BỘ QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
101/2012/TT-BQP
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 9 năm 2012
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH CƠ QUAN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VÀ CƠ
QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIAO MỘT SỐ NHIỆM VỤ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TRONG QUÂN ĐỘI
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2008;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng
9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra hình sự,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định về cơ quan quản
lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan, đơn vị được
giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong Quân đội như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự,
cơ quan, đơn vị được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong Quân đội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý thi
hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, đơn vị được giao một số
nhiệm vụ thi hành án hình sự; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên
quan đến công tác thi hành án hình sự trong Quân đội.
Điều 3. Cơ quan quản lý thi
hành án hình sự
1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc
phòng là Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc
phòng có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ
quan tham mưu và cán bộ thi hành án hình sự.
3. Khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của Cơ quan quản
lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Cục Điều tra hình sự có con dấu riêng để
sử dụng trong hoạt động quản lý thi hành án hình sự, tên gọi: “Bộ Quốc phòng-
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự”.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng
1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc
phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của lực
lượng Cảnh vệ tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của
pháp luật.
Điều 5. Cơ quan thi hành án
hình sự
1. Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
a) Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu là
Phòng Điều tra hình sự Quân khu, Quân đoàn; Cơ quan thi hành án hình sự Thủ đô
Hà Nội là Phòng Quản lý giam giữ và Thi hành án hình Sự/Cục Điều tra hình sự Bộ
Quốc phòng;
b) Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự và cán bộ thi hành án hình sự;
c) Khi thực hiện chức năng của cơ quan thi hành án
hình sự, Phòng Điều tra hình sự quân khu, quân đoàn có con dấu riêng để sử dụng
trong hoạt động thi hành án hình sự với tên gọi: Quân khu (Quân đoàn)- Cơ quan
thi hành án hình sự; Phòng Quản lý giam giữ và Thi hành án hình Sự/Cục Điều tra
hình sự sử dụng con dấu có tên gọi: Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng - Cơ
quan thi hành án hình sự Thủ đô Hà Nội.
2. Trại giam quân sự
a) Trại giam quân sự được tổ chức theo quy định của
Luật Thi hành án hình sự;
b) Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực
thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, Trại giam quân
sự sử dụng chức danh, con dấu theo các quy định của Bộ Quốc phòng đã ban hành.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
1. Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Phạm vi nhiệm vụ
giữa các cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được phân định như sau:
a) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu tổ chức hoặc
tham gia thi hành quyết định thi hành án của Toà án quân sự, trừ những trường hợp
thuộc nhiệm vụ của cơ quan thi hành án hình sự quân đoàn;
b) Cơ quan thi hành án hình sự Thủ đô Hà Nội tổ chức
hoặc tham gia thi hành quyết định thi hành án của Toà án quân sự trên địa bàn
thành phố Hà Nội, trừ những trường hợp thuộc nhiệm vụ của cơ quan thi hành án hình
sự quân đoàn;
c) Cơ quan thi hành án hình sự quân đoàn tổ chức hoặc
tham gia thi hành quyết định thi hành án của Toà án quân sự về: thi hành án tử
hình đối với người phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng của quân đoàn điều
tra, truy tố; thi hành án phạt tù khi người bị kết án đang bị giam giữ tại trại
tạm giam quân đoàn; thi hành án phạt tù đối với người bị kết án đang tại ngoại,
thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, khi người bị kết
án đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị do quân đoàn quản lý.
2. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra lực lượng Cảnh vệ tư
pháp thuộc quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp
luật và hướng dẫn, chỉ đạo của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc
phòng.
Điều 7. Cơ quan, đơn vị được
giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự
1. Trại tạm giam quân sự.
2. Các đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương
đương.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực
thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, Trại tạm giam
quân sự, các đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương sử dụng chức danh,
con dấu theo các quy định của Bộ Quốc phòng đã ban hành.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của
trại giam, trại tạm giam quân sự
1. Trại giam, trại tạm giam quân sự thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Thực hiện nhiệm vụ dẫn giải bị can, bị cáo, phạm
nhân phục vụ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Điều 9. Đối tượng bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự
Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân
khu
1. Cục trưởng Cục Điều tra hình sự, Phó Cục trưởng
Cục Điều tra hình sự phụ trách công tác thi hành án hình sự là Thủ trưởng, Phó
Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng.
2. Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Điều tra hình sự
quân khu, quân đoàn là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự
quân khu, quân đoàn.
3. Trưởng Phòng, Phó trưởng Phòng Quản lý giam giữ
và Thi hành án hình sự thuộc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng là Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Thủ đô Hà Nội.
4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi
hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án
hình sự cấp quân khu được miễn nhiệm hoặc bị cách chức khi chức danh Cục trưởng
Cục Điều tra hình sự, Phó Cục trưởng Cục Điều tra hình sự; Trưởng phòng, Phó
trưởng Phòng Điều tra hình sự quân khu, quân đoàn; Trưởng phòng, Phó trưởng
Phòng quản lý giam giữ và Thi hành án hình sự thuộc Cục Điều tra hình sự được
miễn nhiệm hoặc bị cách chức.
Điều 10. Thẩm quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án
hình sự Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự cấp
quân khu
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm; miễn
nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự
Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân
khu.
Điều 11. Trình tự, thủ tục đề
nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý
thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành
án hình sự cấp quân khu
1. Hội đồng tuyển chọn điều tra viên Bộ Quốc phòng
có nhiệm vụ chuẩn bị thủ tục để chủ tịch Hội đồng đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc
phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu theo
đề nghị của thủ trưởng đơn vị và Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.
2. Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng tiếp nhận báo
cáo đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan
quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan
thi hành án hình sự cấp quân khu; kiểm tra hồ sơ, quy trình tiến hành; nhận
xét, đánh giá cán bộ; tổng hợp báo cáo Hội đồng tuyển chọn điều tra viên Bộ Quốc
phòng cùng với hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng cơ quan điều tra hình sự các cấp.
3. Trình tự, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc
phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực
hiện đồng thời với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra các cấp. Ngoài hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, phải kèm theo công văn đề
nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý
thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành
án hình sự cấp quân khu.
Điều 12. Tiêu chuẩn cán bộ quản
lý thi hành án hình sự, cán bộ thi hành án hình sự.
Sĩ quan Quân đội tại ngũ có trình độ đại học Luật,
đại học Cảnh sát hoặc đại học An ninh, có kinh nghiệm thực tiễn về công tác
giam giữ, thi hành án hình sự; có đủ tiêu chuẩn cán bộ trong Quân đội nhân dân
Việt Nam thì có thể được xét bổ nhiệm cán bộ thi hành án hình sự. Cán bộ thi
hành án hình sự có kinh nghiệm quản lý, khả năng hướng dẫn, chỉ đạo công tác
thi hành án hình sự thì có thể được xét bổ nhiệm cán bộ quản lý thi hành án
hình sự.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ
ngày ký và thay thế Thông tư số 119/2011/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ
Quốc phòng quy định về cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án
hình sự và cơ quan, đơn vị được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong
Quân đội
Điều 14. Tổ chức thực hiện
Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Toà án quân sự
Trung ương Viện kiểm sát quân sự Trung ương, các Quân khu, Quân đoàn, các cơ
quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- TT Nguyễn Thành Cung;
- BTTM, TCCT;
- Tòa án quân sự TW;
- Viện kiểm sát quân sự TW;
- Cục Điều tra hình sự (04b);
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ:
- Cục Quân lực, Cán bộ;
- Vụ Pháp chế BQP;
- Lưu: VT, (K88b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ
|