Từ
các chiến lược cải thiện môi trường liên quan đến sản phẩm nêu trong Bảng A.1,
các mục tiêu môi trường được phát triển (xem 5.4 e). Ví dụ về các mục tiêu này
có thể bao gồm:
• giảm
lượng phát thải x %; nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng lên z %; giảm
trọng lượng y kg, v.v.;
• tăng
tỷ lệ chia sẻ xe ô tô đi làm trong thành phố lên x %;
• giảm
lượng vận chuyển cần thiết z % bằng cách cung cấp dịch vụ.
Có
thể đạt được quan điểm tổng hợp bằng cách đưa các yếu tố môi trường vào thiết kế
và phát triển khi cân nhắc các đánh đổi (xem 4.2 c).
CHÚ
THÍCH: Ví dụ về các đánh đổi có thể gặp:
1) Giữa
các yếu tố môi trường khác nhau: ví dụ, việc tối ưu hóa một sản phẩm để giảm trọng
lượng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tái chế của nó. Việc so sánh các
tác động môi trường tiềm ẩn liên quan đến từng phương án có thể giúp những người
ra quyết định tìm ra giải pháp tốt nhất.
2) Giữa
các lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội: Đây có thể là những lợi ích hữu hình
(ví dụ, chi phí thấp hơn, giảm thiểu chất thải), vô hình (ví dụ, tiện lợi) và cảm
xúc (ví dụ, hình ảnh). Ví dụ, làm cho một sản phẩm chắc chắn hơn có nhiều khả
năng sẽ kéo dài giai đoạn sử dụng và do đó, có thể có lợi cho môi trường bằng
cách giảm sử dụng tài nguyên lâu dài và chất thải tạo ra, tuy nhiên, nó cũng có
thể làm tăng giá thành sản phẩm ban đầu. Điều này có thể có ảnh hưởng về mặt xã
hội cũng như kinh tế.
3) Giữa
các yếu tố môi trường, kỹ thuật hoặc chất lượng: ví dụ như, các
quyết định thiết kế liên quan đến việc sử dụng một vật liệu cụ thể có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến độ tin cậy và độ bền lâu của sản phẩm, mặc dù điều này tạo
ra các lợi ích về môi trường.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trao
đổi thông tin là một yêu cầu của 5.6. Đó là vì trao đổi thông tin tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tạo ra các giải pháp khi nhiều bên liên quan cùng tìm đến một
mục tiêu chung là giảm tác động môi trường bất lợi tổng thể thông qua chuỗi giá
trị (xem Hình A.2).
Việc
trao đổi thông tin trở nên dễ dàng hơn do việc đưa vào áp dụng ngày càng tăng của
“chế tạo thông minh”, “các ngành được kết nối” và “quản lý vòng đời sản phẩm”
theo một định dạng tiêu chuẩn hóa. Các công nghệ như internet vạn vật và dữ liệu
lớn cho phép truyền thông trực tuyến trên toàn thế giới giữa các bên liên quan
trong chuỗi giá trị theo thời gian thực. Những công nghệ mới này có thể được sử
dụng không chỉ để nâng cao hiệu suất chế tạo mà còn để giảm các tác động xấu đến
môi trường trên một nền tảng liên tục trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.
Hình A.2 - Sơ đồ khái niệm hiển thị trao đổi thông tin và cộng
tác trong toàn bộ chuỗi giá trị
Phụ lục B
(tham khảo)
Lựa chọn các phương pháp và công cụ ECD
B.1 Tổng
quan
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Một
quy trình có cấu trúc để lựa chọn các phương pháp và công cụ ECD được mô tả như
sau nhằm đảm bảo lựa chọn được các phương pháp thích hợp.
Bước
1: Xác định, làm rõ và phân tích các nhu cầu cơ bản đối với việc sử dụng một
phương pháp hoặc công cụ ECD. Ví dụ, loại câu trả lời ECD nào được tìm kiếm là
gì và phương pháp hoặc công cụ được cho là sẽ được sử dụng nằm ở đâu trong quá
trình thiết kế, tức là trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn sau của
quá trình phát triển sản phẩm?
Bước
2: Xác định các tiêu chí tùy theo nhu cầu và mục tiêu đã mô tả. Mô tả tiêu chí
càng chi tiết và cụ thể càng tốt vì việc mô tả như vậy tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đánh giá phương pháp hoặc công cụ. Các tiêu chí tiềm năng cho một
phương pháp hoặc công cụ ECD là như sau:
1) dễ
áp dụng và thực hiện;
2) tạo
điều kiện thuận lợi cho công việc của người sử dụng để thực hiện các yêu cầu của
sản phẩm (xem 5.4);
3) giảm
rủi ro bỏ qua các yếu tố quan trọng trong thiết kế và phát triển;
4) đảm
bảo việc sử dụng phương pháp hoặc công cụ đó sẽ nâng cao hiệu quả của các nhiệm
vụ của người dùng.
CHÚ
THÍCH: Các điểm 2) và 3) ở trên liên quan đến mức độ phù hợp của một phương
pháp hoặc công cụ.
Bước
3: Xác định, phân loại và xếp hạng các tiêu chí này dựa trên nhu cầu, mục tiêu
cụ thể và tầm quan trọng tương đối của chúng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bước
5: Xác định (các) phương pháp hoặc công cụ nào nên sử dụng.
B.2
Ví dụ về các phương pháp và công cụ
B.2.1 Yêu cầu
chung
Có
nhiều loại phương pháp và công cụ khác nhau và tài liệu này không khuyến nghị bất
kỳ phương pháp ECD cụ thể nào. Các phương pháp và công cụ được liệt kê ở đây đã
được lựa chọn có tính đến các yếu tố sau:
• phổ
biến rộng rãi và được công nhận phổ biến;
• được
thiết kế để được sử dụng bởi các tổ chức thực hiện thiết kế và phát triển;
• được
hiểu và chấp nhận trên toàn cầu (không chỉ trong khu vực);
• không
quá hẹp cũng không quá chung chung về khả năng áp dụng của chúng đối với việc
cân nhắc các yếu tố môi trường.
B.2.2
Điểm chuẩn ECD
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.2.3 Danh sách kiểm tra và hướng dẫn ECD
Danh
sách kiểm tra ECD và các hướng dẫn là các công cụ đơn giản để đánh giá và ghi lại
các yêu cầu về hoạt động môi trường (xem 5.2) hoặc các tác động môi trường của
sản phẩm (xem 5.3). Có thể sử dụng các danh sách kiểm tra và hướng dẫn khác
nhau, ví dụ như để tập trung vào việc giảm thiểu vật liệu được sử dụng, giảm sử
dụng năng lượng và áp dụng tốt hơn các thành phần hoặc cụm lắp ráp sử dụng lại/tân
trang. Mặc dù chúng có thể được sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của ECD, nhưng
chúng thường có tác dụng lớn nhất trong những giai đoạn sớm nhất, vì đây là lúc
các sự đánh đổi khác nhau có thể dễ dàng đáp ứng nhất. Chúng cũng có thể được sử
dụng để xác minh rằng ECD đã được thực hiện cho một dự án.
B.2.4
Triển khai chức năng chất lượng môi trường
Triển
khai chức năng chất lượng môi trường (E-QFD) được sử dụng để liên kết một cách
có hệ thống các yêu cầu của các bên liên quan (xem 5.2) với các tham số môi trường
của sản phẩm (xem 5.4 b). Nó có thể được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau
trong ECD, chẳng hạn như để thay đổi các yêu cầu về môi trường của khách hàng
thành các tham số thiết kế, để thiết lập các giá trị mục tiêu để cải thiện môi
trường sản phẩm trong khoảng thời gian dài (xem 5.4 d), và giúp xác định và
đánh giá các yếu tố môi trường và các tác động tương ứng trong suốt vòng đời
(xem 5.3).
B.2.5
Đánh giá dựa trên LCT
Các
tác động môi trường của một sản phẩm có thể được ước tính bằng cách sử dụng nhiều
loại phương pháp và công cụ đánh giá khác nhau dựa trên LCT như phân tích hiệu ứng
môi trường (EEA) và đánh giá vòng đời (LCA). Việc đánh giá đầy đủ các tác động
môi trường do một sản phẩm gây ra được thực hiện theo các nguyên tắc được mô tả
trong ISO 14040. Kết quả có thể được áp dụng trong việc xác định và đánh giá
các yếu tố môi trường và các tác động tương ứng (xem 5.3), trong quá trình rà
soát và cải tiến liên tục (xem 5.5), và chia sẻ thông tin dọc theo chuỗi giá trị
(xem 5.6). Trên thực tế, kết quả của việc thực hiện đánh giá dựa trên LCT có thể
rất khác nhau vì chúng thay đổi rất nhiều dựa trên các giả định đã đưa ra và
phương pháp đánh giá được sử dụng. Do đó, nếu các sản phẩm được đánh giá bởi những
người hoặc tổ chức khác nhau, thì việc so sánh các phát hiện cần bao gồm việc
cân nhắc các giả định được đưa ra và phương pháp được sử dụng để đánh giá hoặc
phân tích.
B.2.6
Phương pháp và công cụ thiết kế và phát triển
B.2.6.1
Yêu cầu chung
Các
phương pháp và công cụ thiết kế và phát triển bao gồm những phương pháp và công
cụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn vật liệu và quy trình sản xuất,
cũng như những phương pháp và công cụ để phân tích tác động môi trường của các
phương án khác nhau.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.2.6.2
Phương pháp và công cụ lựa chọn vật liệu
Lựa
chọn vật liệu có thể là một bước quan trọng trong việc áp dụng ECD. Mục tiêu của
việc lựa chọn vật liệu tương thích với môi trường mà không làm tăng chi phí hoặc
làm giảm chức năng của sản phẩm có thể được hỗ trợ bằng việc sử dụng các phương
pháp và công cụ đánh giá tác động môi trường của vật liệu cũng như chi phí, hiệu
quả sử dụng tài nguyên và hiệu suất chức năng.
B.2.6.3
Phương pháp và công cụ đánh giá việc sử dụng lại, tháo
rời và tái chế
Các
phương pháp và công cụ đánh giá khả năng sử sử dụng lại, tháo rời và tái chế rất
hữu ích khi phát triển sản phẩm nhằm khiến chúng có thể sử dụng lại, tháo rời
và tái chế dễ dàng hơn. Sẽ rất hữu ích nếu sử dụng loại phương pháp hoặc công cụ
này khi thiết kế sản phẩm mới.
Thư mục tài liệu tham khảo
TCVN
13788:2023 (IEC 62430:2009), Thiết kế có ý thức về môi trường - Nguyên tắc,
yêu cầu và hướng dẫn
TCVN
13789:2023 (IEC 62474:2020), Công bố vật liệu dùng cho các sản phẩm của và
dùng cho ngành kỹ thuật điện
IEC
Guide 108, Guidelines for ensuring the coherency of IEC publications -
Application of horizontal standards (Hướng dẫn đảm bảo tính đồng nhất của các ấn
phẩm IEC - Áp dụng các tiêu chuẩn ngang)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ISO/IEC
Directives, Part 1, Consolidated ISO Supplement:2019, Procedures specific to ISO (Phần 1, Bổ sung ISO hợp nhất: 2019, Các
qui trình cụ thể cho ISO)
TCVN
6450:2007, Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động liên quan - Thuật ngữ chung và định
nghĩa
TCVN
ISO 9000:2015, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
TCVN
ISO 9001:2015, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
TCVN
ISO 14001:2015, Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
ISO
14006:2011, Environmental management systems - Guidelines for incorporating
ecodesign (Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn kết hợp thiết kế sinh thái)
TCVN
ISO 14020:2009, Nhãn môi trường và bản công bố môi trường. Nguyên tắc chung
TCVN
ISO 14040:2009, Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên
tắc và khuôn khổ
TCVN
ISO 14050:2015, Quản lý môi trường
- Từ vựng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TCVN
ISO 26000:2013, Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội
TCVN
6845:2011, Hướng dẫn giải quyết các vấn đề môi trường trong tiêu chuẩn sản
phẩm
ISO/IEC
Guide 73:2009, Risk management - Vocabulary (Quản
lý rủi ro - Từ vựng)
MỤC LỤC
Lời
nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện
dẫn
3 Thuật ngữ và định
nghĩa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5 Yêu cầu của ECD
6 Hướng dẫn thực
hiện ECD
Phụ
lục A (tham khảo) - Ví dụ về cách áp dụng ECD
Phụ
lục B (tham khảo) - Lựa chọn các phương pháp và công cụ ECD
Thư
mục tài liệu tham khảo