TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 57932/CT-TTHT
V/v chi phí
đối với lao động nước ngoài không được cấp giấy phép lao động
|
Hà Nội, ngày 20 tháng 8
năm 2018
|
Kính gửi: Công ty TNHH thiết kế
T&T
(Đ/c: P609,
số 27 Trần Duy Hưng, P. Trung
Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội
MST:
0107576205)
Trả lời công văn số 107/2018 đề ngày 10/7/2018 của
Công ty TNHH thiết kế T&T (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế,
Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC
ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ
sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số
151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) quy định về điều kiện khấu trừ
thuế giá trị gia tăng đầu vào:
“1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng
hóa, dịch vụ mua vào
…
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với
hàng hóa, dịch mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng
trở lên, ...
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ
thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng
dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có
chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của
bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã
đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.”
- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015
của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn
các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như
sau:
"1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản
2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện
sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo
quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng
lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh
toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
- Căn cứ Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày
12/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội
dung của Bộ Luật Lao động:
“Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động tại Khoản 1
Điều 23 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
…
2. Số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác
của người lao động được quy định như sau:
…
b) Số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp
giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam;”
- Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của
Chính Phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Tại Điều 7 quy định về trường hợp người lao động nước
ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
+ Tại Điều 8 quy định về việc xác nhận người lao động
nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
“1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền
xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
2. Người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao
động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày
làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trường
hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e Khoản
2 Điều 7 Nghị định này.
Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc
diện cấp giấy phép lao động không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các
trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này."
+ Tại Điều 18 quy định về việc trục xuất lao động nước
ngoài:
“1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp
giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này (sau đây viết tắt là người
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động) bị trục
xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ
quan công an trục xuất đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam không có giấy phép lao động.
Trường hợp tổ chức và cá nhân phát hiện người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì thông báo với
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người đó làm việc.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao
động nước ngoài đó.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có thuê
lao động nước ngoài để thực hiện các công việc tại Việt Nam nhưng chưa được cơ
quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận
không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động thì
công ty không được tính vào chi phí được trừ và không được khấu trừ thuế GTGT đầu
vào của các chi phí liên quan đến việc sử dụng lao động nước ngoài nêu trên.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty được biết và thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Phòng KT1;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|