Phụ lục B
(tham khảo)
Phân tích ngưỡng
B.1
Phân tích ngưỡng - Khái niệm
Phân tích ngưỡng liên
quan đến việc xác định các giới hạn quan trọng có thể làm cho một tổ chức hoặc
các hệ thống của nó phải chịu sự thay đổi quá mức về công suất. Có thể sử dụng
phép phân tích ngưỡng để xác định các hành động ưu tiên khi lập kế hoạch thích ứng
với biến đổi khí hậu. Ngưỡng còn được gọi là điểm tới hạn, vì chúng chỉ ra mối
quan hệ phi tuyến tính giữa một biến kiểm soát và công
suất của hệ thống. Nhiều chuyên gia đã đồng thuận sử dụng thuật ngữ "ngưỡng”
trong trường hợp này, và đây cũng là thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn
này.
Ngưỡng là một điểm mà
vượt qua nó thì hệ thống được coi là không còn hiệu quả (về kinh tế, xã hội,
công nghệ hoặc môi trường). Mục đích của phân tích ngưỡng là xác định các điểm
ngưỡng, cận ngưỡng... để xây dựng một kế hoạch thích ứng giúp làm giảm nguy cơ
vượt ngưỡng.
Phân tích ngưỡng dựa
trên khái niệm là một hệ thống có khả năng thích ứng hạn chế. Nếu hệ thống phải
chịu một sự cố hoặc xu hướng nguy hiểm, hoặc một sự xáo trộn do biến đổi khí hậu,
thì nó có thể tiếp tục hoạt động tốt đến một ngưỡng nhất định bằng cách cải
tổ lại và thích nghi. Có giới hạn về mức
chịu đựng của hệ thống. Nếu vượt quá khả năng thích ứng này, hệ thống sẽ không
còn hoạt động theo quy luật cũ và không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.
Khả năng để tránh chuyển sang trạng thái không mong muốn (cố gắng thích nghi)
hoặc chuyển đổi sang trạng thái mong muốn mới, gọi là khả năng chống chịu của hệ
thống.
Sự vượt qua ngưỡng sẽ
dẫn đến những thay đổi cơ bản không dễ hoặc thậm chí là không thể đảo ngược.
Thông thường các ngưỡng không dễ được biết chính xác và có thể
rất khó xác định. May mắn là không cần thiết phải định lượng chính xác các ngưỡng
để có thể áp dụng việc phân tích ngưỡng. Thay vào đó, điều quan trọng là
phải nhận thức được khả năng của chúng và điều tra, nghiên cứu mức sát ngưỡng của
mối quan tâm tiềm năng. Thông qua kế hoạch thích ứng, quy trình quản lý thích ứng
và những tìm hiểu thêm về các ngưỡng, có thể giảm khả năng vượt quá chúng, bằng
cách điều khiển hệ thống cách xa ngưỡng, và tăng cường khả năng chống chịu của
nó. Để
tránh ngưỡng, có thể đòi hỏi sự gia tăng thay đổi trong quản lý hệ thống hoặc
chuyển đổi hệ thống sâu hơn. Khả năng thực hiện những thay đổi đó trong một số
trường hợp phụ thuộc tình trạng nội bộ của tổ chức. Trong các trường hợp khác,
quyết định bắt buộc có thể yêu cầu thực hiện trải rộng trên hệ thống của các tổ
chức độc lập về mặt pháp lý, nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau khi cần giải quyết một
vấn đề về ngưỡng cụ thể.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.2
Các bước trong phân tích ngưỡng
B.2.1 Đặc
trưng của hệ thống
Mô tả các tính năng
chính của hệ thống, bao gồm các ranh giới của nó và xác định các khó khăn, mục
đích, mục tiêu và các ràng buộc phù hợp với phân tích. Mô tả các thành phần cấu
thành của hệ thống, sự phụ thuộc trong nội bộ với bên ngoài, cũng như sự phụ
thuộc lẫn nhau và các mối liên kết, đặc biệt là các biển
kiểm soát chính, điều khiển và phản hồi.
VÍ DỤ: Mối quan hệ
nhân quả giữa các chuỗi cung ứng, lực lượng thị trường và sự phụ thuộc giữa các
đơn vị tổ chức.
Mô tả hệ thống là một
mô hình mang tính khái niệm của hệ thống đó và có thể trình bày dưới dạng sơ đồ
hoặc tường thuật. Phụ lục A cung cấp hướng dẫn về cách đặc tính hóa
các thành phần và mối quan hệ chính của tổ chức và các tổ chức khác trong một hệ
thống lớn hơn. Nó là yếu tố rất quan trọng để hiểu rõ các thành phần và mối
liên kết của các hệ thống bên trong tổ chức.
B.2.2
Nghiên cứu các biến đổi khí hậu có thể
Xác định xu hướng (biến
thay đổi chậm) và các cú sốc (sự cố khí hậu cực đoan) được dự báo theo sự biến
đổi khí hậu, tại vị trí của hệ thống và có thể tác động đến hệ thống. Xem xét
các xu hướng trong điều kiện trung bình, cực đoan, và thay đổi về biến đổi khí
hậu. Điều 6 liệt kê một loạt các thông số khí hậu có thể có liên quan trong các
bối cảnh khác nhau. Phải xem xét độ không đảm bảo liên quan đến các dự báo biến
đổi khí hậu. Các sự cố cực đoan là yếu tố không chắc chắn nhất của các dự báo
biến đổi khí hậu.
B.2.3
Xác định ngưỡng
Đánh giá các tác động
có thể có của biến đổi khí hậu, cả các tác động không mong muốn và có độ trễ.
Xác định các dịch chuyển tiềm ẩn có thể xảy ra do tác động của các xu hướng khí
hậu dự kiến và các cú sốc đối với các mối quan hệ chính của hệ thống. Xem xét
cho từng bộ phận trong hệ thống những trạng thái thay thế
nào là có thể, và trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì trạng thái hiện tại có thể
chuyển sang trạng thái khác. Xem xét cách tổ chức các hoạt động, sản phẩm và dịch
vụ có thể bị ảnh hưởng của tổ chức. Có thể là có
ích nếu thực hiện phân tích ứng phó của hệ thống với các xu hướng khí hậu lịch
sử và các sự cố khí hậu. Đánh giá hiệu suất của các hệ thống tương tự, hoạt động
ở nơi có thể tham khảo, có khí hậu hiện tại tương tự như khí hậu dự kiến..
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tác động của biến đổi
khí hậu có thể là quy định hoặc danh tiếng, cũng như vật chất và tài chính.
Xem xét các ngưỡng có
thể có liên quan sau.
- Nhiệt độ của tòa
nhà mà hệ thống điều hòa không khí của bệnh viện sẽ không thể duy trì trong
phạm vi được chấp nhận - xác suất sóng nhiệt vượt quá nhiệt độ
này là bao nhiêu và tác động sẽ là gì?
- Lượng mưa là bao
nhiêu, trong khoảng thời gian nào thì con đê có thể chịu được trước khi bị phá
vỡ, làm ngập vùng được bảo vệ?
- Công ty nông nghiệp
có thể chịu được bao nhiêu vụ mùa thất bát trước khi phá sản?
- Tần suất xảy ra các
đám cháy là bao nhiêu sẽ dẫn đến sự thay đổi thành phần loài (ví dụ: trong rừng
hoặc vùng đất liền) và khả năng sự việc này bị vượt quá là như thế nào?
- Đâu là điểm tới hạn
mà khi vượt qua nó hệ thống phòng thủ đê biển
không còn khả năng tu sửa hoặc nâng cấp? Các yếu tố có thể là một chuỗi liên kết
lẫn nhau giữa chi phí với lợi ích, tài chính, xã hội, môi trường và có thể cả
chính trị.
- Dấu chân cacbon được
người tiêu dùng chấp nhận mà không làm giảm nhu cầu đối với một sản phẩm là như
thế nào?
B.2.4
Đánh giá khả năng chống chịu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Xác định mức cận ngưỡng
đã nhận diện nguy cơ vượt quá và xem xét các nhu cầu thích ứng để tránh vượt
qua các ngưỡng này. Những cân nhắc có liên quan như sau:
- Xu hướng khí hậu
nào sẽ đẩy hệ thống về ngưỡng xác định?
- Khả năng xảy ra các
sự cố khí hậu này là gì, và hậu quả đối với tổ chức là gì?
- Không thể tránh khỏi
sự vượt ngưỡng?
Phải xem xét bối cảnh
về thời gian.
- Các quyết định mà tổ
chức đưa ra có hậu quả lâu dài không, ví dụ: các quyết định về thiết kế xây dựng
hoặc xây dựng đập?
- Khí hậu có thể thay
đổi như thế nào trong giai đoạn này?
- Là một ứng phó gia
tăng toàn diện, hoặc là một sự chuyển đổi cần thiết?
Có thể xác định hậu
quả theo sự tương tác giữa các biến: ví dụ, một doanh nghiệp chăn nuôi có thể
chịu được hạn hán tốt hơn và tránh sự vượt ngưỡng che phủ mặt đất nếu chủ sở hữu
có mức vốn cao và do đó có thể giảm mật độ giống.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Xác định các chỉ thị
phù hợp để quan trắc mức cận ngưỡng và các kích hoạt có liên quan, để đưa vào kế
hoạch thích ứng, xác định điểm sẽ bắt đầu hành động để tránh hệ thống vượt qua
ngưỡng.
VÍ DỤ
1: Hệ thống làm mát cho trung tâm dữ liệu sẽ bị hỏng khi nhiệt độ không khí bên
ngoài đạt 38 °C. Nhiệt độ này là ngưỡng; nếu vượt quá
nhiệt độ này thì điều hòa sẽ không hoạt động và các máy
chủ sẽ tắt. Kế hoạch thích ứng bao gồm quan trắc nhiệt độ không khí bên ngoài
và lắp đặt hệ thống nước phun sương làm mát các thiết bị ngưng bên
ngoài, và được kích hoạt khi nhiệt độ không khí bên ngoài đạt 32 °C
(bộ kích hoạt).
VÍ DỤ 2: Nhiệt độ
tăng làm giảm năng suất và làm cho nho chín
nhanh hơn, làm giảm chất lượng rượu vang. Cần gia tăng ứng phó:
Công ty sẽ trồng các giống khác nhau thích
nghi tốt hơn với khí hậu ấm hơn. Ứng phó chuyển đổi: Công ty mua đất ở khu vực
mát dịu hơn và chuyển hoạt động sang địa điểm mới.
VÍ DỤ 3: Hạn hán kéo
dài kết hợp với sự chăn nuôi quá mức có thể làm mất lớp đất phủ. Đối với một số
loại đất, độ che phủ mặt đất 30 % là ngưỡng được công nhận, theo đó tốc
độ xâm nhập bị giảm dẫn đến sự thay đổi từ cỏ lâu năm năng suất cao hơn sang hệ
thống năng suất thấp bị suy thoái do lượng cỏ hàng năm chi phối.
VÍ DỤ 4: Một thành phố
ven biển có cơ sở hạ tầng chống lũ tại chỗ với ngưỡng nước biển dâng 0,7 m. Vào
thời điểm đó, triển khai thực hiện việc tăng cường rào chắn thủy triều hiện có
và nâng cao các tuyến phòng thủ đê biển liên quan đến chi tiết kỹ thuật đàn hồi
tới 2,3 m mực nước biển. Một loạt các tùy chọn cách đi tiếp
theo với các điểm kích hoạt đã được xác định để cung cấp
khả năng đàn hồi với ngưỡng nước biển
dâng 4 m. Chắc chắn, mực nước biển sẽ tăng lên khiến việc mở
rộng thêm các tuyến phòng thủ sẽ trở
nên bất lợi. Vậy sẽ là cần thiết để rút lui khỏi khu vực ven biển.
Nếu việc lập kế hoạch và thực hiện rút lui được bắt đầu
sớm, thì sẽ trở thành một quá trình chuyển đổi,
như vậy không những chi phí được giảm nhẹ mà lợi ích được tối đa hóa.
Thư
mục tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
[1]
ISO 13065:2015, Sustainability criteria for bioenergy
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[3] ISO
14033:2019, Environmental management - Quantitative environmental
information - Guidelines and examples
[4]
ISO Guide 51:2014, Safety aspects - Guidelines for their
inclusion in standards
[5] TCVN
11458:2016 (ISO Guide 82:2014), Hướng dẫn đề cập đến tính bền vững trong tiêu
chuẩn
[6] IPCC.
Climate Change 2014: Impacts, Adaptation, and Vulnerability. Part B: Regional
Aspects. Contribution of Working Group II to the Fifth Assessment Report of
the Intergovernmental Panel on Climate Change. IPCC, 2014.
Tài liệu đọc thêm
[7] Cosens
B.A. Legitimacy, adaptation, and resilience in ecosystem management. Ecol.
Soc. 2013, 18(1), p. 3. Available at:
https://www.ecologyandsocietv.Org/voll87i.ssl/art3/
[8] ASC.
Adapting to climate change in the UK - Measuring progress. (Adaptation Sub-Committee
Progress Report 2011). Adaptation Sub-Committee, London, UK, 2011
[9]
ASC. Managing the land in a changing climate.
(Adaptation Sub-Committee Progress Report 2013). Adaptation Sub-Committee,
London, UK, 2013
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[11] O'Connell
D. et al. Designing projects in a rapidly changing world: Guidelines for
embedding resilience, adaptation and transformation into sustainable
development projects (Version 1.0). STAP. 2016. Available at:
http://www.stapgef.org/the-resilience-adaptation-and-transformation-assessment-framework
[12] Sanahuja
H.E. A Framework for Monitoring and Evaluating Adaptation to Climate Change.
Global Environment Facility, Washington D.C., USA, 2011
[13]
ISO 22316, Security and resilience - Organizational
resilience - Principles and attributes
[14] GIZ.
A framework for Climate Change Vulnerability Assessments, 2014.
Available at: https://www
■WRadapt.org/knowledge-base/vulnerability/climate-change-vulnerahility-assessments
[15]
Marteaux 0. Tomorrow's Railway and Climate Change
Adaptation: Executive Report. Rail Safety and Standards Board Limited,
London, 2016
[16] BS
8001, Framework for implementing the principles of the circular economy in
organization
[17]
Beckford J. Infrastructure, Interdependency and Systems.
Beckford Consulting, 2015. Available at:
http://beckfordconsulting.com/wp-content/uploads/2008/10/Systems-and-lnterdependencyVF.pdf
[18] Beckford
J. Systems Engineering: Necessary but not Sufficient for 21st Century
Infrastructure? Beckford Consulting, 2013. Available
at: http://beckfordconsulting.com/wp-content/uploads/2013/08/020813.
Systems Engineering.pdf
[19]
Beckford J. Quality: A Critical Introduction. Taylor
& Francis, London, Fourth Edition, 2016
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[21]
RESIN Project. Available at: www.re.sin-cities.eu/home/
[22]
RAMSES. Transition Handbook and Training Package.
RAMSES project, 2017. Available at: http: //www.ramses-cities.eu
[23] UK
CIP. Available at: https://www.ukcip.org.uk/
[24] Bours
D., McGinn C., Pringle P. Monitoring &
evaluation for climate change adaptation: A synthesis of tools, frameworks and
approaches. SEA Change CoP, Phnom Penh and UKCIP, Oxford, 2013
[25] UNFCCC. Methodologies
for assessing adaptation needs with a view to assisting developing countries,
without placing undue burden on them. Twelfth meeting of the Adaptation
Committee Bonn, Germany, 19-22 September 2017. Available at:
http://unfccc.int/files/adaptation/groups/committees/adaptationcommittee/application/pdf/acl2
5b assessing needs.pdf
[26] Harley
M., van Minnen J. Development of Adaptation Indicators.
ETC/ACC Technical Paper 2009/6. Available at:
http://acm.eionet.europa.eu/docs//ETCACC TP 2009 6 Adaptation lndicators.pdf