Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4056:1985 về hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng - thuật ngữ và định nghĩa

Số hiệu: TCVN4056:1985 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: Năm 1985 Ngày hiệu lực:
Tình trạng: Đã biết

Thuật ngữ

Viết tắt

Định nghĩa

Tên không nên dùng

Sơ đồ giải thích

I. Khái niệm chung

1.1. Bảo dưỡng kĩ thuật

BD

 

Tập hợp các biện pháp kĩ thuật nhằm duy trì máy luôn ở tình trạng kỹ thuật tốt khi chuẩn bị sử dụng, trong quá trình sử dụng, bảo quản và vận chuyển

Chăm sóc kỹ thuật

Nội dung bao gồm kiểm tra kĩ thuật, làm sạch, bôi trơn, siết chặt và hiệu chỉnh

1.2. Sửa chữa

SC

Tập hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì và phục hồi khả năng làm việc hay tình trạng kỹ thuật tốt của máy

 

 

1.3. Hệ thống bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy

 

Tập hợp các qui định và hướng dẫn thống nhất nhằm xác định hình thức tổ chức, nội dung và thứ tự thực hiện công tác bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy có kế hoạch để duy trì khả năng làm việc, tình trạng kĩ thuật tốt của máy trong suốt thời gian phục vụ ở những điều kiện sử dụng nhất định

 

 

1.4. Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa theo kế hoạch dự phòng

 

Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa được thực hiện theo kế hoạch định trước nhằm phòng ngừa những hư hỏng trong suốt quá trình sử dụng máy

 

 

1.5. Tính sửa chữa

 

Tính chất cấu tạo của máy thể hiện ở khả năng báo trước, dễ phát hiện và khắc phục hư hỏng bằng cách bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa

 

 

1.6. Tình trạng kỹ thuật

 

Tập hợp những trạng thái của máy đã thay đổi trong quá trình sử dụng (bảo quản, vận chuyển) tại một thời điểm nhất định được đánh giá bằng những thông số kỹ thuật ghi trong tài liệu kỹ thuật của máy

 

 

 

1.7. Chẩn đoán kỹ thuật

CĐ KT

Việc xác định tình trạng kỹ thuật của máy không cần tháo rời

 

 

1.8. Chi tiết

 

Một phần của máy không chia nhỏ được bằng nguyên công lắp ráp

 

 

1.9. Cụm chi tiết

 

Một phần của máy được lắp ráp từ một số chi tiết khác nhau

 

 

1.10. Tổng thành

 

Một phần của máy được lắp ráp từ một số chi tiết, cụm chi tiết nhằm thực hiện một chức năng hoàn chính nhất định của máy

 

 

1.11. Phụ tùng

 

 

Các chi tiết, cụm chi tiết ... được dự trữ để thay thế những phần tương ứng của máy đang sử dụng nhằm duy trì khả năng làm việc, tình

 

 

1.12. Bộ đồ nghề theo máy

 

Tập hợp một số phụ tùng, dụng cụ và nguyên vật liệu cần thiết kèm theo máy mới dựa trên tinh thần, đặc điểm sử dụng để tính năng bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa

 

 

 

 

2. Bảo dưỡng kỹ thuật

 

 

 

2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ

 

Bảo dưỡng kỹ thuật theo một trình tự có kế hoạch, phù hợp với tiêu chuẩn "Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng"

Chăm sóc kỹ thuật định kỳ

 

2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật ca

 

Bảo dưỡng kỹ thuật cho mỗi ca làm việc của máy

 

 

Có thể thực hiện trước, trong hoặc sau mỗi ca làm việc

2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản

 

Bảo dưỡng kỹ thuật trong các khâu: chuẩn bị bảo quản, bảo quản và sau bảo quản

 

 

2.4. Bảo dưỡng kỹ thuật trong vận chuyển

 

 

Bảo dưỡng kỹ thuật trong các khâu: chuẩn bị vận chuyển, vận chuyển và sau vận chuyển

 

 

 

2.5. Cấp bảo dưỡng kỹ thuật

 

 

Sự phân chia nội dung bảo dưỡng kỹ thuật theo khối lượng và mức độ phức tạp của công việc nhằm bảo dưỡng kỹ thuật theo kế hoạch nhất định phù hợp với tiêu chuẩn: "Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng"

 

Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ chia thành 3 cấp: BD1,BD2,BD3

2.6. Định kì bảo dưỡng kĩ thuật trạng kỹ thuật tốt của máy

 

Số giờ làm việc qui định của máy giữa hai lần bảo dưỡng kĩ thuật liên tiếp cùng cấp

Chu kì bảo dưỡng kĩ thuật

 

2.7. Chu kì bảo dưỡng kỹ thuật

 

Khoảng thời gian ngắn nhất (tính bằng số giờ bảo dưỡng kĩ thuật làm việc) lặp lại nhiều lần. Trong khoảng thời gian đó, các cấp bảo dưỡng kỹ thuật được thực hiện với trình tự nhất định theo tiêu chuẩn:"Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng"

 

 

2.8. Thời gian một lần bảo dưỡng

 

Thời gian cần thiết cho một lần bảo dưỡng kỹ thuật máy (tính bằng ngày làm việc)

 

Thời gian máy chờ đợi vào bảo dưỡng kỹ thuật không cộng vào thời gian này

2.9. Tổng thời gian bảo dưỡng kĩ thuật

 

Toàn bộ thời gian cần thiết để bảo dưỡng kĩ thuật trong 1 thời gian sử dụng máy nhất định (tính bằng ngày làm việc)

 

 

2.10.Hệ số thời gian bảo dưỡng kĩ thuật

 

Tỉ số giữa tổng thời gian bảo dưỡng kỹ thuật với số giờ làm việc của máy trong cùng một thời gian sử dụng nhất định

 

 

2.11. Hao phí lao động cho 1 lần bảo dưỡng kỹ thuật

 

Lượng lao động cần thiết để thực hiện 1 lần bảo dưỡng kĩ thuật máy (tính bằng giờ công)

 

 

2.12. Tổng hao phí lao động bảo dưỡng kĩ thuật

 

Toàn bộ lượng lao động cần thiết để bảo dưỡng kĩ thuật trong 1 thời gian sử dụng máy nhất định (tính bằng giờ công)

 

 

2.13. Hao phí lao động bảo dưỡng kĩ thuật bình quân

 

Hao phí lao động bảo dưỡng kĩ thuật tính bình quân cho 1 máy (hoặc 1 cấp BDKT) trong 1 thời gian sử dụng máy nhất đinh (tính bằng giờ công)

 

 

2.14. Hao phí lao động bảo dưỡng kĩ thuật cho 1 giò máy làm việc

 

 

Tỉ số giữa hao phí lao động bảo dưỡng kĩ thuật bình quân với số giờ làm việc bình quân của máy trong 1 thời gian sử dụng máy nhất định

 

 

 

2.15. Chi phí cho 1 lần bảo dưỡng kĩ thuật

 

Các chi phí cần thiết cho 1 lần bảo dưỡng kĩ thuật máy (tính bằng tiền)

 

 

2.16. Tổng chi phí bảo dưỡng kỹ thuật

 

Toàn bộ các chi phí cần thiết cho bảo dưỡng kĩ thuật trong 1 thời gian sử dụng máy nhất định (tính bằng tiền)

 

 

2.17. Chi phí bảo dưỡng kĩ thuật bình quân

 

Chi phí bảo dưỡng kĩ thuật bình quân cho 1 máy (1 cấp BDKT) trong 1 thời gian sử dụng máy nhất định (tính bằng tiền)

 

 

2.18. Chi phí bảo dưỡng kĩ thuật cho 1 giờ máy làm việc

 

Tỷ số giữa chi phí bảo dưỡng kĩ thuật bình quân với số giờ làm việc bình quân trong cùng 1 thời gian sử dụng máy nhất định

 

 

2.19. Xác suất bảo dưỡng kĩ thuật trong thời gian cho trước

 

Khả năng xuất hiện số lần bảo dưỡng kĩ thuật máy với thời gian bảo dưỡng kĩ thuật thực tế không lớn hơn thời gian định trước

 

 

 

 

3. Sửa chữa

 

 

3.1. Sửa chữa định kì

 

Sửa chữa theo kế hoạch định trước, phù hợp với tiêu chuẩn:"Tổ chức bảo dường kĩ thuật và sửa chữa máy xây dựng"

 

 

 

3.2. Sửa chữa đột xuất

 

 

Sửa chữa không theo kế hoạch định trước, nhằm khắc phục các hư hỏng bất thường của máy

 

 

 

3.3. . Sửa chữa thường xuyên

SC TX

Sửa chữa máy thực hiện trong thời gian sử dụng bằng cách thay thế, phục hồi và hiệu chỉnh từng phần nhằm đảm bảo khả năng làm việc của máy giữa hai lần sửa chữa lớn

Tiểu tu

 

3.4.Sửa chữa lớn

SC

L

Sửa chữa nhằm khôi phục tình trạng kĩ thuật tốt cho máy (như hoặc gần như máy mới) bằng cách tháo rời toàn bộ để thay thế hoặc phục hồi các chi tiết (cụm chi tiết, tổng thành...) kể cả phần cơ sở của máy như bệ, khung, thử nghiệm và hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ máy

 

 

3.5. Cấp sửa chữa

 

Sự phân chia nội dung sửa chữa theo khối lượng và mức độ phức tạp của công việc nhằm sửa chữa máy theo một kế hoạch nhất định phù hợp với tiêu chuẩn: "Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng"

 

 

 

3.6. Sửa chữa lắp lẫn

 

Phương pháp sửa chữa máy bằng cách thay thế các chi tiết (cụm chi tiết, tổng thành...) đã hư hỏng bằng các chi tiết (cụm chi tiết, tổng thành...) mới tương ứng hoặc có tình trạng kĩ thuật tốt của các máy khác cùng kiểu

 

Sửa chữa định kì chia thành 2 cấp:

- Sửa chữa thường xuyên

- Sữa chữa lớn

3.7. Sửa chữa không lắp lẫn

 

Phương pháp sửa chữa máy bằng cách lắp vào máy đó các chi tiết (cụm chi tiết, tổng thành...) của nó đã tháo ra để phục hồi

 

 

3.8. . Sửa chữa thay thế cụm- tổng thành

 

Một dạng sửa chữa lắp lẫn trong đó các tổng thành (cụm chi tiết) của máy đã hư hỏng được thay bằng các tổng thành (cụm chi tiết) lấy từ vốn dự trữ tổng thành

 

 

3.9. Vốn dự trữ tổng thành

 

Lượng tổng thành (cụm chi tiết) mới hoặc đã phục hồi cần thiết được dự trữ để phục vụ cho sửa chữa máy theo phương pháp thay thế cụm tổng thành

 

Số lượng tổng thành (cụm chi tiết) cần thiết được tính theo công thức sau:

Trong đó:

- N: Số lượng cụm, tổng thành cần dự trữ (cái)

- C: Số lượng cụm, tổng thành giống nhau trên 1 máy (cái)

- M: Số lượng máy cùng kiểu

- Tkh: thời gian làm việc theo kế hoạch của 1 máy/năm

- ts: Thời gian sử dụng của cụm, tổng thành

- K: Hệ số dự trữ:1,1 đến 1,3

3.10. Tuổi bền giữa hai lần sửa chữa

 

Khoảng thời gian tính bằng số giờ máy làm việc thực tế giữa hai lần sửa chữa liên tiếp cùng cấp

 

 

3.11. Định kỳ sửa chữa

 

 

Số giờ làm việc của máy được qui định giữa hai lần sửa chữa liên tiếp cùng cấp

 

 

3.12. Chu kì sửa chữa

 

Khoảng thời gian ngắn nhất (tính bằng số giờ máy làm việc) lặp lại nhiều lần. Trong khoảng thời gian đó, các cấp bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy được thực hiện với trình tự nhất định theo tiêu chuẩn:"Tổ chức bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy xây dựng"

 

 

3.13. Cấu trúc chu kì sửa chữa

 

Bao gồm số lượng, định kỳ và trình tự thực hiện các cấp bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa trong một chu kì sửa chữa máy

 

 

3.14. Thời gian 1 lần sửa chữa

 

Thời gian cần thiết cho 1 lần sửa chữa máy (tính bằng ngày làm việc)

Thời gian máy nằm tại xưởng

Thời gian máy chờ đợi vào sửa chữa không cộng vào thời gian sửa chữa

3.15. Tổng thời gian sửa chữa

 

Toàn bộ thời gian cần thiết để sửa chữa trong một thời gian sử dụng máy nhất định (tính bằng ngày làm việc)

 

 

3.16. Hệ số thời gian sửa chữa

 

Tỉ số giữa tổng thời gian sửa chữa với số giờ làm việc của máy trong cùng một thời gian sử dụng nhất định

 

 

3.17. Hao phí lao động cho một lần sửa chữa

 

Lượng lao động cần thiết cho một lần sửa chữa máy (tính bằng giờ công)

 

 

3.18. Tổng hao phí lao động sửa chữa

 

Toàn bộ lượng lao động cần thiết để sửa chữa trong một thời gian sử dụng máy nhất định (tính bằng giờ công)

 

 

3.19. Hao phí lao động sửa chữa bình quân

 

Hao phí lao động sửa chữa tính bình quân cho một máy (hoặc cho một cấp sửa chữa) trong 1 thời gian sử dụng nhất định (tính bằng giờ công)

 

Tính cho một nhóm máy được sử dụng và sửa chữa trong các điều kiện khác nhau

3.20. . Hao phí lao động sửa chữa cho một giờ máy làm việc

 

Tỉ số giữa hao phí lao động sửa chữa bình quân với số giờ làm việc bình quân của máy trong cùng 1 thời gian sử dụng máy nhất định

 

 

3.21. Chi phí cho 1 lần sửa chữa

 

Các chi phí cần thiết cho 1 lần sửa chữa máy (tính bằng tiền)

 

 

3.22. Tổng chi phí sửa chữa

 

Toàn bộ các chi phí cần thiết cho sửa chữa trong 1 thời gian sử dụng máy nhất định (tính bằng tiền)

 

 

 

3.23. Chi phí sửa chữa bình quân

 

Chi phí sửa chữa tính bình quân cho một máy (hoặc cho một cấp sửa chữa) trong 1 thời gian sử dụng nhất định (tính bằng tiền)

 

Tính cho một nhóm máy được sử dụng và sửa chữa trong các điều kiện khác nhau

3.24. Chi phí sửa chữa cho một giờ máy làm việc

 

Tỉ số chi phí sửa chữa bình quân với số giờ làm việc bình quân trong cùng 1 thời gian sử dụng máy nhất định

 

 

3.25. Xác suất sửa chữa trong thời gian cho trước

 

Khả năng xuất hiện số lần sửa chữa máy với thời gian sửa chữa thực tế không lớn hơn thời gian định trước

 

 

3.26. Thời gian bảo hành

 

Khoảng thời gian tính từ khi nhận máy sau sửa chữa lớn đến thời điểm qui định đối với từng loại máy. Trong khoảng thời gian đó, bên sửa chữa phải thực hiện theo qui định mọi yêu cầu của bên quản lý máy, nếu bên quản lý máy đã sử dụng (bảo quản, vận chuyển) máy theo các tiêu chuẩn nhà nước hiện hành

 

 

3.27. Thời gian làm việc được bảo hành

 

Khoảng thời gian được qui định bằng số giờ máy làm việc tính từ khi nhận máy sau sửa chữa lớn. Trong khoảng thời gian đó, bên sửa chữa phải thực hiện theo qui định mọi yêu cầu của bên quản lý máy, nếu bên quản lý máy đã sử dụng (bảo quản, vận chuyển) máy theo các tiêu chuẩn nhà nước hiện hành

 

 

3.28. Kế hoạch bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa năm

 

Kế hoạch sản xuất do các đơn vị trực tiếp quản lý máy lập ra phù hợp với tài liệu hướng dẫn, nhằm xác định số lượng và thời điểm tiến hành các cấp bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy trong năm

 

 

3.29. Biểu đồ kế hoạch bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa tháng

 

Kế hoạch sản xuất do các đơn vị trực tiếp quản lý máy lập ra phù hợp với tài liệu hướng dẫn, nhằm xác định thời điểm tiến hành các cấp bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy trong tháng

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4056:1985 về hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng - thuật ngữ và định nghĩa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.459

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.17.12
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!