BỘ NÔNG
NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội,
ngày 04 tháng 01 năm 2022
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN VỀ BẢO HỘ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28
tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng
4 năm 2013 được sửa đổi bổ sung bởi:
Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22
tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống
cây trồng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2021.
Thông tư số 18/2021/TT-BNNPTNT ngày 27
tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ một
số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2022.
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009
của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm
2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12
ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010
của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối
với giống cây trồng và Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và
Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục trồng trọt;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng1.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh2
Thông
tư này quy định chi tiết về xác lập quyền, đại diện quyền đối với giống cây trồng;
cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng; đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng
bảo hộ giống cây trồng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông
tư này áp
dụng đối với:
1.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là các đối
tượng được quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Sở hữu trí tuệ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Chọn tạo giống cây trồng là quá trình lai hữu
tính, gây đột biến hoặc áp dụng phương pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và
chọn lọc tìm ra biến dị phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
2. Phát hiện và phát triển giống cây trồng:
a) Phát hiện là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự
nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn
trong tự nhiên;
b) Phát triển là quá trình nhân và đánh giá để chọn ra
biến dị hoặc nguồn gen phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
Điều 4. Người đại diện
hợp pháp, đại diện theo ủy quyền của chủ đơn
1.
Người đại diện hợp pháp của chủ đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số
88/2010/NĐ-CP gồm:
a)
Trường hợp chủ đơn là tổ chức, cá nhân Việt Nam: người đại diện theo pháp luật,
người đại diện theo ủy quyền của chủ đơn hoặc tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối
với giống cây trồng theo ủy quyền của chủ đơn;
b)
Trường hợp chủ đơn là tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú
tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam: người
đứng đầu văn phòng đại diện hoặc đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam hoặc tổ chức dịch
vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo ủy quyền của chủ đơn;
c)
Trường hợp chủ đơn là tổ chức, cá nhân nước ngoài không có trụ sở, địa chỉ thường
trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt
Nam: tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo ủy quyền của chủ
đơn.
2. 3Đại diện theo ủy quyền
của chủ đơn tiến hành các thủ tục về bảo hộ giống cây trồng theo quy định pháp luật
về ủy quyền; giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Quy định chung về thực hiện thủ
tục hành chính trong Thông tư này4
1. Nộp hồ sơ thực hiện
thủ tục hành chính: Tùy theo điều kiện tiếp nhận/trả kết quả của
Cục
Trồng trọt,
tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi
trường điện tử (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến,
phần mềm điện tử, email, fax):
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực
tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao
có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng
dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành;
b) Trường hợp nộp hồ sơ
qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ
bản chính.
Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu
mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định
số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên
môi trường điện tử.
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
3. Thời gian trả lời tính
đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp trực
tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ
sơ cho tổ chức, cá nhân;
b) Trường hợp nộp hồ sơ
qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành
phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho
tổ chức, cá nhân;
c) Trường
hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc,
kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần
hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
4. Cách thức nộp phí,
lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định
hiện hành trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc qua dịch vụ khác theo quy định của pháp
luật.
5. Cách thức trả kết quả:
Cục Trồng trọt trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi nhận
hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện
tử.
6. Trong Thông tư này có nội dung thủ tục hành chính
quy
định khác với quy định nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì thực hiện
theo quy định đó.
7. Trường hợp các tài
liệu trong hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 174 Luật sở hữu trí tuệ phải dịch ra
tiếng Việt, bản dịch được công chứng hoặc có xác nhận của người đăng ký.
8. Tổ chức, cá
nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của hồ sơ đã nộp.
Điều 6. Giống cây trồng
được biết đến rộng rãi và tính mới của giống cây trồng5
1. Giống cây trồng được biết
đến rộng rãi
là
giống cây trồng
thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a)
Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được
sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào tại
thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;
b)
Giống cây trồng được bảo hộ hoặc được công nhận lưu hành hoặc công
nhận
lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành, công nhận sản xuất thử, công nhận chính
thức tại Việt Nam hoặc thuộc danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh ở bất
kỳ quốc gia nào;
c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn
đăng ký nhằm mục đích: bảo hộ giống cây trồng; công nhận lưu hành hoặc công nhận
lưu hành đặc cách; danh mục giống ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị
từ chối.
2. Tính mới đối với giống cây trồng
Giống cây trồng được coi là không còn tính
mới sau mười hai (12) tháng kể từ ngày được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Giống được phép sản xuất, kinh doanh gồm: giống đã được công nhận chính thức; giống
có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam;
giống được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách; giống
tự công bố lưu hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Điều 7. Biểu mẫu về bảo hộ quyền đối với giống
cây trồng6
1.
Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2.
Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo Mẫu tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Phí, lệ phí bảo hộ quyền đối với giống
cây trồng7
1.
Phí, lệ phí về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt
và giống cây lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 207/2016/TT-BTC).
2. Thời hạn nộp phí duy trì hiệu lực theo
quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền
đối với giống cây trồng (sau đây viết tắt là Nghị định số 88/2010/NĐ-CP).
3. Trường hợp Thông tư số 207/2016/TT-BTC
được sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp
dụng theo văn bản mới được ban hành.
Chương II
XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG
CÂY TRỒNG
Điều 9. Nhận đơn, chuyển nhượng quyền nộp đơn
đăng ký bảo hộ giống cây trồng8
1.
Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm các tài liệu:
a)
Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ
lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b)
Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo
nghiệm DUS)
-
Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm
khảo nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về khảo
nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng Mẫu tờ khai kỹ thuật trong các tài liệu trên;
-
Trường hợp giống đăng ký không thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy
phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng theo
Mẫu tờ khai kỹ thuật tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Thông tư này;
c) Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (trường hợp nộp
đơn thông qua đại diện);
d)
Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện
3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký;
đ)
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây
trồng, tài liệu chứng minh người đăng ký là đại diện hợp pháp của chủ sở hữu giống
đăng ký);
e)
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
g)
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2.
Ngày nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng là ngày đơn được Cục Trồng trọt tiếp
nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3.
Thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trước khi Cục Trồng
trọt ra quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc thông báo từ chối cấp bằng
bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có quyền chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng
ký bảo hộ giống cây trồng cho người khác. Người được chuyển nhượng gửi Hợp đồng
chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng về Cục Trồng trọt.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo
hộ giống cây trồng9
1.
Trước thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, tổ chức, cá nhân được sửa đổi,
bổ sung đơn đăng ký bảo hộ trong các trường hợp sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung đơn nhưng không làm thay đổi bản chất đơn đăng ký bảo hộ: lỗi chính tả về
tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả và tên giống cây trồng;
b)
Thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng có
căn cứ pháp lý;
c)
Thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu (trường hợp nộp
đơn qua đại diện); thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng do
chuyển nhượng đơn theo hợp đồng hoặc thừa kế, kế thừa.
2.
Hồ sơ:
a)
Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo Mẫu tại Phụ
lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b)
Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển nhượng (trường hợp chuyển nhượng đơn đăng
ký); hoặc căn cứ pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký, chủ
sở hữu, tác giả giống cây trồng;
c)
Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa (có xác nhận của chủ sở hữu đăng ký),
Tài liệu chứng minh quyền nhân thân giữa chủ sở hữu đăng ký và người nhận thừa kế;
Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của chủ sở hữu đăng ký (nếu có);
d)
Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này đối với trường hợp thay đổi đại diện.
3.
Trình tự, thời gian giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ
hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo chấp nhận sửa đổi, bổ sung, trả kết quả
cho người đăng ký và đăng tải thông báo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng
trọt. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người
đăng ký có nêu rõ lý do.
4.
Các yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng không thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì nộp lại đơn đăng ký bảo hộ giống cây
trồng.
Điều 1110 (được bãi bỏ)
Điều 1211 (được bãi bỏ)
Điều 1312 (được
bãi bỏ)
Điều 14 13 (được bãi bỏ)
Điều 1514 (được bãi bỏ)
Điều 16. Khảo nghiệm DUS
do người nộp đơn thực hiện15
1. Ngoài các tài liệu theo quy định tại
Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ, người đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS đối với
giống đăng ký bảo hộ nộp bổ sung các tài liệu sau đây:
a) Bản kê khai chi tiết điều kiện được
tự khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành
kèm theo Thông tư này, phù hợp với yêu cầu cụ thể tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm
khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với từng loài cây
trồng;
b) Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại
Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Trồng trọt xem xét hồ sơ đăng ký
tự thực hiện khảo nghiệm DUS. Người đăng ký liên hệ tổ chức khảo nghiệm DUS được
công nhận phối hợp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khảo nghiệm DUS. Đối với loài
cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo
nghiệm, Cục Trồng trọt thành lập tổ chuyên gia kiểm tra quá trình khảo nghiệm kỹ
thuật. Tổ chuyên gia gồm: thành viên Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng, chuyên gia
của tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận và chuyên gia về loài cây trồng đó.
3.
Đối với loài cây trồng chưa có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN
về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV thì thực hiện theo tài liệu hướng dẫn do Cục
Trồng trọt ban hành.
4.
Kiểm tra tại chỗ
a)
Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực
hiện khảo nghiệm, tổ chuyên gia đánh giá thí nghiệm khảo nghiệm DUS ít nhất 01 lần
vào thời điểm phù hợp theo tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN
về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV hoặc tài liệu hướng dẫn do Cục Trồng trọt ban
hành.
b)
Nội dung kiểm tra: việc đáp ứng điều kiện được tự khảo nghiệm của tổ chức, cá nhân
đăng ký; việc thực hiện khảo nghiệm; đánh giá tính khác biệt so với giống tương
tự nhất; tính đồng nhất, tính ổn định.
c)
Biên bản kiểm tra tại chỗ được lập theo Mẫu tại Phụ lục
X ban hành kèm theo Thông tư này và lưu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây
trồng. Cục Trồng trọt căn cứ biên bản kiểm tra để thẩm định báo cáo kết quả khảo
nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện.
5. Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ
ngày kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân tự thực hiện khảo nghiệm DUS gửi Cục
Trồng trọt báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ
lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Thời hạn nộp
mẫu giống, quản lý và sử dụng mẫu giống cây trồng16
1. Đối với giống cây trồng thực hiện khảo
nghiệm theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP: Nếu đơn đăng ký bảo
hộ giống cây trồng được chấp nhận, người đăng ký phải nộp mẫu giống phục vụ khảo
nghiệm DUS và lưu mẫu cho tổ chức khảo nghiệm được công nhận trước thời vụ gieo
trồng đầu tiên ít nhất 20 ngày.
2. Đối với giống cây trồng thực hiện khảo
nghiệm theo các điểm b, c và d khoản 1 Điều 15 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP , giống
cây trồng nhân giống vô tính: chủ sở hữu tự lưu mẫu giống.
3. Khối lượng và chất lượng mẫu giống gửi
khảo nghiệm và lưu mẫu theo quy định tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm,
QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với loài cây trồng đó.
4. Chủ sở hữu giống cây trồng có trách
nhiệm nộp mẫu giống được bảo hộ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu trong
thời gian bằng bảo hộ giống cây trồng đó còn hiệu lực. Mẫu giống phải đảm bảo chất
lượng theo quy định tại khoản 3 Điều này, mức độ biểu hiện của các tính trạng phù
hợp với bản mô tả giống tại thời điểm đăng ký bảo hộ.
5. Mẫu giống phải được lưu giữ trong thời
hạn 25 năm đối với giống cây thân gỗ, cây nho; 20 năm đối với các giống cây trồng
khác tính từ ngày cấp bằng bảo hộ giống cây trồng đó.
6. Việc sử dụng mẫu giống lưu ngoài các
mục đích: Khảo nghiệm DUS, kiểm nghiệm, hậu kiểm nhằm xác định tính đúng giống hoặc
giải quyết tranh chấp, khiếu kiện phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu
giống cây trồng.
Điều 1817 (được bãi bỏ)
Điều 19. Cấp, cấp lại
bằng bảo hộ giống cây trồng18
1.
Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
a)
Hồ sơ: Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ
lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
b)
Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP. Bằng bảo
hộ giống cây trồng được cấp theo Mẫu tại Phụ lục XII
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cấp lại bằng
bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau: mất, rách, hỏng, phai mờ đến mức
không đọc được, thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của
chủ bằng bảo hộ.
a) Hồ sơ:
Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống
cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo
Thông tư này;
Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi
tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở
hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ;
Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ
trường hợp bằng bị mất);
Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường
hợp nộp đơn qua đại diện.
b) Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ
hợp lệ, Cục Trồng trọt quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết
quả cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng
văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.
c) Trường hợp có ý kiến phản đối việc cấp
lại bằng bảo hộ giống cây trồng của người thứ ba, việc xử lý ý kiến thực hiện theo
các quy định tại Điều 184 Luật Sở hữu trí tuệ.
d) Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại
được cấp sau 30 ngày kể từ ngày đăng tải quyết định cấp lại trên Tạp chí Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn. Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại phải được giữ nguyên
số bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của bằng bảo hộ.
Điều 20. Đình chỉ, phục
hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng19
1. Trình tự, thủ tục đình chỉ hiệu lực
Bằng bảo hộ giống cây trồng do không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và
tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị
định số 88/2010/NĐ-CP. Các trường hợp đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
khác thực hiện theo quy định tại Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống
cây trồng
a) Chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng
được khắc phục lý do bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 Điều 170 Luật Sở hữu
trí tuệ.
Hồ sơ yêu cầu phục hồi hiệu lực bằng bảo
hộ giống cây trồng gồm: Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng;
Chứng cứ chứng minh đã khắc phục lý do bị đình chỉ; Biên lai nộp phí phục hồi hiệu
lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp
hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống
cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo
hộ giống cây trồng được đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người
đăng ký có nêu rõ lý do.
3. Hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây
trồng
Khi xác định ý kiến phản đối của người
thứ 3 về một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí
tuệ là đủ căn cứ pháp lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định hủy
bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố trên Tạp chí Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn.
Điều 2120 (được bãi bỏ)
Điều 2221 (được bãi bỏ)
Chương III
ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG
CÂY TRỒNG
Điều 23. Đào tạo về
đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Nội dung đào tạo về đại diện quyền đối
với giống cây trồng gồm 02 phần:
a) Pháp luật về quyền đối với giống cây
trồng, gồm các quy định pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế, thỏa thuận
song phương mà Việt Nam tham gia;
b) Nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống
cây trồng gồm kỹ năng áp dụng pháp luật trong việc làm, nộp, theo dõi đơn đăng ký
quyền đối với giống cây trồng; quy định chung về khảo nghiệm DUS; nghiệp vụ tra
cứu, khai thác thông tin bảo hộ giống cây trồng.
2. Cục trưởng Cục Trồng trọt phê duyệt
chương trình đào tạo về đại diện quyền đối với giống cây trồng gồm nội dung, thời
gian đào tạo, yêu cầu giảng viên, bộ câu hỏi kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối
với giống cây trồng.
3. Người tham dự đầy đủ nội dung đào tạo
về pháp luật quyền đối với giống cây trồng được cấp Chứng chỉ đào tạo về quyền đối
với giống cây trồng. Người tham dự đầy đủ nội dung đào tạo về nghiệp vụ đại diện
quyền đối với giống cây trồng và đạt điểm kiểm tra từ trung bình trở lên được coi
là đạt yêu cầu về kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.
4. Thực hiện đào tạo về đại diện quyền
đối với giống cây trồng:
a) Cục Trồng trọt thông báo cho người có
yêu cầu đào tạo về nội dung, thời gian, địa điểm đào tạo và chi phí đào tạo;
b) Cục Trồng trọt tổ chức đào tạo về đại
diện quyền đối với giống cây trồng và kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với
giống cây trồng theo chương trình được Cục trưởng Cục Trồng trọt phê duyệt;
c) Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp Chứng
chỉ đào tạo về quyền đối với giống cây trồng và phê duyệt danh sách đạt yêu cầu
về kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; thông báo trên Website
của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.
Điều 24. Cấp Chứng
chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Cá nhân đáp ứng điều kiện quy định tại
điểm 5 khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi có yêu cầu cấp Chứng chỉ hành
nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục
Trồng trọt. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề
dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 19 của Thông tư này;
b) Bản sao chụp Chứng minh thư nhân dân;
c) Bằng tốt nghiệp đại học (bản sao chứng
thực hoặc bản chính xuất trình để đối chiếu);
d) Bản sao chụp Chứng chỉ đào tạo về quyền
đối với giống cây trồng hoặc bản chính của một trong các tài liệu sau: Giấy xác
nhận của cơ sở đào tạo về việc người nộp hồ sơ đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
đại học, sau đại học về đề tài quyền đối với giống cây trồng hoặc bản sao luận văn
tốt nghiệp và có bản chính để đối chiếu; Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác thẩm định đơn đăng ký bảo hộ tại
cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng hoặc đã trực tiếp
làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm (05) năm
trở lên.
đ) 02 ảnh 3 x 4;
e) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí
hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
2. Trình tự, thời gian giải quyết:
a) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Cục Trồng trọt thông báo
cho người nộp hồ sơ, có nêu rõ lý do.
b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc,
kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục trồng trọt ký quyết
định cấp Chứng chỉ hành nghề cho người có hồ sơ hợp lệ và có tên trong danh sách
đạt yêu cầu về kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; ghi nhận
vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện quyền đối với giống cây trồng và công bố trên
Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày ký quyết định. Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản,
nêu rõ lý do.
Điều 25. Thu hồi Chứng
chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Chứng chỉ hành nghề
bị thu hồi trong trường hợp sau:
a) Người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ
đại diện vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP hoặc các
quy định khác của pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền đề nghị xử lý bằng hình thức
thu hồi Chứng chỉ hành nghề;
b) Có chứng cứ khẳng định Chứng chỉ hành
nghề được cấp trái quy định, người được cấp không đáp ứng yêu cầu tại khoản điểm
5 khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề
khi có căn cứ thu hồi Chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này, Văn
phòng bảo hộ giống cây trồng mới thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trình Cục trưởng Cục Trồng trọt ban
hành quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống
cây trồng theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản
1 Điều này;
b) Xóa tên khỏi Sổ đăng ký quốc gia về
người đại diện quyền đối với giống cây trồng;
c) Công bố trên Website của Văn phòng bảo
hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết
định.
Điều 26. Cấp lại Chứng
chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Người có Chứng chỉ hành nghề bị mất
hoặc bị rách, bẩn, phai mờ đến mức không thể sử dụng được hoặc người bị thu hồi
Chứng chỉ hành nghề đã hết thời hạn ba (03) năm, kể từ ngày bị thu hồi Chứng chỉ
hành nghề theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư này
có quyền yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề.
2. Người có yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành
nghề nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành
nghề theo mẫu tại Phụ lục 20 của Thông tư này;
b) 02 ảnh 3 x 4;
c) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí
hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
3. Trình tự, thời gian giải quyết:
a) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ
sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc
kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng
trọt cấp lại Chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng.
4. Trường hợp Chứng chỉ hành nghề dịch
vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Cục Trồng trọt thì Cục Trồng
trọt phải cấp lại Chứng chỉ miễn phí trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được yêu cầu.
Điều 2722 (được
bãi bỏ)
Điều 2823 (được
bãi bỏ)
Điều 2924 (được
bãi bỏ)
Chương IV
GIÁM ĐỊNH QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG
CÂY TRỒNG
Điều 30. Đào tạo
nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng
1. Nội dung đào tạo về giám
định quyền đối với giống cây trồng gồm 02 phần:
a) Pháp luật về quyền đối với giống cây
trồng, gồm các quy định pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế, thỏa thuận
song phương mà Việt Nam tham gia;
b) Nghiệp vụ giám định quyền đối với giống
cây trồng gồm kỹ năng áp dụng pháp luật trong việc xác định phạm vi bảo hộ; yếu
tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng; sự khác biệt giữa giống được xem xét
với giống được bảo hộ; giá trị quyền đối với giống cây trồng và giá trị thiệt hại.
2. Cục trưởng Cục Trồng trọt phê duyệt
chương trình đào tạo nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng gồm: nội
dung, thời gian đào tạo, yêu cầu giảng viên, bộ câu hỏi kiểm tra nghiệp vụ về giám
định quyền đối với giống cây trồng.
3. Người tham dự đầy đủ nội dung đào tạo
nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng và đạt điểm kiểm tra từ trung
bình trở lên được coi là đạt yêu cầu về kiểm tra nghiệp vụ về giám định quyền đối
với giống cây trồng.
4. Thực hiện đào tạo nghiệp vụ về giám
định quyền
đối với giống cây trồng:
a) Cục Trồng trọt thông báo cho người có
yêu cầu đào tạo về nội dung, thời gian, địa điểm đào tạo và chi phí đào tạo.
b) Cục Trồng trọt tổ chức đào tạo nghiệp
vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng và kiểm tra nghiệp vụ về giám định
quyền đối với giống cây trồng theo chương trình được Cục trưởng Cục Trồng trọt phê
duyệt.
c) Cục trưởng Cục Trồng trọt phê duyệt
danh sách đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng
và thông báo Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.
Điều 31. Cấp Thẻ giám
định viên quyền đối với giống cây trồng
1. Cá nhân là công dân
Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thường trú tại Việt Nam, đạt yêu cầu
kiểm tra nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng, chưa bị xử lý vi
phạm hành chính do vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc vi phạm đạo đức nghề
nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà
chưa được xóa án tích, có quyền yêu cầu cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống
cây trồng (sau đây gọi tắt là Thẻ giám định viên).
2. Cá nhân theo quy
định tại Khoản 1 Điều này phải nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Thẻ giám định viên
theo mẫu tại Phụ lục 23 của Thông tư này;
b) Bản sao chụp Chứng minh thư nhân dân;
c) Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành
trồng trọt, nông học hoặc ngành có liên quan về giống cây trồng (bản sao chứng thực
hoặc bản chính xuất trình để đối chiếu);
d) Tài liệu có xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác chuyên môn lĩnh vực
giống cây trồng từ năm (05) năm trở lên;
đ) 02 ảnh 3 x 4;
e) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí
hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
3. Trình tự, thời gian giải quyết:
a) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Cục Trồng trọt thông báo
cho người nộp hồ sơ, có nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm
việc từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp Thẻ giám định
viên cho người đủ điều kiện theo mẫu quy định tại Phụ
lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giám
định quyền đối với giống cây trồng; công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống
cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày cấp. Trường hợp từ
chối, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Điều 32. Thu hồi Thẻ giám
định viên
1. Thẻ giám định viên bị thu hồi trong
trường hợp sau:
a) Người có Thẻ giám định viên vi phạm
theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP hoặc các quy định khác của
pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị xử lý bằng hình thức thu hồi
Thẻ giám định viên;
b) Có chứng cứ khẳng định Thẻ giám định
viên được cấp trái quy định, người được cấp không đáp ứng yêu cầu tại khoản 12 Điều
1 của Nghị định số 119/2011/NĐ-CP và khoản 1 Điều 30 của Thông
tư này;
c) Người được cấp Thẻ giám định viên từ
bỏ hoặc không thực hiện hoạt động giám định.
2. Thủ tục thu hồi Thẻ giám định
viên
Khi có căn cứ thu hồi Thẻ giám định viên
theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Trồng trọt thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Cục trưởng Cục Trồng trọt ký quyết định
thu hồi Thẻ giám định viên;
b) Xóa tên khỏi Sổ đăng ký quốc gia về
người hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng;
c) Công bố trên Website của Văn phòng bảo
hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày ký quyết định.
Điều 33. Cấp lại Thẻ giám
định viên
1. Người có Thẻ giám định viên bị mất hoặc
bị rách, bẩn, phai mờ đến mức không thể sử dụng được hoặc người bị thu hồi Thẻ giám
định viên đã hết thời gian bị tước quyền sử dụng Thẻ giám định viên theo quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 32 Thông tư này nếu có yêu cầu cấp lại
Thẻ giám định viên phải nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định
viên theo mẫu tại Phụ lục 25 của Thông tư này;
b) Thẻ giám định viên (trường hợp thẻ bị
hỏng);
c) 02 ảnh 3 x 4;
d) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí
hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
2. Trình tự, thời gian giải quyết:
a) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ
sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc
kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng
trọt cấp lại Thẻ giám định viên. Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản,
nêu rõ lý do.
3. Trường hợp Thẻ giám định viên quyền
đối với giống cây trồng bị lỗi do Cục Trồng trọt thì Cục Trồng trọt phải cấp lại
thẻ giám định viên miễn phí trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được yêu cầu.
Điều 34. Cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng
1. Tổ chức đáp ứng quy định tại khoản 10 Điều
1 của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP, nếu có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là Giấy chứng nhận)
nộp một (01) bộ hồ sơ cùng với phí và lệ phí theo quy định cho Cục Trồng trọt. Hồ
sơ gồm:
a) Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 26 của Thông tư này;
b) Quyết định tuyển dụng
hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên hoạt động cho tổ chức (bản sao có chứng
thực hoặc có bản chính xuất trình để đối chiếu);
c) Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy đăng
ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư (bản sao có chứng thực
hoặc có bản chính xuất trình để đối chiếu), trong đó có ghi chức năng thực hiện
hoạt động giám định về giống cây trồng;
d) Bảng thống kê về trụ sở, trang thiết
bị, phương tiện làm việc; nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt
động giám định (danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh, danh mục giống được
bảo hộ, các quy chuẩn kỹ thuật của UPOV và Việt Nam);
đ) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí
hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
2. Trình tự, thời gian giải quyết:
a) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ
sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm
việc kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục
Trồng trọt cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định quyền
đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 27 ban
hành kèm theo Thông tư này, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giám định quyền
đối với giống cây trồng; công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng
mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định. Trường hợp từ
chối, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Điều 35. Ghi nhận sửa
đổi thông tin tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
1. Tổ chức giám định có yêu cầu ghi nhận
thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức hoặc thành viên trong danh sách giám định viên
nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai yêu cầu ghi nhận sửa đổi thông
tin về Tổ chức giám định theo mẫu tại Phụ lục 28 của
Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được sửa đổi của tổ chức giám định;
c) Quyết định tuyển dụng hoặc quyết định
chấm dứt hợp đồng lao động đối với thành viên trong danh sách giám định viên của
tổ chức;
d) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí
hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
2. Trình tự, thời gian giải quyết hồ sơ
yêu cầu sửa đổi thông tin về tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được
tiến hành tương tự như thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông
tư này.
Điều 36. Xóa tên tổ chức
giám định quyền đối với giống cây trồng
1. Tổ chức giám định bị xóa tên trong
trường hợp:
a) Tổ chức giám định vi phạm theo quy định
tại Điều 52 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị
xử lý bằng hình thức xóa tên;
b) Có chứng cứ khẳng định Giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng được cấp trái quy
định, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận không đáp ứng yêu cầu tại khoản 10 Điều
1 của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ;
c) Tổ chức giám định từ bỏ hoặc không
thực hiện hoạt động giám định.
2. Thủ tục xóa tên Tổ chức giám định
Khi có căn cứ xóa tên Tổ chức giám định theo
quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Trồng trọt thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Cục trưởng Cục Trồng trọt ký quyết định
xóa tên Tổ chức giám
định quyền đối với giống cây trồng;
b) Xóa tên khỏi Sổ đăng ký quốc gia về
giám định quyền đối với giống cây trồng;
c) Công bố trên Website của Văn phòng bảo
hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết
định.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 25
Điều 37. Điều khoản thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 4 năm 2013.
2. Cục trưởng Cục Trồng trọt, Chánh Văn
phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để kịp thời xử lý./.
|
XÁC THỰC
VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quốc Doanh
|
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|