bảo quản, báo cáo và cấp phát thuốc ARV theo hướng dẫn.

+ Phối hợp giữa cơ sở điều trị ARV tuyến tỉnh với Trung tâm y tế các huyện, thành phố và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn để theo dõi, hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV, chăm sóc tại nhà và quản lý người nhiễm HIV/AIDS tại xã, phường, thị trấn;

+ Lồng ghép việc triển khai chương trình chất lượng điều trị HIV/AIDS vào việc đánh giá chất lượng bệnh viện;

+ Triển khai điều trị ARV bằng nguồn thuốc BHYT;

+ Xây dựng kế hoạch đo tải lượng vi rút HIV cho bệnh nhân tham gia điều trị ARV.

+ Tăng cường các hoạt động xét nghiệm hỗ trợ cho bệnh nhân trước khi điều trị ARV và theo dõi trong quá trình điều trị, đánh giá kết quả đáp ứng điều trị của người bệnh. Gồm các xét nghiệm: Tế bào CD4, đo tải lượng vi rút HIV, công thức máu toàn phần, chức năng gan, thận, chụp film phổi, siêu âm bụng, viêm gan,...

+ Cung cấp một số thuốc cơ bản điều trị dự phòng bệnh nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân AIDS; củng cố và nâng cấp Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS và điều trị nghiện chất tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.

+ Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, bệnh viện đa khoa tỉnh; bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế huyện, thành phố, bệnh viện Lao và bệnh phổi; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Phong - Da liễu để chăm sóc các bệnh nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

+ Định kỳ hằng quý sinh hoạt với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS và người nhà để tư vấn về tuân thủ điều trị ARV, các nội dung chăm sóc người bệnh và các biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho người khác.

+ Xây dựng và triển khai quy trình tư vấn, theo dõi và điều trị ARV cho bệnh nhân lao có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Thăm viếng và hỗ trợ người nhiễm HIV đang điều trị ARV.

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 2:

+ Rà soát số người nhiễm HIV còn sống trên địa bàn để tư vấn và đưa vào chăm sóc, điều trị;

+ Trang bị đầy đủ sổ sách, bệnh án, biểu mẫu phục vụ điều trị, quản lý và theo dõi bệnh nhân HIV/AIDS

+ ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người nhiễm HIV và ca bệnh điều trị ARV.

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu 3:

+ Tiếp tục triển khai Kế hoạch phối hợp giữa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh và Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế các huyện, thành phố tổ chức điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (tháng 6/2018);

+ Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc giám sát phát hiện, theo dõi HIV trong nhóm phụ nữ có thai và phụ nữ trước sinh, cung ứng thuốc ARV đảm bảo điều trị ARV kịp thời cho mẹ và con, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV lúc chuyển dạ;

+ Phối hợp với chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến tỉnh và huyện, xã triển khai chương trình tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ có thai, phụ nữ trước đẻ trong đợt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản.

+ Tổ chức giám sát trẻ em phơi nhiễm HIV từ những bà mẹ nhiễm HIV sinh con, xét nghiệm bằng kỹ thuật DBS chẩn đoán sớm trẻ em nhiễm HIV và đưa vào chăm sóc và điều trị.

4.4. Hoạt động 4: Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS (đào tạo, tập huấn, NCKH, hội nghị, hội thảo, quản lý, kiểm tra, giám sát)

- Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu:

+ Tiếp tục gửi cán bộ đi đào tạo các khóa ngắn hạn do trung ương tổ chức nhằm nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn trong hệ thống phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ hiện có tại tuyến tỉnh, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ phòng, chống HIV/AIDS tuyến huyện và xã.

+ Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, ban ngành, đoàn thể về kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS.

+ Thường xuyên theo dõi, giám sát và định kỳ đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến

+ Hướng dẫn, đào tạo về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống HIV/AIDS cho đội ngũ phóng viên báo chí.

4.5. Hoạt động 5: Bảo đảm nguồn tài chính cho việc thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS của tỉnh.

* Nội dung hoạt động để đạt chỉ tiêu:

- Tiếp tục triển khai kế hoạch Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 đã được phê duyệt có hiệu quả;

- Xây dựng Kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh bám sát nội dung kế hoạch thực hiện đề án đã được phê duyệt;

- Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn xã hội hóa một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS sau khi có hướng dẫn của cơ quan Trung ương về thu phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

- Tăng kinh phí từ nguồn Bảo hiểm Y tế và người dân tự chi trả:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, bộ phận liên quan triển khai mua và sử dụng Thẻ Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS;

+ Tổ chức Hội nghị đồng thuận về chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS và kêu gọi các tổ chức hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người nhiễm là trẻ em, người thuộc hộ cận nghèo, gia đình gặp khó khăn.

+ Tuyên truyền về lợi ích tham gia bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận mua thẻ Bảo hiểm y tế tự nguyện, giới thiệu chuyển tiếp nhằm tăng số lượt người nhiễm HIV/AIDS được điều trị tại các cơ sở y tế có thanh toán BHYT;

+ Tuyên truyền, vận động người dân tự chi trả cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt trong điều trị, dự phòng lây truyền mẹ con, xét nghiệm HIV tự nguyện và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

V. Tổ chức thực hiện:

1. SY tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành là thành viên Ban chỉ đạo 138 tỉnh và các cơ quan, hội đoàn thể liên quan tổ chức triển khai các nội dung kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS năm 2018;

- Điều phối hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực (Chương trình mục tiêu Y tế - dân số, ngân sách tỉnh, các dự án tài trợ nước ngoài) sử dụng trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS;

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật; tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng chống HIV/AIDS;

- Theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch của các ban ngành, đoàn thể và các địa phương. Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế;

- Trên cơ sở kinh phí được giao năm 2018, Sở Y tế chỉ đạo hướng dẫn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lập kế hoạch chi tiết để triển khai hoạt động.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS kết hợp với phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội của tỉnh và tại cộng đồng.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông về HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng và công tác thông tin tuyên truyền ở cơ sở;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông trong tỉnh thực hiện thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS kết hợp với phòng, chng tệ nạn ma túy, mại dâm tại cộng đồng.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương chỉ đạo cơ quan thông tin các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục truyền thông phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Y tế triển khai chương trình bao cao su tại các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí.

5  Sở Tài chính

Thẩm định dự toán ngân sách do Sở Y tế xây dựng đề xuất tham mưu UBND tỉnh xem xét Quyết định để đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Tư pháp

- Phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

- Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các tổ chức liên quan trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

7. Công an tỉnh

Thực hiện vai trò Cơ quan Thường trực về Phòng, chống ma túy. Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đến công tác phòng chống HIV/AIDS trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam

8. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo quy định;

- Phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV/AIDS;

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật nhà nước về Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

- Chỉ đạo các cơ quan thành viên phối hợp với ngành y tế và các ngành có liên quan và địa phương tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí huy động từ xã hội hóa.

- Chủ động triển khai phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư, đưa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.

10. UBND các huyện thành phố

- Chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Bố trí nguồn lực để triển khai và duy trì các hoạt động của Kế hoạch một cách liên tục và thường xuyên.

- Phối hợp với Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đơn vị liên quan triển khai các hoạt động vận động chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai thực hiện kế hoạch. Đẩy mạnh công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Chỉ đạo và thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn quản lý.

Yêu cầu thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Y tế để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCTUBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PTTH tnh; Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: CVP, PCVP(KGVX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVX (HQ75).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Dũng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 41/KH-UBND ngày 19/03/2018 về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2018

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.308

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.127.13
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!