TIÊU CHUẨN
QUỐC GIA
TCVN
7078-2:2018
ISO 7503-2:2016
ĐO
HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ - ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỄM BẨN PHÓNG XẠ TRÊN BỀ MẶT - PHẦN 2:
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SỬ DỤNG MẪU LAU
Measurement of
radioactivity - Measurement and evaluation of surface contamination - Part 2: Test
method using wipe - test samples
Lời nói đầu
TCVN 7078-2:2018 thay thế cho TCVN 7078-2:2007;
TCVN 7078-2:2018 hoàn toàn tương đương
với ISO 7503-2:2016;
TCVN 7078-2:2018 do Tiểu Ban kỹ thuật
tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 85/SC2 Bảo vệ bức xạ biên soạn, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- TCVN 7078-1:2018 (ISO 7503-1:2016) Phần
1: Nguyên tắc chung;
- TCVN 7078-2:2018 (ISO 7503-2:2016) Phần
2: Phương pháp kiểm tra sử dụng mẫu
lau;
- TCVN 7078-3:2018 (ISO 7503-3:2016) Phần
3: Hiệu chuẩn thiết bị.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về việc
đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt. Tiêu chuẩn này áp dụng cho nhiều tình huống nhiễm
bẩn phóng xạ có thể xảy ra. Sự nhiễm bẩn phóng xạ phát sinh từ sự thoát các chất phóng
xạ ra môi trường trong khu vực. Trong hầu hết các trường hợp, việc thoát ra
phóng xạ là vô ý nhưng, đôi khi có thể là do cố ý. Mặc dù mục đích và phạm vi của cuộc điều tra có thể
khác nhau nhưng các phương pháp tiếp cận để đo mức độ và phạm vi nhiễm bẩn phóng xạ là tương tự
nhau.
Nhiễm bẩn xạ phóng xạ có thể phát sinh từ
một số hoạt động hoặc sự kiện như sau:
- Sử dụng hóa chất phóng xạ tại các
phòng thí nghiệm;
- Điều trị y tế;
- Ứng dụng phóng xạ công nghiệp;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Các thiết bị gặp sự cố trục trặc;
- Sự phá hoại của kẻ xấu;
- Tai nạn hạt nhân.
Do không có đủ hiểu biết hoặc tài liệu
về quá trình xảy ra, nên không phải lúc nào cũng có thể xác định được hoặc phân
biệt các nhân phóng xạ khác nhau
gây nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, và việc đánh giá sự nhiễm bẩn phóng xạ như vậy
không thể được thực hiện trên cơ sở định lượng. Thay vì sử dụng các thiết bị được
hiệu chuẩn với các nhân phóng xạ cụ thể, có thể cần phải sử dụng các thiết bị khác cho
phù hợp với mục đích đánh giá.
Tuy nhiên, có trường hợp (ví dụ như
thùng chứa vận chuyển nhiên liệu bị
nhiễm bẩn phóng xạ), có thể xác định rõ được đặc tính của nhân phóng xạ hoặc hỗn
hợp nhân phóng xạ. Khi đó, có thể cần phải đánh giá sự nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt
vượt lên trên cả việc đánh giá định tính đơn thuần của sự nhiễm bẩn phóng xạ bề
mặt bám chặt và không bám chặt. Thêm vào đó, theo yêu cầu được nêu trong các
quy định của quốc gia và trong các công ước quốc tế, hoạt độ nhiễm bẩn phóng xạ
bề mặt đo được trên một đơn vị diện tích phải được so sánh với các giá trị khuyến
cáo về nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt hoặc các giới hạn về nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt.
Các giá trị khuyến cáo nhiễm bẩn phóng xạ
bề mặt là các giá trị đối với nhân phóng xạ cụ thể và do đó cần phải hiệu chuẩn
tổng thể các thiết bị đo theo các nhân phóng xạ cụ thể. Việc đảm bảo chất lượng
hiệu chuẩn là rất quan trọng
để tránh không phát hiện được (nghĩa là các sai số quyết định loại II), dẫn đến việc giả định
không chính xác việc có tuân thủ các giá trị hoặc giới hạn khuyến cáo về nhiễm
bẩn phóng xạ bề mặt
nhất định. Đánh giá các bề mặt bị nhiễm bẩn phóng xạ bằng một hỗn hợp các nhân
phóng xạ ở tỉ lệ đã biết yêu cầu phải có các hệ số hiệu chuẩn tương ứng.
Tiêu chuẩn này liên quan đến việc đo và
đánh giá mức độ phóng xạ. Tiêu chuẩn này không cung cấp tư vấn kỹ thuật về tháo
dỡ, lập kế hoạch giám sát và kỹ thuật giám sát.
Nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt được xác định
dưới dạng hoạt độ trên một đơn vị diện tích và các giới hạn dựa trên các khuyến
cáo của Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Phóng xạ (ICRP 103).
Tiêu chuẩn này đề cập việc đánh giá nhiễm
bẩn phóng xạ bề mặt bằng phương pháp đo gián tiếp sử dụng mẫu lau.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ĐO HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ -
ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỄM BẨN PHÓNG XẠ TRÊN BỀ MẶT - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SỬ
DỤNG MẪU LAU
Measurement of
radioactivity - Measurement and evaluation of surface contamination - Part 2: Test
method using wipe - test samples
1 Phạm vi áp dụng
Bộ TCVN 7078:2018 (ISO 7503) (tất cả 3
phần) và TCVN 10802 (ISO 8769) nhằm giúp những người có trách nhiệm xác định độ
phóng xạ có trên bề mặt rắn.
Tiêu chuẩn này được áp dụng để đánh giá
nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt theo hoạt độ trên một đơn vị diện tích bằng một
phương pháp đo gián tiếp.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các bề mặt
được xác định rõ, như bề mặt của các thiết bị và phương tiện, các thùng chứa vật
liệu phóng xạ, các nguồn kín và tòa nhà hoặc đất.
Tiêu chuẩn này có thể được dùng cho việc
kiểm soát các phòng thí nghiệm và các thiết bị/các phương tiện, cũng như cho
các hoạt động cải tạo và quan trắc nhằm tuân thủ các tiêu chí đã ban hành.
Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến các tổ chức/cơ
quan có thẩm quyền thực hiện kiểm soát việc vận chuyển vật liệu hạt nhân, hoặc
thanh lý vật liệu/thiết bị theo các giá trị khuyến cáo pháp lý quốc gia hoặc
các giới hạn của các công ước quốc tế.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với nhiễm
bẩn phóng xạ trên da, trên quần áo hoặc vật liệu hạt rời như trên sỏi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết
cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố
thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm
công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6830 (ISO 9698), Chất lượng nước -
Xác định nồng độ hoạt độ triti - Phương pháp đếm nhấp nháy lỏng
TCVN 10758-2 (ISO 18589-2), Đo hoạt độ
phóng xạ trong môi trường - Đất - Phần 2: Hướng dẫn chiến lược lấy mẫu, lấy mẫu
và xử lý sơ bộ mẫu
TCVN 10802 (ISO 8769), Nguồn chuẩn - Hiệu
chuẩn các thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt - Nguồn phát alpha, beta và
photon
TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), Yêu
cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
ISO 11929, Determination of the
characteristic limits (decision threshold, detection limit, and limits of the
confidence interval) for measurements of ionizing radiation - Fundamentals and
application (Xác định các giới hạn đặc trưng (ngưỡng quyết định, giới hạn phát
hiện và giới hạn của khoảng tin cậy) đối với phép đo bức xạ ion hóa - Các cơ
sở và ứng dụng).
IEC 60325, Radiation protection
instrumentation - Alpha, beta and alpha/beta (beta energy >60 keV)
contamination meters and monitors (Thiết bị bảo vệ bức xạ - Thiết bị đo và giám
sát alpha, beta và alpha/beta (năng lượng beta >60 keV)
3 Thuật ngữ và định
nghĩa, ký hiệu và chữ viết tắt
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật
ngữ và định nghĩa
sau:
3.1.1
Nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt không bám chặt (removable
surface contamination)
Vật liệu phóng xạ có thể được loại khỏi
bề mặt bằng biện pháp không phá hủy, bao gồm cả cách tiếp xúc thông thường, lau
hoặc rửa.
CHÚ THÍCH 1: Cần lưu ý rằng dưới ảnh hưởng
của độ ẩm, hóa chất v.v. hoặc do hậu quả của sự ăn mòn hoặc khuếch tán, nhiễm bẩn
phóng xạ bám chặt có thể trở thành nhiễm bẩn phóng xạ không bám chặt hoặc ngược
lại mà không cần bất kỳ hành động nào khác của con người. Hơn nữa, nhiễm bẩn
phóng xạ bề mặt có thể giảm đi do bay hơi và thăng hoa.
CHÚ THÍCH 2: Cần nhấn mạnh rằng tỷ lệ giữa
nhiễm bẩn phóng xạ bám chặt và nhiễm bẩn phóng xạ không bám chặt có thể thay đổi theo
thời gian, và một số quyết định,
như liên quan đến thanh lý, cần dựa vào tổng hoạt độ có tiềm năng sẽ trở thành nhiễm bẩn phóng xạ
không bám chặt theo thời gian, chứ không chỉ gồm lượng hoạt độ không bám chặt ở thời điểm khảo sát.
3.1.2
Kiểm tra bằng phương pháp lau (kiểm tra
lau)
(wipe test)
Kiểm tra để xác định nhiễm bẩn phóng xạ
không bám chặt bằng cách lau bề mặt bằng vật liệu khô hoặc ướt và sau đó đánh
giá vật liệu lau về nhiễm bẩn phóng xạ không bám chặt.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.1.3
Hiệu suất lau (wiping efficiency)
Tỷ số giữa hoạt độ của các nhân phóng xạ
được loại bỏ khỏi bề mặt bằng một mẫu lau và hoạt độ của nhân phóng xạ trên bề mặt nhiễm bẩn
phóng xạ không bám chặt trước khi lấy mẫu này.
CHÚ THÍCH 1: Hiệu suất lau được xác định
theo mối tương quan sau:
ε = aR / aT
Trong đó
aR là hoạt độ của các nhân
phóng xạ tẩy bỏ được bằng cách kiểm tra lau;
aT là tổng hoạt độ tẩy bỏ được
của các nhân phóng xạ có trên diện tích đã lau.
CHÚ THÍCH 2: Trong thực tế, gần như
không thể đo tổng hoạt độ không bám chặt trên bề mặt; và trong hầu hết trường hợp,
giá trị "hiệu suất lau" không thể đánh giá được mà chỉ có thể ước tính.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 4: Phương pháp "tẩy bỏ triệt để bằng cách
lau lặp lại" chỉ có thể áp dụng nếu có thể đảm bảo rằng chính xác mỗi lần
lau lại chỉ lau đúng một chỗ với chính xác cùng áp lực được duy trì đồng đều trên
diện tích lau. Hơn nữa, kết quả của phương pháp này chỉ có giá trị đối với tính
chất đặc thù và cấu trúc cụ thể của một bề mặt, và không thể chuyển đổi kết quả
đó sang áp dụng cho các cấu trúc bề mặt khác.
3.1.4
Nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt bởi triti (tritium
surface contmination)
Tổng hoạt độ của triti hấp phụ lên bề mặt
và hấp thụ vào trong bề mặt.
3.1.5
Nhiễm bẩn phóng xạ
triti không bám chặt (removable triti surface contamination)
Phần nhiễm bẩn phóng xạ có thể tẩy bỏ hoặc
chuyển đi trong điều kiện làm việc bình thường.
CHÚ THÍCH 1: Cần lưu ý rằng:
a) Dưới tác động hóa học từ bên ngoài
(ví dụ như độ ẩm, sự ăn mòn),
hoặc các tác động vật lý từ bên ngoài (ví dụ như thay đổi nhiệt độ hoặc áp suất
môi trường xung quanh, rung động, va chạm, co ngót và dãn nở,...), cũng như quá
trình khuếch tán, tổng hoạt độ triti có thể chuyển thành dạng nhiễm bẩn phóng xạ
không bám chặt hoặc nhiễm bẩn phóng xạ bám chặt. Trạng thái này có thể thuận
nghịch nhiều lần.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Do sự khuếch tán triti vào cấu trúc bề
mặt, nên việc tẩy bỏ triệt để nhiễm
bẩn phóng xạ bề mặt bởi triti bằng khăn lau triệt để vẫn có thể không hiệu quả,
do triti vừa được tẩy ra có thể lại được thay thế ngay trong khoảng thời gian
ngắn (xem thêm Điều 7).
3.1.6
Đánh giá gián tiếp độ nhiễm bẩn phóng xạ
bề mặt do triti không bám chặt (indirect evaluation of removable triti
surface contamination)
Đánh giá hoạt độ triti không bám chặt
trên bề mặt bằng phương pháp kiểm tra lau.
CHÚ THÍCH 1: Việc phân tích triti trên mẫu lau chỉ đáng tin
cậy khi sử dụng bộ đếm nhấp
nháy lỏng. Phép đo trực
tiếp mẫu lau nhiễm bẩn phóng xạ do triti có thể có độ không đảm bảo lớn hơn hoặc không thể
thực hiện được.
3.2 Ký hiệu và từ
viết tắt
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các ký hiệu
và chữ viết tắt sau:
εW hiệu suất lau
aR hoạt độ của nhân phóng
xạ được tẩy bỏ bằng cách lấy mẫu lau, tính bằng Bq
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ar hoạt độ trên đơn vị diện tích nhiễm bẩn
phóng xạ có thể tẩy bỏ của bề mặt được lau, tính bằng Bq∙cm-2
aW hoạt độ của mẫu lau,
tính bằng Bq
SW diện tích bề mặt đã
lau, tính bằng cm-2
C(A)ind hệ số hiệu chuẩn
hoạt độ đối với mấu lau, tính bằng (Bq∙cm-2)/s-1
4 Nguồn nhiễm bẩn
phóng xạ bề mặt
Một bề mặt có thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
bởi các nhân
phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo.
Các nhân phóng xạ tự nhiên chính là 40K
và các nhân phóng xạ có nguồn gốc từ chuỗi phân rã 238U và 232Th.
Hoạt độ phóng xạ tự nhiên có thể thay đổi đáng kể từ một loại vật liệu tự nhiên
này đến loại vật liệu tự nhiên khác (ví dụ: các vật liệu xây dựng).
Các phòng thử nghiệm, dự định được sử dụng
để xử lý vật liệu có trong phóng xạ tự nhiên, ví dụ như radi hoặc thori, cần phải
được dự đoán trước là nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt bởi các nhân phóng xạ này.
Các nguồn nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt bởi
các nhân phóng xạ nhân tạo có thể phát sinh từ một số các hoạt động như sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Điều trị y tế;
- Ứng dụng trong công nghiệp;
- Tai nạn giao thông;
- Trục trặc thiết bị;
- Sự cố phá hoại;
- Sự cố hạt nhân.
5 Mục tiêu của việc
đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt
Mục tiêu cuối cùng là bảo vệ người lao động
và dân chúng khỏi bị phơi nhiễm phóng xạ trực tiếp và gián tiếp, như hít phải,
nuốt phải, tiếp xúc với da và hấp thụ qua da. Việc đánh giá được thực hiện bằng
cách đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt để đánh giá tác động của việc phát tán phóng
xạ và nhằm ngăn ngừa sự tái lơ lửng và tái di chuyển của vật liệu phóng xạ.
Bảo vệ bức xạ phụ thuộc vào kiến thức về
hoạt độ bề mặt và phần hoạt độ phóng xạ không bám chặt.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trước khi thực hiện bất kỳ phép đo nào,
các chuyên gia phóng xạ có kinh nghiệm và có chuyên môn cao trong lĩnh vực
phóng xạ, cần lập ra chương trình làm việc cần thiết để đảm bảo thu thập được
thông tin tốt nhất để xác định đặc tính của loại nhiễm bẩn phóng xạ và về sự lan
ra của nhiễm bẩn
phóng xạ.
6 Chiến lược
Chiến lược xác định nhiễm bẩn phóng xạ bề
mặt phải được thiết lập bởi những chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và phù hợp
trong lĩnh vực đo và đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt. Chiến lược cần dựa
trên:
- Việc sàng lọc ngẫu nhiên và/hoặc sàng
lọc hệ thống[1],
[2], [7],
- Kiểm tra các vị trí quan trọng (ví dụ:
khu vực bảo quản nguồn phóng xạ, tay nắm cửa hoặc bề mặt của bất kỳ vật chứa hoặc
tòa nhà trong đó vật liệu phóng xạ được lưu giữ), và
- Quan trắc hoàn toàn bề mặt.
Quy trình giám sát khắc phục (ví dụ Tài
liệu tham khảo [7]) hoặc chiến lược quan trắc có hệ thống như được nêu trong TCVN
10758-2 (ISO 18589-2) có thể làm cơ sở cho quy định kỹ thuật để xác định các điểm đo
nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt ở phòng thí nghiệm, trên contenơ kéo dài hoặc trên một
địa điểm.
Tuy nhiên, các chiến lược như vậy không
thay thế việc giám sát hoàn toàn các bề mặt được giả định là bị nhiễm bẩn phóng
xạ.
Một chiến lược kiểm soát nhiễm bẩn phóng
xạ bề mặt tại một cơ sở vận hành cũng có thể là việc phân tích và nhận biết các
chuỗi hoạt động quan trọng, có khả năng dẫn đến nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khả năng áp dụng và độ tin cậy của phép
đo trực tiếp hoặc đánh giá gián tiếp nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt phụ thuộc nhiều
vào các trường hợp cụ thể [ví dụ dạng vật lý và hóa học của sự nhiễm bẩn phóng
xạ, sự bám dính của chất gây nhiễm trên bề mặt (bám chặt hoặc không bám chặt),
khả năng tiếp cận tới bề mặt để đo hoặc sự hiện diện của các trường bức xạ gây
nhiễu].
Phép đo trực tiếp quy định trong TCVN 7078-1
(ISO 7503-1) được sử dụng khi bề mặt dễ tiếp cận, khá sạch và không có bức xạ
gây nhiễu, như không có phông bức xạ cao. Việc đo trực tiếp được sử dụng để xác
lập sự hiện diện của cả nhiễm bẩn phóng xạ bám chặt và nhiễm bẩn phóng xạ không
bám chặt.
Việc đánh giá gián tiếp nhiễm bẩn phóng xạ
bề mặt, thường có thể áp dụng khi không thể dễ dàng tiếp cận với bề mặt, vì khó
khăn về vị trí hoặc cấu hình,
nơi có trường bức xạ gây nhiễu ảnh hưởng bất lợi đến thiết bị đo nhiễm bẩn
phóng xạ hoặc khi phương pháp đo trực tiếp bằng thiết bị đo tiêu chuẩn không có
sẵn (ví dụ: triti). Ngoài ra, phương pháp gián tiếp không thể đánh giá nhiễm bẩn
phóng xạ bám chắc, và do có độ không đảm bảo liên quan đến hiệu suất lau, việc
áp dụng phương pháp gián tiếp này cần phải thận trọng khi đánh giá.
Do những khiếm khuyết vốn có của cả phép
đo trực tiếp và đánh giá gián tiếp nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, trong nhiều trường
hợp, việc kết hợp sử dụng đồng thời cả hai phương pháp sẽ đảm bảo cho kết quả
đáp ứng tốt nhất mục tiêu của việc đánh giá.
Triti và các hợp chất của nó là trường hợp đặc biệt.
Là một nhân của hydro, triti có tính linh động cao và có thể thâm nhập sâu vào
bề mặt (ví dụ dọc theo các đường biên của các hạt hoặc tinh thể) gây khó khăn
cho việc đánh giá gián tiếp nhiễm bẩn phóng xạ triti. Điều này cũng gặp ở các
nhân phóng xạ linh động khác.
Trong nhiều trường hợp, nhiễm bẩn phóng
xạ triti thể hiện ở dạng nước bị nhiễm xạ, mà nước có thể bay hơi, làm xuất hiện
triti truyền trong không khí. Do khả năng của triti (như HT, T2 hoặc
HTO) dễ khuếch tán và thay thế hydro bằng triti trong các hợp chất có chứa
hydro, nên việc nhiễm bẩn phóng xạ triti được tìm thấy ở trên và ở trong bề mặt. Do đó,
khi đánh giá sự nhiễm bẩn phóng xạ triti bề mặt cần hết sức thận trọng. Tổng
nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt không thể đánh giá được chính xác trong mọi trường hợp.
Các phép đo gián tiếp được thực hiện bằng cách thử nghiệm lau khô hoặc ướt thường
chỉ cung cấp một "phỏng đoán tốt nhất" về nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt
không bám chặt tại thời điểm thu thập mẫu. Do có sự khuếch tán (ví dụ HTO) vào
trong bề mặt, sự nhiễm bẩn phóng xạ triti được hấp thụ có xu hướng thay thế nhiễm
bẩn phóng xạ bề mặt không bám chắc có thể tẩy bỏ một phần hoặc toàn bộ, bởi quá trình khử nhiễm
bẩn phóng xạ hoặc bằng thử nghiệm lau ướt. Do vậy, có thể vẫn còn nguy hại
phóng xạ từ triti bay hơi.
8 Vật liệu làm mẫu thử
lau
Các vật liệu để lau lấy mẫu cần được chọn
phù hợp với mục đích thử nghiệm lau và
phù hợp với bề mặt cần được kiểm tra (ví dụ, giấy lọc để lau bề mặt nhẵn, vải
bông để lau bề mặt mặt
thô ráp). Các vật liệu lau được sử dụng là giấy lọc tròn hoặc vải bông tròn. Polystyren xốp
[Polystyren (PS) bọt] và tăm bông cũng có thể được sử dụng làm vật liệu lau khi
thích hợp.
Nếu sử dụng tác nhân (chất) làm ướt, thì
tác nhân làm ướt phải tương thích với tính chất của chất nhiễm bẩn phóng xạ được
lấy mẫu, và trong trường hợp dùng bộ đếm nhấp nháy lỏng, thì hỗn hợp nhấp
nháy lỏng phải được làm cho thích nghi với tác nhân làm ướt được áp dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.1 Yêu cầu chung
Việc đo các mẫu lau thường được thực hiện
bằng các thiết bị phòng thí nghiệm được lắp đặt, thiết bị được che chắn tốt, có
chế độ đếm xung.
Cũng có thể sử dụng thiết bị đo cầm tay
hoặc máy phát hiện phóng xạ để đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, nhưng không được
ưu tiên sử dụng so với thiết bị phòng thí nghiệm được che chắn, lắp đặt tốt.
Các đặc điểm và tính năng làm việc của
các thiết bị đo cầm tay phải tuân thủ IEC 60325 và được điều chỉnh cho thích hợp
với các mục đích đo.
Cả hai loại thiết bị phải có khả năng đo
được hoạt độ dưới mức giá trị khuyến cáo về nhiễm bẩn phóng xạ cụ thể hoặc
dưới giới hạn do luật pháp quốc gia hoặc công ước quốc tế quy định.
Nếu thiết bị cầm tay được hiệu chuẩn để
sử dụng cho phương pháp đánh giá trực tiếp nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, thì rất
đáng để hiệu chuẩn thiết bị đó cho phương pháp đánh giá gián tiếp [xem TCVN
7078-3 (ISO 7503-3)]. Trong trường hợp không có trường bức xạ gây nhiễu thì có
thể sử dụng thiết bị
cầm tay để đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt khi không có thiết bị phòng thí
nghiệm.
Nếu dự đoán là có thử nghiệm lau với hoạt
độ nhiễm xạ cao, thì nên đo nhiễm xạ trước bằng máy đo cầm tay phù hợp để tránh gây nhiễm bẩn
phóng xạ các thiết bị đo đã lắp đặt.
9.2 Bộ đếm nhấp
nháy lỏng
Sử dụng bộ đếm nhấp nháy lỏng chủ yếu để
đếm các hạt beta năng lượng thấp và ít sử dụng bộ đếm nhấp nháy lỏng để đếm
các hạt alpha. Hiệu suất của phương pháp đếm này là từ 30 % đến 100 %. Phương
pháp đếm nhấp nháy lỏng thường được sử dụng để đo 3H, 63Ni
và 14C.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phát xạ có thể được phát hiện bằng bộ đếm nhấp
nháy lỏng với các mức độ hiệu suất khác nhau, tùy thuộc vào những vấn đề sau:
- Loại và năng lượng phát xạ (tia X và photon có
thể thoát ra khỏi bộ đếm nhấp nháy lỏng mà không tương tác với máy);
- Mẫu có hòa tan được bên trong máy đếm nhấp nháy lỏng
hay không; mẫu ở dạng hạt; hoặc
mẫu vẫn bị giữ lại trong vật liệu lau;
- Ảnh hưởng của hóa chất lên máy đếm nhấp nháy lỏng;
- Ánh sáng phát ra bị hấp thụ bởi màu sắc
hoặc độ mờ đục của mẫu trước khi nó đi được đến bộ nhân quang;
- Hướng của vật liệu lau trong lọ mẫu.
CHÚ THÍCH: Do hình học biến đổi của khăn
lau được đưa vào lọ đựng mẫu, nên cần tuân thủ chính xác việc đo, trừ khi mẫu
lau được xử lý để hòa tan trong hỗn
hợp nhấp nháy, như trong polystyren [bọt polystyren (PS)].
10 Hiệu chuẩn
10.1 Hiệu chuẩn các
thiết bị đã được lắp đặt cố định
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.2 Hiệu chuẩn thiết
bị cầm tay
Hiệu chuẩn thiết bị cầm tay phải được thực
hiện bằng phương pháp chuẩn nguồn phát xạ chuẩn, với các thông tin đã biết về bức
xạ theo TCVN 10802 (ISO 8769). Việc hiệu chuẩn thiết bị cầm tay phải tiến hành
phù hợp với các phương pháp hiệu chuẩn được quy định trong TCVN 7078-3 (ISO 7503-3), Phụ
lục D.
11 Hướng dẫn lấy mẫu
thử lau
11.1 Yêu cầu chung
Việc phát hiện và đánh giá nhiễm bẩn
phóng xạ bề mặt có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc nhiều mẫu thử
lau khô hoặc ướt.
Khi lấy mẫu thử lau từ các khu
vực lớn, cần chú ý đến các các nội dung sau đây.
a) Phác thảo đánh dấu khu vực cần lau bằng
dây hoặc băng, ví dụ, khu vực 100 cm2 đối với giá trị nhiễm bẩn
phóng xạ bề mặt, hoặc 300 cm2 đối với các giới hạn nhiễm bẩn phóng xạ
bề mặt[3]
b) Nếu sử dụng tác nhân làm ướt để làm ướt
vật liệu lau, thì không nên để tác nhân làm ướt này rò thấm ra khỏi vật liệu lau.
CẢNH BÁO - Vì nhiễm bẩn phóng xạ có thể
được hấp thụ vào cấu trúc của vật liệu lau hoặc có thể được che khuất bởi độ ẩm còn dư
lại, nên việc sử dụng tác nhân
làm ướt có thể dẫn đến việc đánh giá thấp mức độ nhiễm bẩn phóng xạ
trong trường hợp phóng xạ là alpha.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Cần phải lau nhẹ nhàng lên bề mặt cần
kiểm tra, bằng cách sử dụng đầu ngón tay hoặc, tốt nhất là bằng một dụng cụ hỗ
trợ.
e) Toàn bộ diện tích theo quy định cần
phải được lau.
f) Sau khi lấy mẫu, nếu sử dụng các
phương pháp đo khác ngoài phương pháp đếm nhấp nháy lỏng, thì vật liệu lau phải
được làm khô cẩn thận sao cho không để hoạt độ bị mất. Trong trường hợp chất nhiễm bẩn
phóng xạ là triti, đồng vị iốt hoặc các đồng vị bay hơi khác, thì phải bỏ qua
quy trình làm khô vật
liệu lau.
g) Phải hết sức thận trọng khi thao tác
với các vật liệu lau có nguy cơ (khả năng) bị nhiễm bẩn phóng xạ, để ngăn ngừa
nhiễm bẩn phóng xạ chéo.
11.2 Hướng dẫn lấy mẫu
nhiễm bẩn phóng xạ triti không bám chặt
Hướng dẫn đối với triti, nêu trong điều
này, cũng áp dụng
được đối với iốt hoặc các nhân phóng xạ bay hơi khác.
Phát hiện và đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ
triti không bám chặt phải được thực hiện bằng cách lấy mẫu lau ướt.
Trong trường hợp nhiễm bẩn phóng xạ triti ở dạng các hạt không hòa
tan trong hỗn hợp nhấp nháy lỏng (ví dụ: hydrua kim loại), thì chất liệu lau
khô có thể được sử dụng để phát
hiện triti.
Khi lấy mẫu thử lau cần chú ý đến các các
nội dung sau đây.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Trong trường hợp quy định cho phép diện
tích lau lớn hơn thì sử dụng diện tích cụ thể đó để lấy mẫu, và kích thước thực
tế đó sẽ được sử dụng để tính kết quả theo Điều 13; nên tránh lau các diện tích
rất lớn với một lần lau duy nhất, vì hệ số tẩy xạ sẽ giảm khi diện tích lau
tăng.
c) Khi lau vật liệu lau phải tỳ ép vừa
phải lên bề mặt cần lau, tốt nhất là bằng một dụng cụ hỗ trợ được thiết kế để đảm
bảo lực ép đồng đều và không đổi.
d) Toàn bộ diện tích 100 cm2,
hoặc diện tích lớn hơn, phải được lau hết.
e) Các vật liệu lau chưa sử dụng nên được
bảo quản trong không khí không có triti.
f) Khi lau, nên sử dụng găng tay dùng một
lần trong khi lau lấy mẫu bề mặt bị nhiễm bẩn phóng xạ cao; phải thay đổi găng
tay để tránh lây nhiễm chéo cho mẫu.
12 Quy trình đo
Phải tuân thủ các hướng dẫn vận hành thiết
bị được sử dụng để đo các mẫu lau.
Mức phông bức xạ trong khu vực đo các mẫu lau phải thấp và ổn định. Phải tuân
theo các yêu cầu sau đây.
a) Trước khi thực hiện đo các mẫu lau,
phải xác định tốc độ đếm phông bức xạ tại vị trí tiến hành đo.
b) Phải được kiểm tra tốc độ đếm phông bức
xạ theo thời gian để đưa vào tính toán khi mức bức xạ phông có thay đổi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Phải có được các hệ số hiệu chuẩn thiết
bị phù hợp đối với các nhân phóng xạ cần đo.
e) Các điều kiện về hình học trong quá
trình đo phải giống như các điều kiện đã sử dụng trong quá trình hiệu chuẩn thiết
bị. Đối với các thiết bị cầm tay, các điều kiện về hình học khi đo phải gần giống
với các điều kiện đã sử dụng trong quá trình hiệu chuẩn thiết bị; có thể sử dụng
một miếng đệm, loại có thể tháo ra lắp vào, cho mục đích này.
f) Đối với các phương pháp không phải là
kỹ thuật đếm nhấp nháy lỏng, thì vùng nhạy của detector phải lớn hơn mẫu lau.
g) Nếu cần đo mẫu lau có phát bức xạ alpha hoặc
beta, thì phải sử dụng bộ phân biệt xung alpha-beta.
Để đo các mẫu lau bằng kỹ thuật đếm nhấp
nháy lỏng, cần tuân thủ các yêu cầu sau đây.
a) Đối với các mẫu lau nước ướt, cần phải
có các loại hỗn hợp nhấp nháy thích hợp.
b) Mẫu lau triti cần được đặt vào lọ đếm đã chứa một
lượng thích hợp hỗn hợp nhấp nháy.
c) Các mẫu lau triti ướt phải được đặt
trực tiếp vào trong hỗn hợp nhấp nháy trong khoảng 20 min trước khi đếm, để tiếp
cận được sự phân bố cân bằng hoạt độ triti và thích nghi với bóng tối.
d) Cần phải cẩn thận là việc đưa mẫu lau
vào hỗn hợp nhấp nháy không gây ra
sự mất ánh sáng quá mức do khối lượng của vật liệu hoặc do các hiệu ứng tắt dần,
và không gây ra các đốm sáng giả do các tác nhân làm sáng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.1 Tính hoạt độ
trên một đơn vị diện tích
cho kết quả đo của các thiết bị lắp đặt
Sử dụng các thiết bị đã được lắp đặt, có
thể thu được hoạt độ trên một đơn vị diện tích của nhiễm bẩn phóng xạ không bám
chặt của bề mặt được lau từ kết quả đo hoạt độ của vật liệu lau. Đối với các
thiết bị lắp đặt, hoạt độ trên một đơn vị diện tích ar của nhiễm bẩn
phóng xạ không bám chặt tại bề mặt được lau, biểu thị bằng Bq.cm-2, liên quan tới
hoạt độ aW của mẫu lau,
được tính theo Công thức (1):
(1)
Trong đó
aw là hoạt độ đo được của
mẫu lau, tính bằng Bq;
Sw là diện tích bề mặt được
lau, tính bằng cm2;
εw là hiệu suất lau.
Xác định hiệu suất lau bằng thực nghiệm
đòi hỏi có thời gian và công sức. Thông
thường, sử dụng một giá trị thận trọng là 0,1 với giả định rằng chất liệu lau
chỉ lấy được 10 % lượng chất gây nhiễm bẩn phóng xạ không bám chặt hiện có[5].
13.2 Tính toán hoạt
độ trên một đơn vị diện tích cho
kết quả đo của thiết bị cầm tay
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ar = C(A)ind
· (ρg - ρ0) (2)
Trong đó
C(A)ind là hệ số hiệu
chuẩn hoạt độ, tính bằng Bq.cm-2/s-1;
ρg là tổng tốc độ đếm đo
được, tính bằng s-1;
ρ0 là tốc độ đếm phông bức xạ, tính bằng s-1.
13.3 Áp dụng ISO
11929
Việc tính toán các giới hạn đặc trưng
(ngưỡng quyết định, giới hạn phát hiện và giới hạn của khoảng tin cậy) theo ISO
11929 được nêu trong TCVN 7078-3 (ISO 7503-3), Phụ lục F.
14 Độ không đảm bảo của
mẫu lau
Độ không đảm bảo trong việc đánh giá mức
độ nhiễm bẩn phóng xạ từ các thử nghiệm mẫu lau là rất lớn và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm,
nhưng không giới hạn ở các yếu tố sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Áp lực ép lên chất liệu lau của người
lau;
- Diện tích khu vực được lau;
- Sự phân bố nhiễm bẩn phóng xạ;
- Độ xốp, thành phần hóa học, kết cấu và độ
sạch của bề mặt.
Tài liệu tham khảo [6] cho thấy hiệu suất
lau có thể khác nhau rất lớn và hầu như không thể đánh giá chính xác được. Độ
không đảm bảo trong hiệu suất lau cao hơn một bậc (cả chục lần) so với các độ
không đảm bảo khác trong phép đo. Do đó, trong thực hành đã chấp nhận một giá
trị hiệu suất lau thận trọng/bảo thủ là 10 %, mà về bản chất chỉ là một
"phỏng đoán tốt nhất".
15 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải phù hợp với các
yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025) và phải gồm các thông tin sau:
- Ngày;
- Địa điểm và vị trí;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Thiết bị được sử dụng, số sê-ri;
- Tham chiếu đến quy trình đo và đánh
giá được sử dụng;
- Viện dẫn tiêu chuẩn hiệu chuẩn được sử
dụng;
- Nhận dạng của mẫu;
- Các đơn vị biểu thị kết quả;
- Kết quả thử, ar ± u hoặc ar
± U, với giá trị k liên quan.
Thông tin bổ sung, mà nhiều thông tin
trong số đó là phù hợp với ISO 11929, phải được đưa vào vì lợi ích của người dùng, như sau:
a) Vật liệu lau (khô hoặc ướt);
b) Tác nhân làm ướt;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Hiệu quả lau, đối với đo gián tiếp
(đo được hoặc giả định);
e) Hiệu suất thiết bị, ngày hiệu chuẩn;
f) Nguồn tham chiếu: truy nguyên nguồn gốc
của kết quả hiệu chuẩn nguồn;
g) Thời gian đo mẫu và đo phông;
h) Thiết bị đọc mẫu lau;
i) Thiết bị đọc phông;
j) Ghi chú về mức độ nhiễm bẩn phóng xạ;
k) Các quan sát khác (sự xuất hiện của
phóng xạ bay hơi, v.v.);
l) Tên của người thực hiện;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
n) Ngưỡng quyết định và giới hạn phát hiện;
o) Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, có nhiều
cách khác nhau để trình bày kết quả:
1) Nếu nồng độ hoạt độ bề mặt ar
được so sánh với ngưỡng quyết định, phù hợp với ISO 11929, thì kết quả đo cần
phải thể hiện là ≤ ar*
khi kết quả thấp hơn ngưỡng quyết định;
2) Khi nồng độ hoạt độ bề mặt ar
được so sánh với giới hạn phát hiện, thì kết quả đo có thể được thể hiện là ≤ ar#
khi kết quả thấp hơn giới hạn phát hiện. Nếu giới hạn phát hiện vượt quá giá trị
khuyến cáo, thì phải lập thành tài liệu chỉ rõ phương pháp đo không phù hợp với
mục đích đo.
Thư mục tài liệu
tham khảo
[1] I.C.R.U. Report 75 Sampling for
radionuclides in the environment, Oxford University Press: Journal of the ICRU.
2006, 6 (1)
[2] U.S. NUCLEAR REGULATORY COMMISSION Multi-Agency
Radiation Survey and Site Investigation Manual (MARSSIM), Revision 1 Report
NUREG-1575, Rev.1; August 2000
[3] IAEA SAFETY STANDARDS SERIES No
SSR-6 Regulations for the Safe Transport of Radioactive Material - 2012 Edition
International Atomic Energy Agency, Vienna, 2012
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[5] J.D EAKINS, W. P HUTCHINSON The
Radiological Hazard from Triti Absorbed on Metal Surfaces Part 2: The
estimation of the Level of Triti Contamination on Metal Surfaces by Smearing
AERE-R-5988, 1969
[6] H. Jung, J.F. Kunze, J.D. Nurrenbern
Consistency and efficiency of standard swipe procedures taken on slightly
radioactive contaminated metal surfaces Health Phys. 2001 May, 80 pp.
S80-S88
[7] IAEA SAFETY REPORTS SERIES No 72
Monitoring for Compliance with Remediation Criteria for Sites International
Atomic Energy Agency, Vienna, 2012
[8] M.F. L’Annunziata Handbook of
Radioactivity Analysis Elsevier Academic Press, Third Edition, 2012
[9] TCVN 7870-1 (ISO 80000-1), Đại lượng
và đơn vị - Phần 1: Quy định chung;
[10] TCVN 7870-10 (ISO 80000-10), Đại
lượng và đơn vị - Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân;
[11] TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ
không đảm bảo đo - Phần 3: Hướng
dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995)
[12] TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99), Từ
vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)