TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 202/2021/HS-PT NGÀY 13/04/2021 VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN
Trong các ngày 12 và 13 tháng 4 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 152/2020/TLPT-HS ngày 28 tháng 4 năm 2020 đối với các bị cáo Đỗ Minh T, Phan Phương Đ do có kháng cáo của các bị cáo, kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 09/2020/HS-ST ngày 23 tháng 3 năm 2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau.
- Bị cáo có kháng cáo:
1/Đỗ Minh T, sinh năm 1978, tại huyện T1, tỉnh Cà Mau;Thường trú: Khóm 1, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau; Nghề nghiệp: Cán bộ công chức; Chức vụ: Nguyên Kế toán Phòng khám đa khoa khu vực S – T1; Trình độ học vấn : 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt nam; Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam (Đình chỉ sinh hoạt đảng ngày 07/01/2019); Con ông: Đỗ Minh T2, con bà: Nguyễn Ngọc N; Anh chị em ruột 07 người; Vợ Nguyễn Thị Q; Con: 02 người con; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị tạm giam ngày 06/01/2019 cho đến nay (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo T: Luật sư Nguyễn Văn Đ – Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt) Địa chỉ: Khu M, Phường X3, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/Phan Phương Đ, sinh năm 1964, tại xã K, huyện T1, tỉnh Cà Mau. Thường trú: Khóm 2, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau; Nghề nghiệp: Bác sĩ, Chức vu: Nguyên Trưởng Phòng khám đa khoa khu vực S – T1; Trình độ học vấn : 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt nam; Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam(Đình chỉ sinh hoạt đảng ngày 07/01/2019); Con ông: Phan Văn L (hy sinh 1965), con bà: Nguyễn Thị Út L1 (Mẹ Việt Nam Anh Hùng, chết năm 2002); Anh chị em ruột 04 người; Vợ Nguyễn Hồng C1; Con: 02 người con; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị tạm giam ngày 06/01/2019 cho đến nay (có mặt) Người bào chữa cho bị cáo Đ: Luật sư Nguyễn Hải V –Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau (có mặt) Địa chỉ Văn phòng: T, Khóm x8, Phường x5, thành phố C, tỉnh Cà Mau.
- Người bị hại: Phòng khám đa khoa khu vực S;
Địa chỉ: Khóm 1, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau;
Người đại diện hợp pháp: Ông Lê Hữu Đ2 – Trưởng Phòng khám đa khoa khu vực S là người đại diện theo pháp luật (có mặt) - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1/Ông Nguyễn Minh T2, sinh năm 1972 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 4, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
2/Ông Hồ Minh K2, sinh năm 1972 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 1, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
3/Ông Nguyễn Văn D3, sinh năm 1967 (có đơn xin xét xử vắng mặt) Địa chỉ: Ấp R, xã K, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
4/Bà La Bích L2, sinh năm 1970 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 6A, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
5/Ông Phạm Văn D4, sinh năm 1963 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 7, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
6/Bà Phạm Cẩm L4, sinh năm 1986 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 3, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
7/Ông Đỗ Văn K3, sinh năm 1963 (có đơn xin xét xử vắng mặt) Địa chỉ: Khóm 8, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
8/Bà Dương Diễm T3, sinh năm 1978 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 9, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
9/Bà Nguyễn Thị Hải A, sinh năm 1986 (vắng mặt) Địa chỉ: Khóm 7, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
10/Ông Nguyễn Phương Q, sinh năm 1968 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 7, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
11/Ông Trần Văn V1, sinh năm 1967 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 7, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
12/Ông Phạm Minh T8, sinh năm 1980 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
13/Ông Lâm Chí C7, sinh năm 1980 (vắng mặt) Địa chỉ: Khóm 7, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
14/Ông Nguyễn Hồng V2, sinh năm 1955 (vắng mặt) Địa chỉ: Khóm 3, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
15/Bà Trần Hồng L6, sinh năm 1981 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 1, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
16/Ông Võ Nhật T9, sinh năm 1983 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 3, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
17/Bà Trần Thanh L7, sinh năm 1971 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 1, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
18/Bà Nguyễn Thị Q, sinh năm 1975 (có mặt) Địa chỉ: Khóm 1, thị trấn S, huyện T1, tỉnh Cà Mau.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Tháng 3/2016, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện T1 ra Quyết định thành lập Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra việc quản lý và sử dụng tài chính tại Phòng khám Đa khoa Khu vực S (Phòng khám), niên độ 2006 – 2010 và niên độ 2011 – 2015. Ngày 20/3/2017, Chủ tịch UBND huyện T1 ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-UBND, kết luận: Phòng khám không tuân thủ đúng quy định của pháp luật, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính về các nguồn tiền qua các năm với tổng số tiền là 5.320.412.641đ, cụ thể:
Kế toán Đỗ Minh T nhận tiền về không nhập quỹ, chiếm đoạt và chi trả thừa tiền thuốc số tiền 1.945.473.056đ;
Đỗ Minh T nhận 3.215.143.151đ về đơn vị không nhập quỹ nhưng có lên chi và đã thanh toán xong;
Đỗ Minh T nhận tiền về không nhập quỹ nhưng chưa có cơ sở kết luận T chiếm đoạt số tiền 159.796.434đ;
Ngày 17/4/2017, Chủ tịch UBND huyện T1 có Văn bản số 973/UBND- VP và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan CSĐT – Công an huyện T1 để giải quyết theo quy định của pháp luật;
Ngày 05/5/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện T1 có Báo cáo số 54/BC-CSĐT và chuyển kiến nghị khởi tố vụ việc nêu trên đến Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Cà Mau (viết tắt Cơ quan điều tra tỉnh) giải quyết theo thẩm quyền.
Ngày 13/9/2017, Cơ quan điều tra tỉnh khởi tố vụ án hình sự về tội Tham ô tài sản và ngày 12/12/2018 ra quyết định khởi tố bị can.
Từ năm 2006 – 2008, Phòng khám trực thuộc Phòng Y tế huyện T1 (viết tắt Phòng Y tế), từ năm 2009 – 2017 trực thuộc Trung tâm Y tế huyện T1 (viết tắt Trung tâm Y tế). Phòng khám là đơn vị sự nghiệp có thu, đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được Ngân sách Nhà nước (viết tắt NSNN) cấp, cụ thể:
- Kinh phí ngân sách cấp: Lương cán bộ, tiền trực, lương y tế khóm (ấp), kinh phí hoạt động, bảo hiểm y tế, kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phụ cấp cộng tác viên dân số, dinh dưỡng.
- Kinh phí tự thu: Viện phí, lợi nhuận từ kinh doanh quầy dược và các khoản thu khác.
Tính đến năm 2015, Phòng khám có 30 biên chế, 50 giường bệnh; Phan Phương Đ làm Trưởng Phòng khám (chủ tài khoản) từ năm 1992 đến tháng 11/2017; Đỗ Minh T làm kế toán từ năm 1999 đến tháng 11/2017; Nguyễn Minh T2 làm thủ quỹ từ năm 2006 – 2010; Trần Thanh L7 làm thủ quỹ từ năm 2011 – 2017.
Nguồn thu của Phòng khám gồm: Kinh phí hoạt động, lương hợp đồng, tiền trực; Tiền viện phí; Tiền kinh doanh quầy dược; Tiền tiêm ngừa, khám chữa bệnh ngoài giờ; Tiền được cấp cho chương trình dinh dưỡng, dân số, sức khỏe sinh sản; Tiền lương y tế; Tiền hoàn ứng; Tiền Bảo hiểm y tế (BHYT); Tiền tiêm viêm ngừa Nhật Bản, tiền giấy chứng sinh, tiền diệt lăng quăng; Tiền điện, cho thuê căn tin và cho thuê hội trường. Tất cả các nguồn thu trên Đỗ MinhT không phân nguồn cụ thể mà nhập chung và sử dụng chi cho toàn bộ hoạt động của Phòng khám.
Kết quả giám định tài chính, giám định bổ sung thu - chi và quyết toán các nguồn kinh phí tại Phòng khám từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2015, như sau:
- Số dư kinh phí đầu năm 2006: 70.752.299đ;
- Tổng thu từ năm 2006 đến hết năm 2015: 15.014.303.350đ (gồm: Tiền viện phí 1.990.969.172đ; Tiền bán thuốc 3.212.813.691đ; Tiêm ngừa, khám chữa bệnh ngoài giờ 537.638.553đ; Chương trình dinh dưỡng, dân số, sức khỏe sinh sản 565.885.000đ; Lương y tế871.539.000đ; Kinh phí hoạt động, lương hợp đồng, trực 3.851.255.391đ; Thu hoàn ứng 73.750.000đ; Thu Bảo hiểm y tế 3.263.292.271đ; Thu Viêm não Nhật Bản, Giấy chứng sinh, diệt lăng quăng 97.415.400đ; Thu điện, căn tin, thuê hội trường 549.744.872đ).
- Tổng chi từ 2006 đến hết năm 2015: 14.936.582.274đ (gồm: Lương hợp đồng, phụ cấp trực 1.009.785.410đ; Lương y tế khóm 898.135.000đ; Chi hỗ trợ A, B, C, hỗ trợ khác và phúc lợi tập thể 774.575.313đ; Chi bồi dưỡng X quang, xét nghiệm ngoài giờ… 467.411.095đ; Nhiên liệu, điện, nước, thông tin tuyên truyền liên lạc 1.024.007.057đ; Chi chương trình dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng 672.890.400đ; Chi công tác phí, thuê mướn 858.229.616đ; Chi Bảo hiểm y tế - trẻ em, công khám, nộp 30% trái tuyến 105.256.067đ; Mua thuốc ngừa, thuốc kinh doanh, chuyển thuốc 6.033.851.625đ; Mua hóa chất, vật tư y tế 899.313.670; Văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng, mua sắm sửa chữa tài sản 1.419.728.124đ; Chi cấp đồ chuyên môn, tiếp khách, khác 691.276.036đ; Tạm ứng 81.523.201đ).
- Số dư kinh phí còn lại: 148.472.975đ.
Kết luận giám định: Đỗ Minh T không nhập quỹ tiền mặt 251.085.443đ từ nguồn kinh phí hoạt động được thanh toán; Thanh toán tiền dầu không theo lịch cắt điện 138.11.900đ; Phan Phương Đ phải chịu trách nhiệm liên đới với Đỗ Minh T với hai khoản tiền trên.
Đối với nguồn lương y tế khóm Đỗ Minh T có trách nhiệm hoàn trả 50.611.000đ do có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Đối với nguồn thu viện phí Đỗ Minh T và Phan Phương Đ không trích nộp 35% theo quy định gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước (NSNN) 370.334.380đ;
Đối với nguồn kinh doanh dược Đỗ Minh T có trách nhiệm nộp trả lại 362.745.272đ do gây thiệt hại.
Hành vi của Đỗ Minh T không nhập quỹ, thanh toán khống các khoản tiền.
Năm 2006, Phòng Y tế cấp tạm ứng kinh phí 52.000.000đ, T nhận và nhập quỹ 49.000.000đ; không nhập quỹ 3.000.000đ (tiền diệt lăng quăng). T lập chứng từ thanh toán được 95.331.608đ; đối trừ tiền tạm ứng 52.000.000đ, chi 3.000.000đ tiền diệt lăng quăng, chi 3.121.608đ mua văn phòng phẩm; còn lại 40.210.000đ tiền trực không nhập quỹ. T cho rằng trong 40.210.000đ có chi cho cán bộ trực 12.359.000đ nhưng hiện đã thất lạc chứng từ chi. Lý do chi 12.359.000đ là do Lãnh đạo Phòng khám phân công trực cho hầu hết Cán bộ, Y - Bác sỹ của Phòng khám T đã chi tiền trực theo thực tế số tiền 27.851.000đ bằng nguồn quỹ Phòng khám nay thanh toán được 40.210.000đ nên chi đủ số tiền theo định mức (04 người/tháng =40.210.000đ).
Tiền bảo hiểm y tế (BHYT), T nhập quỹ tổng số 336.911.014đ; Trong đó, Bệnh viện đa khoa năm 2005 cấp 150.000.000đ nhưng chưa nhập quỹ, Phòng Y tế cấp BHYT 131.146.380đ, Phòng khám thu chênh lệch tiền BHYT 5.764.634đ; Như vậy, T nhập quỹ nhiều hơn tiền được cấp 50.000.000đ.
Năm 2007, Phòng Y tế cấp tạm ứng kinh phí 107.977.000đ, T nhận về nhập quỹ 107.977.000đ; Lập chứng từ thanh toán được 161.387.370đ, đối trừ tiền tạm ứng, chi diệt lăng quăng 2.000.000đ, còn 51.410.370đ không nhập quỹ.
Tiền BHYT, Phòng Y tế cấp 160.000.000đ, Bệnh viện đa khoacấp 243.000.000đ, T nhận nhập quỹ 320.000.000đ, chi trả tiền thuốc cho Hiệu thuốc Trung tâm huyện T1 (viết tắt Hiệu thuốc Trung tâm huyện)60.000.000đ, còn lại 23.000.000đ không nhập quỹ; Tổng hai khoản không nhập quỹ 74.410.370đ.
Năm 2008, Phòng Y tế cấp tạm ứng kinh phí 130.000.000đ, T nhận về nhập quỹ đủ; Lập chứng từ thanh toán được183.267.057đ,đối trừ tiền tạm ứng 130.000.000đ, chi tập huấn chương trình sốt rét 1.700.000đ, còn lại 51.267.057đ không nhập quỹ.
Phòng Y tế cấp 21.600.000đ lương y tế khóm, T nhận và nhập quỹ 19.800.000đ, không nhập quỹ 1.800.000đ.
Tiền BHYT cấp 358.279.075đ, T nhận nhưng nhập quỹ chỉ có 277.911.159đ và trả cho Hiệu thuốc Trung tâm huyện 20.000.000đ tiền thuốc; Còn lại 60.367.916đ không nhập quỹ; Tổng ba khoản không nhập quỹ Năm 2009, Trung tâm Y tế cấp tạm ứng kinh phí hoạt động 283.000.000đ, nhưng chứng từ Phòng khám thanh toán được 297.560.011đ, đối trừ tiền tạm ứng 283.000.000đ, còn lại 14.560.011đ T nhận nhưng không nhập quỹ.
Trong số tiền 297.560.011đ, có tiền kê thêm tiền dầu chạy máy phát điện, cụ thể: T và Đ bàn bạc, T nhất kê tiền dầu chạy máy phát điện từ tháng 7/2009 đến tháng 12/2009 đề nghị thanh toán 17.507.520đ, trong khi lịch cắt (cúp) điện của Điện lực Cà Mau chỉ có 105,5 giờ= 2.698.644đ (105,5 giờ x 02 lít/giờ x 12.789.781đ/lít); T và Đ thanh toán khống14.808.876đ.
Trung tâm Y tế cấp 65.250.000đ lương y tế khóm (lương 24.300.000đ, truy lãnh lương 40.950.000đ) T nhận và nhập quỹ 24.300.000đ, không nhập quỹ 40.950.000đ. T cho rằng, 40.950.000đ đã chi cho người thụ hưởng và có ghi sổ tay, nhưng bị thất lạc. Qua điều tra xác minh dữ liệu máy tính của Phòng khám và những cán bộ y tế khóm họ khai có nhận từ thủ quỹ Nguyễn Minh T2 chi vào năm 2010. Số tiền không nhập quỹ, T có chi trả Công ty Tín Nghĩa tiền mua hóa chất 15.126.878đ.
Tiền BHYT cấp 728.235.444đ, T nhận về nhập quỹ 728.134.000đ, còn lại 101.444đ không nhập quỹ. Như vậy, bị cáo T không nhập quỹ 40.484.577đ và thanh toán khống tiền dầu 14.808.876đ.
Năm 2010, Trung tâm Y tế cấp tạm ứng kinh phí 187.800.000đ (Kinh phí hoạt động 137.740.000đ, sửa chữa 9.800.000đ, trực 40.260.000đ), T nhận về nhập quỹ 178.000.000đ, không nhập quỹ 9.800.000đ; Lập chứng từ thanh toán 207.579.909đ(Kinh phí hoạt động 153.687.609đ, lương hợp đồng 13.632.300đ, trực 40.260.000đ), đối trừ tiền tạm ứngkinh phí hoạt động 178.000.000đ T nhận được 29.579.909đ nhưng có chi 2.268.000đ mua vật rẻ tiền mau hỏng, cho Nguyễn Minh T2 (Thủ quỹ) mượn 14.000.000đ, còn lại 23.111.909đ không nhập quỹ.
Trong số tiền 207.579.909đ, có tiền kê thêm tiền dầu chạy máy phát điện, cụ thể: T và Đ bàn bạc, T nhất đề nghị thanh toán 38.762.603đ tiền dầu chạy máy phát điện, trong khi lịch cắt điện của Điện lực Cà Mau chỉ có 977,83 giờ = 34.722.315đ (977,83 giờ x 2 lít/giờ x 17.754,781đ/lít); T và Đ thanh toán khống 4.040.288đ.
Trung tâm Y tế cấp 91.540.000đ lương y tế khóm, T nhận và nhập quỹ 90.335.000đ, không nhập quỹ 1.205.000đ.
Tiền BHYT, Trung tâm Y tế cấp 599.174.468đ, Bệnh viện đa khoa cấp 10.000.000đ; Thu tiền bội chi BHYT 767.485đ, T nhận về nhập quỹ 350.767.485đ, trả tiền thuốc cho Hiệu thuốc Trung tâm huyện 210.000.000đ trả tiền thuốc Công ty Vĩnh Tường Phát 41.690.000đ, còn lại không nhập quỹ 7.484.468đ. Như vậy, T không nhập quỹ của ba khoản tiền là 31.801.377đ và thanh toán khống tiền dầu là 4.040.288đ.
Năm 2011, Trung tâm Y tế cấp tạm ứng kinh phí 388.500.000đ, T nhận về nhập quỹ đủ; lập chứng từ thanh toán 435.961.437đ,đối trừ tiền tạm ứng388.500.000đ, còn lại 47.461.437đ, T nhập quỹ 50.275.000đ, thừa Trong số tiền 435.961.437đ, có tiền kê thêm tiền dầu chạy máy phát điện, cụ thể: T và Đ bàn bạc, T nhất đề nghị thanh toán 63.406.065đ tiền dầu chạy máy phát điện, trong khi lịch cắt điện của Điện lực Cà Mau chỉ có 910,5 giờ = 39.430.980 đồng (910,5 giờ x 02 lít/giờ x 20.526,623 đồng/lít = 37.378.980đ + 2.052.000đ tiền nhớt); T và Đ thanh toán khống 23.975.085đ, đối trừ tiền nhập quỹ thừa 2.813.563đ,tiền thanh toán khống còn lại là21.161.522đ.
Trung tâm Y tế cấp 108.845.000đ lương y tế khóm, T nhận và nhập quỹ 111.054.000đ, nhập thừa2.209.000đ.
Năm 2012, Trung tâm Y tế cấp 130.165.000đ lương y tế khóm, nhập quỹ 129.600.000đ, không nhập quỹ 565.000đ.
Trung tâm Y tế cấp kinh phí 896.372.000đ (Kinh phí hoạt động 800.300.000đ,sửa chữa 96.072.000đ). T nhập quỹ kinh phí hoạt động 800.300.000đ và 40.338.108đ tiền sửa chữa, còn lại 55.733.892đ tiền sửa chữa không nhập quỹ,lập chứng từ thanh toán kinh phí hoạt động được 761.471.892đ.
Tiền 55.733.892đ không nhập quỹ, T nộp hoàn tạm ứng lại cho Trung tâm Y tế 38.828.108đ, chi mua hóa chất 15.947.500đ, mua gòn, alcol 805.000đ, còn lại 153.284đ không có chứng từ chi; Tổng hai khoản không nhập quỹ là 718.284đ.
Trong số tiền 761.471.892đ, có tiền kê khống tiền dầu chạy máy phát điện, cụ thể: T và Đ bàn bạc, T nhất đề nghị thanh toán 64.145.000đ tiền dầu chạy máy phát điện, trong khi lịch cắt điện của Điện lực Cà Mau chỉ có 164 giờ = 7.025.760đ (164 giờ x 02 lít/giờ x 21.420 đ/lít); T và Đ thanh toán khống 57.119.240đ.
Song, số tiền thanh toán khống T có chi trả tiền làm mới hệ T ống nước sinh hoạt 15.947.500đ, chi liên hoan cho bà Vân 3.750.000đ, chi trả 9.600.000đ tiền mua quà tết (khô mực), chi trả 15.000.000đ tiền mua máy phát điện D22, chi trả 5.245.000đ tiền hóa đơn do Phạm Văn D4 (Phó phòng khám) tiếp khách, 785.000đ tiền hóa đơn La Bích L2 tiếp khách, 1.540.000đ tiền hóa đơn Dương Diễm T3 tiếp khách, 1.596.000đ tiền hóa đơn Hồ Minh K2 tiếp khách nên được đối trừ số tiền thanh toán khống còn lại là 3.655.740đ.
Ngoài ra, trong năm 2012 Phòng khám có sửa chữa – xây mới 13 công trìnhđã được thanh toán số tiền 196.729.500đ, gồm: Sửa chữa nâng cấp nhà xe; Nâng cấp vá lỗ hỏng lối đi; Làm hàng rào sân Phòng khám; Làm mới cửa cho Phòng khám; Mua chậu cảnh cho Phòng khám; Sửa chữa giường bệnh nhân; Sửa chữa chống dột các khoa; Sửa chữahệ T nước; Sửa chữa quầy dược; Sửa chữa, nâng cấp khu sinh hoạt cho bệnh nhân; Sửa chữa, nâng cấp vườn thuốc nam; Sửa chữa, nâng cấp bồn bông; Làm bộ rào cửa bên hông Phòng khám.
Toàn bộ 13 công trình, Đ giao cho T toàn quyền quyết định; T không làm hợp đồng thi công theo đúng quy định mà tự mua vật tư, kêu thợ làm trả công nhật. T tự lập các hợp đồng sửa chữa, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, đưa cho Võ Nhật T9 (cán bộ Phòng khám) ký vào vị trí bên B (lấy tên của chủ cơ sở Út Vĩnh), đưa Đ ký đại diện bên A (Phòng khám), xin hóa đơn thanh toán với Kho Bạc, nhờ Phạm Minh T8 ký các phiếu chi.
Ngày 11/3/2019, Cơ quan điều tra tỉnh ra Quyết định trưng cầu Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng – Sở xây dựng tỉnh Cà Mau (viết tắt Trung tâm kiểm định), giám định giá trị 05 công trình (đủ điều kiện giám định) đã được thanh toán tổng số tiền 96.072.000đ, gồm: Sửa chữa quầy dược (quầy thuốc đạt chuẩn GPP) 19.512.000đ; Sửa chữa, nâng cấp khu sinh hoạt cho bệnh nhân (mặt bằng phía trước khu vệ sinh khoa sản) 19.200.000đ; Sửa chữa, nâng cấp vườn thuốc nam 19.440.000đ; Sửa chữa, nâng cấp bồn bông 19.920.000đ; Làm bộ rào cửa bên hông Phòng khám 18.000.000đ.
Ngày 24/4/2019, Trung tâm kiểm định, xác định giá trị 05 công trình trên vào thời điểm năm 2012 giá trị giám định sau thuế là 69.184.000đ, gồm:Sửa chữa quầy dược 19.048.000đ; Sửa chữa, nâng cấp khu sinh hoạt cho bệnh nhân 13.150.000đ; Sửa chữa, nâng cấp vườn thuốc nam 8.370.000đ; Sửa chữa, nâng cấp bồn bông 25.436.000đ; Làm bộ rào cửa bên hông Phòng khám 3.180.000đ.
Như vậy, số tiền T được thanh toán 05 công trình so với kết quả giám định, chênh lệch tăng 26.888.000đ.
Năm 2013,Trung tâm Y tế cấp tạm ứng kinh phí 638.054.742đ (Kinh phí hoạt động 555.924.533đ, lương hợp đồng 62.370.000đ, tiền trực 40.280.000đ), T nhận về nhập quỹ đủ; Lập chứng từ thanh toán được 658.574.533đ (Kinh phí hoạt động 555.924.533đ; tiền trực 40.280.000đ; lương hợp đồng 62.370.000đ), đối trừ tiền tạm ứng 638.054.742đ, T nhập quỹ 15.567.993đ, còn lại 4.951.798đ không nhập quỹ.
Trong số tiền 658.574.533đ, có tiền kê khống tiền dầu chạy máy phát điện, cụ thể: T và Đ bàn bạc, T nhất đề nghị thanh toán 35.784.000đ tiền dầu chạy máy phát điện, trong khi lịch cắt điện của Điện lực Cà Mau chỉ có 232 giờ = 10.238.930đ (232 giờ x 02 lít/giờ x 22.066,660 đ/lít); T và Đ thanh toán khống 25.545.070đ.
Trung tâm Y tế cấp 145.200.000đ lương y tế khóm, T nhận và nhập quỹ 138.050.000đ, không nhập quỹ 7.150.000đ.
Năm 2014, Trung tâm Y tế cấp tạm ứng kinh phí 616.518.000đ, T nhận về nhập quỹ đủ; Lập chứng từ thanh toán được 778.239.475đ (hoạt động 616.518.000đ, tiền chênh lệch phụ cấp trực 161.721.475đ), đối trừ tiền tạm ứng, còn lại 161.721.475đ, T nhập quỹ 86.220.000đ, chi trả tiền chênh lệch phụ cấp trực 74.819.584đ, còn lại 681.891đ thủ quỹ Trần Thanh L7 quản lý.
Trong số tiền 778.239.475đ, có tiền kê khống tiền dầu chạy máy phát điện, cụ thể: T và Đ bàn bạc, T nhất đề nghị thanh toán 18.476.000đ tiền dầu chạy máy phát điện, trong khi lịch cắt điện của Điện lực Cà Mau chỉ có 224 giờ = 10.174.080đ (224 giờ x 02 lít/giờ x 22.710 đ/lít); T và Đ thanh toán khống 8.301.920đ.
Năm 2015, Trung tâm Y tế cấp tạm ứng kinh phí 463.084.548đ (Kinh phí hoạt động 366.750.000đ; kinh phí bổ sung 17.224.548đ; tiền trực 33.570.000đ; lương hợp đồng 45.540.000đ), T nhận về nhập quỹ đủ; Lập chứng từ thanh toánđược 469.824.548đ (Kinh phí hoạt động 383.974.548đ; tiền trực 40.310.000đ; lương hợp đồng 45.540.000đ), đối trừ số tạm ứng, T nhận 6.740.000đ nhưng nhập quỹ 4.520.000đ, còn lại không nhập quỹ 2.220.000đ.
Trong số tiền 469.824.548đ, có tiền kê khống tiền dầu chạy máy phát điện, cụ thể: T và Đ bàn bạc, T nhất đề nghị thanh toán 7.248.500đ tiền dầu chạy máy phát điện, trong khi lịch cắt điện của Điện lực Cà Mau chỉ có 196 giờ = 6.303.360đ (196 giờ x 02 lít/giờ x 16.080 đ/lít); T và Đ thanh toán khống 945.140đ.
Trung tâm Y tế cấp 162.150.000đ lương y tế khóm, T nhận và nhập quỹ 161.000.000đ, không nhập quỹ 1.150.000đ.
Tóm lại: Từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2015 T nhận không nhập quỹ 264.322.379đ (kinh phí hoạt động 172.757.551đ + tiền BHYT 40.953.828đ + lương y tế khóm 50.611.000đ) nhưng không có chứng từ chi hợp pháp;Thanh toán khống tiền dầu 134.735.619đ nhưng có chứng từ chi thực tế được đối trừ 56.277.063đ, còn lại 78.458.556đ; Thanh toán chênh lệch sửa chữa 05 công trình 26.888.000đ; Tổng cộng các khoản tiền là 369.668.935đ.
Hành vi vi phạm của Đỗ Minh T đối với kinh phí kinh doanh dược:
Việc kinh doanh dượcvà mua thuốc BHYT tại Phòng khám được Phan Phương Đ giao cho Đỗ Minh T thực hiện; Phòng khám sử dụng quỹ chung trả tiền. Việc kinh doanh dược có 2 giai đoạn.
Giai đoạn 2006 – 2010: Chi mua thuốc BHYT và kinh doanh dược thể hiện trên sổ quỹ tổng 4.150.255.158đ; Trong đó tiền thuốc BHYT 2.013.723.658đ còn lại tiền thuốc kinh doanh dược 2.136.531.590đ; Doanh thu của quầy dược 2.553.099.021đ, đối trừ trả tiền mua thuốc, còn lại thu được từ kinh doanh dược 416.567.431đ.
Đối với tiền thuốc BHYT mặc dù T không tách nguồn nhưng đây là nguồn tiền do 3 đơn vị (Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa) cấp nên hàng năm đều được quyết toán; Nếu Phòng khám chi không đúng là bị xuất toán.
Theo sổ quỹ của Phòng khám thể hiện: Tổng số tiền chi mua thuốc BHYT và thuốc kinh doanh ghi trong sổ quỹ là: 4.150.255.158đ; Tổng số tiền thuốc BHYT được T nhập quỹ là 2.013.723.658đ; Như vậy, tiền chi mua thuốc kinh doanh là 2.136.531.590đ. Doanh thu từ kinh doanh dược ghi trên sổ quỹ là 2.553.099.021đ, trong đó số tiền lãi 416.567.431đ.
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015: BHYT được cấp thuốc trực tiếp bằng thuốc nên quầy dược chỉ còn thu chi từ tiền kinh doanh dược (T còn lưu giữ chứng từ ); Số liệu cụ thể như sau:
Năm 2011, Chi trả tiền mua thuốc 485.353.221đ; Tiền thuốc thực nhập 260.539.864đ; Chênh lệch giữa tiền chi trả với thuốc thực nhập 224.813.357đ; Doanh thu tiền bán thuốc 349.981.984đ, trong đó lãi 48.360.610đ.
Năm 2012, Chi trả tiền thuốc 273.632.850đ; Tiền thuốc thực nhập 216.936.416đ; Chênh lệch giữa tiền chi trả với tiền thuốc thực nhập 56.696.434đ. Doanh thu tiền bán thuốc 254.336.484đ, trong đó lãi 37.400.068đ.
Năm 2013, Chi trả tiền thuốc 326.128.200đ; Tiền thuốc thực nhập 44.574.598đ; Chênh lệch giữa tiền chi trả với tiền thuốc thực nhập281.553.602đ; Doanh thu bán thuốc là 55.575.800đ, trong đó lãi 11.001.202đ.
Năm 2014, Việc kinh doanh dược chuyển cho Công đoàn của Phòng khám quản lý từ tháng 8/2013 nhưng T vẫn lập chứng từ xuất quỹ chi trả tiền thuốc 92.000.000đ.
Năm 2015, T lập chứng từ xuất quỹ chi trả tiền thuốc 412.519.466đ.
Tồn thuốc năm 2010 chuyển sang 41.081.520đ; Tổng số tiền chi mua thuốc 1.589.633.737đ; Thuốc thực nhập 522.050.868đ; Chênh lệch giữa tiền chi mua thuốc và tiền thuốc thực nhập 1.067.582.860đ; Tổng doanh thu tiền thuốc 659.734.870đ, lãi 96.761.880đ.
Số tiền 1.067.582.860đ chi trả tiền thuốc vượt được đối trừ các khoản hợp lý gồm: Thuốc hết hạn sử dụng, hư bể do vận chuyển, thuốc cấp cho người nghèo 55.071.322đ, tiền thuốc BHYT bị xuất toán 62.005.335đ, trả tiền lãi 36.556.000đ vay của Đặng Thị B2 và Lâm Hồng V3 để kinh doanh thuốc, chi trả 83.318.169đ tiền thuốc mua của Hiệu thuốc Trung tâm T1 (Chi nhánh Công ty Dược M1) do Bệnh viên T1 dự trù không đủ cơ số thuốc BHYT của năm 2011; Còn lại 830.632.034đ T cho rằng đó là số tiền chi trả tiền thuốc Phòng khám nợ từ năm 2010 trở về trước.
Hành vi vi phạm của Phan Phương Đ.
Để có tiền chi tiếp khách (không đúng quy chế chi tiêu nội bộ) T đã bàn bạc với Đ thanh toán khống tiền dầu chạy máy phát điện từ năm 2009 - 2015 là 134.735.619đ. Ngoài ra, năm 2012 Phòng khám sửa chữa – xây mới 13 công trình, Đ giao cho T toàn quyền thực hiện. T mua vật liệu và thuê thợ hồ sửa chữa – xây mới, sau đó xin hóa đơn, lập các hợp đồng khống thanh toán 5 công trình. Đ biết việc làm của T nhưng vẫn đồng ý ký các thủ tục đề nghị thanh toán các hợp đồng để T thanh toán 5 công trình của Phòng khám. Kết quả giám định 05 công trình T thanh toán chênh lệch vượt so với kiểm định thực tế 26.888.000đ.Tổng số tiền thanh toán khống tiền dầu chạy máy phát điện và tiền chênh lệchsửa chữa 5 công trình năm 2012 là 161.623.619đ nhưng T đãchi 56.277.063đ có chứng từ hợp pháp được chấp nhận đối trừ, còn lại 105.346.556đ, Đ phải chịu trách nhiệm cùng với T. Quá trình điều tra Đ đã nhìn nhận hành vi sai phạm pháp luật của mình và đã tác động gia đình nộp 70.000.000đ khắc phục hậu quả; Các nguồn khác T phạm tội Đ không biết và không tham gia nên không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với T.
Hành vi vi phạm qui định về kế toán của Phan Phương Đ và Đỗ Minh T đối với nguồn thu viện phí.
Nguồn thu viện phí bao gồm: Thu viện phí từ người bệnh trực tiếp chi trả và nguồn BHYT thanh toán lại đối với người bệnh có thẻ BHYT. Số tiền thu được dùng mua bông băng, cồn, gạc, thuốc, hóa chất, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao(gọi tắt là vật tư y tế). Số tiền còn lại được trích 35% nộp ngân sách làm quỹ lương tăng thêm theo quy định, 65% còn lại Phòng khám chi hỗ trợ hoạt động của đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Từ năm 2006, Đ đã tổ chức họp Ban lãnh đạo Phòng khám và chỉ đạo cán bộ Phòng khám thu viện phí bằng biên lai tài chính (lai Tài chính) và biên lai tự mua (lai Chợ). Đối với số tiền thu viện phí bằng lai chợ, Đ chỉ đạo kế toán T không báo cáo số liệu kế toán, không quyết toán lai khoản thu này để không phải nộp 35% vào ngân sách, nhằm tăng thêm thu nhập cho Phòng khám, cụ thể:
Năm 2006, Tổng số tiền thu viện phí 192.440.000đ (thu bằng lai tài chính và lai chợ); Trong đó, chi mua vật tư y tế 26.561.000đ, còn lại 165.879.000đ. Phòng khám phải trích nộp 58.057.650đ nhưng chỉ trích nộp có 11.146.380đ, không trích nộp 46.911.270đ.
Năm 2007, Tổng số tiền thu viện phí 214.466.500đ (thu bằng lai tài chính và lai chợ); Trong đó, chi mua vật tư y tế 27.397.000đ, còn lại 197.069.500đ. Phòng khám phải trích nộp 65.474.325đ nhưng chỉ trích nộp 9.539.985đ, không tríchnộp 55.934.340đ.
Năm 2008, Tổng số tiền thu viện phí 198.254.998đ (thu bằng lai tài chính và lai chợ); Trong đó, chi mua vật tư y tế 34.842.000đ, còn lại 163.412.998đ. Phòng khám phải trích nộp 57.194.549đ nhưng chỉ trích nộp13.333.425đ, không trích nộp 43.861.124đ Năm 2009, Tổng số tiền thu viện phí 182.549.440đ (thu bằng lai tài chính và lai chợ); Trong đó, chi mua vật tư y tế 62.807.876đ, còn lại 119.741.564đ. Phòng khám phải trích nộp 41.909.547đ nhưng Phòng khám không trích nộp.
Năm 2010, Tổng số tiền thu viện phí 185.163.500đ (thu bằng lai tài chính và lai chợ); Trong đó, chi mua vật tư y tế 37.642.815đ, còn lại 147.520.685đ. Phòng khám phải trích nộp 51.632.240đ nhưng Phòng khám không trích nộp.
Năm 2011, Tổng số tiền thu viện phí 355.925.795đ (thu bằng lai tài chính và lai chợ); Trong đó, chi mua vật tư y tế là 132.985.294đ, còn lại 222.940.501đ Phòng khám phải trích nộp 78.029.175đ nhưng Phòng khám không trích nộp.
Năm 2012: Tổng số tiền thu viện phí là 346.760.482đ; Trong đó, chi mua vật tư y tế 127.719.169đ, còn lại 219.041.313đ. Phòng khám phải trích nộp 76.664.460đ, nhưng Phòng khám chỉ trích nộp 37.245.000đ, không trích nộp 39.419.460đ.
Như vậy, từ năm 2006-2012 Đ và T đã tổ chức thu viện phí bằng lai chợ để tránh nộp 35% vào ngân sách, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước357.697.156đ. Từ năm 2013 trở đi, Phòng khám thu viện phí và nộp 100% về Trung tâm Y tế.
Tóm lại: Từ năm 2006–2015, Đỗ Minh T có hành vi nhận tiền thanh toán kinh phí hoạt động về không nhập quỹ 172.757.551đ, không nhập quỹ tiền BHYT 40.953.828đ, không nhập quỹ lương y tế khóm 50.611.000đ,lập các chứng từ thanh toán khống tiền dầu 78.458.556đ nhưng không có chứng từ chi hợp lý, thanh toán tiền sửa chữachênh lệch tăng 26.888.000đ, chi trả tiền thuốc nhiều hơn số tiền thuốc thực nhập 830.632.033đ; Tổng các khoản tiền T phải chịu trách nhiệm là 1.200.300.968đ. Trong 1.200.300.968đ này, Phan Phương Đ giúp sức cho Đỗ Minh T thanh toán khống tiền dầu chạy máy phát điện và xây dựng 05 công trình của năm 2012 đối trừ các khoản chi hợp pháp còn lại 105.346.556đ.
Từ năm 2006 – 2012, Phan Phương Đ và Đỗ Minh T bàn bạc thu viện phí bằng lai chợ không trích nộp 35% theo quy định gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước 357.697.156đ.
Tại bản án hình sự sơ thẩm 09/2020/HS-ST ngày 23 tháng 3 năm 2020 Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã quyết định:
- Áp dụng điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 353; Điểm d khoản 2 Điều 221; Điểm a khoản 1 Điều 55 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tuyên bố: Bị cáo Đỗ Minh T phạm Tội tham ô tài sản và phạm Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Xử phạt: Bị cáo Đỗ Minh T 20 (hai mươi) năm tù về Tội tham ô tài sản và 03 (ba) năm tù về Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Hình phạt chung cho cả hai tội là 23 (hai mươi ba) năm tù; Thời hạn tù được tính từ ngày 06/01/2019.
Hình phạt bổ sung: Cấm Đỗ Minh T đảm nhiệm chức vụ liên quan đến kế toán là 03 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
- Áp dụng điểm d khoản 2, khoản 5 Điều 353; Điểm d khoản 2 Điều 221; Điểm b, s, v, x khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điểm a khoản 1 Điều 55; khoản 1 Điều 54; Điều 17 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tuyên bố: Bị cáo Phan Phương Đ phạm Tội tham ô tài sản và phạm Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Xử phạt: Bị cáo Phan Phương Đ 03 (ba) năm06 (sáu) tháng tù về Tội tham ô tài sản và 02 (hai) nămtù về Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Hình phạt chung cho cả hai tội là 05(năm) năm 06 (sáu) tháng tù; Thời hạn tù được tính từ ngày 06/01/2019.
Hình phạt bổ sung: Cấm Phan Phương Đ đảm nhiệm chức vụ liên quan đến tài chính là 02 (hai) năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm:
- Ngày 26/3/2020 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Q kháng cáo, yêu cầu xem xét lại toàn bộ phần nhà đất mà Tòa án cấp sơ thẩm đã kê biên để đảm bảo thi hành án phần nghĩa vụ dân sự đối với bị cáo Đỗ Minh T.
- Ngày 27/3/2020 bị cáo Đỗ Minh T kháng cáo kêu oan, bị cáo T cho rằng mình không phạm tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Ngày 03/4/2020 bị cáo Phan Phương Đ có đơn kháng cáo kêu oan đối với tội “Tham ô tài sản”. Bị cáo cho rằng không có hành vi vì vụ lợi cá nhân, không chiếm đoạt tiền của Nhà nước, không có giúp sức cho bị cáo T thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo đồng ý với tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo yêu cầu xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo và áp dụng mức án bằng thời gian tạm giam để bị cáo sớm được về nhà tiếp tục công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Đỗ Minh T, Phan Phương Đ và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Q vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án:
- Về tố tụng: Người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng thực hiện đúng theo quy định của .
- Về nội dung: Vị đại diện Viện kiểm sát phân tích toàn bộ các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như xét các yêu cầu kháng cáo, kiểm sát viên khẳng định hành vi phạm tội của các bị cáo theo nhận định của bản án sơ thẩm là có căn cứ. Kháng cáo của các bị cáo Đỗ Minh T, Phan Phương Đ và bà Nguyễn Thị Q là không có cơ sở chấp nhận. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận tất cả các kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Người bào chữa cho bị cáo Đỗ Minh T trình bày:
- Về tố tụng, tại cấp sơ thẩm người bào chữa cho bị cáo T đã đề nghị đổi kiểm sát viên, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã chấp nhận đổi kiểm sát viên nhưng đến phiên tòa lại không chấp nhận. Hồ sơ của giám định viên tài chính không có trong vụ án, cấp sơ thẩm sử dụng kết luận làm căn cứ giải quyết vụ án là chưa đảm bảo. Trong quá trình giám định, các cơ quan không thông báo cho các bị cáo.
- Về nội dung, các bị cáo đều kêu oan về số tiền 97 triệu đồng, bởi vì không có văn bản nào quy định phải thu 35% đối với số tiền bảo hiểm y tế. Việc này được đại diện Trung tâm y tế thừa nhận. Đối với khoản tiền 260 triệu đồng biên lai chợ, các cơ quan tố tụng không hề biết trang thiết bị của phòng khám là nguồn xã hội hóa, giám định viên thừa nhận không có vấn đề này. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ các vấn đề này, đề nghị Hội đồng xét xử hủy án để làm rõ.
Về tội “Tham ô tài sản”, hồ sơ vụ án có 97 hóa đơn tiền tiếp khách, nhưng số tiền này chưa được cấn trừ. Việc tiếp khách là có thực được các cán bộ phòng khám xác nhận. Các bị cáo có vi phạm chứ không hề chiếm đoạt nên không thể buộc tội tham ô cho các bị cáo. Đối với lương y tế khóm, bị cáo T chưa được đối chất với các nhân viên y tế khóm về việc nhận lương. Đối với tiền kinh doanh dược, bị cáo T liên tục kêu oan, trong số tiền này tính lãi 15%, nhưng Viện kiểm sát lại tính 19,4% không dựa trên căn cứ nào. Ông T2 thừa nhận ký nhận tiền hơn 1,7 tỷ. Chi 10% số tiền, số tiền còn lại không biết ở đâu. Vấn đề này cần được điều tra làm rõ. Giai đoạn 2011-2015, các công ty Dược đều xác định trực tiếp đến nhận tiền, ông T không nhận đồng nào, các cơ quan lại buộc ông T chiếm đoạt là vô lý. Giám định các công trình sửa chữa, giám định viên thừa nhận áp không đúng giá, giám định không chính xác. Từ những phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
Bị cáo T trình bày ý kiến tranh luận: Số tiền 18 triệu đồng chưa được xem xét. Đề nghị xem xét tính lại tiền lãi. Có nhiều khoản tiền chưa đối trừ cho bị cáo, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo. Sổ quỹ của ông Thuận chỉ theo dõi việc nhận, lấy đó làm căn cứ xem xét quyết toán kế toán là không đúng. Đề nghị Hội đồng xét xử làm rõ phần nợ của phòng khám từ năm 1999 đến 2010.
Bị cáo Đ trình bày ý kiến tranh luận: Tiền chi cho cơ quan đều có hóa đơn. Bị cáo chưa được giảm trừ số tiền 21 triệu đồng. Số tiền xăng dầu được chi vào hoạt động cơ quan. Bị cáo không có hành vi giúp sức tham ô. Đối với 5 công trình bị cáo hoàn toàn không biết. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo.
Về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, việc nộp 35% tiền bảo hiểm y tế bắt đầu từ năm 2017, lại quy buộc bị cáo từ những năm trước là vô lý. Trang thiết bị y tế không phải là của ngân sách Nhà nước mà là nguồn xã hội hóa.
Người bào chữa cho bị cáo Đ trình bày ý kiến tranh luận: Chưa có căn cứ cho rằng bị cáo Đ giúp sức cho T tham ô tài sản. Giám định viên giám định chưa chính xác, vì không xác định nguồn thiết bị xã hội hóa. Đề nghị Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm, bỏ số tiền 97 triệu đồng quy kết cho bị cáo.
Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác,
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Đơn kháng cáo của các bị cáo Đỗ Minh T, Phan Phương Đ, đơn kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Q làm trong hạn luật định nên được Hội đồng xét xử xem xét theo trình tự phúc thẩm.
[2] Phòng khám đa khoa khu vực S là đơn vị sự nghiệp có thu. Năm 2006 – 2008 kinh phí sử dụng do Phòng Y tế cấp và duyệt thanh toán, từ năm 2009 trở đi do Trung tâm Y tế cấp và duyệt thanh toán. Kinh phí gồm: Lương, kinh phí hoạt động, tiền y tế khóm, tiền trực và các khoản chi hổ trợ khác bao gồm các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Ngoài ra, Phòng khám còn có khoản thu được trích phần trăm để sử dụng cho hoạt động Phòng khám như: Thu viện phí, thu dịch vụ y tế, thu từ quầy kinh doanh dược và thu từ nguồn thanh toán bảo hiểm y tế với Bệnh viện đa khoa.
Từ ngày 01/01/2006 - 31/12/2015, Đỗ Minh T là Kế toán của Phòng khám nhưng không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ kế toán theo Luật kế toán quy định. Mặc dù, Phòng khám có Thủ quỹ nhưng khi tạm ứng tiền cũng nhưsố tiền được thanh toán được T nhận về không nhập quỹ (giao tiền mặtcho Thủ quỹ) theo quy định mà vừa làm kế toán, vừa giữ tiền mặt (thu chi tiền mặt) của Phòng khám. T không thực hiện việc cập nhật số liệu thu – chi theo đúng quy định của nhiệm vụ kế toán; Không phân định rõ từng nguồn thu, nguồn chi kinh phí của đơn vị, tự quản lý tiền mặt rồi lên thu – chi đồng thời và yêu cầu Thủ quỹ ký để hợp thức các khoản thu – chi của Phòng khám; Không báo cáo công khai, minh bạch tài chính với đơn vị theo đúng quy định; Không có sổ theo dõi chi tiết công nợ của Phòng khám theo quy định hiện hành. Lập chứng từ khống để thanh toán; Lưu giữ chứng từ kế toán không tốt để thất lạc.
Với hành vi như trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo Đỗ Minh T, Phan Phương Đ phạm tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
[3] Xét kháng cáo của bị cáo Đỗ Minh T, Phan Phương Đ:
[3.1] Hành vi vi phạm của bị cáo T và bị cáo Đ đối với kinh phí hoạt động, lương y tế khóm, tiền Bảo hiểm y tế: Năm 2006, Phòng Y tế cấp tạm ứng kinh phí hoạt động 52.000.000đ, T nhận về nhưng chỉ nhập quỹ 49.000.000đ còn lại 3.000.000đ không nhập quỹ. T lập chứng từ thanh toán được 95.331.608đ, đối trừ tạm ứng 52.000.000đ, T nhận tiền mặt 43.331.608đ; Như vậy, tiền tạm ứng kinh phí và tiền được thanh toán bị cáo không nhập quỹ 46.331.608đ nhưng T có chi 3.000.000đ diệt lăng quăng, chi mua văn phòng phẩm 3.121.608đ, còn lại 40.210.000đ là số tiền trực của các cán bộ y tế Phòng khám được thanh toán theo định mức 04 người/tháng.
T cho rằng, sau khi nhận 40.210.000đ T có chi 12.359.000đ cho tất cả các cán bộ trực để đủ số tiền như thanh toán theo định mức 40.210.000đ, vì trước đó T đã chi 27.851.000đ từ nguồn tiền quỹ chung của Phòng khám nhưng danh sách cán bộ nhận 12.359.000đ đã bị thất lạc nên không có chứng chứng minh, nên không có căn cứ chấp nhận (BL: 2338, 2340, 2481, 2542, 2552, 27086, 27087, 31069, 30819 – 30822). Do đó, T phải chịu trách nhiệm đối với 40.210.000đ.
Năm 2007– 2008, T nhận tiền thanh toán của Phòng khám nhưng không nhập quỹ 102.677.427đ (51.410.370đ + 51.267.057đ) và không nhập quỹ tiền lương y tế khóm 1.800.000đ (BL: 10482, 27043, 27092 – 27096, 3008,3129, 31069, 3178, 3179, 30841 – 30852, 3409).
Ngoài ra, trong năm 2007 – 2008 T không nhập quỹ tiền BHYT 83.367.916đ (23.000.000đ + 60.367.916đ) nhưng năm 2006 T nhập quỹ thừa 50.000.000đ nên đối trừ, số tiền BHYT không nhập quỹ còn lại là 33.367.916đ.
Như vậy, tổng ba khoản tiền T không nhập quỹ là 137.845.343đ, T không đưa ra được chứng từ chứng minh đã chi hết nên phải chịu trách nhiệm với số tiền này.
Năm 2009, T không nhập quỹ số tiền kinh phí hoạt động được thanh toán 14.560.011đ; T và Đ thanh toán khống 14.808.876đ tiền dầu chạy máy phát điện.
T không đưa ra được chứng từ chứng minh là đã chi hết hai khoản tiền trên nên T phải chịu trách nhiệm số tiền 14.560.011đ;
Ngoài ra, T còn nhận tiền truy lãnh lương y tế khóm 40.950.000đ nhưng không nhập quỹ. T cho rằng số tiền này T đã cấp hết cho người được thụ hưởng nhưng chứng từ đã bị thất lạc chứ không phải việc truy lĩnh của cán bộ y tế khóm được Nguyễn Minh T2 chi 28.350.000đ vào ngày 31/12/2010 từ nguồn quỹ Phòng khám.
Qua đối chiếu sổ quỹ có chữ ký của bị cáo có số tiền Thuận chi 28.350.000đ. Điều tra, xác minh dữ liệu máy tính của Phòng khám và những cán bộ y tế khóm họ khai có nhận tiền truy lĩnh nhưng nhận từ thủ quỹ Nguyễn Minh T2 chi vào năm 2010 không có nhận của T. Những chứng từ mà Thuận chi thể hiện chi truy lĩnh lương y tế khóm năm 2009; T cho rằng có ghi sổ tay nhưng T không đưa ra được chứng từ sổ tay có ký nhận của người thụ hưởng. Do đó, lời trình bày của T không có căn cứ chấp nhận (BL 27044 – 27045, 51924 – 51936). Song, trong thời gian này T có chi trả 15.126.878đ tiền mua hóa chất của Công ty Tín Nghĩa nên được đối trừ còn lại 25.823.122đ bị cáo T phải chịu trách nhiệm.
Ngoài ra số tiền BHYT cấp 728.235.444đ, T nhận về nhập quỹ 728.134.000đ còn lại 101.444đ không cung cấp được chứng từ chi hoặc nhập quỹ nên T phải chịu trách nhiệm số tiền này.
Năm 2010, T không nhập quỹ lương y tế khóm 1.205.000đ; Không nhập quỹ tiền BHYT 7.484.468đ; Không nhập quỹ 9.800.000đ tiền tạm ứng sửa chữa; Không nhập quỹ 29.579.909đ tiền kinh phí hoạt động được thanh toán; Tổng bốn khoản là 48.069.377đ nhưng T có chi 2.268.000đ mua loại vật rẻ tiền mau hỏng, Nguyễn Minh T2 mượn 14.000.000đ còn 31.801.377đ không nhập quỹ và không có chứng từ chi hợp pháp nên T phải chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, T và Đ lập chứng từ thanh toán khống 4.040.288đ tiền dầu chạy máy phát điện nhưng không chứng minh là đã chi hợp pháp hết nên hai bị cáo phải chịu trách nhiệm (BL: 27044, 27101 – 27107, 27333 – 27336, 30868 – 30872, 31070, 51343).
Năm 2011, T và Đ lập chứng từ thanh toán khống tiền dầu chạy máy phát điện 21.161.522đ nhưng các bị cáo không đưa ra được chứng từ chi hợp pháp hết số tiền trên nên các bị cáo phải chịu trách nhiệm (BL: 27116 – 27130, 27422A – 27426, 31070, 27044).
Năm 2012, T không nhập quỹ tiền sửa chữa 153.284đ; không nhập quỹ lương y tế khóm 565.000đ; Tổng hai khoản là 718.284đ.
Ngoài ra, T và Đ lập chứng từ thanh toán khống 57.119.240đ tiền dầu; Số tiền thanh toán khống này T có chi liên hoan cho bà Vân 3.750.000đ, chi trả 9.600.000đ tiền mua quà tết (khô mực), chi trả 15.000.000đ tiền mua máy phát điện D22, chi trả hóa đơn tiếp khách của Phạm Văn D4 5.245.000đ, của La Bích L2 785.000đ, của Dương Diễm T3 1.540.000đ, của Hồ Minh K2 1.596.000đ, tổng các khoản chi trả là 37.516.000đ.
Đối với tiền trả làm mới hệ T ống nước sinh hoạt 15.947.500đ, T khai chi trả từ nguồn tiền không nhập quỹ. Song, năm 2011 và năm 2012 bị cáo T không nhập quỹ chỉ có 718.284đ; Do đó xác định bị cáo sử dụng tiền thanh toán khống tiền dầu chi trả tiền làm mới hệ T ống nước.
Như vậy, số tiền thanh toán khống tiền dầu 57.119.240đ nhưng T đã chi có chứng từ hợp pháp được chấp nhận là 51.463.500đ; còn lại 3.655.740đ không có chứng từ thanh toán hợp phápnên hai bị cáo phải chịu trách nhiệm (BL: 17821, 17284, 27550, 30526, 30553, 30586, 30623, 30906, 27044).
Ngoài ra, T lập chứng từ thanh toán tiền sửa chữa, làm mới 05 công trình vượt số tiền theo kiểm định thực tế là 26.888.000đ. T cho rằng, bị cáo không có kê khống tiền của 05 công trình, lý do giá cao hơn giá kiểm định là do bị cáo mua lẽ vật tư và giá thuê nhân công cao nên giá thành công trình cao (BL: 51613). Bị cáo T cho rằng, không chiếm đoạt số tiền vượt so với kiểm định mà thực sự công trình thi công chi phí đúng như chứng từ bị cáo thanh toán; Song, chứng từ bị cáo thanh toán là chứng từ không hợp lệ, không đúng quy định tài chính và cũng không có chứng cứ nào khác để chứng minh bị cáo đã chi hết số tiền vượt so với kiểm định. Đồng thời tại cơ quan điều tra bị cáo T thừa nhận bị cáo có chi xài cá nhân 16.905.784đ tiền thanh toán công trình (BL: 30911 – 30912). Do đó, bị cáo T phải chịu trách nhiệm về việc số tiền chi vượt so với kiểm định (BL: 50831 – 50921).
Năm 2013, T không nhập quỹ tiền kinh phí hoạt động 4.951.798đ; không nhập quỹ tiền lương y tế khóm 4.941.000đ; Tổng số tiền hai khoản không nhập quỹ là 9.892.798đ T phải chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, T và Đ có lập chứng từ thanh toán khống 25.545.070đ tiền dầu nhưng không có chứng từ chi hợp pháp số tiền trên nên các bị cáo cùng phải chịu trách nhiệm (BL: 30930 – 30932, 27044).
Năm 2014, T và Đ lập chứng từ thanh toán khống 8.301.920đ tiền dầu nhưng không có chứng từ chi hợp pháp hết số tiền này nên các bị cáo cùng phải chịu trách nhiệm (BL: 27690, 27260, 27261, 27627, 19746, 19775, 19840).
Năm 2015, T không nhập quỹ tiền kinh phí hoạt động 2.220.000đ; Không nhập quỹ lương y tế khóm 1.150.000đ. T và Đ lập chứng từ thanh toán khống 945.140đtiền dầunhưng các bị cáo không cung cấp được chứng từ đã chi hợp pháp nên T phải chịu trách nhiệm số tiền 3.370.000đ, T và Đ phải chịu trách nhiệm số tiền 945.140đ (BL: 27739 – 27740, 27231, 31071, 27044).
Như vậy, từ 01/01/2006 đến 31/12/2015 bị cáo T đã không nhập quỹ số tiền 264.322.379đ (kinh phí hoạt động 172.757.551đ + tiền BHYT 40.953.828đ + lương y tế khóm 50.611.000đ), tiền thanh toán khống tiền dầu và tiền sửa chữa 05 công trình 105.346.556đ (tiền dầu 78.458.556đ + công trình 26.888.000đ). Tổng cộng là 369.668.935đ.
[3.2] Hành vi vi phạm của bị cáo T đối với số tiền kinh doanh dược:
Việc kinh doanh dược, mua thuốc BHYT T sử dụng quỹ chung để chi trả tiền thuốc (Tiền thuốc BHYT, thuốc kinh doanh) mà không phân định từng nguồn quỹ. Chứng từ nhập thuốc, mua thuốc, chi trả tiền thuốc liên quan đến kinh doanh dược từ năm 2006 – 2010 T khai đã bị thất lạc không còn lưu giữ. Vì vậy, việc tính thu – chi tiền thuốc BHYT và kinh doanh dược ở giai đoạn này được dựa vào sổ quỹ tiền mặt của đơn vị; Sổ quỹ này có Thủ quỹ, Kế toán và Trưởng Phòng khám đã ký đối chiếu xác nhận (4520, 4651, 4611, 4588, 33161). Mặc dù T không tách nguồn tiền thuốc BHYT nhưng đây là nguồn tiền do 03 đơn vị (Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa) cấp nên hàng năm đều được quyết toán; Nếu Phòng khám chi không đúng là bị xuất toán. Đối với tiền chi trả cho việc mua thuốc BHYT và thuốc kinh doanh thể hiện trên sổ quỹ tổng 4.150.255.158đ; Trong đó, thuốc BHYT 2.013.723.658đ còn lại thuốc kinh doanh 2.136.531.590đ; Doanh thu của quầy dược 2.553.099.021đ, đối trừ trả tiền thuốc kinh doanh còn lại thu được từ kinh doanh dược 416.567.431đ (BL: 33138. 51990 – 51997).
Từ năm 2011 đến năm 2015, BHYT được cấp trực tiếp bằng thuốc cho Phòng khám nên quầy dược chỉ còn thu – chi từ tiền kinh doanh dược; Giai đoạn này, T còn lưu giữ chứng từ. Số liệu cụ thể như sau:
Tại biên bản kiểm kê quầy dược ngày 31/12/2010 thể hiện: Thuốc tồn lại của năm 2010 chuyển sang năm 2011 là 41.081.520đ (giá gốc) (BL: 51055).
Từ năm 2011 – 2013, số tiền chi trả tiền thuốc vượt so với số tiền thuốc nhập vào quầy dược là 563.063.393đ (224.813.357đ + 56.696.434đ + 281.553.602đ). Từ tháng 8/2013, quầy dược giao cho Công Đoàn quản lý nhưng T vẫn lập chứng từ xuất quỹ Phòng khám chi trả 92.000.000đ tiền thuốc. Năm 2015, T tiếp tục lập chứng từ xuất quỹ chi trả 412.519.466đ tiền thuốc (BL:
51089, 33139, 51346, 51347 – 51352). Như vậy, từ năm 2011 – 2015 số tiền thuốc T chi trả so với số tiền thuốc thực nhập chênh lệch vượt 1.067.582.859đ (BL: 51347).
Các khoản tiền được đối trừ gồm:
- Thuốc hết hạn sử dụng, hư bể do vận chuyển, cấp cho người nghèo có căn cứ số tiền 55.071.322đ nên được đối trừ (BL: 33263).
- Phòng khám kinh doanh quầy dược nhưng thiếu vốn nên vay của Đặng Thị B2 và Lâm Hồng V3 100.000.000đ và lãi phải trả là 36.556.000đ - Đối với tiền thuốc BHYT bị xuất toán bị cáo yêu cầu được giảm trừ 160.184.455đ, thấy rằng: Các phiếu chi trên sổ quỹ thể hiện có 02 chứng từ xuất toán tiền thuốc BHYT số tiền 56.002.560đ đã được xuất quỹ chi và nằm trong số tổng chi tiền thuốc nên không chấp nhận giảm trừ (Phiếu chi số 68 ngày 10/11/2006, số tiền 16.760.000đ; Phiếu chi số 122 ngày 30/9/2010, số tiền 39.242.560đ); Chứng từ xuất toán ngày 30/9/2014 số tiền 28.383.879đ trùng với chứng từ xuất toán ngày 10/12/2014; Chứng từ xuất toán ngày 08/12/2014 số tiền 13.792.681đ không có biên bản xuất toán của Bảo hiểm xã hội mà chỉ có danh sách bệnh nhân khám nhiều lần trong tháng do Bảo hiểm xã hội đề nghị Phòng khám giải trình nên không chấp nhận giảm trừ. Do đó, có cơ sở chấp nhận đối trừ cho bị cáo chỉ có 62.005.335đ (BL: 33131, 33207, 33210,33212, 33221, 33218).
- Năm 2011, Bệnh viện đa khoa là đơn vị trực tiếp cấp thuốc cho Phòng khám nhưng do dự trù không đủ cơ số thuốc nên Phòng khám tự mua thuốc BHYT theo áp giá đấu thầu. Năm 2011, T có mua thuốc ở Hiệu thuốc Trung tâm T1 (Chi nhánh Công ty Dược M1) 83.318.169đ (BHYT: 81.269.578đ, thuốc kinh doanh 2.048.591đ). Do đó, có căn cứ giảm trừ cho bị cáo 83.318.169đ (BL:
52004).
Như vậy, từ năm 2011 – 2015 T lập chứng từ thanh toán chi trả tiền thuốc chênh lệch thừa 1.067.582.859đ, trong đó chứng từ hợp pháp được đối trừ là 236.950.826đ,còn lại 830.632.033đ T phải chịu trách nhiệm.
Từ những căn cứ và nhận định trên, đã chứng minh bị cáo T chiếm đoạt tổng số tiền 1.200.300.968đ (Tiền thuốc vượt 830.632.033đ + Tiền không nhập quỹ 264.322.379đ + Tiền thanh toán khống 105.346.556đ). Bị cáo T cho rằng đã chi trả tiền thuốc, chi trả cho các khoản chi khác của Phòng khám hết không còn nhưng không cung cấp được chứng từ hợp pháp. Hành vi của bị cáo theo pháp luật hình sự thì được xác định là hành vi chiếm đoạt. Bị cáo T là kế toán, là người có trách nhiệm và là người trực tiếp quản lý nguồn tiền của Phòng khám nhưng bị cáo lại chiếm đoạt số tiền mà mình có trách nhiệm quản lý, theo pháp luật hình sự quy định là hành vi của bị cáo là tham ô tài sản. Bị cáo T thực hiện hành vi phạm tội trước ngày Bộ luật hình sự 2015 đã được sửa đổi bổ sung năm 2017 (viết tắt Bộ luật hình sự 2015). Theo quy định tại Điều 7 – Bộ luật hình sự 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc Hội về việc Thi hành Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi phạm tội của bị cáo phải được áp dụng Điều luật của Bộ luật hình sự 2015 để xử phạt bị cáo vì Điều luật quy định về tội tham ô tài sản của Bộ luật hình sự 2015 quy định có lợi cho người phạm tội so với Điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung 2009. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo T phạm tội “Tham ô tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 là có căn cứ.
[3.3] Bị cáo Đ cho rằng bị cáo không có giúp sức cho T nên không phạm tội “Tham ô tài sản”. Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận có đồng ý cùng T lập chứng từ nâng việc thanh toán tiền xăng dầu để chi phí cho việc tiếp khách từ năm 2009 -2015. Mặc dù, bị cáo không biết việc T chiếm đoạt tiền nhưng quá trình thực hiện việc nâng khống, quản lý, chi tiêu số tiền này bị cáo không kiểm tra, quản lý mà giao toàn bộ cho T. Chính hành vi bị cáo cùng T nâng khống tiền dầu và giao toàn bộ cho T quản lý số tiền thanh toán được nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho T thực hiện hành vi chiếm đoạt. Hành vi ký khống các chứng từ đề nghị thanh toán tiền dầu của bị cáo đã giúp bị cáo T chiếm đoạt tiền, đây là hành vi giúp sức theo quy định của pháp luật hình sự. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Đ phạm tội vào tội tham ô tài sản với vai trò giúp sức là có căn cứ.
Ngoài ra, năm 2012 Phòng khám sửa chữa – xây mới 13 công trình, Đ giao cho T toàn quyền thực hiện. T đã mua vật tư và thuê thợ sửa chữa – xây mới, sau đó xin hóa đơn, lập các hợp đồng khống thanh toán 05 công trình số tiền được thanh toán khống là 26.888.000đ.
Bị cáo Đ cho rằng, việc T thanh toán vượt 26.888.000 đồng tiền công trình bị cáo hoàn toàn không biết nên bị cáo không có giúp sức cho T. Hội đồng xét xử xét thấy: Hồ sơ sửa chữa xây dựng 05 công trình của Phòng khám mà T thiết lập để được thanh toán với Trung tâm y tế là hồ sơ không thật, do T tự lập và nhờ người khác ký khống để hợp thức hóa việc làm của T. Bị cáo biết rõ nhưng bị cáo chấp nhận, ký các thủ tục giấy tờ để T được thanh toán. Như đã phân tích trên khi ký bị cáo biết rõ số tiền thanh toán trong các hợp đồng cao hơn với giá trị thực tế xây dựng – sửa chữa. Chính hành vi bị cáo ký vào các Giấy tờ hồ sơ và đề nghị thanh toán nên bị cáo T mới được chấp nhận thanh toán. Số tiền thanh toán vượt bị cáo T đã chiếm đoạt. Hành vi này của bị cáo theo pháp luật hình sự quy định là hành vi giúp sức.
Từ những phân tích và nhận định trên, có đủ căn cứ kết luận bị cáo Phan Phương Đ đã có hành vi giúp sức cho Đỗ Minh T chiếm đoạt tiền do nâng khống tiền dầu và tiền sửa chửa 05 công trình với số tiền chiếm đoạt 105.346.556đ. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo phạm tội tham ô tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
[3.4] Hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng của Phan Phương Đ và Đỗ Minh T.
Nguồn thu viện phí bao gồm: Thu viện phí từ người bệnh trực tiếp chi trả và nguồn BHYT thanh toán lại đối với người bệnh có thẻ BHYT. Số tiền thu được dùng mua bông băng, cồn, gạc, thuốc, hóa chất, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao(gọi tắt là vật tư y tế). Số tiền còn lại được trích 35% nộp ngân sách làm quỹ lương tăng thêm theo quy định, 65% còn lại Phòng khám chi hỗ trợ hoạt động của đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Từ năm 2006, bị cáo Đ đã tổ chức họp Ban lãnh đạo Phòng khám và chỉ đạo cán bộ Phòng khám thu viện phí vừa bằng biên lai tài chính (lai Tài chính) và biên lai tự mua (lai Chợ). Đối với số tiền thu viện phí bằng lai chợ, Đ chỉ đạo kế toán T không báo cáo số liệu kế toán, không quyết toán lai khoản thu này để không phải nộp 35% vào ngân sách, nhằm tăng thêm thu nhập cho Phòng khám. Từ năm 2006 đến năm 2012, Đ và T đã thực hiện việc không trích nộp vào ngân sách với số tiền 357.697.156đ (BL: 33441- 33454).
Tại phiên tòa phúc thẩm, người bào chữa cho các bị cáo cho rằng, chưa đủ căn cứ để kết tội bị cáo vì trong 357.697.156đ có khoản 90 triệu tiền BHYT của năm 2011 và 2012. Theo quy định khoản a mục 2 phần I Thông tư 63/2002/TT- BTC của Bộ Tài chính thì khoản thu BHYT không phải trích nộp 35%. Còn lại khoản 260 triệu là thu viện phí từ các thiết bị xã hội hóa. Việc xã hội hóa trang thiết bị và việc thu lai chợ đã được bàn bạc trong tập thể lãnh đạo, cấp ủy chi bộ; Đồng thời tiền thu từ các trang thiết bị xã hội hóa có phải trích nộp 35% hay không thì chưa có Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn.
Hội đồng xét xử xét thấy: Nguồn của viện phí gồm thu trực tiếp từ người bệnh và nguồn BHYT cấp đối với các bệnh nhân có thẻ BHYT. Việc trích nộp 35% viện phí là thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm (Thông tư 202/2010/TT-BTC và Thông tư 177/2011/TT-BTC). Còn đối với Thông tư 63/2002/TT-BTC thì hướng dẫn thực hiện về phí và lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 57/2002/NĐ-CP; Nghị định 57/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001.
Đối với việc thu tiền viện phí từ các trang thiết bị xã hội hóa thì không có văn bản pháp lý nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định trường hợp thu viện phí có phần trang thiết bị xã hội hóa thì không phải trích nộp 35% vào ngân sách Nhà nước. Mặt khác, Phòng khám có đầu tư một số trang thiết bị điều trị bệnh bằng nguồn xã hội hóa nhưng những trang thiết bị này hòa cùng tổng thể các trang thiết bị và tài sản khác được đầu tư từ Ngân sách Nhà nước.
Mặc dù việc Phòng khám thu viện phí bằng lai chợ để không trích nộp 35% được tập thể lãnh đạo Phòng khám cùng T nhất. Nhưng người chịu trách nhiệm trước pháp luật là Trưởng phòng khám và Kế toán; Bởi vì, Phan Phương Đ là Trưởng Phòng khám là chủ tài khoản có thẩm quyền quyết định mọi hoạt động của Phòng khám; Đỗ Minh T phụ trách Kế toán, là người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại Phòng khám có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính – ngân sách, chế độ kế toán Nhà nước; còn lại những người khác tại Phòng khám pháp luật không quy định có thẩm quyền quyết định về lĩnh vực tài chính kế toán. Do đó, mặc dù được bàn bạc và tập thể T nhất nhưng bị cáo Đ và T là ngườiphải chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc không trích nộp 35% tiền viện phí.
Các bị cáo đã lợi dụng, chức vụ quyền hạn pháp luật quy định thực hiện việc thu phí bằng lai chợ. Phòng khám chỉ khai báo số tiền thu viện phí được từ lai tài chính còn lai chợ thì không báo cáo, kê khai. Hành vi này của Đ và T đã gây thiệt hại cho việc thu ngân sách Nhà nước. Số tiền bị cáo không trích nộp đã sử dụng cho việc cải thiện đời sống cán bộ nhân viên, hổ trợ kinh phí hoạt động đơn vị, nâng cấp các trang thiết bị phòng khám, tiếp khách, quá biếu và liên hoan của Phòng khám không đúng quy định.
Việc các bị cáo để ngoài hệ T sổ sách kế toán và không báo cáo nguồn thu viện phí bằng lai chợ là thực hiện không đúng quy định tại khoản 5 Điều 52 – Nghị định 60/2003/NĐ – CP của Chính phủ về việc Thi hành Luật ngân sách Nhà nước; Thực hiện không đúng quy định tại Điều 5, 6, 7 Luật Kế toán 2003.Hành vi của các bị cáo là hành vi vi phạm những quy định của Nhà nước về kế toán, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Hành vi này được quy định tại Điều 165 – Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 là Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng Bộ luật hình sự năm 2015 đã thay thế tội danh này bằng các tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã thực hiện là hành vi khai man số liệu kế toán nhằm để ngoài sổ sách kế toán về nguồn tiền phải trích nộp vào ngân sách Nhà nước; Khách thể bị xâm hại là lĩnh vực kế toán. Như vậy, hành vi vi phạm của các bị cáo đã phạm vào Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 221 – Bộ luật hình sự 2015.
Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy hành vi của các bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định của Bộ luật hình sự. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo kháng cáo kêu oan vì cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng chưa đối trừ đầy đủ, để xác định số tiền bị cáo chiếm đoạt. Tuy nhiên, đối với các khoản đối trừ mà các bị cáo nêu ra thì ngoài lời trình bày, các bị cáo không có chứng cứ chứng minh, Cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã tiến hành đối trừ các khoản chi có căn cứ khi xác định số tiền chiếm đoạt của bị cáo. Đối với lời trình bày của người bào chữa cho các bị cáo, thì nội dung này đã được Tòa án cấp sơ thẩm nhận định, làm rõ nên không có cơ sở xem xét. Khi lượng hình, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo. Do đó, kháng cáo kêu oan của các bị cáo không có cơ sở chấp nhận.
[4] Xét kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Q:
Bị cáo T chiếm đoạt số tiền 1.200.300.968đ nên bị cáo T có nghĩa vụ bồi thường lại số tiền chiếm đoạt.Nguồn tiền bị cáo T chiếm đoạt là nguồn tiền Phòng khám nên bị cáo T phải có nghĩa vụ bồi thường lại Phòng khám. Trong tổng số tiền T chiếm đoạt có 105.346.556đtiền thanh toán khống tiền dầu và sửa chữa công trình có sự giúp sức của bị cáo Đ nên bị cáo Đcó nghĩa vụ liên đới chịu bồi thường; Phần nghĩa vụ của bị cáo Đ 52.000.000đ (½ của 105.346.556đ). Do đó, đối trừ phần trách nhiệm của Đ, còn lại 1.148.300.968đ bị cáo T phải có nghĩa vụ bồi thường. Song, quá trình thanh tra T có nộp vào tài khoản Thanh tra huyện T1 số tiền 12.898.080đ; Số tiền này được đối trừ vào số tiền bị cáo phải bồi thường. Do đó, bị cáo còn phải tiếp tục bồi thường 1.135.402.888đ.
Cơ quan điều tra công an tỉnh Cà Mau có ra lệnh kê biên Đất và nhà ở gắn liền với đất theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 913286 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau cấp ngày 19/10/2016 tại Khóm 1, thị trấn S do Đỗ Minh T và vợ là Nguyễn Thị Q đứng tên. Đây là tài sản cá nhân của vợ chồng Đỗ Minh T nên tiếp tục kê biên để đảm bảo thi hành án phần bồi thường của bị cáo (tương ứng với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bị cáo) là đúng quy định pháp luật. Do đó, kháng cáo của bà Quyên là không có cơ sở chấp nhận.
[5] Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử là có căn cứ đúng quy định pháp luật. Do vậy, Hội đồng xét xử T nhất quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa, không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, không chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
[6] Án phí: Do kháng cáo không được chấp nhận nên các bị cáo Đỗ Minh T, Phan Phương Đỗng phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
I/Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của các bị cáo Đỗ Minh T, Phan Phương Đ;
Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Q;
Giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 09/2020/HS-ST ngày 23/3/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau.
Tuyên xử:
1. Áp dụng điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 353; Điểm d khoản 2 Điều 221; Điểm a khoản 1 Điều 55 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tuyên bố: Bị cáo Đỗ Minh T phạm tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Xử phạt: Bị cáo Đỗ Minh T 20 (hai mươi) năm tù về tội “Tham ô tài sản” và 03 (ba) năm tù về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”; Hình phạt chung cho cả hai tội là 23 (hai mươi ba) năm tù; Thời hạn tù được tính từ ngày 06/01/2019.
Hình phạt bổ sung: Cấm Đỗ Minh T đảm nhiệm chức vụ liên quan đến kế toán là 03 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
2. Áp dụng điểm d khoản 2, khoản 5 Điều 353; Điểm d khoản 2 Điều 221; Điểm b, s, v, x khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điểm a khoản 1 Điều 55; khoản 1 Điều 54; Điều 17 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tuyên bố: Bị cáo Phan Phương Đ phạm tội “Tham ô tài sản” và phạm tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Xử phạt: Bị cáo Phan Phương Đ 03(ba) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Tham ô tài sản” và 02 (hai) năm tù về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”; Hình phạt chung cho cả hai tội là 05(năm) năm 06 (sáu) tháng tù; Thời hạn tù được tính từ ngày 06/01/2019.
Hình phạt bổ sung: Cấm Phan Phương Đ đảm nhiệm chức vụ liên quan đến tài chính là 02 (hai) năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Tiếp tục tạm giam các bị cáo để đảm bảo thi hành án.
3. Áp dụng khoản 1 Điều 48, khoản 3 Điều 47 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; Khoản 2 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; Điểm a và c khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của UBTV Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Bị cáo Đỗ Minh T có nghĩa vụ tiếp tục bồi thường Phòng khám đa khoa khu vực S số tiền 1.135.402.888 đồng (Một tỷ một trăm ba mươi lăm triệu bốn trăm lẽ hai ngàn tám trăm tám mươi tám đồng).
Tiếp tục duy trì Lệnh kê biên số 03/LKB ngày 11/7/2019 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau đối với Đất và nhà ở gắn liền với đất theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 913286 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau cấp ngày 19/10/2016 tại Khóm 1, thị trấn S, huyện T1do Đỗ Minh T và vợ là Nguyễn Thị Q đứng tên để đảm bảo thi hành án phần nghĩa vụ dân sự của bị cáo T.
4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
II/Án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo Đỗ Minh T, Phan Phương Đ mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tội tham ô tài sản số 202/2021/HS-PT
Số hiệu: | 202/2021/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 13/04/2021 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về