TIÊU CHUẨN
NGÀNH
10TCN
496:2002
CÔNG
TRÌNH KHÍ SINH HỌC NHỎ. PHẦN 5: YÊU CẦU VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
Small Size Biogas
Plant - Part 5: Requirements for Operation and Maintenance
(Ban hành kèm theo
Quyết định số: 21 /2002/QĐ/BNN ngày 21 tháng 3 năm 2002)
Tiêu chuẩn này áp
dụng cho các công trình khí sinh học nhỏ, đơn giản (thể tích phân huỷ [ 10 m3)
dùng để xử lý chất thải, sản xuất khí sinh học và phân hữu cơ với nguyên liệu
là các loại phân người, phân động vật và thực vật.
2.
Yêu cầu về khởi động
2.1 Kiểm tra chất lượng
công trình trước khi đưa vào hoạt động
Thiết bị khí sinh học
chỉ được đưa vào hoạt động sau khi đã được kiểm tra theo "10 TCN 495 -
2002. Công trình khí sinh học cỡ nhỏ - Phần 4: Tiêu chuẩn kiểm tra và nghiệm
thu" và đảm bảo các yêu cầu về kín nước và kín khí.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.2.1
Nguyên
liệu nạp phải có chất lượng tốt, không lẫn những tạp chất không phân huỷ được
như đất, cát, gạch, đá... hoặc khó phân huỷ như gỗ, mùn cưa... và những chất
độc hại cho vi khuẩn như thuốc sát trùng, xà phòng, bột giặt hoặc phân gia súc
có uống hoặc tiêm kháng sinh hay thuốc phòng bệnh.
2.2.2
Đối
với phân gia súc và gia cầm, có thể thu gom trước tối đa là 10 ngày và giữ ẩm,
tránh cho phân bị khô hoặc đã hoai. Nếu có điều kiện thì ngâm phân vào nước để
xử lý sơ bộ theo tỷ lệ 1 tới 3 lít nước cho 1 kg phân (1 ¸ 3 : 1).
2.2.3
Đối
với nguyên liệu thực vật như bèo tây, các cây thuỷ sinh, các cây phân xanh, rơm
rạ... cần được xử lý sơ bộ trước. Nguyên liệu cần được đập rập, băm nhỏ và đánh
đống theo từng lớp dầy khoảng 50 cm. Sau mỗi lớp cần tưới nước vôi, đổ một lớp
phân gia súc rồi xếp tiếp lớp sau. Khi đã hoàn thành việc xếp đống, cần che đậy
bên ngoài và tưới ẩm trong thời gian khoảng 7 tới 10 ngày về mùa hè và 15 tới
20 ngày về mùa đông.
2.2.4
Để
đảm bảo thiết bị nhanh chóng hoạt động và sản xuất đủ khí theo thiết kế, lượng
nguyên liệu nạp ban đầu cần đảm bảo ít nhất đạt 50% so với thiết kế.
2.3 Nạp nguyên liệu
2.3.1
Trước
khi nạp, nếu đã đậy cửa thăm thì phải mở van ống thu khí sao cho không gian
trong bể phân huỷ được thông thoáng với khí quyển bên ngoài.
2.3.2
Nếu
có dùng nguyên liệu thực vật thì phải nạp nguyên liệu thực vật đã xử lý sơ bộ
vào trước, sau đó nạp phân động vật, đảm bảo sao cho dịch phân ngập nguyên liệu
thực vật.
2.3.3
Với
phân đã được xử lý sơ bộ thì múc đổ thẳng vào bể phân huỷ. Với phân tươi thì
phải pha loãng và trộn đồng đều với nước theo tỷ lệ 1 tới 3 lít nước cho 1 kg
phân tươi (1 ¸ 3 :1), sau đó đổ vào
bể phân huỷ. Việc hoà trộn nên thực hiện ngay ở bể nạp bằng cách dùng một nút
đậy miệng ống lối vào lại rồi đổ phân và nước vào bể nạp. Lấy gậy đánh cho tan
phân ra và khuấy trộn để tạo thành dịch phân huỷ đồng đều. Sau đó mở nút đậy ra
cho phân xối mạnh vào bể phân huỷ.
2.3.4
Nếu
đủ phân thì nạp đầy tới mức thiết kế. Nếu không đủ phân thì tối thiểu cũng phải
nạp tới mức cao hơn miệng dưới của các ống đầu vào và đầu ra khoảng 10 cm.
Trong trường hợp này có thể pha loãng nguyên liệu hơn mức bình thường.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3.6
Sau
khi nạp nguyên liệu đã hoàn thành, đậy kín bể phân huỷ lại để đợi cho quá trình
phân huỷ kỵ khí sản sinh ra khí sinh học tiến triển.
2.3.7
Hàng
ngày phải khuấy đảo dịch phân huỷ bằng cách dùng một cái sào thọc sâu vào bể
phân huỷ qua ống đầu vào hoặc đầu ra và dịch chuyển mạnh sào lên xuống nhiều
lần. Nếu thiết bị có lắp bộ phận khuấy đảo thì sử dụng bộ phận này để khuấy
đảo. Mỗi lần khuấy đảo kéo dài khoảng 15 phút. Mỗi ngày khuấy đảo 2 lần.
2.3.8
Khi
không có điều kiện xử lý sơ bộ nguyên liệu trước ở ngoài, có thể dùng bể phân
huỷ làm nơi xử lý sơ bộ nguyên liệu rồi sau đó mới cho thiết bị hoạt động theo
điều kiện kỵ khí.
2.4 Đưa khí vào sử dụng
2.4.1
Để
kiểm tra xem khí đã cháy được chưa, nhất thiết phải đưa khí qua bếp và tiến
hành châm thử khí ở mặt đốt của bếp. Tuyệt đối không được châm lửa thử khí ngay
ở đầu ống dẫn khí gần bộ chứa khí.
2.4.2
Những
mẻ khí đầu tiên chưa cháy được, cần xả hết rồi lại tích khí mới.
2.4.3
Khi
khí bắt đầu bắt cháy là có thể sử dụng được. Nên dùng cho hết khí rồi lại tích
mẻ khí mới. Như vậy chất lượng khí sẽ nhanh chóng được cải thiện.
2.4.4
Ngọn
lửa lúc đầu có thể bay khỏi mặt đốt của bếp, để ổn định ngọn lửa cần đặt nồi
lên bếp rồi mới châm lửa.
3.
Yêu cầu về vận hành hàng ngày
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.1.1
Việc
nạp nguyên liệu bổ sung hàng ngày chỉ được tiến hành sau khi nạp ban đầu 2 tuần
nếu hoạt động của thiết bị tiến triển bình thường nghĩa là chất lượng và số
lượng khí ngày càng nâng cao.
3.1.2
Nguyên
liệu thực vật phải nạp từng mẻ. Phân nạp bổ sung hàng ngày.
3.1.3
Nguyên
liệu nạp hàng ngày phải đảm bảo các yêu cầu chất lượng tương tự như đã qui định
ở điều 2.2 đối với nguyên liệu nạp ban đầu.
3.1.4
Số
lượng nguyên liệu nạp hàng ngày không được vượt quá thông số thiết kế.
3.1.5
Phải
hoà trộn đều phân với nước pha loãng ở bể nạp theo tỷ lệ nước pha loãng tương
tự như qui định ở điều 2.3.3. Đảm bảo lượng cơ chất nạp không vượt quá giá trị
thiết kế. Cho phân chảy xối vào bể phân huỷ qua ống đầu vào.
3.2 Khuấy đảo dịch phân
huỷ
Hàng ngày phải khuấy
đảo dịch phân huỷ tương tự như qui định ở điềụ 2.3.7.
3.3 Sử dụng khí
3.3.1
Sử
dụng hết lượng khí sinh ra hàng ngày theo đúng các yêu cầu như qui định ở
"10 TCN 494 - 2002. Công trình khí sinh học cỡ nhỏ - Phần 3: Yêu cầu về
phân phối và sử dụng khí".
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.4 Sử dụng bã thải
3.4.1
Dịch
thải lỏng: dịch thải lỏng cần được lấy đi hàng ngày ở đầu ra với dung tích bằng
lượng nguyên liệu nạp bổ sung hàng ngày. Nếu dùng để tưới cây, cần pha loãng để
có nồng độ đạm thích hợp. Nếu cần lưu giữ lại thì phải chứa trong một bể kín để
tránh tổn thất đạm do bay hơi.
3.4.2
Bã
cặn đặc: khi lấy bã cặn đặc nằm lưu trong bể phân huỷ để bón cây thì phải phơi
nắng hoặc dùng vôi để diệt hết trứng ký sinh trùng rồi mới đem bón.
3.5 Theo dõi hoạt động
của thiết bị
3.5.1
Cần
theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị thông qua năng suất sinh khí. Năng
suất khí tụt xuống bất thường chứng tỏ đã có trục trặc xảy ra, cần phát hiện
nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
3.5.2
Năng
suất khí của thiết bị được đánh giá theo mức độ nổi cao của nắp chứa khí đối
với thiết bị nắp nổi và áp suất khí cực đại đối với thiết bị nắp cố định.
4.
Yêu cầu về bảo dưỡng
4.1 Bảo dưỡng hàng ngày
4.1.1
Nạp
nguyên liệu và lấy bã thải đi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.1.3
Đảm
bảo đủ nước ở gioăng nước của thiết bị nắp nổi và ở lớp đất sét gắn kín nắp của
thiết bị nắp cố định.
4.2 Bảo dưỡng định kỳ
4.2.1
Hàng
tháng
4.2.1.1
Làm
sạch bếp và các dụng cụ sử dụng khác.
4.2.1.2
Tháo
nước đọng ở bẫy nước đọng.
4.2.2
Hàng
năm
4.2.2.1
Sơn
lại mặt ngoài nắp chứa khí bằng thép đối với thiết bị nắp nổi theo thủ tục sau:
+
Tháo
bỏ mọi trọng vật đặt ở trên nắp.
+
Đóng
van khí, tích đầy khí vào nắp cho tới khi khí sủi bọt ra khỏi mép dưới nắp để
nâng nắp lên độ cao nhất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+
Dùng
nước rửa sạch mặt nắp.
+
Dùng
bàn chải sắt để đánh sạch rỉ.
+
Dùng
nước rửa sạch mặt nắp sau khi đánh rỉ và để cho khô.
+
Sơn
một lớp sơn chống rỉ những chồ bị rỉ nhiều.
+
Sơn
một lớp sơn chống rỉ toàn mặt nắp.
+
Sơn
phủ ngoài một lớp sơn màu sẫm.
+
Sơn
khô mới cho nắp hoạt động trở lại.
4.2.2.2
Lấy
bỏ váng và lắng cặn
Việc lấy bỏ váng và
lắng cặn có thể thực hiện hàng năm hoặc vài năm một lần tuỳ thuộc vào tình hình
hình thành váng và lắng cặn. Thông thường nên thực hiện mỗi năm một lần vào
cuối mùa thu để thiết bị hoạt động tốt vào mùa đông.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+
Mở
nắp của bể phân huỷ ra:
-
Đối
với thiết bị nắp nổi: Để cho nắp nổi lên tới vị trí cao nhất như khi sơn lại.
Mở van cho khí trong nắp thông với khí trời và từ từ nâng nắp và đưa ra khỏi bể
phân huỷ.
-
Đối
với thiết bị nắp cố định: Lấy lớp đất sét gắn kín nắp đi. Mở van cho khí trong
bể phân huỷ thông với khí trời rồi từ từ nhấc nắp và đưa ra khỏi bể phân huỷ.
-
Khi
mở nắp cần đặc biệt đề phòng cháy nổ và ngạt thở như qui định ở "10 TCN
497 - 2002. Công trình khí sinh học cỡ nhỏ - Phần 6: Yêu cầu về an toàn".
+
Đợi
cho khí sinh học thoát ra hết khỏi bể phân huỷ rồi mới tiến hành các công việc
tiếp theo.
+
Dùng
dụng cụ thích hợp để lấy bỏ váng.
+
Bơm
hoặc múc bớt khoảng hai phần ba dịch phân huỷ đi.
+
Dùng
dụng cụ thích hợp để lấy lắng cặn đi. Cần đặc biệt chú ý phòng ngạt thở như qui
định ở " 10 TCN 497 - 2002. Công trình khí sinh học cỡ nhỏ - Phần 6: Yêu
cầu về an toàn".
+
Đưa
thiết bị hoạt động trở lại như lần nạp ban đầu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66