Nguyên tố
|
|
Số
CASa
|
Nhôm
|
Al
|
7429-90-5
|
Antimon
|
Sb
|
7440-36-0
|
Bari
|
Ba
|
7440-39-3
|
Bery
|
Be
|
7440-41-7
|
Cadmi
|
Cd
|
7440-43-9
|
Canxi
|
Ca
|
7440-70-2
|
Crôm
|
Cr
|
7440-47-3
|
Coban
|
Co
|
7440-48-4
|
Đồng
|
Cu
|
7440-50-8
|
Sắt
|
Fe
|
7439-89-6
|
Chì
|
Pb
|
7439-92-1
|
Liti
|
Li
|
7439-93-2
|
Magie
|
Mg
|
7439-95-4
|
Mangan
|
Mn
|
7439-96-5
|
Molybden
|
Mo
|
7439-98-7
|
Niken
|
Ni
|
7440-02-0
|
Osmi
|
Os
|
7440-04-2
|
Kali
|
K
|
7440-09-7
|
Bạc
|
Ag
|
7440-22-4
|
Natri
|
Na
|
7440-23-5
|
Stronti
|
Sr
|
7440-24-6
|
Thalli
|
Tl
|
7440-28-0
|
Thiếc
|
Sn
|
7440-31-5
|
Vanadi
|
V
|
7440-62-2
|
Kẽm
|
Zn
|
7440-66-6
|
a Số đăng ký hóa chất
1.2. Giới hạn định lượng
dưới và khoảng nồng độ tối ưu sẽ thay đổi theo nền mẫu và loại model của máy
hấp thụ nguyên tử ngọn lửa. Số liệu trong Bảng 1 cung cấp một số các chỉ thị
của giới hạn định lượng dưới thu được bằng kỹ thuật phun trực tiếp. Đối với mẫu
nước sạch, có thể mỡ rộng giới hạn định lượng đưa ra trong bảng bằng cách phun
trực tiếp xuống thấp hơn với mở rộng khoảng thang đo và mở rộng về phía trên
bằng cách sử dụng bước sóng ít nhạy hơn hoặc bằng cách quay đầu đốt. Giới hạn
định lượng bằng cách phun trực tiếp cũng có thể được mở rộng thông qua nồng độ
mẫu và/hoặc thông qua kỹ thuật chiết dung môi.
1.3. Người sử dụng phương
pháp này cần phải thông báo mục đích chất lượng dữ liệu trước khi phân tích và
phải tài liệu hóa và lưu trữ tài liệu các số liệu tính năng chứng minh ban đầu
được yêu cầu đã được mô tả trong các phần tiếp sau trước khi sử dụng phương
pháp này để phân tích.
1.4. Nếu kỹ thuật hấp thụ
nguyên tử phun trực tiếp không đủ độ nhạy, thì tham khảo quy trình đặc biệt như
phương pháp hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit (Method 7010) hoặc phương pháp
khí hydrua
1.5. Các nguyên tố và nền
mẫu khác có thể được phân tích bằng phương pháp này nếu tính năng phương pháp
chứng minh được các nguyên tố cần phân tích bổ sung này, trong nền mẫu bổ sung,
có các mức nồng độ tương tự như các nguyên tố và nền mẫu được liệt kê (xem điều
9).
1.6. Trước khi thực hiện
phương pháp này, người phân tích nên tham khảo về từng loại quy trình (ví dụ
phương pháp chuẩn bị mẫu) mà có thể được thực hiện trong toàn bộ quá trình phân
tích để có thêm thông tin về quy trình kiểm soát chất lượng, xây dựng tiêu chí
QA có thể chấp nhận được, tính toán và các hướng dẫn chung. Người phân tích cũng
cần phải được tư vấn về việc không sử dụng nêu ở trang đầu của cuốn sổ tay và
thông tin trong Chương hai về hướng dẫn tính linh hoạt trong việc lựa chọn
phương pháp, thiết bị, vật liệu, thuốc thử và người cung cấp và về trách nhiệm
của người phân tích khi chứng minh kỹ thuật sử dụng là phù hợp với các chất cần
phân tích, nền mẫu cần phân tích và ở mức nồng độ cần phân tích.
Ngoài ra, người phân tích và người
dùng số liệu được khuyến cáo, ngoại trừ có những quy định riêng, người sử dụng
phương pháp SW-846 không bắt buộc đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm quốc gia.
Thông tin có trong phương pháp này do EPA cung cấp làm hướng dẫn được người
phân tích sử dụng và các đối tượng quy định trong quy chuẩn để đưa ra kết quả
đáp ứng được mục tiêu chất lượng số liệu dự kiến trước.
1.7. Phương pháp này chỉ
được sử dụng hoặc được giám sát của những người được đào tạo và có kinh nghiệm
kể cả các nhà phân tích hiểu biết về các yếu tố hóa học và lý học gây cản trở
được mô tả trong phương pháp này. Từng người phân tích phải thể hiện khả năng
đưa ra kết quả có thể chấp nhận được của phương pháp này.
2. Tóm tắt
phương pháp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.2. Trong quang phổ hấp thụ
nguyên tử hút trực tiếp, mẫu được hút và nguyên tử hóa trong ngọn lửa. Chùm ánh
sáng từ đèn catot rỗng hoặc đèn phát không cực được trực tiếp qua ngọn lửa vào
bộ đơn sắc và đi vào detector để đo lượng ánh sáng bị hấp thụ. Độ hấp thụ phụ
thuộc vào sự có mặt các nguyên tử tự do không ở trạng thái kích hoạt trong ngọn
lửa. Vì bước sóng của chùm sáng là đặc tính đặc trưng của kim loại được xác
định, nên năng lượng ánh sáng bị ngọn lửa hấp thụ là phép đo nồng độ mà kim
loại đó có trong mẫu. Nguyên tắc này là cơ sở của phương pháp quang phổ hấp thụ
nguyên tử.
3. Định nghĩa
Tham khảo Chương một, Chương ba và
hướng dẫn của nhà sản xuất về các định nghĩa có thể phù hợp với quy trình này.
4. Cản trở
4.1. Dung môi, thuốc thử,
dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ chuẩn bị bằng thủy tinh khác có thể làm tác
nhân và/hoặc chất cản trở với phân tích mẫu. Tất cả các vật liệu này phải chứng
minh được không có chất cản trở dưới điều kiện phân tích bằng cách phân tích
mẫu trắng. Cần phải lựa chọn thuốc thử và độ tinh khiết của dung môi bằng cách
chưng cất trong hệ thống thủy tinh có thể là cần thiết. Tham khảo từng phương
pháp được sử dụng về các hướng dẫn cụ thể đối với quy trình kiểm soát chất
lượng và tham khảo Chương ba về hướng dẫn chung làm sạch dụng cụ thủy tinh.
4.2. Phần lớn các loại cản
trở đáng ngại trong quang phổ hấp thụ nguyên tử thường là “hóa chất” và do
thiếu sự hấp thụ các nguyên tử mà chúng liên kết ở dạng phân tử dưới ngọn lửa.
Hiện tượng bất thường này có thể xảy ra khi ngọn lửa không đủ nóng để phân tách
phân tử, như trong trường hợp phosphat cản trở magiê, hoặc khi nguyên tử đã
phân tách bị oxy hóa ngay lập tức để tạo thành hợp nhất sẽ không phân ly thêm
nữa tại nhiệt độ của ngọn lửa. Bổ sung lantan sẽ khắc phục được hiện tượng chất
phosphat gây cản trở khi xác định magiê, canxi và bari. Tương tự, chất silic
gây cản trở trong xác định mangan có thể bị loại bỏ bằng cách bổ sung canxi.
Hỗn hợp khí nitơ oxit/axetylen có thể được dùng để tránh chất cản trở từ các
hợp chất chịu nhiệt.
4.3. Có thể loại bỏ các chất
cản trở hóa học bằng cách tách kim loại khỏi vật liệu cản trở. Mặc dù thuốc thử
phức hợp được dùng chủ yếu để tăng độ nhạy của phân tích, nhưng chúng có thể
được dùng để loại bỏ hoặc giảm các chất cản trở.
4.4. Sự có mặt của chất rắn
hòa tan nhiều trong mẫu có thể gây cản trở từ sự hấp thụ không nguyên tử như là
tán xạ ánh sáng. Trong trường hợp không có hiệu chỉnh nền, điều này có thể dẫn
đến giá trị dương sai và/hoặc giá trị đánh giá sai. Nếu không có sẵn hiệu chỉnh
nền, cần phải kiểm tra bước sóng không hấp thụ. Có thể không chẩn đoán được sự
phân bố tín hiệu từ các đường nền không đúng qua phân tích độ thu hồi mẫu thêm
chuẩn, hoặc bổ chính bằng cách áp dụng phương pháp thêm chuẩn (MSA). Nếu không
hiệu chuẩn nền và phép thử bước sóng không hấp thụ cho thấy có cản trở nền, thì
mẫu được phá phải được chiết (pha lỏng-lỏng hoặc pha rắn) trước khi phân tích,
hoặc phải chọn lọc phương pháp phân tích khác.
4.5. Các chất cản trở ion
hóa xảy ra khi nhiệt độ ngọn lửa đủ cao để sinh ra electron khỏi nguyên tử
trung hòa, tạo ra ion dương. Loại cản trở này có thể được kiểm soát bằng cách
thêm vào dung dịch mẫu và dung dịch chuẩn, lượng lớn (1000 mg/l) nguyên tố dễ
ion hóa như K, Na, Li hoặc Cs. Mỗi mẫu và dung dịch chuẩn cần chứa 2 mL KCl/100
mL dung dịch. Dùng 95 g clorua kali trong 1 lít nước để pha dung dịch KCl.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.7. Người phân tích cần
phải nhận thức được sự khác nhau về độ nhớt và/hoặc chất rắn hòa tan nhiều hoặc
chất rắn lơ lửng có thể làm thay đổi tốc độ hút mẫu.
4.8. Tất cả kim loại không
bền như nhau trong phân tách, đặc biệt nếu nó chỉ chứa axit nitric và không
phải là hỗn hợp axit kể cả axit clohydric. Việc bổ sung HCl giúp ổn định Sn,
Sb, Mo, Ba và Ag trong phá mẫu. Sự phá mẫu cần được phân tích càng sớm càng tốt
với sự ưu tiên cho các chất phân tích này. Tham khảo Chương ba về phương pháp
phá mẫu.
4.9. Các chất cản trở cụ thể
liên quan đến từng chất phân tích.
4.9.1. Nhôm: Nhôm có
tối đa 15 % bị ion hóa trong ngọn lửa nitơ oxit/axetylen. Sử dụng bộ triệt ion
hóa (1000 mg/mL K tính theo KCl) như mô
tả trong phần 4.5 sẽ loại trừ được cản trở này.
4.9.2. Antimon: khi có chì
(1000 mg/L), có thể xảy ra sự cản trở phổ tại đường cộng hưởng 217,6 nm. Trong
trường hợp này, cần sử dụng đường cộng hưởng 231,1 nm. Nồng độ của đồng và niken
quá cao (và các nguyên tố tiềm ẩn khác), cũng như axit, có thể cản trở việc
phân tích antimon. Nếu mẫu chứa loại nền mẫu này, nền mẫu chuẩn cần được làm
phù hợp với nền mẫu hoặc mẫu cần được phân tích sử dụng ngọn lửa oxit nitơ/axetylen
4.9.3. Bari: Bari được ion
hóa đáng kể dưới ngọn lửa nitơ oxit/axetylen, dẫn đến sự giảm đáng kể độ nhạy.
Tất cả mẫu và dung dịch chuẩn phải chứa 2 mL chất ion hóa KCl trong 100 mL dung
dịch (tham khảo 4.5). Ngoài ra, phải sử dụng catot rỗng cường độ cao và dải phổ
hẹp vì cả bari và canxi phát xạ mạnh tại bước sóng phân tích của bari.
4.9.4. Bery: Nồng độ Al lớn
hơn 500 ppm có thể làm mất sự hấp thụ bery. Thêm 0,1 % flo có thể cho hiệu quả
trong loại bỏ cản trở này. Nồng độ magiê và silic cao gây nên các vấn đề tương
tự và do đó cần phải sử dụng phương pháp thêm chuẩn.
4.9.5. Canxi: Tất cả các
nguyên tố tạo nên oxy anion hóa bền vững sẽ tạo phức canxi và cản trở ngoại trừ
khi lantan được đưa vào. Ít khi bổ sung lantan để chuẩn bị mẫu bởi vì mọi môi
trường mẫu có chứa đủ canxi được yêu cầu pha loãng để khoảng trống đó nằm trong
khoảng tuyến tính của phương pháp
4.9.6. Crom: Chất cản trở
ion hóa có thể xảy ra nếu mẫu có hàm lượng kim loại kiềm cao hơn đáng kể tiêu
chuẩn. Nếu có các chất cản trở này, cần phải bổ sung chất làm giảm sự ion hóa
(KCl) vào mẫu và dung dịch chuẩn (tham khảo 4.5)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.9.8. Molybden: Chất cản
trở từ Ca, Sr, SO4 và Fe là rất mạnh dưới ngọn lửa không khí
axetylen. Các chất cản trở này được giảm đáng kể trong ngọn lửa oxit nitơ và
bằng cách bổ sung thêm nhôm 1000 mg/L vào mẫu và dung dịch tiêu chuẩn (tham
khảo 7.7).
4.9.9. Niken: Nồng độ cao
của sắt, coban hoặc crom có thể gây cản trở, cần phải làm phù hợp nền mẫu hoặc
sử dụng ngọn lửa oxit nitơ/axetylen. Nếu vạch không cho tín hiệu Ni ở 232, 14
nm do đường hiệu chuẩn không tuyến tính ở mức vừa phải tới nồng độ niken cao,
thì cần phải pha loãng mẫu hoặc sử dụng vạch 325,4 nm.
4.9.10. Osmi: Do tính bay
hơi osmi, dung dịch chuẩn phải được pha hàng ngày, và tính áp dụng của kỹ thuật
chuẩn bị mẫu phải được kiểm định về nền mẫu cần phân tích.
4.9.11. Kali: Trong ngọn lửa
không khí/axetylen hoặc ở nhiệt độ cao (> 2800 0C), kali có thể
ion hóa từng phần, ảnh hưởng không trực tiếp đến độ nhạy. Sự xuất hiện các muối
alkali khác trong mẫu có thể làm giảm quá trình ion hóa và do vậy tăng độ chính
xác của kết quả phân tích. Natri ít ảnh hưởng đến quá trình khử ion nếu tỷ lệ
Na/K nhỏ hơn 10. Có thể bổ sung một lượng lớn natri (1000 mg/mL) vào cả dung dịch mẫu và dung dịch tiêu
chuẩn để tăng độ chính xác. Nếu cần phải kiểm soát quá trình ion hóa chặt chẽ
thì nên xem xét bổ sung cesi.
4.9.12. Bạc: Vì dung dịch
bạc nitrat rất nhạy với ánh sáng và có xu hướng tạo lớp bạc trên thành bình
chứa nên dung dịch này cần phải lưu giữ trong chai tối màu. Ngoài ra, nồng độ
dung dịch chuẩn gốc cần được giữ ở dưới 2 ppm và phải tăng hàm lượng clorua để
tránh kết tủa. Nếu xuất hiện kết tủa, sử dụng dung dịch gốc HCl 5 %, HNO3
2% để hòa tan. Cần chuẩn bị dung dịch gốc hàng ngày để tránh kết tủa bạc.
4.9.13. Strotri: Thêm lantan
clorua để kiểm soát các chất cản trở hóa học do silicon, nhôm và phosphat gây
ra. Kali clorua được thêm vào dung dịch để khử quá trình ion hóa stroti. Tất cả
mẫu và dung dịch tiêu chuẩn cần phải chứa 1 mL dung dịch lantan clorua/kali
clorua trên 10 mL dung dịch (tham khảo 7.8).
4.9.14. Vanadi: Nồng độ cao
nhôm hoặc titan, hoặc có Br, Cr, Fe, axit axetic, axit phosphoric, chất hoạt
động bề mặt, thuốc tẩy hoặc kim loại kiềm có thể gây cản trở. Có thể kiểm soát
chất cản trở bằng cách thêm 1000 mg/L nhôm vào mẫu và dung dịch tiêu chuẩn
(tham khảo 7.7).
4.9.15. Kẽm: Silicon,
đồng hoặc phosphat ở nồng độ cao có thể gây cản trở. Thêm stroti (1500 mg/L) để
loại bỏ chất cản trở đồng và phosphat.
5. Các biện
pháp an toàn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2. Axit nitric và
clohydric đậm đặc có tính độc trung bình và gây dị ứng cho da và các niêm mạc.
Nếu có thể, sử dụng các thuốc thử này trong tủ hút và khi mắt hoặc da bị tiếp
xúc với axit, rửa nhiều lần bằng nước sạch. Luôn luôn đeo kính an toàn hoặc
dụng cụ bảo vệ mắt khi làm việc với các thuốc thử này.
5.3. Axit flohydric là axit
rất độc và thấm sâu vào da và các mô nếu không được xử lý ngay. Các tổn thương
xảy ra theo hai giai đoạn: đầu tiên, quá trình hydrat hóa làm hoại tử các mô,
sau đó là quá trình thấm của các ion florua vào sâu trong mô và phản ứng với
canxi. Cần phải dùng ngay axit boric và hỗn hợp các thuốc thử khác cũng như các
tác nhân xử lý thích hợp khác để xử lý ngay. Tham khảo các nguồn tài liệu phù
hợp về an toàn và chuẩn bị các vật liệu xử lý phù hợp trước khi dùng axit này.
Xem Method 3052 về các hướng dẫn cụ thể cách xử lý axit flohydric từ quan điểm
thiết bị và an toàn.
5.4. Nhiều muối kim loại là
rất độc nếu hít hoặc nuốt phải. Hết sức cẩn thận để đảm bảo mẫu và các dung
dịch chuẩn được xử lý thích hợp và tất cả các khí thải ra đều được hút thoát
thích hợp. Rửa tay kỹ sau khi xử lý.
5.5. Cần sử dụng phương tiện
bảo vệ mắt và/hoặc tấm chắn ngọn lửa khi đang tiến hành phân tích bằng ngọn lửa
axetylen-nitơ oxit do sự phát ra các tia UV.
5.6. Quá trình axit hóa mẫu
có chứa các vật liệu hoạt tính có thể giải phóng các khí độc, như cyamua hoặc
sunphua. Do vậy, quá trình axit hóa và phá mẫu cần phải thực hiện trong tủ hút
phù hợp.
6. Thiết bị và
dụng cụ
Tên thương mại hoặc sản phẩm thương
mại được đề cập trong phương pháp này chỉ có mục đích minh họa, và không do EPA
xác nhận hoặc khuyến nghị sử dụng. Sản phẩm và dụng cụ đề cập trong phương pháp
SW-846 là các sản phẩm đã được dùng trong khi xây dựng phương pháp hoặc đã được
cơ quan đánh giá. Dụng cụ thủy tinh, thuốc thử, thiết bị và các phụ kiện khác
ngoài những dụng cụ được liệt kê trong phương pháp này có thể được sử dụng nếu
phù hợp với các mục tiêu phân tích đã được xác định và lập thành tài liệu.
Phần này không liệt kê các dụng cụ
thủy tinh thông thường trong phòng thí nghiệm (ví dụ cốc, bình).
6.1. Máy quang phổ hấp thụ
nguyên tử: kênh đơn hoặc kênh kép, thiết bị chùm tia đơn hoặc đôi có detector
đơn sắc, đa sắc, có khe điều chỉnh được, khoảng bước sóng từ 190 nm đến 800 nm,
và có các thiết bị vi tính, đồ thị biểu đồ tương tác gắn kèm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3. Đèn catốt rỗng: Đèn đơn
nguyên tố là thích hợp nhưng cũng có thể sử dụng đèn đa nguyên tố. Đèn phát
không cực có thể được dùng nếu có. Các loại đèn khác đáp ứng tiêu chí về đặc
tính tính năng của phương pháp này cũng có thể sử dụng.
6.4. Thiết bị hiển thị, bộ
ghi: Nên sử dụng thiết bị ghi để ghi lại toàn bộ quá trình làm việc và có thể
dễ dàng phát hiện bất cứ vấn đề gì xảy ra trong quá trình phân tích như sự dịch
chuyển, sự nguyên tử hóa không hoàn toàn, mất trong khi đốt, thay đổi độ nhạy,
tín hiệu đỉnh …
6.5. Pipet: Loại A hoặc
micro lit, có đầu chóp dùng một lần. Dung tích pipét có thể dao động trong
khoảng từ 5 mL đến 100 mL. Nếu nghi ngờ nhiễm bẩn, hoặc nếu phòng
thí nghiệm vừa nhận đầu chóp pipét mới cần kiểm tra đầu chóp pipét. Độ chính
xác của pipét phải được kiểm định hàng ngày. Pipét loại A có thể được dùng cho
phép đo thể tích bằng hoặc lớn hơn 1 mL.
6.6. Van giảm áp: Nguồn cung
cấp nhiên liệu và chất oxy hóa phải được duy trì ở áp suất cao hơn áp suất vận
hành của thiết bị được kiểm soát bằng van thích hợp.
6.7. Dụng cụ thủy tinh: Tất
cả dụng cụ thủy tinh, bình chứa polypropylen hoặc fluorocacbon (PFA hoặc TFM),
kể cả chai, bình chứa mẫu và pipét cần được rửa theo các bước sau: axit
clohydric 1:1, nước vòi, axit nitric 1:1 nước vòi, chất tẩy rửa, nước vòi và
nước. (Không được dùng axit cromic làm sạch dụng cụ thủy tinh nếu có crom trong
chương trình phân tích). Nên lập thành tài liệu qua chương trình kiểm soát chất
lượng phân tích dùng mẫu thêm chuẩn và phương pháp mẫu trắng mà các bước nhất
định trong quy trình làm sạch là không cần thiết đối với mẫu hàng ngày, thì các
bước này có thể được loại bỏ khỏi quy trình. Quy trình làm sạch thay thế cũng
phải được lập thành tài liệu.
6.8. Bình định mức có độ
chính xác và độ chụm phù hợp.
7. Thuốc thử và
dung dịch chuẩn
7.1. Cấp độ thuốc thử hoặc
hóa chất có kim loại ở lượng vết cần được kiểm soát. Trừ trường hợp có những
quy định khác, sự kiểm soát là cần vì tất cả các thuốc thử phải phù hợp với yêu
cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn hiện hành. Có thể sử dụng thuốc thử khác nếu
biết chắc chắn thuốc thử có đủ độ tinh khiết cho phép, không ảnh hưởng đến độ
chính xác của kết quả phân tích. Tất cả thuốc thử cần phải được phân tích để
đảm bảo thuốc thử không chứa các chất cần phân tích với hàm lượng bằng hoặc lớn
hơn giới hạn định lượng nhỏ nhất.
7.2. Nước. Các loại nước
dùng trong phương pháp này là nước dùng để phân tích, trừ khi có quy định khác.
Nước phải không được chứa chất cản trở.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.4. Axit clohydric (1:1),
HCl: Sử dụng axit cấp độ tinh khiết dùng cho khối phổ được chứng nhận cho sử
dụng AA. Chuẩn bị dung dịch pha loãng 1:1 với nước bằng cách pha axit đậm đặc
với nước có cùng thể tích. Nếu phương pháp mẫu trắng không chứa các chất cần
phân tích có hàm lượng bằng hoặc lớn hơn giới hạn định lượng nhỏ nhất, thì có
thể sử dụng.
7.5. Nhiên liệu và chất oxy hóa:
Nói chung, có thể sử dụng axetylen có độ tinh khiết cao. Không khí được cung cấp
từ đường khí nén, bộ nén khí phòng thí nghiệm hoặc bình trụ khí nén và cần phải
khô và sạch. Trong một số trường hợp cụ thể, cần dùng cả nitơ oxit. Nên sử dụng
bộ lọc ly tâm trên ống dẫn khí để loại bụi.
7.6. Dung dịch gốc chuẩn kim
loại: Dung dịch gốc chuẩn được pha từ thuốc thử kim loại, các oxit hoặc
muối không hút ẩm có độ tinh khiết cao pha với nước cất và axit clohydric hoặc
axit nitric đã cất lại. Tránh không dùng axit sunfuric hoặc phosphoric vì chúng
tạo ra hiệu ứng bất lợi đối với nhiều nguyên tố. Dung dịch gốc được chuẩn bị ở
nồng độ 1000 mg kim loại trên lít. Các dung dịch chuẩn có sẵn trên thị trường
có thể cũng được sử dụng. Trường hợp dùng các kim loại tinh khiết (đặc biệt là
các dây kim loại) để pha dung dịch chuẩn, phải tuân thủ quy trình làm sạch như
chi tiết trong chương ba để đảm bảo không ảnh hưởng đến dung dịch chuẩn. Độ bền
của dung dịch chuẩn sẽ phải được kiểm định theo QC như quy định trong phương
pháp này. Nếu cần, tiến hành so sánh ngày ICV và CCV với đường chuẩn hiệu chỉnh
cho phép.
7.6.1. Nhôm: Hòa tan 1000 g
nhôm kim loại trong HCl loãng ấm và pha loãng đến 1 L bằng nước.
7.6.2. Antimon: Cân cẩn thận
2,743 g Kali antimon tarrat, K(SbO)C4H4O6. 1/2
H2O và hòa tan trong nước. Pha loãng đến 1 L bằng nước.
7.6.3. Bari: Hòa tan 1,779 g
bari clorua, BaCl2, 2H2O cấp độ phân tích và pha loãng
thành 1L bằng nước.
7.6.4. Berry: Hòa tan 11,659
g berry sunphat, BeSO4, vào nước có chứa 2 mL axit nitric (đậm đặc)
và pha loãng đến 1 L bằng nước.
7.6.5. Cadmi: Hòa tan 1,000
g cadmi kim loại trong 20 mL HNO3 1:1 và pha loãng đến 1 L bằng
nước.
7.6.6. Canxi: Cho 2,500 g
canxi cacbonat CaCO3 đã sấy khô ở 180 0C trong thời gian
1 giờ vào nước và hòa tan bằng cách thêm một lượng nhỏ HCl loãng. Pha loãng
thành 1 L bằng nước.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.6.8. Coban: Hòa tan 1,000
g coban kim loại trong 20 mL HNO3 1:1 và pha loãng đến 1L bằng nước.
Có thể sử dụng muối clorua hoặc nitrat của coban (II). Không nên sử dụng một số
dạng hydrat nếu không biết chính xác thành phần hợp chất.
7.6.9. Đồng: Hòa tan 1,000 g
đồng điện phân vào 5 mL HNO3 (đậm đặc) đã được cất lại và pha loãng
thành 1 L bằng nước.
7.6.10. Sắt: Hòa tan 1,000 g
dây sắt trong 10 mL HNO3 (đậm đặc) đã được cất lại và pha loãng thành
1 L bằng nước. Chú ý rằng sắt bị thụ động trong HNO3 đậm đặc nên cần
bổ sung một ít nước.
7.6.11. Chì: Hòa tan 1,599 g
chì nitrat, Pb(NO3)2 trong nước, axit hóa bằng 10 mL HNO3
đậm đặc đã được cất lại và pha loãng đến 1 L bằng nước.
7.6.12. Liti: Hòa tan 5,324
g liti cacbonat, Li2CO3 trong một ít HCl 1:1 và pha loãng
thành 1 L bằng nước.
7.6.13. Magiê: Hòa tan 1,000
g magiê kim loại, trong 20 mL HNO3 1:1 và pha loãng đến 1L bằng
nước.
7.6.14. Mangan: Hòa tan
1,000 g mangan kim loại trong 10 mL HNO3 đậm đặc cất lại và pha
loãng đến bằng 1 L bằng nước.
7.6.15. Molybden: Hòa tan
1,840 g amoni molybdat (NH4)6Mo7O24.
4H2O, và pha loãng thành 1 L bằng nước.
7.6.16. Niken: Hòa tan 1,000
g niken kim loại hoặc 4,953 g niken nitrat, Ni(NO3)2.6H2O
trong 10 mL HNO3 (đậm đặc) và pha loãng thành 1 L bằng nước.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.6.18. Kali: Hòa tan 1,907
g kali clorua, KCl đã sấy ở 110 0C vào trong nước và pha loãng thành
1 L bằng nước.
7.6.19. Bạc: Hòa tan 1,575 g
bạc nitrat khan, AgNO3 trong nước. Thêm 10 mL HNO3 (đậm
đặc) và pha loãng thành 1 L bằng nước. Lưu giữ trong chai thủy tinh tối màu và
trong tủ lạnh.
7.6.20. Natri: Hòa tan 2,542
g natri clorua. NaCl trong nước, axit hóa bằng 10 mL HNO3 (đậm đặc)
cất lại và pha loãng thành 1 L bằng nước.
7.6.21. Strotri: Hòa tan
2,415 g strotri nitrat, Sr(NO3)2, trong 10 mL HCl đậm đặc
và 700 mL nước. Pha loãng thành 1L bằng nước.
7.6.22. Thalli: Hòa tan
1,303 g thalli nitrat, TINO3 trong nước, axit hóa (tới pH = 2) bằng
10 mL HNO3 đậm đặc. Pha loãng thành 1 L bằng nước.
7.6.23. Thiếc: Hòa tan 1,000
g thiếc kim loại trong 100 mL HCl đậm đặc và pha loãng thành 1 L bằng nước.
7.6.24. Vanadi: Hòa tan
1,785 g vanadi pentoxit, V2O5, trong 10 mL HNO3
đậm đặc và pha loãng thành 1 L bằng nước.
7.6.25. Kẽm: Hòa tan 1,000 g
kẽm kim loại trong 10 mL NHO3 đậm đặc và pha loãng thành 1 L với
nước.
7.7. Dung dịch nhôm nitrat: Hòa
tan 139 g nhôm nitrat, Al(NO3)3.9H2O trong 150
mL nước, đun nóng để tăng hòa tan. Để nguội, thêm nước đến vạch 200 mL.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.8. Dung dịch lantan
clorua/kali clorua: Hòa tan 11,73 g lantan oxit, La2O3
vào lượng nhỏ (khoảng 50 mL) HCl đậm đặc. Thêm 1,91 g kali clorua, KCl. Để dung
dịch nguội đến nhiệt độ phòng và pha loãng thành 100 mL bằng nước.
Cảnh báo: Phản ứng xảy ra rất
mạnh.
Để axit vào từ từ từng ít một để
kiểm soát được mức độ phản ứng khi trộn.
7.9. Mẫu trắng
Trừ Method 3040, mọi phương pháp đều
cần chuẩn bị hai loại mẫu trắng để dùng phân tích. Dùng dung dịch hiệu chuẩn
trắng để dựng đường phân tích và phương pháp mẫu trắng được dùng để xác định
nguồn gốc nhiễm bẩn là từ thuốc thử (axit) hay thiết bị sử dụng trong quá trình
xử lý mẫu kể cả quá trình lọc.
7.9.1. Mẫu trắng hiệu chuẩn
được chuẩn bị bằng cách axit hóa nước đến cùng nồng độ axit có trong dung dịch
chuẩn và mẫu. Chuẩn bị một lượng đủ để phun rửa hệ thống giữa dung dịch chuẩn
và mẫu. Sử dụng mẫu trắng hiệu chuẩn với tất cả các xác định hiệu chuẩn ban đầu
(ICB) và xác định mẫu trắng hiệu chuẩn trong quá trình đo (CCB).
7.9.2. Phương pháp mẫu trắng
phải chứa tất cả các thuốc thử với cùng thể tích đã dùng trong quá trình xử lý
mẫu. Phương pháp mẫu trắng phải được thực hiện theo quy trình hoàn chỉnh và có
cùng nồng độ axit trong dung dịch cuối cùng cũng như trong dung dịch mẫu đã
dùng để phân tích (tham khảo 9.5).
7.10. Một chuẩn kiểm chuẩn
ban đầu (ICV) do người phân tích chuẩn bị (hoặc mua) bằng cách kết hợp các
nguyên tố tương thích từ nguồn chuẩn khác với dung dịch tiêu chuẩn, có nồng độ
gần với điểm giữa của đường chuẩn (xem 10.2.1 về sử dụng). Cũng có thể mua dung
dịch tiêu chuẩn.
7.11. Dung dịch chuẩn kiểm
định hiệu chuẩn liên tục (CCV) cần phải được chuẩn bị với cùng nền axit được sử
dụng trong dung dịch chuẩn được dùng để hiệu chuẩn, có nồng độ gần với điểm
giữa của đường chuẩn (xem 10.2.2 về sử dụng).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Xem tài liệu hướng dẫn trong Chương
ba, “chất phân tích vô cơ”.
9. Kiểm soát
chất lượng
9.1. Tham khảo Chương một về
điều khoản hướng dẫn bổ sung đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng
(QC). Nếu có những trái ngược giữa các hướng dẫn QC, thì chuẩn cứ QC phương
pháp cụ thể cần được ưu tiên chuẩn cứ kỹ thuật cụ thể và các chuẩn cứ được nêu
trong Chương một; chuẩn cứ QC kỹ thuật cụ thể ưu tiên hơn chuẩn cứ trong chương
một. Việc thu thập số liệu phân tích cần phải bao gồm xây dựng tài liệu kế
hoạch có cấu trúc hệ thống và, ví dụ như kế hoạch dự án đảm bảo chất lượng
(QAPP) hoặc kế hoạch lấy mẫu và phân tích (SAP), với các đối tượng cụ thể và
hướng dẫn kỹ thuật thực hiện để thu được các kết quả đề ra. Mỗi phòng thí
nghiệm cần phải duy trì một chương trình đảm bảo chất lượng chính thức. Phòng
thí nghiệm cũng cần phải duy trì các hồ sơ được lập thành tài liệu về chất
lượng các số liệu thu được. Tất cả các bảng số liệu và số liệu kiểm soát chất
lượng cần phải được duy trì để tham khảo và thanh tra.
9.2. Tham khảo các Method
3000 (Method 3005, 3030, 3015, 3031, 3040, 3050, 3051 hoặc 3052) về quy trình
QC phù hợp để đảm bảo thao tác phù hợp các kỹ thuật chuẩn bị mẫu khác nhau.
9.3. Giới hạn phát hiện của
thiết bị (IDL) là tiêu chí hữu ích để đánh giá mức độ nhiễu của thiết bị và
những thay đổi tương ứng theo thời gian đối với từng chất phân tích của mẫu
trắng phân tích để xác định nồng độ tính toán. Không được nhầm các giới hạn này
với giới hạn định lượng dưới, cũng như không được sử dụng chúng để thiết lập giới
hạn này. Có thể so sánh IDL tính toán được với giới hạn định lượng dưới đã được
thiết lập, tuy nhiên cần hiểu rằng giới hạn định lượng dưới phải kiểm định theo
hướng dẫn trong phần 10.2.3.
IDL tính bằng mg/L có thể được ước lượng bằng cách tính
trung bình độ lệch chuẩn của 3 lần chạy trên ba ngày không liên tục từ phân
tích dung dịch mẫu trắng với bảy phép đo liên tục trong ngày. Mỗi phép đo cần
phải được thực hiện như một mẫu phân tích riêng biệt (nghĩa là mỗi phép đo phải
tuân theo bởi quy trình rửa và/hoặc bất kỳ một quy trình thực hiện thông thường
khi phân tích các mẫu riêng biệt). Cần phải xác định IDL ít nhất ba tháng một
lần hoặc theo tần suất thiết kế riêng quy định cho từng đối tượng cụ thể và
được giữ trong nhật ký của thiết bị.
9.4. Chứng minh năng lực
Mỗi phòng thí nghiệm phải chứng
minh năng lực với mỗi lần chuẩn bị mẫu (các Method 3000) và xác định các phương
pháp kết hợp sử dụng để thu được số liệu có độ chính xác hợp lý đáp ứng mục
tiêu phân tích trong một nền mẫu sạch. Trường hợp sử dụng phương pháp bơm mẫu
tự động để thực hiện pha loãng mẫu, trước khi thực hiện phòng thí nghiệm phải
đảm bảo rằng kết quả của việc sử dụng phương pháp này có độ chính xác bằng hoặc
lớn hơn việc thực hiện thủ công của người phân tích có kinh nghiệm. Phòng thí nghiệm
cũng đảm bảo tương tự về hiệu quả khi sử dụng các nhân viên mới được đào tạo
hoặc có những thay đổi đáng kể trong thiết bị đo đạc.
9.5. Nếu thực hiện đối với
từng mẻ mẫu, ít nhất một mẫu trắng phương pháp phải được tiến hành trong suốt
quá trình chuẩn bị mẫu và quá trình phân tích, như được mô tả trong chương một.
Mẫu trắng phương pháp được chuẩn bị bằng cách sử dụng cùng khối lượng hoặc thể
tích nước như ở phương pháp chuẩn bị và sau đó tiến hành theo các bước phù hợp
với quá trình phân tích. Các bước này ít nhất có thể bao gồm lọc trước, phá
mẫu, pha loãng, lọc mẫu và phân tích. Nếu mẫu trắng không chứa các chất cần
phân tích gây cản trở trong trường hợp DQOs cụ thể thì có thể sử dụng mẫu
trắng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.6. Mẫu kiểm soát phòng thí
nghiệm (LCS)
Đối với mỗi loạt mẫu phân tích,
phải thực hiện ít nhất một LCS trong suốt quá trình chuẩn bị mẫu và quá trình
phân tích như mô tả trong Chương một. Mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm cần phải
được thêm chuẩn với từng chất cần phân tích tại mức hành động cụ thể của dự án
hoặc tại điểm giữa của khoảng động tuyến tính khi không có mức cảnh báo chấp
nhận được của đối tượng được định ra trong tài liệu về kế hoạch dự án cụ thể
hoặc xây dựng tại phòng thí nghiệm trên cơ sở các dữ liệu cũ. Nếu không có mức
chuẩn của đối tượng cụ thể hoặc mức chuẩn từ các số liệu trước đây, thì giới
hạn được xác định ở mức không vượt quá ± 20% giá trị thêm vào. Nếu mẫu phòng
thí nghiệm không được chấp nhận, thì phải làm lại, và nếu vẫn không được chấp
nhận thì tất cả mẫu phải chuẩn bị lại và phân tích lại.
Nên sử dụng các mẫu so sánh chuẩn
(SRM) có chứa các chất phân tích quan tâm đã biết và có thể dùng làm mẫu LCS.
Đối với SRM thể rắn, có thể không đạt được độ chính xác 80 % đến 120 % và tiêu
chuẩn cho phép do nhà sản xuất xây dựng có thể áp dụng cho SRM đất.
9.7. Mẫu nền thêm chuẩn, mẫu
kép không thêm chuẩn, hoặc mẫu nền kép thêm chuẩn (MS/Dup hoặc MS/MSD)
Đối với loạt chuẩn bị có chứa các
đặc tính mẫu tương tự nhau, phải lập thành tài liệu những ảnh hưởng của nền,
phải phân tích ít nhất một nền mẫu thêm chuẩn và một nền mẫu kép không thêm
chuẩn hoặc một nền mẫu thêm chuẩn/nền mẫu thêm chuẩn kép. Lựa chọn và chuẩn bị,
phân tích mẫu đúp hay nền mẫu thêm chuẩn/nền mẫu thêm chuẩn kép phải dựa thành
phần hóa học của mẫu trong mẻ mẫu hoặc căn cứ theo ghi chú trong các tài liệu
về kế hoạch cụ thể của đối tượng. Nếu dự đoán mẫu có chứa các chất cần phân
tích, thì phòng thí nghiệm có thể dùng một nền mẫu đã thêm chuẩn và phân tích
đúp mẫu thực chưa thêm chuẩn. Nếu mẫu dự đoán mà không chứa các chất cần phân
tích, phòng thí nghiệm sử dụng một nền mẫu đã thêm chuẩn và cặp nền mẫu kép đã
thêm chuẩn.
Đối với từng loạt mẫu, phải thực
hiện hoàn chỉnh ít nhất một mẫu Ms/Dup hoặc MS/MSD theo đúng quy trình chuẩn bị
mẫu và phân tích như mô tả trong chương một. Mẫu MS/MSD là mẫu chia tách trong
phòng thí nghiệm thêm chuẩn với các nồng độ xác định cho từng chất cần phân
tích. Việc thêm chuẩn thực hiện trước khi chuẩn bị và phân tích mẫu. Sử dụng
một mẫu MS/Dup hoặc MS/MSD để lập tài liệu về độ lệch và độ chụm của phương
pháp trong nền mẫu đã cho trước.
Tham khảo Chương một về định nghĩa
độ lệch và độ chụm, và để các điều khoản giảm trừ để thu được số liệu chuẩn.
Mẫu MS/MSD cần phải được thêm chuẩn tại cùng một mức độ, và với cùng vật liệu
thêm chuẩn, tương ứng như mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm ở mức hành động cụ thể
của dự án hoặc nếu không có mức cảnh báo chấp nhận được của đối tượng thì lấy
tại điểm giữa của khoảng động tuyến tính. Phải xác định chuẩn cho phép trong
tài liệu kế hoạch của từng đối tượng cụ thể hoặc thiết lập dựa trên số liệu
phân tích cũ của các nền đã có tại phòng thí nghiệm. Nếu xác định được chuẩn
cho phép của từng đối tượng cụ thể hoặc từ các số liệu đã có, thì các giới hạn
này cần phải đặt ở ± 25 % giá trị đã thêm chuẩn với độ lệch là 20 % phần trăm
sai khác tương đối (RPD) so với độ chụm. Giới hạn cho phép lấy từ các số liệu
cũ không được quá ± 25% với độ lệch chuẩn và 20% đối với độ chụm. Tham khảo
Chương một về các hướng dẫn thêm. Trường hợp độ lệch và độ chụm nằm ngoài giới
hạn kiểm soát phòng thí nghiệm, nếu phần trăm thu hồi nhỏ hơn 75% hoặc lớn hơn
125 %, hoặc nếu phần trăm sai khác tương đối lớn hơn 20%, thì cần phải tiến
hành thử nghiệm cản trở được nêu trong 9.8.
9.7.1. Phần trăm sai khác
tương đối giữa nền mẫu kép đã thêm chuẩn hoặc mẫu kép chưa thêm chuẩn được xác
định bằng công thức như sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
RPD là độ sai khác phần trăm
tương đối
D1 là giá trị mẫu
thứ nhất
D2 là giá trị mẫu
thứ hai (mẫu kép đã thêm chuẩn hoặc chưa thêm chuẩn)
9.7.2. Độ thu hồi mẫu đã
thêm chuẩn hoặc mẫu kép thêm chuẩn cần phải nằm trong khoảng ± 25% của giá trị
thực tế, hoặc nằm trong giới hạn cho phép đã được lập thành tài liệu đối với
mỗi nền.
9.8. Trường hợp dữ liệu thu
được có độ lệch và độ hội tụ dưới mức cho phép, nên tiến hành thêm việc kiểm
soát chất lượng trước khi báo cáo nồng độ của từng nguyên tố trong phương pháp
này. Phải tiến hành thử nghiệm tối thiểu với từng loạt mẫu đã chuẩn bị/phân
tích cho kết quả không được chấp nhận được đưa ra trong phần 9.8 và 9.8.2. Các
thử nghiệm này nhằm loại bỏ các sai sót đo lường của tất cả các nguyên tố cũng
như sai sót xác định độ chính xác của giá trị nồng độ đã xác định. Trường hợp
xác định có tác động ảnh hưởng của nền mẫu, phòng thí nghiệm phải trao đổi với
người sử dụng dữ liệu để thực hiện hiệu chỉnh, có thể sử dụng quy trình thử
nghiệm cải tiến hoặc thay thế hoặc sử dụng một phương pháp thêm chuẩn để phân
tích không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tương tự.
9.8.1. Thêm chuẩn sau phá mẫu
Mẫu giống nhau từ phần mẫu MS/MSD
đã được chuẩn bị cũng cần phải được thêm chuẩn với mẫu thêm chuẩn sau phá mẫu
(Giả thiết không chấp nhận các mẫu thu hồi MS/MSD). Ngoài ra, có thể dùng mẫu
khác từ cùng lần chuẩn bị làm mẫu thay thế. Chất phân tích được thêm vào phần
mẫu đã được chuẩn bị hoặc đã pha loãng, và cần phải có độ thu hồi nằm trong
khoảng 80 % đến 120 % của giá trị đã biết. Tiến hành thêm chuẩn ở mức tối thiểu
10 lần và mức tối đa là 100 lần mức giới hạn dưới định lượng. Trường hợp không
xác định được mức thêm chuẩn, cần tiến hành thử nghiệm pha loãng mẫu (phần
9.8.2) cần phải được tiến hành trên mẫu này. Trường hợp cả mẫu Ms/MSD và mẫu
thêm chuẩn sau phá mẫu đều không xác định được chứng tỏ nền đã ảnh hưởng đến
mẫu.
9.8.2. Thử nghiệm pha loãng
Trường hợp nồng độ chất phân tích
đủ lớn (tối thiểu, gấp 10 lần giới hạn định lượng dưới sau khi pha loãng) cần
tiến hành phân tích mẫu pha loãng theo tỷ lệ 1:5 trong khoảng ± 10 % của nồng
độ ban đầu. Nếu không, cần dự đoán ảnh hưởng cản trở hóa học hoặc lý học.
Trường hợp không xác định được mức thêm chuẩn sau phá mẫu hoặc kết quả thử
nghiệm pha loãng không được chấp nhận, phải dùng phương pháp thêm chuẩn làm
phương pháp định lượng ban đầu cho tất cả các mẫu trong mẻ chuẩn bị có liên
quan.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.10. Phương pháp thêm
chuẩn: Kỹ thuật thêm chuẩn là quá trình thêm lượng chuẩn đã biết vào một hoặc
nhiều phần mẫu thử của dung dịch mẫu đã chuẩn bị. Kỹ thuật này có tác dụng bổ
sung cho mẫu phần đã bị giảm hoặc tăng tín hiệu chất phân tích, tạo ra độ dốc
khác so với dung dịch hiệu chuẩn. Kỹ thuật này không hiệu chỉnh được các chất
cản trở bổ sung làm thay đổi đường nền. Phương pháp thêm chuẩn có thể phù hợp
cho phân tích các phần chiết ra từ các mẫu đề xuất phân tích lại trong trường
hợp phân tích một nền mẫu mới và tất cả các mẻ đều không tiến hành thử nghiệm
thu hồi.
9.10.1. Kỹ thuật đơn giản
nhất là phương pháp thêm chuẩn đơn, trong đó lấy mẫu hai phần dung dịch mẫu thử
đồng nhất, mỗi phần có thể tích V3. Thêm vào phần thứ nhất (đánh dấu
A) thể tích V3 đã biết dung dịch chất phân tích chuẩn có nồng độ CB.
Thêm vào phần thứ hai (đánh dấu B) cùng thể tích V3 của nước. Tín
hiệu phân tích A và B được đo và hiệu chỉnh đối với tín hiệu chất không phân
tích. Nồng độ mẫu chưa biết Cs được tính như sau:
Trong đó:
SA và SB là
tín hiệu phân tích (hiệu chỉnh mẫu trắng) của dung dịch A và B tương ứng. V3
và Cs được chọn sao cho SA bằng hai lần trung bình SB,
tránh vượt pha loãng mẫu quá mức. Nếu sử dụng bước tách hoặc cô đặc, thì việc
thêm chuẩn được thực hiện trước tiên và tiến hành trong toàn bộ quy trình.
9.10.2. Có thể sử dụng một
dãy dung dịch thêm chuẩn để cho kết quả chính xác hơn. Chọn các thể tích mẫu
bằng nhau, bổ sung các dung dịch chuẩn có chứa lượng chất phân tích đã biết
khác nhau và tất cả dung dịch được pha loãng để thể tích cuối cùng là như nhau.
Ví dụ, dung dịch thêm chuẩn 1 cần phải chuẩn bị sao cho nồng độ cuối cùng xấp
xỉ khoảng 50% của độ hấp thụ dự đoán so với chất phân tích đã có trong mẫu.
Dung dịch thêm chuẩn 2 và 3 cần phải được chuẩn bị sao cho nồng độ khoảng 100
và 150 phần trăm của độ hấp thụ mẫu dự đoán đã có. Độ hấp thụ của mỗi dung dịch
được xác định và sau đó được đánh dấu lên trục tung của đồ thị, với nồng độ của
dung dịch chuẩn đã biết vẽ lên trục hoành. Đường ngoại suy kết quả hấp thụ cắt trục
hoành ở điểm có độ hấp thụ bằng 0 chính là nồng độ ban đầu của chất phân tích
trong mẫu. Tọa độ về phía trái của gốc tọa độ được chia cùng tỷ lệ với tọa độ
phía bên phải nhưng trong hướng đối xứng qua gốc tọa độ. Ví dụ được trình bày
trong Hình 1. Sử dụng chương trình hồi quy tuyến tính để xác định nồng độ tại
điểm cắt.
9.10.3. Cần lưu ý những hạn
chế sau để có được kết quả chính xác khi sử dụng phương pháp kỹ thuật MSA này:
1. Nồng độ xuất hiện từ đường chuẩn
phải là tuyến tính (0,995 hoặc lớn hơn) trong khoảng nồng độ quan tâm. Để kết
quả chính xác nhất, độ dốc của điểm MSA cần phải càng gần giống với độ dốc của
đường chuẩn.
2. Ảnh hưởng của chất cản trở không
được thay đổi khi thay đổi nồng độ chất phân tích ở nền mẫu và việc thêm dung
dịch chuẩn cần phải đưa ra tín hiệu trả lời theo cùng cách như chất phân tích.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.11. Các phân tích vết đòi
hỏi sử dụng hóa chất chuẩn bị sạch và kỹ thuật phân tích. Chương ba trình bày
một số hướng dẫn giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu trắng phân tích.
10. Hiệu chuẩn
và tiêu chuẩn hóa
10.1. Tiêu chuẩn hiệu chuẩn:
đối với các thiết bị không xác định được nồng độ trực tiếp, phải xác định đường
hiệu chuẩn có thể bao trùm được khoảng nồng độ phù hợp. Thông thường, cách
chuẩn bị mẫu trắng và mẫu chuẩn cho độ hấp thụ từ 0,0 đến 0,7. Dung dịch chuẩn
hiệu chuẩn có thể được chuẩn bị bằng cách pha loãng dung dịch kim loại gốc
trong cùng axit và nồng độ axit như trong mẫu.
10.1.1. Dung dịch chuẩn hiệu
chuẩn có thể được chuẩn bị mới sau mỗi mẻ mẫu phân tích. Trường hợp dung dịch
ICV được chuẩn bị hàng ngày và ICV được phân tích trong chuẩn cho phép, thì
dung dịch chuẩn hiệu chuẩn không cần phải chuẩn bị hàng ngày và có thể được
chuẩn bị và bảo quản chừng nào độ bền của dung dịch chuẩn hiệu chuẩn có thể
được kiểm định thông qua việc sử dụng ICV. Trường hợp ICV nằm ngoài chuẩn cho
phép thì dung dịch chuẩn hiệu chuẩn phải được chuẩn bị mới và thiết bị cần hiệu
chuẩn lại. Chuẩn bị mẫu trắng và ít nhất ba dung dịch chuẩn hiệu chuẩn theo
lượng chia nằm trong khoảng tuyến tính phù hợp của đường chuẩn.
10.1.2. Dung dịch chuẩn hiệu
chuẩn cần phải được chuẩn bị sử dụng cùng loại axit hoặc kết hợp các axit có
cùng nồng độ như sẽ thu được trong quy trình chuẩn bị mẫu dưới đây.
10.1.3. Hút dung dịch và ghi
lại kết quả từ dung dịch trắng hiệu chuẩn cho đến dung dịch chuẩn có nồng độ
cao nhất. Lặp lại thao tác với cả dung dịch chuẩn hiệu chuẩn và mẫu với đủ số
lần cần thiết để xác định được giá trị trung bình của từng dung dịch. Luôn luôn
phải xác định đường hiệu chuẩn.
10.2. Đường hiệu chuẩn phải
xác định hàng ngày với tối thiểu một mẫu trắng và ba dung dịch chuẩn. Đường
chuẩn phải tuyến tính và có hệ số tương quan ít nhất là 0,995.
10.2.1. Sau khi hiệu chuẩn
ban đầu, đường chuẩn phải được kiểm dịch bằng cách dùng một dung dịch trắng
chuẩn đầu (ICB) và dung dịch chuẩn kiểm định hiệu chuẩn đầu (ICV). Dung dịch
chuẩn ICV phải được chuẩn bị từ vật liệu độc lập (nguồn thứ hai) nằm gần điểm
giữa. Chuẩn cho phép với dung dịch chuẩn ICV phải là ± 10 % của giá trị thực và
ICB phải không chứa các chất cần phân tích tại hoặc trên giới hạn định lượng thấp
nhất để đường chuẩn là đúng. Trường hợp đường chuẩn không được kiểm định trong
giới hạn quy định, phải xác định nguyên nhân và hiệu chuẩn lại thiết bị trước
khi mẫu được phân tích. Số liệu phân tích đối với ICV phải được lưu giữ trong
hồ sơ với các số liệu phân tích mẫu.
10.2.2. Đường hiệu chuẩn
cũng phải được kiểm định tại thời điểm cuối cùng của mỗi mẻ phân tích hoặc sau
mỗi 10 mẫu bằng cách dùng dung dịch trắng hiệu chuẩn liên tục (CCB) và dung
dịch chuẩn kiểm định hiệu chuẩn liên tục (CCV). Dung dịch chuẩn (CCV) cần phải
được chuẩn bị từ cùng vật liệu với dung dịch hiệu chuẩn ban đầu tại điểm giữa
hoặc gần giữa khoảng chuẩn. Chuẩn cho phép với dung dịch chuẩn CCV phải là ± 10
% giá trị thực và CCB phải không chứa các chất cần phân tích nằm tại hoặc trên
giới hạn định lượng thấp nhất để đường chuẩn là chính xác. Trường hợp không xác
định được đường chuẩn trong giới hạn quy định, phải dừng ngay quá trình phân
tích mẫu và tiến hành xác định nguyên nhân, hiệu chuẩn lại thiết bị. Phải phân
tích lại tất cả các mẫu sau mẫu cuối cùng thỏa mãnh CCV/CCB. Số liệu phân tích
đối với CCV/CCB phải được lưu giữ trong hồ sơ cùng với các số liệu phân tích
mẫu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.2.3.1. Mẫu kiểm tra giới hạn
định lượng dưới
Cần phân tích mẫu kiểm tra giới hạn
định lượng dưới (LLQC) sau khi thiết lập các giới hạn báo cáo dưới của phòng
thí nghiệm và là cơ sở chứng tỏ khả năng phân tích của phòng thí nghiệm. Điều
kiện lý tưởng là chuẩn bị mẫu kiểm tra và dung dịch tiêu chuẩn kiểm định mức
thấp ở cùng nồng độ với điểm khác biệt là toàn bộ quy trình chuẩn bị và phân
tích được thực hiện trên mẫu LLQC. Giới hạn định lượng dưới được kiểm định nếu
tất cả các chất phân tích trong mẫu LLQC được phát hiện trong khoảng ± 30% của
giá trị thực. Sử dụng kiểm tra này để thiết lập và xác nhận giới hạn định lượng
thấp nhất.
10.2.3.2. Việc xác định giới
hạn định lượng dưới sử dụng nước biểu thị cho trường hợp tốt nhất và không thể
hiện khả năng ảnh hưởng nền mẫu lên các mẫu thực tế. Việc áp dụng giới hạn định
lượng dưới vào từng cơ sở dự án cụ thể thông qua việc thiết lập các dữ liệu mục
tiêu chất lượng, các nghiên cứu nền cụ thể thêm chuẩn mức thấp có thể cung cấp
số liệu cho người sử dụng với chỉ báo đáng tin cậy hơn với phương pháp thực tế
có độ nhạy và khả năng phát hiện thấp.
10.3. Mỗi dung dịch chuẩn
nên phân tích (bơm vào) hai lần và lấy giá trị trung bình. Các giá trị tiêu
chuẩn nhắc lại cần phải nằm trong khoảng ± 10 % RPD.
10.4. Trường hợp tiến hành
phân tích vết, nên thiết lập tiêu chuẩn hiệu chuẩn thấp nhất tại giới hạn định
lượng dưới của phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm có thể sử dụng giới hạn báo
cáo nằm dưới giới hạn định lượng nhưng tất cả các giá trị đã báo cáo dưới tiêu
chuẩn thấp cần phải được báo cáo là các giá trị ước lượng.
11. Quy trình
11.1. Xử lý sơ bộ chất thải
rắn và chất thải lỏng luôn luôn là cần thiết do tính phức tạp và tính đa dạng của
nền mẫu. Chất rắn, bùn và vật liệu lơ lửng phải qua quá trình hòa tan trước khi
phân tích. Quá trình này có thể thay đổi phụ thuộc các kim loại được xác định
và bản chất của mẫu được phân tích. Quy trình hòa tan và phá mẫu được trình bày
trong Chương ba. Các mẫu cần phân tích phải hòa tan các thành phần, không cần
phá mẫu nếu chúng đã được lọc và sau đó axit hóa. Xem chú thích trong 1.1.
11.2. Tất cả phân tích hấp
thụ nguyên tử phải được thực hiện sử dụng phương pháp hiệu chỉnh nền phù hợp.
Tham khảo Chương ba về thông tin liên quan đến hiệu chỉnh nền.
11.3. Không có các hướng dẫn
chi tiết chung cho mọi loại thiết bị do sự khác nhau trong chế tạo và vận hành
của các loại máy quang phổ hấp thụ nguyên tử. Người phân tích cần phải tuân
theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đối với từng thiết bị cụ thể.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.3.2. Trong suốt giai đoạn
này, điều chỉnh thiết bị, xác định vị trí của nguồn đơn sắc tại bước sóng chính
xác, lựa chọn độ rộng khe ánh áng đơn sắc phù hợp và điều chỉnh dòng hiện thời
theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
11.3.3. Bật ánh sáng của
ngọn lửa và điều chỉnh dòng nhiên liệu và chất oxy hóa. Điều chỉnh đầu đốt và
tốc độ dòng để phần trăm hấp thụ tối đa và ổn định. Giữ cân bằng máy quang phổ.
11.3.4. Chạy mộọt dãy dung
dịch tiêu chuẩn của các nguyên tố phân tích. Xây dựng đường chuẩn bằng cách xác
định các điểm nồng độ của dung dịch chuẩn ứng với độ hấp thụ. Đặt đúng vị trí
của thiết bị đọc nồng độ để có kết quả chính xác.
11.3.5. Hút mẫu và xác định
nồng độ trực tiếp hoặc từ đường chuẩn. Các dung dịch tiêu chuẩn phải phân tích
mỗi lần một mẫu hoặc phân tích các dãy mẫu.
12. Phân tích
và tính toán số liệu
12.1. Để xác định nồng độ
kim loại, đọc nồng độ từ đường chuẩn hoặc trực tiếp từ hệ thống đọc của thiết
bị.
12.1.1. Trường hợp mẫu cần
pha loãng:
Trong đó
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B là thể tích mẫu ban đầu,
mL;
C là thể tích mẫu cuối cùng,
mL;
12.1.2. Đối với mẫu rắn, tất
cả nồng độ báo cáo theo đơn vị khối lượng. Đảm bảo rằng nếu khối lượng khô được
sử dụng để phân tích thì phần trăm chất rắn được báo cáo với khách hàng.
Trong đó:
A là nồng độ kim loại mg/L
trong phần mẫu thử đã pha loãng thu được từ đường chuẩn.
V là thể tích cuối của mẫu
đã xử lý, tính bằng lít;
W là trọng lượng mẫu, tính
bằng kilogam.
12.1.3. Các lần kết hợp khác
nhau không dùng cho mẫu và dung dịch chuẩn. Thay vào đó, cả mẫu và pha loãng
dung dịch chuẩn đều phải tiến hành kết hợp đồng thời. Trường hợp mẫu cần pha
loãng thì:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong đó
Z là nồng độ kim loại mg/L trong phần mẫu thử đã pha loãng thu được
từ đường chuẩn hoặc thiết bị đọc.
B là thể tích ban đầu của
mẫu, tính bằng mililit;
C là thể tích cuối cùng của
mẫu, tính bằng mililit;
12.2. Kết quả cần phải báo
cáo theo đơn vị tương ứng với mục đích sử dụng định trước và tất cả sự cần
thiết pha loãng phải được tính toán trước khi điện toán hóa kết quả cuối cùng.
13. Phương
pháp tiến hành
13.1. Số liệu thực hiện và
thông tin liên quan được cung cấp trong Method SW-846 chỉ nhằm làm ví dụ và
hướng dẫn. Số liệu không thể hiện tiêu chí yêu cầu thực hiện đối với người sử
dụng các phương pháp. Thay vào đó, tiêu chuẩn thực hiện cần phải được xây dựng
dựa trên cơ sở của một dự án cụ thể, và phòng thí nghiệm cần phải thiết lập các
tiêu chuẩn trình bày QC trong phòng của mình để áp dụng phương pháp này. Số
liệu tính năng này không nhằm để và không được phép sử dụng làm chuẩn cứ QC
được chấp nhận cho các mục đích công nhận phòng thử nghiệm.
13.2. Đối với số liệu trình
bày phù hợp, xem phương pháp trong Tài liệu tham khảo 1.
14. Ngăn ngừa
ô nhiễm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14.2. Thông tin về ngăn ngừa
ô nhiễm áp dụng cho các phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu tham khảo: Less is
better (ít thì tốt hơn) – Phòng thí nghiệm quản lý hóa chất giảm rác thải có
tại Hiệp hội Hóa chất Mỹ thuộc vụ Chính sách Khoa học và các quan hệ Chính phủ,
1155, 16St., N.W.Washington, DC, 20036. http:/www.acs.org.
15. Quản lý
chất thải
Cơ quan bảo vệ môi trường yêu cầu
thực hiện quản lý chất thải phòng thí nghiệm theo tất cả các điều lệ và quy
định có thể áp dụng. Cơ quan này khuyến nghị các phòng thí nghiệm bảo vệ không
khí, nước và đất đai bằng cách hạn chế tối đa và kiểm soát tất cả các phát thải
từ vận hành tủ hút, … phù hợp với các quy định cho phép bằng văn bản về việc
thải nước thải, và phải phù hợp với các quy định chất rắn và chất thải nguy
hại, cụ thể là điều khoản phân loại chất thải nguy hại và luật thải bỏ chất
thải đất. Thông tin thêm về quản lý chất thải, tham khảo Sổ tay quản lý chất
thải đối với nhân viên phòng thí nghiệm của Hiệp hội hóa chất Mỹ American
Chemical Society tại địa chỉ nêu trong phần 14.2.
16. Bảng, đồ
thị, lưu đồ và tính đúng số liệu
Các trang dưới đây bao gồm các bảng
và hình vẽ được tham khảo bởi phương pháp này. Lưu đồ về quy trình tiếp sau các
bảng.
Bảng
1 – Ví dụ về giới hạn định lượng của phương pháp hấp thụ nguyên tử và độ nhạy
cho các chất phân tích trong nước
Hút
mẫu trực tiếp
Kim
loại
Giới
hạn dưới định lượng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ
nhạy
(mg/l)
Alumi
0,1
1
Antimon
0,2
0,5
Bari
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,4
Berylli
0,005
0,025
Cadmi
0,005
0,025
Canxi
0,01
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chromi
0,05
0,25
Coban
0,05
0,2
Đồng
0,02
0,1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,03
0,12
Chì
0,1
0,5
Liti
0,002
0,04
Magie
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,007
Mangan
0,01
0,05
Molybden
0,1
0,4
Niken
0,04
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Osmi
0,03
1
Kali
0,01
0,04
Bạc
0,01
0,06
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,002
0,015
Stronti
0,03
0,15
Thalli
0,1
0,5
Thiếc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Vanadi
0,2
0,8
Kẽm
0,005
0,02
Các số liệu trong bảng này chỉ để
tham khảo
Bảng
2 – Thông số của thiết bị (tham khảo 1)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bước
sóng nm
Nhiên
liệu
Chất
ôxy hóa
Loại
ngọn lửa
Al
324,7
Axêtylen
Oxit
nitơ
Lửa
lớn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
217,6
231,1
Axêtylen
Không
khí
Lửa
bé
Ba
553,6
Axêtylen
Oxit
nitơ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Be
234,9
Axêtylen
Oxit
nitơ
Lửa
lớn
Cd
228,8
Axêtylen
Không
khí
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ca
422,7
Axêtylen
Oxit
nitơ
Cháy
đều
Cr
357,9
Axêtylen
Oxit
nitơ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Co
240,7
Axêtylen
Không
khí
Lửa
bé
Cu
324,7
Axêtylen
Không
khí
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Fe
248,3
248,8,
271,8
302,1,
252,7
Axêtylen
Không
khí
Lửa
bé
Pb
283,3
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Axêtylen
Không
khí
Lửa
bé
Li
670,8
Axêtylen
Không
khí
Lửa
bé
Mg
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Axêtylen
Không
khí
Lửa
bé
Mn
279,5
403,1
Axêtylen
Không
khí
Cháy
đều
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
313,3
Axêtylen
Oxit
nitơ
Lửa
lớn
Ni
232,0
352,4
Axêtylen
Không
khí
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Os
290,0
Axêtylen
Oxit
nitơ
Lửa
lớn
K
766,5
Axêtylen
Không
khí
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ag
328,1
Axêtylen
Không
khí
Lửa
bé
Na
589,6
Axêtylen
Không
khí
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sr
460,7
Axêtylen
Không
khí
Lửa
bé
Tl
276,8
Axêtylen
Không
khí
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sn
286,3
Axêtylen
Oxit
nitơ
Lửa
lớn
V
318,4
Axêtylen
Oxit
nitơ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Zn
213,9
Axêtylen
Không
khí
Lửa
bé
CHÚ THÍCH: Nếu có nhiều bước sóng
được liệt kê, thì bước sóng cơ bản là bước sóng được gạch dưới.
Hình
1 – Các điểm thêm chuẩn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THƯ
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Methods for Chemical Analyis of
Water vad Wastes; US. Environmental Protection Agency. Office of Research and
Development. Environmental Monitoring and Support laboratory. ORD Publication
Offices of Center for Environmental Research Information: Cincinnati, OH, 1983;
EPA-600/4-79-020.
[2] W.G. Rohrbough, et. Al.,
Reagent Chemicals, American Chemical Society Specifications, 7th
ed.; American Chemical Society: Washington, DC. 1986.
[3] 1985 Annual Book of ASTM
Standards, Vol, 11.01; "Standard Specification dor reagent water":
ASTM: Philadelphia, PA, 1985; D 1193-77.