Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 3814/KH-UBND 2020 triển khai hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Đồng Nai

Số hiệu: 3814/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Hòa Hiệp
Ngày ban hành: 06/04/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3814/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 06 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

VẬN ĐỘNG VÀ TRIỂN KHAI HỖ TRỢ CHO TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT, TRẺ EM THUỘC HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025; Văn bản số 2967/LĐTBXH-TE ngày 22/7/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch vận động và triển khai hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

b) Tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Vận động các nguồn lực và hỗ trợ cho các em có cuộc sống ổn định trong môi trường lành mạnh, an toàn, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội.

2. Yêu cầu

a) Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; đồng thời tăng cường phối hợp các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, gia đình, cộng đồng xã hội trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ và vận động, triển khai hỗ trợ cho đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2020 - 2025.

b) Đảm bảo trẻ em được tiếp cận các dịch vụ về vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội. Hoàn thành chỉ tiêu, mục tiêu và các nội dung Kế hoạch đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

a) Về sức khỏe, dinh dưỡng: Cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em thông qua khám chữa bệnh, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học.

b) Về vui chơi, giải trí: Hỗ trợ trẻ em được tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí tại cộng đồng.

c) Về giáo dục: Tạo mọi điều kiện cho trẻ em được đến trường, sinh hoạt hè theo quy định.

d) Vận động, hỗ trợ trực tiếp theo nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ngoài nhóm được quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như: Hỗ trợ học phí, học phẩm, phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân, học nghề, phát triển kinh tế gia đình trẻ... để các em có cơ hội hòa nhập và phát triển toàn diện như những trẻ em khác trong toàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2020 - 2023:

- 60% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em phải bỏ học kiếm sống khi chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc, trẻ em sống tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập là 1.412 em được hỗ trợ bằng các hình thức như: Học phí, học phẩm, phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân, học nghề, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vui chơi giải trí....

- 60% trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ là 1.562 em đang có nhu cầu được hỗ trợ bằng các hình thức khác như: Hỗ trợ phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân, học nghề, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vui chơi giải trí....

b) Giai đoạn 2024 - 2025:

- 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em phải bỏ học kiếm sống khi chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; Trẻ em bị bóc lột; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc, trẻ em sống tại các trung tâm cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập là 1.883 em được hỗ trợ bằng các hình thức như: Học phí, học phẩm, phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân, học nghề, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vui chơi giải trí....

- 80% trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ là 2.082 em đang có nhu cầu cần hỗ trợ bằng các hình thức khác như: Phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân, học nghề, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vui chơi giải trí....

c) Hàng năm, 100% trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo 02 năm được hỗ trợ bảo hiểm y tế theo quy định của chính sách giảm nghèo từng thời kỳ.

III. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng thụ hưởng: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn tỉnh.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2025.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác truyền thông, vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch.

2. Vận động, hình thành mạng lưới các nhà tài trợ, các tổ chức hỗ trợ thực hiện kế hoạch. Thường xuyên rà soát, lập danh sách trẻ em cung cấp cho các nhà tài trợ, nhu cầu cần hỗ trợ của các địa phương.

3. Điều phối việc hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, trẻ em thuộc gia đình nghèo, cận nghèo được khám chữa bệnh, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; vui chơi, giải trí cho trẻ em; đồ cá nhân và đồ dùng học tập cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, trẻ em thuộc gia đình nghèo, cận nghèo, cụ thể:

a) Hàng năm, xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực, điều phối, vận động và lồng ghép, sử dụng các nguồn lực một cách công khai, minh bạch, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp.

b) Đa dạng hóa nguồn lực, phương thức hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ. Tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của các địa phương và đối tượng hưởng lợi.

c) Rà soát bổ sung, điều chỉnh các chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

5. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp, vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch.

V. KINH PHÍ

1. Nguồn vận động

Vận động từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, quỹ từ thiện, quỹ xã hội, cá nhân, nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ cho trẻ như: Thuốc, khám chữa bệnh; chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; vui chơi giải trí cho trẻ em; đồ cá nhân, đồ dùng học tập cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi; hỗ trợ học bổng; học nghề (ngoài ngành nghề ngân sách nhà nước hỗ trợ),...

2. Ngân sách nhà nước

Hàng năm các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước phục vụ chi cho công tác quản lý, điều phối, bố trí kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em như: Hỗ trợ học phí, học phẩm (hoặc đồ dùng học tập) học nghề, phát triển kinh tế gia đình, phương tiện đi lại cho các em... đồng thời vận động các mạnh thường quân, tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các em nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn các địa phương đánh giá nhu cầu của trẻ em; điều phối việc vận động nguồn lực và triển khai hỗ trợ trẻ em.

b) Chủ trì triển khai các hoạt động truyền thông, vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch; kết nối các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện kế hoạch.

c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực và điều phối việc hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, trẻ em thuộc gia đình nghèo, cận nghèo.

d) Chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em và các phòng, ban chuyên môn thuộc Sở vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em tương ứng với các mục tiêu của kế hoạch như: Hỗ trợ học phí, học bổng, đồ dùng học tập, phương tiện đi lại, học nghề, khám chữa bệnh, phẫu thuật cho trẻ em....

đ) Tổng hợp các nguồn lực huy động từ các tổ chức và số lượng trẻ em được hỗ trợ của kế hoạch. Hàng năm chỉ đạo rà soát, thống kê trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, trẻ em thuộc gia đình nghèo, cận nghèo phát sinh sau thời điểm khảo sát.

e) Theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh; đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch theo quy định; biểu dương, khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong việc vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch (nếu cần).

g) Vận động các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước hỗ trợ học bổng cho trẻ em để tiếp sức đến trường.

2. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan bảo đảm chuyên môn về dinh dưỡng, khám chữa bệnh cho trẻ em; phối hợp, hướng dẫn thực hiện việc đánh giá nhu cầu về dinh dưỡng, khám chữa bệnh cho trẻ em. Đồng thời bố trí và vận động hỗ trợ trẻ em về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhóm trẻ em của kế hoạch; phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hỗ trợ khám chữa bệnh cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngoài những chính sách quy định của Nhà nước.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, hướng dẫn về tiêu chuẩn, chất lượng các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em. Hướng dẫn việc tăng cường sử dụng thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa thể thao - học tập cộng đồng, nhà văn hóa ấp, khu phố, rạp chiếu phim, câu lạc bộ, cơ sở thể dục thể thao, điểm vui chơi giải trí, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ trẻ em trong dịp hè; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đọc sách, thi kể truyện hè, vui chơi, giải trí, tham quan, thể thao phù hợp với trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo trong toàn tỉnh.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa tạo mọi điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, trẻ em thuộc gia đình nghèo, cận nghèo đến trường theo quy định. Triển khai thực hiện các chính sách về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

b) Phối hợp Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng, hỗ trợ đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân cho trẻ em tại các lớp học, điểm trường, trường mầm non, trường tiểu học và đặc biệt là nhóm trẻ em thuộc kế hoạch.

5. Bảo hiểm xã hội tỉnh

a) Phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện mô hình liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế; rà soát khắc phục tình trạng trẻ em đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được nhập hộ khẩu và cấp thẻ bảo hiểm y tế.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi. Đảm bảo 100% trẻ em dưới 06 tuổi, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

6. Ban Dân tộc tỉnh

Chủ động triển khai, vận động nguồn lực thực hiện các hoạt động của kế hoạch cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là người dân tộc thiểu số; phối hợp các địa phương trong việc đánh giá nhu cầu cần hỗ trợ cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là người dân tộc thiểu số.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai vận động các nguồn lực và nguồn Quỹ Vì người nghèo để hỗ trợ thực hiện kế hoạch.

8. Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn; Hội Nông dân tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh

Tham gia vận động nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em. Hội chữ thập đỏ vận động hỗ trợ đồ dùng cá nhân và các nhu cầu hỗ trợ khác (nếu có) cho trẻ em thuộc kế hoạch. Định kỳ gửi báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định.

9. UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa

a) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chủ động bố trí kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, điều phối thực hiện kế hoạch tại địa phương.

b) Hàng năm, xây dựng kế hoạch, vận động nguồn lực xã hội và tại địa phương để hỗ trợ cho trẻ em có nhu cầu để triển khai thực hiện kế hoạch.

c) Hàng năm, đánh giá, đề xuất nhu cầu cần hỗ trợ về khám chữa bệnh dinh dưỡng, vui chơi, giải trí, đồ dùng và các nhu cầu khác cho trẻ em thuộc đối tượng của kế hoạch; thường xuyên kiểm tra, đánh giá và định kỳ hàng năm gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện (báo cáo 06 tháng vào cuối tháng 5, 01 năm vào cuối tháng 11 hàng năm; báo cáo sơ kết vào tháng 11/2023 và báo cáo tổng kết vào tháng 10/2025) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cục Trẻ em;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh (VX);
- Các đơn vị tại Mục VI;
- Chánh, Phó Chánh VP. UBND tỉnh (VX);
- Đài PT-TH Đồng Nai, Báo Đồng Nai;
- Lưu: VT, KGVX, CTTĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hòa Hiệp

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 3814/KH-UBND ngày 06/04/2020 về vận động và triển khai hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.088

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.232.215
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!