ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2787/QĐ-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 27 tháng 11 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày
08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị
định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3025/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc rà soát, đánh
giá thủ tục hành chính năm 2018;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng
UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Thừa Thiên Huế (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao các Sở: Tư pháp, Nội vụ, Lao động, Thương
binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Du lịch, Văn
hóa và Thể thao, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao
thông vận tải và Giáo dục và Đào tạo triển khai thực thi phương án đơn giản hóa
thủ tục hành chính sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành
thông qua.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Kiểm soát TTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp; GTVT, LĐ,TB&XH, GD&ĐT, NN&PTNT, VHTT&DL,
KHCN, Y tế, TNMT, Công thương; Nội vụ;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP, Các PCVP và CV: VH, TH;
- Lưu: VT, KSNC.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Dung
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2787/QĐ-UBND ngày
27 tháng 11 năm 2018 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
I. LĨNH VỰC VĂN
HÓA VÀ THỂ THAO (15 TTHC)
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt
động Mô tô nước trên biển
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị quy định thời gian giải quyết
TTHC theo 02 mốc:
- 07 ngày làm việc trong trường hợp
UBND tỉnh cấp
- 05 ngày làm việc trong trường hợp ủy
quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao cấp.
Lý do:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
Mô tô nước trên biển có thể ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Du lịch hoặc
Sở Văn hóa, Thể thao trực tiếp thực hiện, tổ chức thẩm định và Cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện. Vì vậy có thế rút ngắn thời gian thực hiện từ 07 ngày xuống
còn 05 ngày trong trường hợp ủy quyền.
Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 2, Điều 11, Nghị định số
106/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể
thao.
2. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt
động Quần vợt
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị quy định thời gian giải quyết
TTHC theo 02 mốc:
- 07 ngày làm việc trong trường hợp
UBND tỉnh cấp;
- 05 ngày làm việc trong trường hợp ủy
quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao cấp.
Lý do:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
Quần vợt có thể ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa,
Thể thao trực tiếp thực hiện, tổ chức thẩm định và Cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện. Vì vậy có thể rút ngắn thời gian thực hiện từ 07 ngày xuống còn 05 ngày
trong trường hợp ủy quyền.
Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 2, Điều 11, Nghị định số
106/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể
thao.
3. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt
động Dù lượn và Diều bay
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị quy định thời gian giải quyết
TTHC theo 02 mốc:
- 07 ngày làm việc trong trường hợp
UBND tỉnh cấp
- 05 ngày làm việc trong trường hợp ủy
quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao cấp.
Lý do:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
Dù lượn và Diều bay có thể ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Du lịch hoặc Sở
Văn hóa, Thể thao trực tiếp thực hiện, tổ chức thẩm định và Cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện. Vì vậy có thể rút ngắn thời gian thực hiện từ 07 ngày xuống còn
05 ngày trong trường hợp ủy quyền.
Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 2, Điều 11, Nghị định số
106/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể
thao.
4. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt
động Bóng đá
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị quy định thời gian giải quyết
TTHC theo 02 mốc:
- 07 ngày làm việc trong trường hợp
UBND tỉnh cấp
- 05 ngày làm việc trong trường hợp ủy
quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao; hoặc Sở Văn hóa, Thể thao cấp.
Lý do:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
Bóng đá có thể ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa,
Thể thao trực tiếp thực hiện, tổ chức thẩm định và Cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện. Vì vậy có thể rút ngắn thời gian thực hiện từ 07 ngày xuống còn 05 ngày
trong trường hợp ủy quyền.
Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 2, Điều 11, Nghị định số
106/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
5. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt
động Yoga
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị quy định thời gian giải quyết
TTHC theo 02 mốc:
- 07 ngày làm việc trong trường hợp
UBND tỉnh cấp
- 05 ngày làm việc trong trường hợp ủy
quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao cấp.
Lý do:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
Yoga có thể ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể
thao trực tiếp thực hiện, tổ chức thẩm định và Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.
Vì vậy có thể rút ngắn thời gian thực hiện từ 07 ngày xuống còn 05 ngày trong
trường hợp ủy quyền.
Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 2, Điều 11, Nghị định số
106/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể
thao.
6. Thủ tục: Cấp giấy phép thành lập
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
* Nội dung đơn giản hóa:
a) Về trình tự thực hiện: Đề nghị quy định nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao hoặc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch nơi đặt Văn phòng đại diện.
Lý do:
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo quy định doanh nghiệp nộp hồ sơ tại
UBND cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng đại diện là chưa phù hợp. Bởi vì Ủy ban nhân
dân tỉnh có các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương. Vì vậy nếu quy định nộp tại Ủy ban
nhân dân tỉnh cũng phải chuyển về chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực
(Sở Văn hóa, Thể thao hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để thẩm định, tham
mưu trình UBND tỉnh quyết định.
b) Về cách thức thực hiện: Đề nghị bổ sung cách thức thực hiện “qua hệ thống bưu chính hoặc nộp
trực tuyến” để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC và phù hợp
với Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
Lý do:
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP chỉ quy định doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp là
chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
* Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm
b, điểm c, khoản 2, Điều 20, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP, như sau:
“2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy
phép thành lập Văn phòng đại diện:
a) Doanh nghiệp quảng cáo nước
ngoài nộp trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc thông qua hệ thống bưu chính 01 (một)
bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch nơi đặt Văn phòng đại diện;
b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ,
trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ; ”
c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ từ Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại
diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”
* Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 500.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 432.500 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 67.500 đồng/1
lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13,5%.
7. Thủ tục: Cấp sửa đổi, bổ sung
giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại
Việt Nam
* Nội dung đơn giản hóa:
a) Về trình tự thực hiện: Đề nghị quy định nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao hoặc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch nơi đặt Văn phòng đại diện.
Lý do:
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh
là chưa phù hợp. Bởi vì Ủy ban nhân dân tỉnh có các cơ quan chuyên môn tham
mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa
phương. Vì vậy nếu quy định nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân tỉnh cũng phải chuyển
về chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực (Sở Văn hóa, Thể thao hoặc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
b) Về cách thức thực hiện: Đề nghị bổ sung cách thức thực hiện “nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến
hoặc qua hệ thống bưu chính” để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện
TTHC và phù hợp với Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu
chính công ích.
Lý do:
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP chưa quy định cách thức thực hiện đối với thủ tục
này.
* Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3,
Điều 22, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP như sau:
“3. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ
sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
a) Doanh nghiệp quảng cáo nước
ngoài nộp trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc thông qua hệ thống bưu chính 01 (một)
bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt Văn phòng đại diện;
b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung; Trong thời hạn 03 (ba)
ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung và gửi bản sao Giấy phép đó đến Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.”
* Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 260.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 192.500 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 67.500 đồng/1
lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26%.
8. Thủ tục: Cấp lại giấy phép
thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
* Nội dung đơn giản hóa:
a) Về trình tự thực hiện: Đề nghị quy định nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao hoặc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch nơi đặt Văn phòng đại diện.
Lý do:
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh
nơi đặt Văn phòng đại diện là chưa phù hợp. Bởi vì Ủy ban nhân dân tỉnh có các
cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực ở địa phương. Vì vậy nếu quy định nộp tại Ủy ban nhân dân tỉnh
cũng phải chuyển về chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực (Sở Văn hóa,
Thể thao hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để thẩm định, tham mưu trình
UBND tỉnh quyết định.
b) Về cách thức thực hiện: Đề nghị bổ sung cách thức thực hiện “trực tuyến hoặc qua hệ thống bưu
chính” để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC và phù hợp với
Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp
nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
Lý do:
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP chỉ quy định doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp là
chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
* Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm
b, điểm c, khoản 2, Điều 20, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP như sau:
“2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy
phép thành lập Văn phòng đại diện:
a) Doanh nghiệp quảng cáo nước
ngoài nộp trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc thông qua hệ thống bưu chính 01 (một)
bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch nơi đặt Văn phòng đại diện;
b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ,
trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ; ”
c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
Trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ từ Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại
diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”
* Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 200.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 132.500 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 67.500 đồng/1
lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,75%.
9. Thủ tục cấp giấy phép kinh
doanh karaoke (do Sở Văn hóa và Thể thao)
10. Thủ tục cấp giấy phép kinh
doanh karaoke (thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện)
11. Thủ tục cấp giấy phép kinh
doanh vũ trường
Nội dung đơn giản hóa (03 TTHC)
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định
thành lập theo quy định của pháp luật” thành “Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận
đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật”
(khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc bản
sao công chứng hoặc chứng thực (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Cắt giảm việc phát sinh thủ tục
hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
Kiến nghị thực thi (cả 03 TTHC):
Đề nghị sửa đổi Điểm a Khoản 2 mục 6
Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành
chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 110.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 30.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 80.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 72,7%.
12. Thủ tục phê duyệt nội dung tác
phẩm điện ảnh nhập khẩu
Nội dung đơn giản hóa
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” thành “Bản sao hợp lệ Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh” (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối
chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu
điện).
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Cắt giảm việc phát sinh thủ tục
hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi Điểm d Khoản 1 Điều 8
Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2015.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 110.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 30.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 80.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 72,7%.
13. Thủ tục cho phép tổ chức triển
khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ
hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ
Nội dung đơn giản hóa:
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật” thành “Bản sao hợp lệ
quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan, tổ chức
hoạt động văn hóa, nghệ thuật (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản
chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ sơ
qua đường bưu điện).
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục
hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 5
Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp
Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng
bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép
triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ. Có hiệu lực
từ ngày 01/9/2015.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 110.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 30.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 80.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 72,7%.
14. Thủ tục Xác nhận đủ điều kiện
cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập.
Nội dung đơn giản hóa: Bãi bỏ thủ tục hành chính
Lý do:
- Rút gọn các bước thực hiện và các
bước tổ chức, cá nhân phải thực hiện;
- Thủ tục hành chính này là một trong
những thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện nằm trong thủ tục “Cấp giấy phép hoạt
động bảo tàng ngoài công lập”.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục
hành chính con, giảm chi phí đi lại cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Kiến nghị thực thi
Đề nghị bỏ Mục 1 Điểm e Khoản 3. Nghị
định số 98/2010/NĐ-CP tại Nghị định số 01/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục
hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 155.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 155.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 155.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
15. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động
bảo tàng ngoài công lập
Nội dung đơn giản hóa: Bổ sung thành phần hồ sơ từ TTHC “Xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép
hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập”
- Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện
được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
- Đề án hoạt động bảo tàng.
Lý do:
- Rút gọn các bước thực hiện và các
bước tổ chức, cá nhân phải thực hiện, hạn chế việc đi lại nhiều lần, tạo điều
kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện TTHC nhanh gọn,
tiết kiệm thời gian, chi phí cho cơ quan giải quyết TTHC do chỉ cần thẩm định một
lần.
Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Mục 2 Điểm e Khoản 3.
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP tại Nghị định số 01/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ
tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 310.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 113.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 197.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 63.5%.
II. LĨNH VỰC TƯ
PHÁP (11 TTHC)
1. Thủ tục: Đăng ký hoạt động Văn
phòng công chứng; Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký
hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Đăng ký hoạt động Văn phòng công
chứng” thành TTHC “Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng và Đăng ký hành nghề
và cấp Thẻ công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng”.
Lý do: Hồ
sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm:
(1) Đơn đăng ký hoạt động,
(2) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của
Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập
(3) Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công
chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại Văn
phòng công chứng (nếu có).
Như vậy kết quả của việc thực hiện
TTHC này là:
(1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng
công chứng
(2) Ghi tên người đăng ký hành nghề
vào Danh sách công chứng viên hành nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng
viên (cho các công chứng viên đăng ký hành nghề tại Văn phòng).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC
“Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” (đã được Bộ Tư pháp công bố) chỉ
có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Vì vậy trong thực tế đã có
sự không thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) của hồ
sơ “đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc
theo chế độ hợp đồng tại Văn phòng công chứng” thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Là hồ sơ kèm trong thành phần hồ
sơ “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” để đủ điều kiện thành lập; Sau
khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thì tiếp tục làm
thêm 01 bộ hồ sơ như trên để thực hiện TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công
chứng viên” (không phù hợp với mục tiêu tinh giản TTHC).
(2) Là thực hiện tiếp nhận song song
02 TTHC cùng lúc, TTHC “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” và TTHC
“Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (gây khó khăn, phiền phức cho
công chức tiếp nhận & trả kết quả, công dân và tổ chức khi cùng một lúc phải
đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC)
Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
2. Thủ tục: Thay đổi nội dung đăng
ký hoạt động Văn phòng công chứng được chuyển nhượng và Thủ tục: Đăng ký hành
nghề và cấp Thẻ công chứng viên
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký
hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng” thành TTHC “Thay đổi nội dung đăng
ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng và Đăng ký hành nghề
và cấp Thẻ công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng”.
Lý do:
Khoản 4 Điều 15 Nghị định số
29/2015/NĐ-CP quy định Hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng
công chứng được chuyển nhượng” gồm:
(1) Đơn đề nghị (thay đổi nội dung
đăng ký hoạt động),
(2) Quyết định cho phép được chuyển
nhượng Văn phòng công chứng,
(3) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của
Văn phòng công chứng được chuyển nhượng và (4) giấy đăng ký hành nghề của các
công chứng viên đang hành nghề tại các Văn phòng công chứng chuyển nhượng. Như
vậy kết quả của việc thực hiện TTHC này là (1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng
công chứng được chuyển nhượng và (2) Ghi tên người đăng ký hành nghề vào Danh
sách công chứng viên hành nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng viên
(cho các công chứng viên đăng ký hành nghề tại Văn phòng công chứng được chuyển
nhượng).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC
“Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng”
(đã được Bộ Tư pháp công bố) chỉ có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công
chứng được chuyển nhượng (đã được thay đổi).
Vì vậy trong thực tế đã có sự không
thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) giấy đăng ký hành
nghề của các công chứng viên” thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Chỉ là đính kèm trong thành phần
hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển
nhượng”; Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được
chuyển nhượng, thì tiếp tục làm thêm 01 bộ hồ sơ như trên để thực hiện TTHC
“Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (không phù hợp với mục tiêu tinh
giản TTHC).
(2) Là thực hiện tiếp nhận song song
02 TTHC cùng lúc, TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công
chứng được chuyển nhượng” và TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng
viên” (gây khó khăn, phiền phức cho công chức tiếp nhận & trả kết quả, công
dân và tổ chức khi cùng một lúc phải đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC)
Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
3. Thủ tục: Đăng ký hoạt động Văn phòng
công chứng hợp nhất và Thủ tục: Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký
hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Đăng ký hoạt động Văn phòng công
chứng hợp nhất ” thành TTHC “Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hợp nhất và
Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng
hợp nhất” để tạo thuận lợi cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thực hiện
TTHC.
Lý do:
Khoản 4 Điều 13 Nghị định số
29/2015/NĐ-CP quy định “Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất”
gồm:
(1) Đơn đăng ký hoạt động
(2) Quyết định cho phép hợp nhất Văn
phòng công chứng
(3) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của
Văn phòng công chứng
(4) Giấy đăng ký hành nghề của các
công chứng viên.
Như vậy kết quả của việc thực hiện
TTHC này là:
(1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng
công chứng hợp nhất và (2) Ghi tên người đăng ký hành nghề vào Danh sách công
chứng viên hành nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng viên (cho các
công chứng viên đăng ký hành nghề tại Văn phòng hợp nhất).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC
“Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất” (đã được Bộ Tư pháp công
bố) chỉ có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Vì vậy trong thực tế
đã có sự không thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) giấy
đăng ký hành nghề của các công chứng viên” thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Chỉ là đính kèm trong thành phần
hồ sơ “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất”; Sau khi được cấp
Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thì tiếp tục làm thêm 01 bộ hồ
sơ như trên để thực hiện TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên”
(không phù hợp với mục tiêu tinh giản TTHC).
(2) Là thực hiện tiếp nhận song song
02 TTHC cùng lúc, TTHC “Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất” và
TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (gây khó khăn, phiền phức
cho công chức tiếp nhận & trả kết quả, công dân và tổ chức khi cùng một lúc
phải đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC)
Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
4. Thủ tục: Thay đổi nội dung đăng
ký hoạt động Văn phòng công chứng nhận sáp nhập và Thủ tục: Đăng ký hành nghề
và cấp Thẻ công chứng viên
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký
hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
của Văn phòng công chứng sáp nhập” thành TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
của Văn phòng công chứng sáp nhập và Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng
viên hành nghề tại Văn phòng công chứng nhận sáp nhập” để tạo thuận lợi cho cán
bộ tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thực hiện TTHC.
Lý do:
Khoản 4 Điều 14 Nghị định số
29/2015/NĐ-CP quy định Hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng
công chứng sáp nhập” gồm:
(1) Đơn đề nghị (thay đổi nội dung
đăng ký hoạt động)
(2) Quyết định cho phép sáp nhập Văn
phòng công chứng
(3) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của
Văn phòng công chứng nhận sáp nhập
(4) Giấy đăng ký hành nghề của các
công chứng viên đang hành nghề tại các Văn phòng công chứng bị sáp nhập.
Như vậy kết quả của việc thực hiện
TTHC này là:
(1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng
công chứng nhận sáp nhập đã được thay đổi
(2) Ghi tên người đăng ký hành nghề
vào Danh sách công chứng viên hành nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng
viên (cho các công chứng viên đăng ký hành nghề tại Văn phòng hợp nhất sáp nhập).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC
“Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sáp nhập” (đã được
Bộ Tư pháp công bố) chỉ có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận
sáp nhập (đã được thay đổi).
Vì vậy trong thực tế đã có sự không
thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) giấy đăng ký hành
nghề của các công chứng viên” thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Chỉ là đính kèm trong thành phần
hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sáp nhập”;
Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập,
thì tiếp tục làm thêm 01 bộ hồ sơ như trên để thực hiện TTHC “Đăng ký hành nghề
và cấp Thẻ công chứng viên” (không phù hợp với mục tiêu tinh giản TTHC).
(2) Là thực hiện tiếp nhận song song 02
TTHC cùng lúc, TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
sáp nhập” và TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (gây khó khăn,
phiền phức cho công chức tiếp nhận & trả kết quả, công dân và tổ chức khi
cùng một lúc phải đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC)
Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
5. Thủ tục: Thay đổi nội dung đăng
ký hoạt động Văn phòng công chứng và Thủ tục: Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công
chứng viên
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị hợp nhất 02 TTHC “Đăng ký
hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” và TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
của Văn phòng công chứng” trong trường hợp bổ sung công chứng viên thành TTHC
“Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng và Đăng ký hành
nghề và cấp Thẻ công chứng viên hành nghề” để tạo thuận lợi cho cán bộ tiếp nhận
hồ sơ và tổ chức thực hiện TTHC.
Lý do:
Điều 24 Luật công chứng 2014 quy định
Hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” gồm:
(1) Giấy đề nghị thay đổi nội dung
đăng ký hoạt động
(2) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng
công chứng (bản chính)
(3) Một số giấy tờ khác tùy thuộc vào
nội dung đăng ký hoạt động.
Đối với trường hợp bổ sung công chứng
viên của Văn phòng công chứng thì giấy tờ khác này chính là “Hồ sơ đăng ký hành
nghề và cấp Thẻ công chứng viên được bổ sung cho Văn phòng công chứng”.
Như vậy kết quả của việc thực hiện
TTHC này là:
(1) Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng
công chứng nhận đã ghi nhận nội dung thay đổi
(2) Ghi tên người đăng ký hành nghề
vào Danh sách công chứng viên hành nghề tại địa phương và được cấp Thẻ công chứng
viên (cho các công chứng viên được bổ sung cho Văn phòng).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện TTHC
“Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” (đã được Bộ Tư
pháp công bố) chỉ có Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận (đã
ghi nhận bổ sung công chứng viên).
Vì vậy trong thực tế đã có sự không
thống nhất cách hiểu đối với vai trò (trong thành phần hồ sơ) của “Hồ sơ đăng
ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên được bổ sung cho Văn phòng công chứng”
thành 02 cách hiểu, cụ thể:
(1) Chỉ là hồ sơ đính kèm trong thành
phần hồ sơ “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng” trong
trường hợp bổ sung công chứng viên của Văn phòng công chứng; Sau khi được ghi
nhận nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thì
tiếp tục làm thêm 01 bộ hồ sơ như trên để thực hiện TTHC “Đăng ký hành nghề và
cấp Thẻ công chứng viên” (không phù hợp với mục tiêu tinh giản TTHC và không
phù hợp với mục đích thực hiện TTHC này).
(2) là thực hiện tiếp nhận song song
02 TTHC cùng lúc, TTHC “Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công
chứng” và TTHC “Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên” (gây khó khăn,
phiền phức cho công chức tiếp nhận & trả kết quả, công dân và tổ chức khi
cùng một lúc phải đăng ký, tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ TTHC).
Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung.
6. Thủ tục: Đăng ký hành nghề và cấp
Thẻ công chứng viên
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này.
Lý do:
Qua rà soát, hồ sơ thủ tục này chỉ
phát sinh đồng thời khi công dân, tổ chức đăng ký hồ sơ liên quan tới 5 thủ tục
hành chính liên quan đến hoạt động Văn phòng Công chứng đã nêu trên. Do đó, Sở
Tư pháp đề nghị thống nhất nội dung thủ tục này với 5 thủ tục trên đồng thời
bãi bỏ thủ tục hành chính này nhằm góp phần giảm chi phí của cá nhân, tổ chức đến
liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công bố bãi bỏ TTHC.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Bãi bỏ thủ tục này đồng thời hợp nhất
hồ sơ yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính này với 05 thủ tục hành chính liên
quan đến Văn phòng Công chứng sẽ góp phần giải quyết được tình trạng công dân
và tổ chức khi đến đăng ký hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến 05 thủ tục
hành chính về Văn phòng Công chứng thì thường không biết hoặc quên làm thủ tục
đăng ký hành nghề và cấp thẻ công chứng viên khiến phải đi lại đăng ký nhiều lần.
III. LĨNH VỰC XÂY
DỰNG (12 TTHC)
1. Nhóm thủ tục: Thẩm định thiết kế
cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh các dự án sử dụng vốn khác
Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi số ngày thực hiện thủ tục hành chính.
Lý do: Nhằm
rút ngắn thời gian thực hiện
Kiến nghị thực thi:
- Đối với dự án nhóm B: Không quá 15
ngày (rút ngắn so với quy định 05 ngày).
- Đối với dự án nhóm C: Không quá 12
ngày (rút ngắn so với quy định 03 ngày).
2. Nhóm thủ tục hành chính về cấp
giấy phép xây dựng (cấp mới, sửa chữa, cải tạo, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh,
di dời):
Nội dung đơn giản hóa:
- Giảm thời gian giải quyết TTHC về cấp
giấy phép xây dựng từ 15 ngày xuống còn 12 ngày đối với trường hợp hồ sơ cần lấy
ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng.
- Bãi bỏ phần nội dung yêu cầu của hồ
sơ đối với công trình quảng cáo thuộc thủ tục Cấp giấy phép xây dựng mới.
- Đối với công trình tôn giáo thuộc
thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới, bãi bỏ thành phần hồ sơ là bản sao hoặc tệp
tin chứa bản chụp bản chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy
mô công trình của cơ quan tôn giáo.
Lý do:
- Nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy
phép xây dựng và các thủ tục liên quan theo Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 13/3/2018 của
Thủ tướng Chính phủ, trong đó rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thẩm định
thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng xuống tối đa còn 63 ngày.
- Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng
công trình quảng cáo thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện theo quy định tại điểm
a Khoản 3 Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày
15/8/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Sự cần thiết xây dựng và quy mô của
công trình tôn giáo được Sở Xây dựng lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan tôn
giáo trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng nhằm giảm bớt TTHC cho
chủ đầu tư.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị thay thế và bổ sung các căn
cứ pháp lý của nhóm TTHC: Thay thế Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 27/8/2014
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định một số nội dung về cấp giấy phép
xây dựng trên địa bàn tỉnh bằng Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017
Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế; Bổ sung Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 11 Quy định
ban hành kèm theo Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của UBND tỉnh
quy định: Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo thuộc thẩm quyền giải quyết
của UBND cấp huyện. Đề nghị bãi bỏ phần nội dung yêu cầu của hồ sơ đối với công
trình quảng cáo thuộc thủ tục Cấp giấy phép xây dựng mới thuộc thẩm quyền của Sở
Xây dựng; đồng thời bổ sung nội dung này vào TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của
UBND cấp huyện.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Giảm thời gian giải quyết TTHC: Giảm
03 ngày.
- Tỷ lệ giảm: 20%.
IV. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (05 TTHC)
1. Thủ tục “Đăng ký thành lập cơ sở
trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động,
Thương binh và Xã hội”
2. Thủ tục “Đăng ký thành lập cơ sở
trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội”
Nội dung đơn giản hóa (cả 02
TTHC):
- Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn
liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở” thành “Bản sao hợp lệ đối với giấy
tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn
đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của
cơ sở” (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc
bản sao công chứng hoặc chứng thực (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
- Bổ sung nội dung liên quan đến con
dấu pháp nhân của cơ sở đăng ký thành lập vào Mẫu số 07 kèm theo Nghị định số
103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ.
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Cắt giảm việc phát sinh thủ tục
hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
- Đảm bảo công tác quản lý.
Kiến nghị thực thi (cả 02 TTHC):
Đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 15 Nghị
định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ
chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 130.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 35.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 95.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 73,1%.
3. Thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động
đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền cấp phép của Phòng Lao động,
Thương binh và Xã hội”
4. Thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động
đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội”
Nội dung đơn giản hóa:
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định
thành lập theo quy định của pháp luật” thành “Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận
đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật”
(khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc bản
sao công chứng hoặc chứng thực (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Cắt bỏ việc phát sinh thủ tục hành
chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều
29 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập,
tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 110.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 30.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 80.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 72,7%.
5. Thủ tục đăng ký nội quy lao động
của doanh nghiệp
* Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị “Quy định rõ thành phần hồ
sơ doanh nghiệp phải nộp là những thành phần hồ sơ gì đối với thủ tục đăng ký nội
quy lao động”.
Lý do:
Chưa có quy định về thành phần hồ sơ khi tổ chức phải thực hiện thủ tục hành
chính này, nên tổ chức thường nộp thiếu hoặc nộp thừa các thành phần hồ sơ
không cần thiết, nếu thực thi được nội dung này sẽ tạo thuận lợi cho tổ chức đối
với thủ tục này.
- Đề nghị “quy định mẫu dùng chung đối
với văn bản đăng ký và nội quy lao động”.
Lý do: hiện
nay chưa có quy định đối với mẫu văn bản đăng ký và nội quy lao động đã gây khó
khăn cho cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời cũng gây phiền hà cho
doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính này. Nếu có quy định mẫu
dùng chung đối với văn bản đăng ký, nội quy lao động, tổ chức chỉ cần điền các
thông tin cần thiết, không mất nhiều thời gian và công sức để thực hiện nội
dung này.
- Đề nghị “Quy định cụ thể số bộ hồ
sơ mà tổ chức phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động của doanh
nghiệp”.
Lý do: Nếu
không quy định cụ thể nội dung này tổ chức thực hiện thủ tục này sẽ nộp thiếu
hoặc thừa số bộ hồ sơ, phải đi lại nhiều lần để bổ sung, nếu thực thi được nội
dung này sẽ tạo thuận lợi cho tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính này.
* Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung Điều 27, Khoản 1, Điều
28 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ; Điều 10 Thông tư số
47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
V. LĨNH VỰC GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO (19 TTHC)
1. Thủ tục: Chuyển trường đối với
học sinh trung học phổ thông
2. Thủ tục: Chuyển trường đối với
học sinh trung học cơ sở
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có công
chứng Bằng tốt nghiệp cấp học dưới, Bản sao giấy khai sinh theo hướng có thể nộp
bản sao từ sổ gốc hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Đề nghị bổ sung mẫu Đơn xin chuyển
trường.
- Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết
TTHC. Cụ thể: "Giải quyết ngay trong ngày, nếu nộp sau 15 giờ hàng ngày
thì trả kết quả vào ngày hôm sau".
Lý do: Tạo
điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TTHC và tạo sự thống nhất trên cả nước,
nếu đặt ra yêu cầu phải công chứng hoặc chứng thực sẽ làm cho cá nhân phải mất
thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục hành chính Chứng thực bản sao từ bản
chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp
hoặc chứng nhận.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị ban hành mẫu Đơn xin chuyển trường và sửa đổi Điều 5 Quyết định
số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học
sinh học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 146.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 117.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 29.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,8%.
3. Thủ tục: Giải thể Trung tâm học
tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Đề nghị bổ sung thành phần hồ sơ.
- Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết
TTHC. Cụ thể: “Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị
của Phòng Giáo dục và đào tạo”.
Lý do: Văn
bản chưa quy định, vì vậy cần bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực
hiện TTHC và tạo sự thống nhất trên cả nước.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung, sửa đổi Khoản 3 Điều 9 và Khoản 3 Điều 10 Quyết định
số 09/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn.
4. Thủ tục: Thuyên chuyển đối tượng
học bổ túc THCS
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết TTHC. Cụ thể: "Trong thời
hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin chuyển trường".
Lý do:
Văn bản chưa quy định, vì vậy cần bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho người
thực hiện TTHC và tạo sự thống nhất trên cả nước.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung, sửa đổi điểm b, Khoản 6 Mục III Thông tư số
17/2003/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn Điều 3, Điều 7 và Điều 8
của Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập
giáo dục trung học cơ sở.
5. Thủ tục: Cấp giấy Chứng nhận hoạt
động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Nội dung đơn giản hóa:
Sửa đổi việc quy định nộp bản sao có
chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; văn bằng tốt nghiệp đại học,
chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học thành bản sao
kèm bản chính để đối chiếu.
Lý do:
Yêu cầu nộp bản sao có chứng thực giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại
ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học là không cần thiết, vì để xác
thực bản sao thì cán bộ của cơ quan hành chính chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản
sao với bản chính. Như vậy sẽ giảm thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục
hành chính Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản cho tổ chức thực
hiện TTHC.
Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 108 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy
định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể: “Bản sao
kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định
thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư".
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 108 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy
định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể: “Danh
sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu
sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình
độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học;
bản sao kèm bản chính để đối chiếu văn bằng, tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại
ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học”.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 214.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 157.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 57.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỉ lệ cắt giảm chi phí: 26,6%.
6. Thủ tục Xét tuyển sinh vào trường
phổ thông dân tộc nội trú
*Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị quy định thời gian thực hiện,
tạo sự minh bạch trong giải quyết TTHC và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân,
tổ chức.
* Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị sửa đổi Điều 20 Thông tư
01/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.
7. Thủ tục Cấp phép, gia hạn giấy
phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với cấp THPT
* Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị giảm thời gian thực hiện từ
15 ngày làm việc xuống 12 ngày làm việc.
* Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi Điều 13 Thông tư
17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về dạy
thêm, học thêm theo hướng giảm thời gian thực hiện TTHC.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.
8. Thủ tục Cấp bản sao văn bằng,
chứng chỉ từ sổ gốc
* Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bổ sung hình thức nộp hồ sơ
trực tuyến.
- Đề nghị bổ sung thêm tờ khai đề nghị
cấp bản sao văn bằng chứng chỉ gồm những thông tin chủ yếu sau: họ và tên người
được cấp bằng, khóa học, năm tốt nghiệp, tên trường.
Lý do: Đây là thủ tục hành chính khá
đơn giản nhưng hồ sơ chỉ xuất trình giấy tờ tùy thân, không có tờ khai, như vậy
chỉ phù hợp với việc nộp hồ sơ trực tiếp. Do đó cần bổ sung thêm 1 tờ khai gồm
những thông tin cụ thể, ngắn gọn để có thể nhận hồ sơ trực tuyến hoặc qua đường
bưu điện, đồng thời thuận lợi cho cơ quan giải quyết TTHC.
* Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 34
Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế
quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông,
văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Bổ sung mẫu Tờ khai kèm theo.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 180.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 125.500 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 67.500 đồng/1
lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37,5%.
9. Cho phép trường phổ thông dân tộc
nội trú có cấp học cao nhất là trung học cơ sở hoạt động giáo dục
10. Cho phép trường trung học cơ sở
hoạt động giáo dục
11. Cho phép trường phổ thông dân
tộc nội trú hoạt động giáo dục
12. Cho phép trường phổ thông
trung học hoạt động giáo dục
Nội dung đơn giản hóa (04 TTHC)
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập
trường” thành “Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép
thành lập trường” (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối
chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu
điện).
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Cắt giảm việc phát sinh thủ tục
hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
Kiến nghị thực thi (04 TTHC)
Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều
28 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về
điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 110.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 30.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 80.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 72,7%.
13. Thành lập trung tâm học tập cộng
đồng
Nội dung đơn giản hóa:
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao có chứng thực các giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ của những người dự kiến
làm cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng” thành “Bản sao hợp lệ các giấy
tờ, văn bằng, chứng chỉ của những người dự kiến làm cán bộ quản lý trung tâm học
tập cộng đồng” (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối
chiếu) hoặc bản sao công chứng hoặc chứng thực (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Bỏ việc phát sinh thủ tục hành
chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều
43 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về
điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 175.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 45.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 130.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 74,3%.
14. Thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo độc lập
Nội dung đơn giản hóa:
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của giáo viên” thành “Bản sao hợp lệ
văn bằng, chứng chỉ của giáo viên” (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang
bản chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ
sơ qua đường bưu điện).
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Cắt giảm phát sinh thủ tục hành
chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 1
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về
điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 12.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 35.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 85.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 70,8%.
15. Giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo độc lập (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị
thành lập).
Nội dung đơn giản hóa: Bổ sung thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện.
- Về thành phần: Bổ sung thông báo hoặc
đơn xin giải thể.
- Về thời gian: Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc đơn của cá nhân, tổ chức.
Lý do:
- Văn bản chưa quy định, vì vậy cần bổ
sung để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TTHC và tạo sự thống nhất
trên cả nước.
- Nhằm thể hiện ý chí, nguyện vọng của
người có yêu cầu; Tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện giải quyết TTHC
và tạo sự thống nhất trên cả nước.
- Đảm bảo công tác quản lý nhà nước,
đảm bảo việc lưu trữ, thống kê hồ sơ thực hiện một cách khoa học.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị
định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều
kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
16. Sáp nhập, chia, tách trường
trung cấp sư phạm
Nội dung đơn giản hóa:
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc
văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” (trong
đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) thành “Bản sao hợp lệ
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận
giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” (khi nộp hồ sơ trực tiếp,
người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng
thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Cắt giảm phát sinh thủ tục hành
chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Điểm đ Khoản 2 Điều
79 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về
điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 140.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 45.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 95.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 67,9%.
17. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp
Nội dung đơn giản hóa:
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp
“Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập” thành “Bản
sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập” (khi nộp hồ sơ trực tiếp,
người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng
thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Cắt giảm phát sinh thủ tục hành
chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều
81 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về
điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 110.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 30.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 80.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 72,7%.
18. Giải thể trung tâm tin học,
ngoại ngữ (Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập)
Nội dung đơn giản hóa: Bổ sung thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện.
- Về thành phần: Bổ sung thông báo hoặc
đơn xin giải thể.
- Về thời gian: Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc đơn của cá nhân, tổ chức.
Lý do:
- Văn bản chưa quy định, vì vậy cần bổ
sung để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TTHC và tạo sự thống nhất
trên cả nước.
- Nhằm thể hiện ý chí, nguyện vọng của
người có yêu cầu; Tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện giải quyết TTHC
và tạo sự thống nhất trên cả nước.
- Đảm bảo công tác quản lý nhà nước,
đảm bảo việc lưu trữ, thống kê hồ sơ thực hiện một cách khoa học.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 52 Nghị
định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều
kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
19. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận chất
lượng giáo dục đối với trường tiểu học
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết
TTHC cho từng cấp. Cụ thể: “Trong thời hạn 10 ngày làm việc Sở Giáo dục và Đào
tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường
tiểu học từ Phòng Giáo dục và Đào tạo; thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục
và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện.";
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc Sở
Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá
ngoài của trường tiểu học từ Phòng Giáo dục và Đào tạo; thông báo bằng văn bản
cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục
hoàn thiện.”.
- Tổng thời gian giải quyết của thủ tục
hành chính này là 60 ngày làm việc.
Lý do:
- Văn bản chưa quy định, vì vậy cần bổ
sung để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TTHC và tạo sự thống nhất
trên cả nước.
- Phân công rõ trách nhiệm từng cấp
giải quyết trong bao nhiêu ngày, tránh tình trạng do không quy định về thời
gian, các cơ quan đơn vị sẽ lúng túng trong công tác thực hiện.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và
Khoản 2 Điều 27 Thông tư số: 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 Ban hành Quy định
về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất
lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
VI. LĨNH VỰC GIAO
THÔNG VẬN TẢI (02 TTHC)
1. Thủ tục: Cấp mới Giấy phép kinh
doanh vận tải bằng ô tô.
2. Thủ tục: Cấp lại Giấy phép kinh
doanh vận tải bằng ô tô do Giấy phép hết hạn
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Bỏ “Phương án kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô” trong hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô; Cấp
lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô do Giấy phép hết hạn.
Lý do:
- Phương án kinh doanh vận tải là
phương án mà doanh nghiệp đề ra nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Phương án này thường xuyên được thay đổi nhằm vừa đảm bảo phục vụ tốt
khách hàng, vừa đảm bảo doanh thu của doanh nghiệp. Do vậy không cần thiết phải
nộp hồ sơ này khi xin cấp Giấy phép.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bỏ điểm d, Khoản 1, Điều 21
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 272.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 104.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 168.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 61,7%.
VII. LĨNH VỰC CÔNG
THƯƠNG (08 TTHC)
1. Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy
phép bán buôn sản phẩm thuốc lá
2. Thủ tục Cấp lại Giấy phép bán
buôn sản phẩm thuốc lá
3. Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy
phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
4. Thủ tục Cấp lại Giấy phép bán lẻ
sản phẩm thuốc lá
5. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép
mua bán nguyên liệu thuốc lá
6. Cấp lại Giấy phép mua bán
nguyên liệu thuốc lá
7. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng
nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
8. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
* Nội dung đơn giản hóa (cho cả 8
TTHC)
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 15
ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc.
Lý do:
Qua thực tế giải quyết đối với thủ tục hành chính này chỉ cần 10 ngày làm việc
là hoàn thành và có kết quả trả cho tổ chức, cá nhân. Hiện nay các thủ tục
tương tự cũng quy định thời gian giải quyết 10 ngày làm việc. Nếu thực thi được
nội dung này sẽ giúp cho cá nhân, tổ chức giảm nhiều thời gian chờ đợi, đồng thời
nhận được kết quả sớm hơn.
* Kiến nghị thực thi
Đề nghị Sửa đổi điểm b Khoản 3, Điều
38 và điểm b Khoản 3, Điều 39 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống
tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá, thành: b) Trong thời hạn 15 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và....”
* Lợi ích phương án đơn giản hóa.
VIII. LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (02 TTHC)
1. Thủ tục: Xác nhận nội dung quảng
cáo thực phẩm
2. Thủ tục: Xác nhận lại nội dung
quảng cáo thực phẩm
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có chứng
thực của các loại giấy tờ kèm theo như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng
minh nhân dân,... theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng
thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực
hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điều 8 Thông tư 75/2011/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 188.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 157.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 31.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,5%.
IX. LĨNH VỰC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (07 TTHC)
1. Thủ tục:
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử
dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của
tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thủ tục thu hồi đất trong khu vực
ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt
lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con
người đối với trường hợp thu hồi đất ở thuộc dự án nhà ở của tổ chức kinh tế,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết đối với hai thủ tục hành chính
trên.
Lý do: Do
chưa có quy định thời gian giải quyết.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bổ sung thêm “điểm c” vào
Khoản 1 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ như
sau:
“c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng
đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của tổ
chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thu hồi đất ở
trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở
có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa
tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở thuộc dự án nhà ở của tổ
chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài là không quá 20 ngày làm việc và không quá 30 ngày làm việc đối với
các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn.”
2. Thủ tục: Phê duyệt trữ lượng
khoáng sản
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm
định.
Lý do:
Trong thành phần hồ sơ của thủ tục “Phê duyệt trữ lượng khoáng sản” đã có yêu cầu
nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực “Giấy phép thăm dò khoáng sản”, mà khi
có Giấy phép thăm dò khoáng sản tức là đã thực hiện việc thẩm định Đề án thăm
dò khoáng sản mới cấp Giấy phép. Do đó trong thành phần hồ sơ của thủ tục “Phê
duyệt trữ lượng khoáng sản” không cần thiết phải có Đề án thăm dò khoáng sản đã
được thẩm định nữa.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 50 Nghị
định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ như sau:
“2. Bản chính hoặc bản sao có chứng
thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu: Giấy phép thăm dò khoáng sản;
Giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp thăm dò nâng cấp trữ lượng
khoáng sản trong khu vực được phép khai thác”.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 500.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 400.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 100.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.
3. Thủ tục: Chuyển nhượng quyền
khai thác tài nguyên nước
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung thêm Mẫu đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài
nguyên nước và Mẫu báo cáo kết quả khai thác tài nguyên nước và việc thực hiện
các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước.
Lý do:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân khi thực hiện TTHC và tạo sự thống nhất về biểu mẫu trong cả nước.
- Đảm bảo công tác quản lý nhà nước,
lưu trữ, thống kê hồ sơ thực hiện một cách khoa học.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 7 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư số
27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất do bị mất hoặc trang bổ sung do bị mất.
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị thống nhất về thời gian niêm
yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã tại Khoản 2 Điều 77
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Điểm b Khoản 2 Điều
10 Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT về quy định hồ sơ địa chính.
Lý do:
Thời gian niêm yết thông báo mất Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình và cá nhân giữa Nghị định
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày
19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có sự chồng chéo không thống nhất.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, thống nhất về thời
gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã tại Khoản 2
Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư
số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
hồ sơ địa chính. Theo đó, đề nghị rút lại thời gian niêm yết thông báo mất Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã từ 30 ngày xuống còn 15
ngày theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Lợi ích của phương án đơn giản
hóa:
Tạo sự thống nhất trong quá trình thực
hiện thủ tục hành chính về cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc trang bổ sung
do bị mất.
Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành
chính.
5. Thủ tục Thu hồi Giấy chứng nhận
đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu
tài sản gắn liền với đất phát hiện.
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị sửa đổi, thống nhất liên quan
đến trình tự, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận
đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai.
Lý do:
Quy định tại Điều 106 Luật Đất đai
năm 2013 và Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có sự chồng chéo,
không thống nhất về trình tự thủ tục thực hiện, cơ quan thực hiện, thời gian thực
hiện.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 56 Điều
2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ phù hợp với quy định
tại Khoản 3 Điều 106 Luật Đất đai 2013. Đồng thời quy định rõ thời gian ban
hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp sai quy định sau khi có thông
báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do thu hồi nhằm thống nhất trong quá trình
thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp
luật.
Lợi ích của phương án đơn giản
hóa:
Tạo sự thống nhất trong quá trình thực
hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của
pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
phát hiện. Quy định rõ thời gian thực hiện thủ tục hành chính nhằm bảo đảm quyền
lợi cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành
chính.
6. Thủ tục Đăng ký, cấp Giấy chứng
nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công
trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều
10 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
Lý do:
Thời gian thực hiện thủ tục hành
chính theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh quy định
dài hơn 05 ngày so với quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017
của Chính phủ.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi thời gian thực hiện
thủ tục hành chính Điểm b Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày
30/6/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ 20 ngày xuống còn 15
ngày.
Lợi ích của phương án đơn giản
hóa:
Đảm bảo thống nhất thời gian thực hiện
thủ tục hành chính theo quy định.
X. LĨNH VỰC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (04 NHÓM TTHC)
1. Nhóm thủ tục hành chính: Cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu cho tổ chức khoa học và công nghệ; Thủ tục
cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đăng ký thay đổi người đứng đầu của tổ chức
khoa học và công nghệ; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoạt động lần đầu cho văn
phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ; Thủ tục cấp Giấy
chứng nhận trong trường hợp đăng ký thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện,
chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.
Nội dung đơn giản hóa: Bỏ thành phần hồ sơ là Sơ yếu lý lịch có xác nhận trong thời hạn không
quá 01 năm của chính quyền: địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi
người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại tổ chức khoa học và công
nghệ.
Lý do: Giảm
bớt giấy tờ, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC.
Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31
tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện
thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại
diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.
2. Nhóm thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ
chức khoa học và công nghệ trong trường hợp Giấy chứng nhận hoạt động bị mất; Cấp
Giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học
và công nghệ trong trường hợp Giấy chứng nhận hoạt động bị rách, nát
Nội dung đơn giản hóa:
+ Rút ngắn thời gian thực hiện từ 10 ngày
xuống còn 09 ngày.
Lý do: Tạo
điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
+ Đối với những giấy tờ trong thành
phần yêu cầu nộp bản sao có chứng thực sẽ sửa đổi thành “hoặc nộp bản sao có chứng
thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chứng.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực
hiện thủ tục hành chính.
Kiến nghị thực thi: Sửa thời gian thực hiện tại Điểm c, Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP
và bổ sung một khoản giải thích về hình thức bản sao vào Điều 6, Chương 2 Thông
tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư hướng
dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ,
văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức Khoa học và Công nghệ.
3. Thủ tục: Thủ tục cấp Giấy chứng
nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp
Nội dung đơn giản hóa: Rút ngắn thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống còn 28 ngày.
Lý do: Tạo
điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC.
Kiến nghị thực thi: Sửa thời gian thực hiện tại Khoản 3, Mục III Thông tư số
01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp,
thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều
kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
4. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu
công nghiệp
Nội dung đơn giản hóa: Rút ngắn thời gian thực hiện từ 15 ngày xuống còn 14 ngày.
Lý do: Tạo
điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
Kiến nghị thực thi: Sửa thời gian thực hiện tại Khoản 4, Mục III Thông tư số
01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp,
thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều
kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
5. Cấp và cấp lại chứng chỉ nhân
viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chuẩn đoán trong y tế)
* Nội dung đơn giản hóa:
Về số lượng hồ sơ: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 22, Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày
22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ theo hướng quy định rõ ràng số lượng hồ
sơ mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi yêu cầu cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ là
01 bộ.
Lý do:
Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp
chứng chỉ nhân viên bức xạ chưa quy định rõ số lượng hồ sơ mà tổ chức, cá nhân
phải nộp khi yêu cầu cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
* Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 22
Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng
dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ
nhân viên bức xạ theo hướng quy định rõ số lượng hồ sơ mà tổ chức, cá nhân phải
nộp khi yêu cầu cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
* Lợi ích của phương án đơn giản
hóa:
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
XI. LĨNH VỰC Y TẾ
(01 TTHC)
1. Cấp Chứng chỉ hành nghề dược
* Nội dung đơn giản hóa:
- Bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực
tuyến. Đây là thủ tục có tần suất thực hiện nhiều, có các yếu tố đáp ứng sự phù
hợp để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
- Bãi bỏ yêu cầu nộp bản sao có chứng
thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu trong thành phần
hồ sơ.
Lý do là vì trong thành phần hồ sơ đề
nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược đã có yêu cầu nộp phiếu lý lịch tư pháp.
Trong khi để được cấp phiếu lý lịch tư pháp người đề nghị cấp phiếu đã phải nộp
bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và trong phiếu lý lịch tư pháp
đã có thông tin về giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đó.
Ngoài ra, những loại giấy tờ này đều
được khai báo thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (gồm số, ngày cấp,
nơi cấp)... trong các mẫu đơn. Vì vậy, việc yêu cầu phải nộp bản sao có chứng
thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu là không cần thiết,
trùng lắp yêu cầu cung cấp thông tin.
* Kiến nghị thực thi:
Để thực thi các phương án đơn giản
hóa trên, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều
6 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ về Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật dược và bãi bỏ Khoản 6 Điều 24 Luật dược
năm 2016.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 300.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 222.500 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 77.500 đồng/1
lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,8%.
XII. LĨNH VỰC NỘI
VỤ (01 TTHC)
1. Thủ tục xét chuyển cán bộ, công
chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên
* Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung thời gian giải quyết thủ tục
hành chính xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở
lên.
- Lý do: Thời gian giải quyết TTHC
xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên được quy
định tại Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ không quy định
thời gian, do đó địa phương khó xác định thời gian để thực hiện thủ tục hành
chính này.
Qua quá trình giải quyết TTHC này tại
địa phương, kiến nghị bổ sung thời gian giải quyết tại địa phương là 30 ngày
(thời gian Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ, tổ chức sát hạch và trình UBND tỉnh là 20
ngày làm việc; thời gian giải quyết tại UBND tỉnh là 05 ngày làm việc và thời
gian Sở Nội vụ ra quyết định xét chuyển cán bộ, công chức là 05 ngày làm việc).
* Kiến nghị thực thi
Kiến nghị bổ sung thời gian giải quyết
tại Điều 13 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ như sau:
“thời gian giải quyết thủ tục xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức
cấp huyện trở lên tại địa phương là 30 ngày làm việc”.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành
chính.