UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
09/2019/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày
18 tháng 4 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp
hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số
10/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Thông tư số
29/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập,
quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài chính tại Công văn số 638/STC-HCSN ngày 11 tháng 3 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định nội dung và mức chi hoạt động phát triển công nghiệp hỗ
trợ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 02 tháng 5
năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở
Tài chính; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hữu Thế
|
QUY ĐỊNH
NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số09/2019/QĐ-UBND ngày
18 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Phú Yên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định nội dung
và mức chi các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Phú
Yên.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với
các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc
thực hiện các hoạt động công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
Điều 3.
Nguồn kinh phí
1. Ngân sách địa phương;
2. Nguồn tài trợ, đóng góp của
các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
3. Các nguồn vốn hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật.
Chương II
NỘI DUNG VÀ MỨC
CHI
Điều 4. Kết
nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho
khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
công nghiệp hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ 70% các khoản chi
phí:
a) Tổ chức đánh giá, xác nhận
năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Chi nghiên cứu xây dựng tiêu chí, chỉ
tiêu đánh giá. Chi hội thảo công bố kết quả đánh giá.
Chi đánh giá năng lực doanh
nghiệp: Mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/doanh nghiệp.
b) Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
c) Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp
đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
d) Đánh giá và công nhận các
doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế: Chi nghiên cứu xây
dựng tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá. Chi hội thảo công bố kết quả đánh giá.
Chi đánh giá năng lực doanh
nghiệp: Mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/doanh nghiệp (thuê chuyên gia trong nước).
2. Mức hỗ trợ 50% các khoản chi
phí:
a) Tổ chức hội thảo xúc tiến
thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
b) Tổ chức hội chợ triển lãm kết
nối công nghiệp hỗ trợ trong nước: Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian
hàng; dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ (nếu chưa tính trong
chi phí thuê mặt bằng và gian hàng); Chi phí quản lý của đơn vị tổ chức hội chợ
triển lãm; trang trí chung của hội chợ triển lãm; tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy
mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; tổ chức hội thảo: Chi phí thuê hội
trường, thiết bị; các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ với nội dung này tối
đa là 8 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
c) Tổ chức, tham gia hội chợ
triển lãm kết nối công nghiệp hỗ trợ tại nước ngoài: Thuê mặt bằng và thiết kế,
dàn dựng gian hàng; trang trí chung của khu vực Việt Nam (bao gồm cả gian hàng
quốc gia nếu có); chi phí tổ chức khai mạc (nếu là hội chợ triển lãm riêng của
Việt Nam): Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; tổ chức hội thảo:
Chi phí thuê hội trường, trang thiết bị, trang trí, âm thanh, ánh sáng, phiên dịch,
an ninh, lễ tân, nước uống, tài liệu, diễn giả; trình diễn sản phẩm: Thuê địa
điểm, thiết kế và trang trí sân khấu, âm thanh, ánh sáng, trang thiết bị, người
trình diễn, người dẫn chương trình, phiên dịch; công tác phí cho cán bộ tổ chức
Chương trình; các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ với nội dung này tối
đa là 100 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
d) Chi tổ chức đoàn giao dịch,
xúc tiến đầu tư tại nước ngoài: 01 vé máy bay khứ hồi/ 01 đơn vị tham gia; tổ
chức hội thảo giao thương: Thuê hội trường, thiết bị, giấy mời, phiên dịch, tài
liệu; tuyên truyền quảng bá, mời khách đến tham dự, giao dịch; công tác phí cho
cán bộ tổ chức chương trình; các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ với nội dung này tối
đa là: 20 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Châu
Á; 30 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Châu Âu,
Châu Phi, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Á; 50 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch
thương mại tại khu vực Trung Mỹ, Mỹ La Tinh.
đ) Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng
bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: mức hỗ trợ tối đa 35 triệu
đồng/thương hiệu.
e) Tuyên truyền, quảng bá trên
các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ trên báo giấy,
báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông
tin khác: mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/01 chuyên đề tuyên truyền.
Điều 5. Hỗ
trợ 70% cho doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi
sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất
1. Đánh giá khả năng và nhu cầu
áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp.
a) Chi nghiên cứu xây dựng tiêu
chí, chỉ tiêu đánh giá.
b) Chi đánh giá năng lực doanh
nghiệp: Mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/doanh nghiệp.
c) Chi hội thảo công bố kết quả
đánh giá.
2. Xây dựng chương trình, tổ chức
đào tạo cho các doanh nghiệp: Chi xây dựng chương trình; in ấn tài liệu, giáo
trình trực tiếp phục vụ lớp học; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội
trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có); chi
bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, chi tiền
đi lại, tiền ở, phiên dịch (nếu có); chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại,
tiền ở (nếu có); Khai giảng, bế giảng, in chứng chỉ, tiền y tế cho lớp học,
khen thưởng.
3. Đánh giá, công nhận hệ thống
quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất:
a) Đối với doanh nghiệp quy mô
số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng
một trong hai tiêu chí (tổng nguồn vốn không quá 100.000 triệu đồng hoặc tổng
doanh thu của năm trước liền kề không quá 300.000 triệu đồng): Mức hỗ trợ tối
đa 140 triệu đồng/doanh nghiệp.
b) Đối với doanh nghiệp không
thuộc doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này: Mức hỗ trợ tối đa 100
triệu đồng/doanh nghiệp.
Điều 6. Hỗ
trợ 50% cho việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của
các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
1. Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu
về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
2. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng,
tập huấn, đào tạo.
Điều 7. Hỗ trợ
nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất
thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu
1. Hỗ trợ 70% áp dụng cho các nội
dung sau:
a) Chi xây dựng tiêu chuẩn, quy
chuẩn: Chi công lao động thuê ngoài đối với các cán bộ, chuyên gia trực tiếp;
thuê chuyên gia tư vấn; mua vật tư, nguyên- nhiện- vật liệu, tiêu chuẩn, quy
trình, tài liệu kỹ thuật, bản quyền công nghệ, bằng sáng chế; hội thảo; dịch
tài liệu; công tác khảo sát.
b) Chi giới thiệu, phổ biến một
số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
2. Hỗ trợ 50% cho các nội dung
sau:
a) Chi thuê chuyên gia trong và
ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước.
b) Chi hợp tác quốc tế trong
đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ: Theo quy định hiện hành về chế độ
công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn nước ngoài do
ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
3. Hỗ trợ 35% cho các nội dung
sau:
a) Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng,
sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở
nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm.
c) Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận
chuyển giao công nghệ tiến tiến, hiện đại; mua bản quyền, sáng chế, phần mềm;
thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực.
d) Hỗ trợ các dự án nghiên cứu
và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ một phần kinh
phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và
triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế.
đ) Hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện
tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp về công nghệ và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Điều 8. Hỗ
trợ 70% cho việc xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm
1. Chi khảo sát, xây dựng và cập
nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp
hỗ trợ trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ
khí chế tạo (bao gồm cả các sản phẩm cơ khí trọng điểm), công nghiệp công nghệ
cao.
2. Chi nhập dữ liệu, tạo lập
các trang siêu văn bản, tạo lập thông tin điện tử trên cơ sở các dữ liệu có sẵn,
chỉ số hoá thông tin.
3. Chi mua cơ sở dữ liệu, cung
cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách
về công nghiệp hỗ trợ.
a) Chi phí mua tư liệu.
b) Chi phí điều tra, khảo sát
và tổng hợp tư liệu.
c) Chi phí xuất bản và phát
hành.
d) Các khoản chi khác (nếu có)
Mức hỗ trợ đối với nội dung này
tối đa 1,5 triệu đồng/1 đơn vị đăng ký và nhận thông tin.
4. Chi xuất bản các ấn phẩm về
công nghiệp hỗ trợ, vận hành trang thông tin điện tử về công nghiệp hỗ trợ.
5. Tổ chức hội thảo: Chi phí
thuê hội trường, thiết bị, trang trí, âm thanh, ánh sáng, phiên dịch, an ninh,
lễ tân, nước uống, tài liệu, diễn giả.
Điều 9. Chi
quản lý các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ
1. Cơ quan quản lý kinh phí
công nghiệp hỗ trợ được sử dụng 1% kinh phí công nghiệp hỗ trợ do cấp thẩm quyền
giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, đề án, kiểm tra, giám sát,
nghiệm thu: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ
quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí,
xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu
chương trình, đề án công nghiệp hỗ trợ; chi khác (nếu có). Nội dung và kinh phí
do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với tổ chức thực hiện hoạt
động dịch vụ công nghiệp hỗ trợ: Đơn vị triển khai thực hiện đề án công nghiệp
hỗ trợ được chi 2% dự toán đề án công nghiệp hỗ trợ (riêng đề án ở địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, huyện nghèo theo quy
định của Chính phủ được chi không quá 3% dự toán) để chi công tác quản lý, chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có).
Các nội dung khác không nêu
trong Quy định này được thực hiện theo Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày
28/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương
trình phát triển công nghiệp hỗ trợ./.