ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1532/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày
04 tháng 7 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHẠM VI BẢO VỆ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày
20/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy Lợi;
Căn cứ Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày
06/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
thiên tai; thủy lợi; đê điều;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại công văn số 2067/SNN-CCTL ngày 23/5/2023 và công văn số
2704/SNN-CCTL ngày 27/6/2023 về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác xử lý
vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp công tác xử
lý vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Giám đốc Công an tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai
thác công trình thủy lợi Khánh Hòa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, TL, TLe.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hòa Nam
|
QUY CHẾ
PHỐI
HỢP CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1532/QĐ-UBND ngày 04/7/2023 của UBND tỉnh
Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này xác định trách nhiệm, nội dung phối hợp
xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của
Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Những nội dung không quy định tại Quyết định này được
thực hiện theo Luật Thủy lợi và các quy định khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành; Ủy
ban nhân dân các cấp; tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; người có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; các tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định
tại Khoản 1, Điều 40 của Luật Thủy lợi.
2. Vùng phụ cận công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
được quy định tại Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh về
việc ban hành quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp
- Công tác phối hợp phải tuân thủ các quy định; đảm
bảo tính thứ bậc và phối hợp thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ nhằm đạt được mục
tiêu nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi.
- Đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ các sở, ban, ngành và UBND các cấp.
- Các hành vi vi phạm hành chính phải được xử lý
theo các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 03/2022/NĐ-CP
ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống thiên tai; thủy lợi; đê điều và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Phương thức phối hợp
1. Tùy theo tính chất, nội dung của nhiệm vụ phối hợp,
có thể áp dụng một trong các phương thức phối hợp sau:
a) Phối hợp bằng văn bản;
b) Tổ chức cuộc họp, hội nghị;
c) Tổ chức thanh, kiểm tra; điều tra, khảo sát;
đoàn công tác liên ngành;
d) Thông báo, trao đổi qua điện thoại, email công vụ,
fax, zalo.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp cung cấp
thông tin, thực hiện báo cáo, cho ý kiến theo chuyên ngành quản lý và chịu
trách nhiệm về những nội dung đã cung cấp, báo cáo.
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ phối hợp phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các ý kiến tham gia, kết quả thực hiện nhiệm
vụ phối hợp. Trường hợp người thực hiện nhiệm vụ phối hợp không đủ thẩm quyền
quyết định thì báo cáo cho lãnh đạo đơn vị của mình và có ý kiến bằng văn bản gửi
cơ quan chủ trì.
Chương II
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM
PHỐI HỢP
Điều 6. Phối hợp trong tiếp nhận
ngăn chặn và xử lý thông tin vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm
pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải báo ngay cho đơn vị quản
lý, khai thác công trình thủy lợi hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Các đơn vị được giao quản lý, khai thác công
trình thủy lợi (bao gồm Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh
Hòa và các tổ chức thủy lợi cơ sở):
a) Có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ công
trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi và các quy định khác có liên
quan; phát hiện và tiếp nhận thông tin vi phạm, chủ trì thực hiện việc kiểm
tra, phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời ngay từ khi mới phát sinh các
hành vi vi phạm, tái vi phạm pháp trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Giám sát việc thực hiện các nội dung trong giấy
phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi. Nếu có hoạt động không đúng theo nội dung giấy phép được cấp,
chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan có biện pháp ngăn chặn kịp
thời, đồng thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi,
UBND cấp xã, UBND cấp huyện;
c) Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi, chủ động có biện pháp ngăn chặn, buộc chấm dứt
hành vi vi phạm theo quy định. Đồng thời, liên hệ ngay với UBND cấp xã để phối
hợp ngăn chặn hành vi vi phạm, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, lập biên bản vi
phạm hành chính theo quy định.
3. UBND cấp huyện: Chịu trách nhiệm tổ chức bảo vệ
công trình thủy lợi trên địa bàn theo quy định của Luật Thủy lợi; tiếp nhận
thông tin vi phạm trực tiếp từ tổ chức, cá nhân hoặc tiếp nhận biên bản vi phạm
do cấp xã chuyển đến và phối hợp kịp thời, chặt chẽ với tổ chức, cá nhân khai
thác công trình thủy lợi trên địa bàn ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm
pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền quy định. Đối
với các vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt thì củng cố hồ sơ theo quy định, chuyển
đến người có thẩm quyền xử phạt.
4. UBND cấp xã: Chịu trách nhiệm bảo vệ công trình
thủy lợi trên địa bàn theo quy định của Luật Thủy lợi; phát hiện và tiếp nhận
thông tin vi phạm, phối hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân khai thác công trình
thủy lợi trên địa bàn kiểm tra, lập biên bản vi phạm, ngăn chặn kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm
quyền. Đối với các vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì chuyên ngay biên bản
vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
Điều 7. Phối hợp trong xử lý vi
phạm
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành thanh tra xử lý
các vụ việc vi phạm; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xảy
ra vi phạm, tái vi phạm nghiêm trọng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
mà không xử lý được, đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp xử lý theo đúng quy định
của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ
chức thanh tra định kỳ, đột xuất các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến
việc thực hiện các quy định của pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
lợi;
c) Đề nghị UBND cấp huyện xem xét, xử lý dứt điểm
các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
d) Giao Chi cục Thủy lợi
- Kiểm tra, xác minh, phân loại các trường hợp vi
phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xử lý các vi phạm theo
thẩm quyền; kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xử lý vi phạm theo quy
định của pháp luật;
- Phối hợp với Thanh tra Sở tham mưu cho Giám đốc Sở
đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh
tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
lợi;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đôn đốc, giám sát kết quả xử lý vi phạm của UBND cấp huyện.
2. Thanh tra tỉnh:
Xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật thủy lợi, những
vi phạm phức tạp theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và Chủ tịch UBND cấp huyện.
3. Công an tỉnh:
Chỉ đạo các lực lượng chức năng phát hiện, kiểm
tra, xử lý; phối hợp các đơn vị liên quan khác kiểm tra, xử lý theo quy định của
pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
4. UBND cấp huyện:
a) Khi phát hiện hoặc nhận tin báo về hành vi vi phạm
pháp luật thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi chỉ đạo hoặc phối hợp
với người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều
37 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ.
b) Có trách nhiệm tiếp nhận biên bản, hồ sơ vi phạm
do UBND cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền chuyển đến và tiến hành ngay các
trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
c) Tổ chức xử lý dứt điểm những vi phạm, tái vi phạm
trên địa bàn theo quy định và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh
và pháp luật khi để xảy ra tình trạng vi phạm, tái vi phạm pháp luật trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý; đối với những vi phạm
nghiêm trọng vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo UBND tỉnh để có chỉ đạo kịp
thời.
5. UBND cấp xã:
a) Khi phát hiện hoặc nhận tin báo về hành vi vi phạm
pháp luật thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi cần chỉ đạo hoặc phối
hợp với người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều
37 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ. Kịp thời báo cáo
Chủ tịch UBND cấp huyện bằng văn bản để UBND cấp huyện chỉ đạo xử lý đối với những
hành vi vi phạm vượt thẩm quyền xử lý của cấp xã;
b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện
trong việc không phát hiện kịp thời, chậm xử lý, hoặc không xử lý các hành vi
vi phạm, đùn đẩy trách nhiệm thuộc thẩm quyền xử lý làm cho vi phạm, tái vi phạm
gia tăng ảnh hưởng đến an toàn và vận hành của công trình thủy lợi;
c) Giám sát, đôn đốc các đối tượng vi phạm chấp
hành quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền; đề xuất với Chủ tịch UBND
cấp huyện để xử lý các tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử lý của cơ
quan có thẩm quyền khi cấp xã đã áp dụng các biện pháp xử lý.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm thực hiện
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh
căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để tổ chức các hoạt động thanh
tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm, dứt điểm các trường
hợp vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đúng quy định của
pháp luật hiện hành.
2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch UBND cấp huyện, Chi cục Thủy lợi và các
cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ công trình thủy
lợi và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
lợi trên địa bàn; tổ chức đánh giá việc triển khai thực hiện quy chế, tổng hợp
kết quả báo cáo UBND tỉnh.
3. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong
công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
lợi được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tổ chức,
cá nhân vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc, các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi văn bản
đề nghị về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp và kịp thời.