ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 138/KH-UBND
|
Hậu Giang, ngày
12 tháng 7 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HỌC
DÂN GIAN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Thực hiện Quyết định số
3875/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các
dân tộc thiểu số đến năm 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.
Mục đích
-
Triển khai hiệu quả nội dung Quyết định số
3875/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các
dân tộc thiểu số đến năm 2030”.
- Bảo
tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số giữ vai trò
quan trọng và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc thiểu
số. Đồng thời, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2.
Yêu cầu
- Triển
khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch đảm bảo lộ trình, có trọng
tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Tỉnh. Lồng ghép với
các chương trình, kế hoạch của Tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
- Các
sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức
triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1.
Quan điểm
- Văn
học dân gian của các dân tộc là thành tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Việt
Nam độc đáo và đa dạng trong sự thống nhất, góp phần xây dựng và phát triển văn
hóa, con người trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
- Việc
bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số phải gắn kết,
kết nối chặt chẽ với việc bảo tồn, phát huy các thành tố văn hóa khác như:
phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục, dân ca, dân vũ, dân nhạc…
đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan như:
giáo dục, an ninh, thông tin và truyền thông.
- Các
nghệ nhân và những người trực tiếp nắm giữ, thực hành văn hóa truyền thống của
các dân tộc thiểu số, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá
trị văn học dân gian, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân
tộc thiểu số.
- Đẩy
mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số để nghiên cứu, sưu
tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy, tuyên truyền, quảng bá các tác phẩm
văn học dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các tác phẩm,
thể loại có nguy cơ mai một cao.
2.
Mục tiêu
2.1.
Mục tiêu tổng quát
Nâng
cao nhận thức của Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc bảo
tồn, phát huy các tác phẩm văn học dân gian; tăng cường công tác tuyên truyền,
quảng bá các tác phẩm văn học dân gian trên các phương tiện truyền thông đại
chúng. Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào sinh hoạt thường xuyên tại các thiết
chế văn hóa nhằm định hướng cho người dân ý thức giữ gìn, bảo tồn văn học dân
gian của dân tộc mình.
2.2.
Mục tiêu cụ thể
2.2.1.
Giai đoạn 2023 - 2026
- Phấn
đấu sưu tầm, số hóa 40% tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây
dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ,
nghiên cứu, phát huy và phục vụ bạn đọc.
- Phấn
đấu 40% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một
được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa.
- Phấn
đấu 50% công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, người có uy
tín… được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân
gian các dân tộc thiểu số.
- Phấn
đấu 40% trường phổ thông dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng
đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt
ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan cho học sinh.
- Xây
dựng 03 câu lạc bộ sinh hoạt, đội văn nghệ dân gian/huyện, thị xã, thành phố
trong Tỉnh (thành phố Vị Thanh (03), huyện Châu Thành A (03), huyện Vị Thủy
(03), huyện Long Mỹ (03); Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam (01); Trường
Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hậu Giang (01). Nội dung hoạt động của các câu lạc
bộ, đội văn nghệ dân gian: Hỗ trợ hoạt động câu lạc bộ, đội văn nghệ (hát, múa,
hòa tấu nhạc cụ) hỗ trợ mua sắm nhạc cụ, phục trang và đạo cụ biểu diễn.
2.2.2.
Giai đoạn 2027 - 2030
- Phấn
đấu sưu tầm, số hóa 80% tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây
dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ,
nghiên cứu, phát huy và phục vụ bạn đọc.
- Phấn
đấu 80% tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một
được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa.
- Phấn
đấu 80% công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, người có uy
tín... được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học
dân gian các dân tộc thiểu số.
- Phấn
đấu 80% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào
dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại
khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh.
- Xây
dựng 05 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian/huyện, thị xã, thành phố trong Tỉnh
(thành phố Vị Thanh (05), huyện Châu Thành A (05), huyện Vị Thủy (05), huyện
Long Mỹ (05)). Nội dung hoạt động của các câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian: Hỗ
trợ hoạt động câu lạc bộ, đội văn nghệ (hát, múa, hòa tấu nhạc cụ) hỗ trợ mua sắm
nhạc cụ, phục trang và đạo cụ biểu diễn.
- Tổ
chức Liên hoan văn nghệ quần chúng của đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung thực
hiện: Biểu diễn văn nghệ và trình diễn những đặc điểm nổi bật của địa phương.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1.
Phạm vi
Kế hoạch
được thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang.
2.
Đối tượng thực hiện
- Các
thể loại văn học dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang,
trong đó phát huy các tác phẩm có giá trị tiêu biểu và hiện đang sử dụng thường
xuyên; nghiên cứu, bảo tồn, lưu giữ các tác phẩm có nguy cơ bị mai một.
- Đồng
bào các dân tộc thiểu số, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, nghệ nhân người dân tộc
thiểu số, người uy tín trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang.
3.
Thời gian thực hiện
Từ
năm 2023 đến năm 2030, chia làm 02 giai đoạn:
-
Giai đoạn I: Từ năm 2023 đến 2026.
-
Giai đoạn II: Từ năm 2027 đến 2030.
Sơ kết
đánh giá thực hiện Kế hoạch vào quý IV năm 2026 để xem xét điều chỉnh cho giai
đoạn sau.
Tổng
kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch vào quý IV năm 2030.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ
a)
Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách cho các tác giả, nhà nghiên cứu, nghệ
nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền để bảo tồn và phát huy giá trị văn học
dân gian của các dân tộc thiểu số
-
Khuyến khích và tạo điều kiện cho thư viện, bảo tàng tham gia các hoạt động sưu
tầm, thống kê, phân loại, dịch thuật, bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân
gian các dân tộc thiểu số.
- Hỗ
trợ kinh phí cho hoạt động sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian hiện có như
câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian; hỗ trợ kinh phí để bổ sung (bao gồm số hóa)
tài nguyên thông tin của hệ thống thư viện công cộng và đưa ra phục vụ người
dân; nghiên cứu, đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học vùng đồng
bào dân tộc thiểu số những tác phẩm văn học dân gian phù hợp.
- Có
chính sách tôn vinh, đãi ngộ, động viên đối với các nghệ nhân dân gian, tác giả,
nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật
thể, trong đó có ngữ văn, văn học dân gian; hỗ trợ kinh phí cho những người tự
nguyện sưu tầm và lưu giữ truyện, thơ cổ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
b) Tổ
chức xây dựng chương trình truyền dạy, bồi dưỡng, tập huấn về văn học dân gian
của các dân tộc thiểu số
- Tổ
chức các chương trình, hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, người nắm
giữ tri thức dân gian hướng dẫn, trao truyền cho đội ngũ kế thừa.
- Cử
cán bộ làm công tác kiểm kê, sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc
thiểu số tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ.
c) Bảo
tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong các lễ hội
truyền thống, sinh hoạt văn hóa, liên hoan văn nghệ quần chúng và các không
gian diễn xướng, thực hành phù hợp
- Đổi
mới, nâng cao chất lượng tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn
hóa nghệ thuật quần chúng gắn với việc khai thác, chuyển thể các tác phẩm văn học
dân gian trở thành các tiết mục văn hóa, văn nghệ được công diễn trong các dịp
Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
19/4...
- Đưa
các tác phẩm văn học dân gian vào sinh hoạt thường xuyên tại các thiết chế văn
hóa; tạo điều kiện hỗ trợ các không gian diễn xướng, thực hành các di sản văn
hóa phi vật thể, trong đó có tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.
- Hỗ
trợ cộng đồng các dân tộc phát huy vai trò của quy ước, hương ước trong bảo tồn
các giá trị văn hóa.
d) Lựa
chọn các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đưa vào
hoạt động giảng dạy và giáo dục ngoại khóa tại trường học
-
Tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số
cho các đối tượng học sinh, sinh viên, thanh niên. Nghiên cứu đưa một số tác phẩm
tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đã được dịch thuật vào chương trình giáo dục
các cấp học phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
- Hỗ
trợ các nghệ nhân người dân tộc thiểu số truyền dạy văn học dân gian cho thanh,
thiếu niên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
-
Phát huy có hiệu quả các thiết chế nhà văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu
số để thu hút đồng bào đến giao lưu, học hỏi, sáng tạo, cùng tham gia biểu diễn
những tác phẩm văn học dân gian, tạo không khí sinh hoạt vui tươi, lành mạnh gắn
với các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, học tập, phổ biến chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Xây
dựng nội dung bài giảng giáo dục về nguồn gốc, giá trị và vai trò của một số thể
loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong trường học và tích hợp các hoạt
động thực hành/thực tập trình diễn vào sinh hoạt tại câu lạc bộ trong các nhà
trường với các hình thức phong phú, sáng tạo, phù hợp.
đ)
Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian
-
Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học dân
gian của các dân tộc thiểu số cho các đối tượng học sinh, sinh viên, thanh
niên, bạn đọc thư viện...
- Tổ
chức trưng bày, tài liệu, sách, ấn phẩm…. liên quan đến văn học dân gian các
dân tộc thiểu số tại hệ thống thư viện các cấp.
- Đẩy
mạnh thông tin, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về các giá trị di sản văn hóa
các dân tộc nói chung và đối với các tác phẩm văn học dân gian nói riêng dưới
nhiều hình thức, đặc biệt là môi trường mạng Internet như: Cổng thông tin điện
tử; Facebook, Zalo, Youtube của Thư viện tỉnh.
- Đẩy
mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ
biến, giới thiệu giá trị của các tác phẩm văn học dân gian. Đồng thời, tuyên
truyền giới thiệu văn học dân gian thông qua các hội thi, hội diễn, lễ hội tại
địa phương.
e) Ứng
dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và
phát huy giá trị văn học dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phổ
biến, lưu trữ các tác phẩm văn học dân gian thông qua công nghệ số; tăng cường
công tác bảo tồn và phát huy giá trị của văn học dân gian thông qua các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, du lịch cộng đồng.
- Đẩy
mạnh công tác sưu tầm, bổ sung, lưu giữ sách cổ của các dân tộc thiểu số tại
các thư viện trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục ứng dụng công nghệ số trong bảo tồn,
phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số; số hóa, lưu trữ
sách cổ của các dân tộc thiểu số phục vụ bạn đọc tại thư viện các cấp.
g) Tổ
chức sơ kết theo giai đoạn và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án
Tôn
vinh các nghệ nhân có công sưu tầm, truyền dạy, phổ biến văn hóa, nghệ thuật
truyền thống; động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao, có nhiều
đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc
thiểu số.
2. Giải pháp thực hiện
a) Về
chỉ đạo, điều hành
Tăng
cường, nâng cao hiệu quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các sở, ban, ngành, địa
phương, các đoàn thể, các tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo tồn và phát huy
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát
triển văn hóa kết hợp chặt chẽ với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế -
xã hội của từng đơn vị, địa phương. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành tỉnh
và địa phương trong hoạt động triển khai thực hiện các chính sách dân tộc nói
chung và bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số nói riêng được
đồng bộ và hiệu quả.
b) Về
xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách
Nghiên
cứu, tham mưu, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách, chế độ đặc thù đối với những
nghệ nhân lớn tuổi, những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa truyền thống
ở cơ sở; đặc biệt là chính sách đặc thù cho các nghệ nhân trao truyền các tác
phẩm văn học dân gian trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; tạo điều kiện, tạo
môi trường văn hóa, không gian văn hóa phù hợp để đồng bào các dân tộc thường
xuyên được giao lưu, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
mình trong các ngày hội, giao lưu, liên hoan trong từng cộng đồng hoặc giữa các
cộng đồng dân tộc với nhau.
c) Về
thông tin, tuyên truyền
Tăng
cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp,
các ngành và của Nhân dân về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống các dân tộc thiểu số; đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng phù hợp với đối tượng, địa bàn, loại
hình của văn học dân gian các dân tộc thiểu số. d) Về phát triển nguồn lực
Tăng
cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm
công tác văn hóa; đặc biệt là cán bộ ở cơ sở phục vụ công tác quản lý, phát huy
di sản tại cộng đồng, địa phương. Củng cố và phát triển các câu lạc bộ sinh hoạt
văn hóa dân gian ở địa phương... nhằm tập hợp lực lượng, phổ biến văn học dân
gian các dân tộc. Hỗ trợ các nghệ nhân người dân tộc thiểu số trong việc lưu
truyền, phổ biến văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những
người kế cận.
Ngân
sách trung ương, địa phương cân đối, bố trí bảo đảm các hoạt động bảo tồn, phát
huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; lồng ghép
kinh phí với các chương trình, đề án, dự án của trung ương, địa phương thực hiện
tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, khuyến
khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức phi
chính phủ hỗ trợ nguồn lực để bảo tồn và quảng bá, giới thiệu các giá trị văn học
dân gian của các dân tộc thiểu số.
e) Về
ứng dụng khoa học, công nghệ
Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
đầu tư trang thiết bị công nghệ phù hợp để nâng cao khả năng tiếp cận cho đồng
bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; phát huy hiệu quả mạng lưới
phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao chất lượng các chương trình
truyền thanh, truyền hình.
V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh
phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở,
ban, ngành, đoàn thể và UBND huyện, thị xã, thành phố theo phân cấp ngân sách
nhà nước hiện hành; lồng ghép kinh phí với các chương trình, đề án, dự án của
Trung ương, địa phương thực hiện tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; nguồn
kinh phí huy động hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ
trì phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương liên quan tổ chức
triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
- Chịu
trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tình hình triển khai Kế hoạch của các sở, ban,
ngành tỉnh và các địa phương liên quan; tham mưu tổ chức sơ, tổng kết đánh giá
việc triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
2. Sở Tài chính
Căn cứ
chức năng nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách phối hợp với các đơn vị liên
quan triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Ban Dân tộc tỉnh
Phối
hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch lồng ghép thực hiện Kế hoạch từ nguồn
kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 -
2030.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương liên quan triển khai
thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt
động, liên hoan, hội thi tìm hiểu về di sản văn hóa dân gian trong trường học,
chú trọng khối các trường phổ thông dân tộc nội trú; nghiên cứu đưa nội dung
giáo dục bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong chương trình
giáo dục địa phương; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia hoạt động
văn hóa nghệ thuật các dịp lễ, tết, ngày hội truyền thống các dân tộc thiểu số
tại địa phương.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng
dẫn hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công
tác bảo tồn, phát huy văn học dân gian các dân tộc thiểu số; xây dựng kế hoạch
thông tin, tuyên truyền về các nội dung liên quan đến Kế hoạch phù hợp với tình
hình thực tế của đơn vị.
6. Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang
Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đăng tin, bài, xây dựng chương trình
phát sóng nhằm tuyên truyền, quảng bá giới thiệu những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Căn cứ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp
tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thanh niên và các tầng lớp Nhân dân
thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tổ chức
tuyên truyền, vận động người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số tích
cực tham gia gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với
phát triển kinh tế của cộng đồng và địa phương.
8. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
Tăng
cường, tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, xuất bản,
phát hành, xây dựng hệ thống tư liệu, giới thiệu và quảng bá các công trình,
tác phẩm văn học - nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
9. Ủy ban nhân dân các huyện: Vị Thủy, Long Mỹ, Châu Thành
A, thành phố Vị Thanh
- Chỉ
đạo Phòng Văn hóa và Thông tin và các đơn vị có liên quan tham mưu, xây dựng kế
hoạch, lồng ghép với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan để triển
khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương.
- Bố
trí ngân sách thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước; huy động nguồn lực triển khai Kế hoạch tại địa phương.
- Báo
cáo cáo kết quả gửi về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (trước ngày 20/11 hàng
năm) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên
đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học
dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền
các cơ quan, đơn vị báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, trình
UBND tỉnh xem xét, kịp thời chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Các cơ quan, đơn vị tại mục VI;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hòa
|