Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4261:1986 về bảo vệ thực vật - thuật ngữ và định nghĩa

Số hiệu: TCVN4261:1986 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/07/1986 Ngày hiệu lực:
ICS:01.040.65, 65.020.20 Tình trạng: Đã biết

TT

Thuật ngữ

Định nghĩa

Khái niệm chung

1

Bảo vệ thực vật

Plant protection

Một ngành của sinh vật ứng dụng nghiên cứu xây dựng các cơ sở lý thuyết và phương pháp phòng ngừa giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra cho cây cối, đồng thời cũng là một ngành của sản xuất nông nghiệp ứng dụng các phương pháp đó.

2

Sinh vật hại cây

Noxious organism of plants

Sinh vật làm giảm số lượng khối lượng hoặc chất lượng nông sản

3

Sâu hại cây

Plant pest

Loại động vật có khả năng gây hại cây mà thiệt hại do nó gây ra đứng về mặt kinh tế cần phòng ngừa.

4

Bệnh cây

Plant disease

Sự phá hủy trao đổi chất bình thường của các tế bào, các cơ quan và toàn bộ cây xảy ra do ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh hoặc do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.

5

Chuẩn đoán bệnh cây

Plant disease diagnostics

Xác định nguyên nhân gây bệnh cây theo tổ hợp triệu chứng

6

Kiểm dịch thực vật

Plant quarantine

Theo TCVN 3937-84.

7

Vệ sinh thực vật

Phytosanitary

Các biện pháp nhằm giảm khối lượng hoặc tiêu diệt các sinh vật gây hại.

8

Dịch bệnh cây

Epiphytoty

Bệnh cây xảy ra hàng loạt

9

Dịch bệnh cục bộ địa phương

Enphytoty

Bệnh cây xảy ra hàng loạt trên cùng một địa phận hẹp và ít thay đổi trong nhiều năm.

10

Dịch bệnh toàn cầu

Panphytoty

Bệnh cây xảy ra hàng loạt trên một số nước hoặc lục địa

11

Vi sinh vật gây bệnh cây

Phytopatogane

Nhân tố gây bệnh cây do vi sinh vật

12

Bệnh vi khuẩn thực vật

Pant bacteriosis

Bệnh cây do vi khuẩn gây ra

13

Bệnh nấm thực vật

Plant mycosis

Bệnh cây do nấm gây ra

14

Bệnh virut thực vật

Plant virosis

Bệnh cây do virut gây ra

15

Bệnh tuyến trùng thực vật

Plant nematodosis

Bệnh cây do tuyến trùng gây ra

16

Độc tố của vi sinh vật gây bệnh

Phytopathogane toxin

Chất có cấu tạo hóa học khác nhau được tạo thành trong quá trình hoạt động sống bình thường của tác nhân gây bệnh

17

Tính kỵ nấm của đất

Soil fungistasis

Tính chất của đất làm cản trở sự nẩy mầm và phát triển của nấm gây bệnh cây.

18

Dạng chuyển hóa của vi sinh vật gây bệnh

Specific form of a phytopathogene

Dạng vi sinh vật gây bệnh cây có khả năng lây nhiễm bệnh cho một loại cây thuộc một họ nhất định.

19

Nòi của vi sinh vật gây bệnh

Race of a phytopathogene

Một bộ phận của một loài hoặc của một dạng tác nhân gây bệnh chuyên tính có khả năng lây nhiễm trên một giống cây nhất định của cây ký chủ.

20

Nòi đơn giản của vi sinh vật gây bệnh

Pure race of a hytopathogene

Nòi của vi sinh vật gây bệnh cây có một gien độc và nòi này có khả năng nhiễm bệnh cho một giống cây chỉ mang một gien kháng tương ứng.

21

Nòi phức tạp của vi sinh vật gây bệnh

Complex race of a phytopathogene

Nòi của vi sinh vật gây bệnh cây có nhiều gien độc và nòi này có khả năng xâm nhiễm giống cây có nhiều gien chống chịu tương ứng.

Sự lây nhiễm, sự cư trú trên cây và sự phân bố theo vùng đất đai của sinh vật gây hại

22

Sự nhiễm bệnh của cây

Plant infestation

Sự bắt đầu của bệnh kể từ lúc tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cây

23

Dự tính dự báo dài hạn sâu (bệnh) hại cây

Long-term forecast of a plant pest (disease)

Dự đoán số lượng, sự phân bố và thời gian xuất hiện của sâu (bệnh) sẽ xảy ra trong giai đoạn sinh trưởng của cây sắp tới trong một năm hoặc vụ tới

24

Dự tính dự báo ngắn hạn sâu (bệnh) hại cây

Short-term forecast of a plant pest (disease)

Dự đoán số lượng, sự phân bố và thời gian xuất hiện của sâu (bệnh) hại cây trong thời gian từ một số ngày đến một tháng

25

Dự tính dự báo nhiều năm sâu (bệnh) hại cây

Forecast of a plant pest (disease) for many years

Dự đoán số lượng, sự phân bố và thời gian xuất hiện của sâu (hoặc cường độ biểu hiện bệnh cây) từ hai năm trở lên

26

Thời kỳ ủ bệnh

Incubative period of a plant disease

Giai đoạn từ lúc tác nhân gây bệnh xâm nhập đến lúc triệu chứng bệnh biểu hiện

27

Sự phân bố của sâu (bệnh) hại cây

Spread of a plant pest (disease)

Sự phân bố các cá thể sâu (bệnh) hại cây trên địa bàn nhất định trong khoảng thời gian cụ thể

Số lượng sinh vật hại

28

Số lượng quần thể sâu hại

Pest population numbers

Số lượng cá nhân sâu hại trên một vùng mà quần thể cư trú

29

Mật độ quần thể sâu hại

Pest population density

Số lượng các cá thể sâu hại trên một đơn vị diện tích.

30

Sự biến động số lượng của sinh vật gây hại

Dynamics of a noxious organism population

Sự thay đổi số lượng vi sinh vật gây hại theo thời gian và không gian

31

Sâu hại cây phổ biến

Mass pest of plants

Loại sâu hại có số lượng ổn định hoặc có khả năng tăng số lượng, làm giảm số lượng hoặc chất lượng nông sản

32

Sự giảm số lượng sâu hại Depression of a pest population

Sự giảm số lượng sâu hại cùng với sự thu hẹp diện phân bố của sâu

33

Sự giảm bệnh cây

Depression of a plant disease

Bệnh phát triển nhẹ, không gây thiệt hại rõ rệt cho cây

34

Mức sinh sản thực tế của sâu

Actual pest fecundity

Sự sinh sản của sâu trong giai đoạn sống của nó

35

Tiềm năng sinh sản của sâu

Pest reproduction potential

Khả năng tăng số lượng của sâu trong một khoảng thời gian, trong vụ, trong một thế hệ

36

Mức độ nhiễm cỏ dại của đất

Weed infestation of soil

Số lượng hạt cỏ dại và các bộ phận sinh sản vô tính của nó trong đất được tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích

37

Mức độ nhiễm cỏ dại của ruộng gieo trồng

Weed infestation crops

Số lượng cỏ dại hoặc sinh khối của chúng trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

38

Mức độ nhiễm cỏ dại ban đầu của ruộng gieo trồng (đất, hạt giống)

Initial weed infestation of crops (soil seeds)

Mức nhiễm cỏ của đồng ruộng (đất, hạt giống) trước khi tiến hành các biện pháp phòng trừ.

39

Trữ lượng hạt cỏ dại trong đất

Reserve of weed seeds in soil

Số lượng hạt cỏ dại trong đất được tính trên một đơn vị diện tích.

Tác hại của các sinh vật gây hại và tính chuyên hóa của chúng

40

Tác hại của sinh vật hại

Harmfulness of a noxiou organism

Tác động tiêu cực của sinh vật hại đến cây hoặc đến diện tích gieo trồng.

41

Khả năng gây hại của sinh vật hại

Ability of a noxious organism to damage plants

Khả năng gây hại của một sinh vật đối với cây, làm cho cây chết hoặc làm giảm năng suất.

42

Ngưỡng thiệt hại kinh tế

Economic threshold of harmfulness

Mật độ quần thể gây hại làm thiệt hại cho cây mà ở mức đó tiến hành các biện pháp phòng trừ là hợp lý và có lợi

43

Tổn thất do sinh vật hại gây ra

Losses caused by noxious organisms

Chỉ số thiệt hại kinh tế hoặc kinh doanh tính bằng đơn vị tiền hoặc đơn vị hiện vật khác

44

Tổn thất thực tế do sinh vật hai gây ra

Actual losses caused by noxious organisms

Những thiệt hại do sinh vật hại gây ra trong điều kiện cụ thể.

45

Mức độ bị hại của cây Plant damage

Mức độ tác động của các sinh vật hại đối với cây được biểu thị bằng cấp hoặc %

46

Sự thiệt hại của cây

Plant damage

Số cây bị hại trên một đơn vị diện tích điều tra được tính bằng cấp hoặc %

47

Thang chia cấp mức độ bị hại của cây

Marking damage scale

Thang đánh giá mức độ bị hại của cây bằng mắt thường.

48

Tính chuyên hóa thức ăn của sinh vật gây hại

Nutritional adaptation of a noxious organism

Sự thích nghi của sinh vật gây hại đối với thức ăn trên một số cây nhất định hoặc các mô hay các bộ phận của chúng

Tính kháng và tính nhiễm của cây đối với sinh vật gây hại

49

Tính kháng của cây đối với sâu hoặc tác nhân gây bệnh

Plant resistance to a pest or a phytopathogene

Khả năng chống chịu của cây đối với các sinh vật gây hại

50

Tính kháng đơn giản

Oligogenic resistance of plant

Tính chống chịu của cây đối với các nòi sinh vật gây hại nhất định và chống lại do một số ít gien của cây

51

Tính kháng đa gien của cây

Polygenic resistance of plants

Tính chống chịu của cây không chuyên hóa đối với các nòi của sinh vật gây hại và chi phối được bởi nhiều gien của cây

52

Tính kháng theo độ tuổi

Age plant resistance

Tính chống chịu của cây đối với sinh vật gây hại được thể hiện chỉ ở tuổi cây nhất định.

53

Sức chống chịu của cây

Plant tolerance

Khả năng của cây trồng vẫn có thể cho năng suất (thu hoạch) trong trường hợp bị bệnh.

54

Giống tiêu chuẩn phân hóa nòi

Differentiator varieties

Một bộ tuyển loài hoặc các giống cây mà khi dựa vào kết quả bị bệnh của chúng người ta xác định được các nòi của tác nhân gây bệnh.

55

Tính nhiễm của cây

Plant susceptibility

Cây không có khả năng chống bệnh và hạn chế sự lây lan của tác nhân gây bệnh tạo nên sức hại của chúng đối với cây trồng nhất định.

56

Độc tính của vi sinh vật gây bệnh

Virulence of a phytopathogene

Toàn bộ các thuộc tính của tác nhân gây bệnh tạo nên sức gây hại của chúng đối với cây trồng nhất định

57

Tính xâm nhập của nấm

Aggressiveness of a phytopathogene

Khả năng sinh sản của nấm bệnh trong các mô của cây ký chủ mẫn cảm

58

Miễn dịch của cây đối với bệnh

Plant immunity to disease

Tính không nhiễm bệnh của cây đối với tác nhân gây bệnh.

59

Miễn dịch của cây đối với sâu

Plant immunity pests

Một tổ hợp các thuộc tính của cây làm loại trừ được tác hại của sâu đối với cây.

60

Tính miễn dịch bẩm sinh của cây

Inherent plant immunity

Khả năng chống chịu của cây đối với bệnh và sâu có thể di truyền cho thế hệ sau.

61

Phản ứng tự bảo vệ của cây

Plant protective reaction

Phản ứng của cây nhằm chống lại sự xâm phạm của tác nhân gây bệnh và hạn chế hoặc làm giảm khả năng xâm nhập đó.

62.

Ổ virut thực vật tự nhiên

Natural focus of a plant virus

Ổ nhiễm virut cố định của cây ngoài phạm vi hoạt động của con người trong quần thể sinh học tự nhiên

63

Cây chỉ thị

Indicator plant

Cây có phản ứng đặc biệt khi nấm xâm nhập vào nó hoặc bị tác động bởi các hoạt chất sinh học.

Hóa bảo vệ thực vật

64

Hóa bảo vệ thực vật

Chemical plant protection

Bảo vệ cây bằng các chất hóa học

65

Thuốc trừ dịch hại cây

Pesticide

Các chất hóa học dùng để trừ sâu bệnh và các đối tượng khác hại cây.

66

Thuốc trừ nhện

Acaricide

Chất hóa học dùng trừ nhện

67

Thuốc trừ rong rêu

Aegicide

Chất hóa học để trừ rong

68

Thuốc trừ cây hoang dại

Arborcide

Chất hóa học để trừ cây bụi, cây gỗ vô ích

69

Thuốc trừ rệp

Aphicide

Chất hóa học để trừ rệp

70

Thuốc diệt vi khuẩn

Bactericide

Chất hóa học để trừ vi khuẩn

71

Thuốc diệt giun

Vermicide

Chất hóa học để trừ giun

72

Thuốc trừ virut

Virusocide

Chất hóa học để trừ virut

73

Thuốc diệt cỏ

Herbicide

Chất hóa học để trừ cỏ

74

Thuốc trừ cỏ hòa thảo

Garminicide

Chất hóa học để trừ loại cỏ hòa thảo

75

Thuốc làm khô cây

Desiccant

Chất hóa học cùng làm khô cây trước khi thu hoạch nhằm cơ giới và giảm thiệt hại khi thu hoạch.

76

Thuốc làm rụng lá

Defoliant

Chất hóa học dùng để tỉa bớt lá cây trước khi thu hoạch nhằm rút ngắn giai đoạn chín sinh lý và thuận tiện cho việc thu hoạch bằng cơ giới

77

Thuốc trừ sâu

Insecticide

Chất hóa học để trừ côn trùng.

78

Thuốc trừ ấu trùng

Larvicide

Chất hóa học để trừ sâu non của côn trùng và nhện

79

Thuốc trừ ốc sên

Mollusticide

Chất hóa học dùng trừ ốc sên

80

Thuốc trừ tuyến trùng

Nematicide

Chất hóa học để trừ tuyến trùng

81

Thuốc diệt trứng

Ovicide

Chất hóa học để trừ trứng của côn trùng và nhện

82

Thuốc trừ chuột

Rodenticide

Chất hóa học dùng để trừ chuột.

83

Thuốc trừ nấm

Fungicide

Chất hóa học dùng để trừ nấm.

84

Thuốc trừ sâu và nhện

Insectoacaricide

Chất hóa học dùng để bảo vệ cây.

85

Thuốc hỗn hợp trừ nấm bệnh và côn trùng

Insectofungicide

Chất hóa học dùng để trừ sâu và trừ bệnh do nấm gây ra

86

Thuốc diệt dục

Chemosterilant

Chất hóa học để làm mất khả năng sinh sản của sâu

87

Miễn dịch hóa học thực vật

Chemical immunization of plants

Việc sử dụng chất hóa học để tạo ra những điều kiện bất lợi cho sự phát triển của các sinh vật gây hại.

88

Hóa trị liệu cho cây

Chemotherapy of plants

Sử dụng những thuốc hóa học cho xâm nhập vào các mô cây để tiêu diệt những sinh vật hại.

Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo đặc tính tác dụng đối với sinh vật hại

89

Thuốc trừ sâu đường ruột

Intestinal insecticide

Thuốc trừ sâu để diệt côn trùng bằng cách đưa vào cơ thể của chúng cùng với thức ăn

90

Thuốc trừ sâu tiếp xúc

Contact insecticide

Thuốc trừ côn trùng không tác động trực tiếp với chúng mà được xâm nhập qua lớp biểu bì da.

91

Thuốc trừ sâu nội hấp

Systemic insecticide

Thuốc trừ côn trùng có khả năng xâm nhập vào cây được phân bổ trong các mô cây và làm cho côn trùng chết.

92

Thuốc xông hơi trừ nhện và côn trùng

Insectoacaricide with fumigant action

Thuốc BVTV được chuyển hóa dưới dạng hơi hoặc khí làm cho côn trùng và nhện bị ngộ độc khi thuốc xâm nhập qua đường hô hấp.

93

Thuốc trừ cỏ tiếp xúc

Contact herbicide

Loại thuốc trừ cỏ diệt cây hoặc các bộ phận của nó khi tiếp xúc trực tiếp với cây

94

Thuốc trừ cỏ chọn lọc

Slective herbicide

Thuốc trừ cỏ diệt được một số loài cỏ mà không ảnh hưởng bất lợi đến những cây khác trong đó có các cây trồng.

95

Thuốc trừ cỏ không chọn lọc

Non-selective herbicide

Thuốc trừ cỏ diệt được tất cả các loại cỏ có trên diện tích phòng trừ.

96

Thuốc trừ cỏ nội hấp

Systemic herbicide

Thuốc trừ cỏ diệt cây bằng cách xâm nhập vào các mô của cây và phân tán theo các hệ thống mạch dẫn phá hoại các quá trình sinh lý

97

Thuốc ức chế nấm

Fungistatic product

Chất hóa học có khả năng kìm hãm sự phát triển của nấm.

Tác động độc hại của thuốc bảo vệ thực vật

98

Sự đối kháng của một loại thuốc bảo vệ thực vật

Pesticide antagonism

Việc làm giảm độc tính của một loại thuốc BVTV khi sử dụng hỗn hợp các loại thuốc khác

99

Hoạt chất của thuốc bảo vệ thực vật

Active ingredient of a pesticide

Chất hóa học có trong thành phần thuốc BVTV và có tác động độc hại đối với sinh vật hại.

100

Sự chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật

Pesticide detoxication

Làm cho thuốc BVTV chuyển thành những hợp chất hóa học không độc đối với sinh vật hại, đối với môi trường xung quanh và con người.

101

Sự chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật

Pesticide metabolism

Sự chuyển hóa của thuốc BVTV bên trong cơ thể sống

102

Ngộ độc cấp tính của sinh vật do thuốc bảo vệ thực vật

Acute poisoning of an organism by a pesticide

Sự phá hủy hoạt động sống của sinh vật hại dẫn đến nguy cơ tử vong bởi tác động nhất thời của thuốc BVTV.

103

Tính chống thuốc bẩm sinh của cơ thể sinh vật đối với thuốc bảo vệ thực vật

Acquired resistance to a pesticide

Tính chống chịu của sinh vật hại chống lại tác động bất lợi của thuốc BVTV khi sử dụng thuốc đều đều, liên tục.

104

Đặc tính tăng hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật

Pesticide synergism

Sự gia tăng tác động độc hại cộng hợp của hai hoặc nhiều loại thuốc BVTV khi sử dụng hỗn hợp chúng với nhau.

105

Khả năng hỗn hợp của thuốc bảo vệ thực vật

Pesticide compatibility

Khả năng dùng hỗn hợp 2 hoặc vài loại thuốc BVTV mà không ảnh hưởng xấu tới cây được bảo vệ và không làm giảm độc tố của thuốc đối với sinh vật hại.

106

Độ độc của thuốc bảo vệ thực vật

Pesticide toxicity

Đặc tính của thuốc BVTV bằng một lượng nhất định sẽ phá hủy được sự hoạt động sống bình thường của sinh vật hại và giết chết sinh vật đó.

107

Tính kháng thuốc của sinh vật đối với thuốc bảo vệ thực vật

Organism resistance to a pesticide

Đặc tính sinh học của sinh vật hại chống lại tác động xấu của thuốc BVTV

108

Sự ngộ độc mãn tính của cơ thể đối với thuốc bảo vệ thực vật

Chronic poisoning of an organism by a pesticide

Sự phá hủy hoạt động sống bình thường của sinh vật gây hại do kết quả tác động nhiều lần của thuốc BVTV ở lần gây chết.

Các chỉ tiêu định lượng về độc tính của thuốc bảo vệ thực vật

109

Liều lượng thuốc bảo vệ thực vật

Dose of a pesticide

Lượng thuốc có trong những đơn vị khối lượng được tính trên một đơn vị diện tích, thể tích hoặc khối lượng đối tượng thí nghiệm.

110

Liều an toàn của thuốc bảo vệ thực vật

Harmless dose of a pesticide

Lượng thuốc tối đa dùng một lần không ảnh hưởng độc hại với cơ thể sống

Ghi chú: Liều lượng này được biểu thị bằng tỷ lệ giữa đơn vị thuốc với đơn vị khối lượng sinh vật (mg/kg).

111

Liều gây chết của thuốc bảo vệ thực vật (LD100)

Lethal dose of a pesticide

Lượng thuốc tối thiểu khi sử dụng một lần sinh vật sẽ bị chết.

Ghi chú: Liều lượng này được biểu thị bằng tỷ lệ của các đơn vị thuốc với đơn vị khối lượng sinh vật (mg/kg).

112

Liều độc trung bình của thuốc bảo vệ thực vật (LD50)

Average lethal dose

Lượng thuốc khi sử dụng một lần sẽ tiêu diệt được 50% cá thể của một nhóm sinh vật cùng loài (mg/kg).

113

Liều dưới chí tử của thuốc bảo vệ thực vật

Sublethal dose of a pesticide

Lượng thuốc tối đa khi sử dụng một lần sẽ phá hủy chức năng của sinh vật gây hại mà không gây chết.

Ghi chú: Liều lượng này được biểu thị bằng tỷ số giữa đơn vị thuốc với đơn vị khối lượng sinh vật (mg/kg)

114

Dư lượng cho phép của hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật

Tolerant residue of a pesticide active ingredient

Lượng thuốc hữu hiệu tối đa và các hoạt chất trao đổi sinh học của nó còn lại trong các nông sản dự trữ hoặc chế biến, được các cơ quan bảo vệ sức khỏe của nhà nước cho phép

Ghi chú: Sản phẩm này khi sử dụng không độc đối với người và động vật

115

Liều kích thích

Stimulant dose of a pesticide

Lượng thuốc làm tăng hoạt động sống của sinh vật gây hại

116

Hệ số tích tụ của thuốc bảo vệ thực vật

Pesticide cumulation coefficient

Tỷ lệ liều lượng gây chết trung bình tổng hợp khi sử dụng nhiều lần cho một sinh vật với liều gây chết trung bình được sử dụng một lần.

Ghi chú: Hệ số có thể có 4 cấp

1. Tích tụ đột ngột, hệ số nhỏ hơn 1

2. Tích tụ rõ nét, hệ số = 1-3

3. Tích tụ vừa phải, hệ số = 3, 1-5

4. Tích tụ yếu, hệ số 5

Các phương pháp đánh giá độ độc và hiệu lực của thuốc BVTV

117

Khảo sát ban đầu một loại thuốc bảo vệ thực vật

Primary test of a pesticide

Đánh giá ban đầu độc tố của thuốc BVTV đối với các đối tượng kỹ thuật thực nghiệm trong phòng nhằm chọn lọc các loại thuốc có hiệu lực tốt.

118

Đối tượng khảo sát để đánh giá thuốc bảo vệ thực vật

Test object for a pesticide evaluation

Các loại động vật, thực vật bậc cao, nấm, vi khuẩn đưa vào thí nghiệm trong phòng để thử và đánh giá thuốc.

119

Định liều lượng thuốc bảo vệ thực vật

Dosing of a pesticide

Việc sử dụng một số lượng thuốc cho trước tính trên một đơn vị diện tích xử lý hoặc trọng lượng cơ thể động vật và thực vật.

120

Phương pháp thí nghiệm cá thể để đánh giá độ độc của thuốc bảo vệ thực vật

Individual method of a pesticide toxicity evaluation

Sử dụng cá thể các đối tượng thí nghiệm bằng số lượng thuốc BVTV để xác định lượng bị chết ở liều tương ứng.

121

Phương pháp thí nghiệm tập đoàn để đánh giá độ độc của thuốc bảo vệ thực vật

Serial method of the pesticide toxicity evaluation

Việc xử lý theo nhóm các đối tượng thí nghiệm bằng những lượng thuốc khác nhau để xác định lượng các chất ở liều tương ứng.

122

Hiệu quả sinh học sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Biological effectiveness of pesticide applications

Kết quả sử dụng thuốc BVTV trong điều kiện đồng ruộng được biểu thị bằng hệ số gây chết hoặc hệ số suy giảm mật độ sinh vật gây hại hoặc mức độ bị hại của cây do chúng gây ra.

123

Hiệu quả sản xuất của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Economic effectiveness of pesticide applications

Kết quả sử dụng thuốc BVTV trong điều kiện đồng ruộng được biểu thị bằng số khối lượng và chất lượng nông sản được bảo vệ.

124

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Economic effectiveness of pesticide applications

Giá trị của nông sản được bảo vệ an toàn về sâu bệnh, cỏ dại đã được khấu trừ toàn bộ những chi phí về thuốc và cho việc sử dụng thuốc đó.

125

Mức thuốc sử dụng

Pesticide consumption rate

Lượng hoạt chất hoặc thuốc thành phẩm được rải trên một đơn vị diện tích xử lý một đơn vị khối hoặc thể tích hay cho từng đối tượng.

Các dạng thuốc bảo vệ thực vật

126

Dạng thuốc phun bột

Pesticide dust

Thuốc thành phẩm dạng bột gồm những hạt nhỏ có kích thước từ 0,02 đến 0,06 mm dùng để phun

127

Dạng thuốc hỗn hợp

Composite pesticide

Thuốc BVTV gồm một hỗn hợp của 2 hoặc một vài thành phần hóa học có công dụng khác nhau mà tác dụng của thuốc hỗn hợp này rộng hơn so với từng loại trong hỗn hợp đó.

128

Dạng thuốc nhũ dầu đậm đặc

Pesticide emulsion concentrate

Thuốc thành phẩm dạng lỏng khi hòa nước sẽ chuyển sang dạng sữa.

129

Thuốc bột hòa nước

Wettable pesticide powder

Thuốc thành phẩm dạng bột khi hòa nước sẽ chuyển sang dạng huyền phù

130

Dạng thuốc hạt

Granular pesticide

Thuốc thành phẩm không phải ở dạng bột, hạt nhỏ, có kích thước từ 0,5 đến 5 mm.

131

Dạng thuốc hạt nhỏ

Small pelleted pesticide

Thuốc thành phẩm không thuộc ở dạng bột, hạt nhỏ có kích thước từ 0,1 đến 0,5 mm

132

Dạng thuốc bột rắn

Small grained pesticide

Thuốc thành phẩm dạng bột rắn, hạt có kích thước gần 0,1mm.

133

Thuốc thành phẩm

Formulation

Hợp chất gồm hoạt chất của thuốc và chất phụ gia có đặc tính lý hóa nhất định.

134

Bả độc

Poisoned bait

Sản phẩm có hoạt chất thuốc BVTV.

135

Thuốc xử lý hạt giống

Disinfectant

Thuốc BVTV dùng để xử lý hạt giống và các nguyên liệu dùng làm giống.

136

Thuốc xông hơi

Fumigant

Thuốc thành phẩm có khả năng phân hủy, (thải ra), loại hoạt chất ở dạng khí.

Phương pháp và kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

137

Băng tẩm thuốc

Autocidal belt

Một băng giấy hoặc nguyên liệu khác được xử lý thuốc trừ sâu đem buộc vào thân cây hoặc cành cây để trừ sâu

138

Tẩm hạt giống

Incrustation of seeds

Xử lý hạt giống bằng thuốc bột mà hạt phải được thấm nước để tạo một lớp thuốc mỏng bám vào hạt.

139

Sử dụng thuốc cục bộ (ổ dịch)

Local application of a pesticide

Sử dụng chọn lọc thuốc BVTV ở những nơi tập trung nhiều sinh vật gây hại hoặc ở những chỗ tiếp giáp nhiều nhất với ổ sâu bệnh.

140

Phun nước

Large-drop spraying with a pesticide

Phun thuốc cho cây bằng dung dịch khoảng 80% ở dạng hạt có kích thước 0,15 mm.

141

Phun sương

Small – drop spraying with a pesticide

Thuốc thành phẩm xử lý cho cây trong đó có 80% dung dịch ở dạng hạt nhỏ với kích thước 0,05-0,15mm.

142

Phun sương hạt nhỏ (phun mù)

Hight-dispers spraying with a pesticide

Xử lý cho cây bằng thuốc BVTV theo cách hòa tan hạt nhỏ kích thước = 0,025-0,125mm.

143

Phun lượng cực nhỏ

Ultra-low volume spraying

Phun loại thuốc nước nguyên chất không pha nước ở dạng hạt cực nhỏ mỗi ha 5 lít.

144

Xử lý hạt giống và cây giống bằng thuốc

Chemical disinfection of seeds (planting material)

Xử lý giống bằng thuốc thành phẩm

145

Xử lý giống ướt

Wet chemical disinfection of seeds (planting material)

Nhúng hạt giống hoặc nguyên liệu làm giống vào dung dịch thuốc sau đó ủ và để khô.

146

Xử lý giống ẩm

Moist disinfection of seeds (planting material)

Dùng một lượng nhỏ chất xử lý dạng nước để xử lý giống trong những thể tích chân không nhỏ.

147

Xử lý thấm ướt

Disinfection of seeds (planting material) with wetting

Giống được xử lý bằng cách dùng một lượng hóa chất lỏng (chất xử lý) không quá 1dm3/100kg sau đó sấy khô.

148

Xử lý giống theo phương pháp nhúng

Disinfection of seeds (planting material) by means of dipping

Nhúng giống vào dung dịch rồi hong khô.

149

Xử lý dài hạn trước khi gieo

Preliminary chemical disinfection of seeds (planting material)

Xử lý giống từ 2 đến 3 tháng hoặc lâu hơn trước khi gieo.

150

Xử lý nửa ướt nửa khô Slurry disinfection of seeds (planting material)

Dùng một lượng chất xử lý khoảng 1-4dm3 trên 100kg hạt giống để xử lý giống sau đó không phải sấy khô.

151

Xử lý khô

Dry disinfection of seeds (planting material)

Dùng loại thuốc bột không hòa nước để xử lý giống.

152

Xông hơi bằng thuốc bảo vệ thực vật

Fumigation with a pesticide

Dùng thuốc xông hơi để xử lý kho, hàng dự trữ, cây hoặc đất

153

Sử dụng thuốc dạng phun khói

Application of pesticide acrosoles

Sử dụng các loại thuốc ở trạng thái khói trong môi trường sống của sinh vật gây hại.

154

Biện pháp phòng ngừa bằng thuốc

Preventive application of pesticide

Dùng thuốc trước khi cây trồng bị nhiễm sâu bệnh.

155

Sự phát tán của thuốc

Drift of a pesticide

Sự di chuyển thuốc ra khỏi giới hạn diện tích được phun thuốc do các luồng không khí.

156

Phun thuốc trên toàn bộ diện tích

Overall spraying with pesticide

Cách phun thuốc sao cho dung dịch thuốc đã pha được rải đều trên diện tích gieo trồng

157

Phun thuốc theo hàng 

Band spraying with pesticides

Phun thuốc cho cây trồng sao cho dung dịch thuốc đã pha được phân bố theo các hàng của cây trồng.

158

Độ bám dính của thuốc bảo vệ thực vật

Ability of a pesticide to stick

Đặc tính của thuốc được giữ lại trên bề mặt được xử lý

159

Thời gian tác dụng của thuốc

Persistence of a pesticide

Khoảng thời gian từ sau lúc phun thuốc còn giữ được hoạt tính của nó đối với sâu bệnh.

160

Phun thuốc trừ cỏ trước khi gieo hạt

Pre-sowing application of a herbicide

Dùng thuốc trừ cỏ dại vào thời kỳ trước khi gieo hạt hoặc trước khi trồng.

161

Phun thuốc trừ cỏ dại trước khi cây mọc

Pre-emergence application of a herbicide

Dùng thuốc trừ cỏ sau khi gieo hạt và trước lúc nảy mầm

162

Phun thuốc trừ cỏ sau khi giống mọc mầm

Post-emergence application of a herbicide

Dùng thuốc trừ cỏ sau khi cây đã mọc mầm.

163

Khử trùng đất bằng loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc

Sterilization of soil with a non-selective herbicide

Dùng loại thuốc trừ cỏ hủy diệt với liều lượng có thể diệt trừ được triệt để trong một số năm.

164

Phun thuốc trừ cỏ trên toàn bộ diện tích

Overall spraying with herbicides

Phun thuốc trừ cỏ sao cho dung dịch thuốc đã pha được phân bố đều trên toàn bộ diện tích gieo trồng

165

Phun thuốc trừ cỏ theo băng

Band spraying with herbicides

Cách phun sao cho dung dịch thuốc đã pha được phân bố dọc theo các hàng cây trồng.

166

Sử dụng thuốc trừ cỏ có định hướng

Directed application of a herbicide

Cách phun thuốc trừ cỏ cho cây trồng trong thời kỳ sinh trưởng của chúng sao cho dung dịch thuốc không rơi trực tiếp lên cây.

Động thái và hậu quả của thuốc bảo vệ thực vật

167

Độ bền vững của thuốc trong môi trường

Persitence of a pesticide in the environment

Tính chất của thuốc BVTV còn được giữ lại khi bị các yếu tố của môi trường tác động.

168

Động thái của thuốc trong môi trường

Dynamics of a pesticide in the environment

Sự thay đổi về chất lượng và số lượng của thuốc do tác động của các yếu tố môi trường

169

Sự luân chuyển của thuốc trong môi trường

Circulation of a pesticide in the environment

Sự di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường do ảnh hưởng của các yếu tố sinh học và lý học

170

Dư lượng thuốc

Pesticide residue

Lượng thuốc BVTV còn lại trong các sản phẩm thức ăn (nông sản) và thức ăn gia súc sau khi dùng thuốc.

171

Dư lượng thuốc cho phép

Tolerance for pesticide residues

Lượng thuốc tối đa còn lại trong các thực phẩm và thức ăn gia súc không gây hại cho người và động vật nuôi

172

Tác động phụ của thuốc

Side-effect of a pesticide

Tác động trực tiếp và gián tiếp của thuốc đối với sự sống và hoạt động của sinh vật hại và sinh vật có ích

173

Hậu quả của thuốc

Residual effect of a pesticide

Sự hạn chế hoặc thúc đẩy hoạt động sống của hàng loạt thế hệ sinh vật do ảnh hưởng độc của thuốc dưới liều gây chết

174

Hậu quả của dư lượng thuốc trừ cỏ

Residual effect of a herbicide

Ảnh hưởng có hại hoặc có lợi của việc dùng thuốc trừ cỏ trong những năm trước đối với tình trạng của cây trồng, đất và mức độ nhiễm cỏ dại trong thời gian hiện tại do dư lượng thuốc.

Biện pháp sinh học bảo vệ thực vật

175

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật

Biological preparation (microbiopreparation)

Loại thuốc trong đó vi sinh vật hoặc sản phẩm do quá trình hoạt động sống của nó là chất hữu hiệu

176

Thiên địch

Natural enemy of a plant pest

Sinh vật có thể tiêu diệt hoặc làm giảm hoạt động sống của sinh vật hại

177

Thể ăn nhện

Acariphage

Loại sinh vật ăn nhện hại cây

178

Thể ăn vi khuẩn

Bacteriophage

Vi rút gây bệnh cho vi khuẩn

179

Thể ăn thực vật

Phytophage

Sinh vật ăn cây

180

Thể có ích ăn thực vật

Beneficial phytophage

Sinh vật ăn cỏ dại

181

Thể ăn côn trùng

Entopophage

Sinh vật ăn côn trùng

182

Sự ăn thêm của thể ăn côn trùng

Additional feeding of an entomophage

Tính ăn thêm của thể ăn côn trùng ở pha trưởng thành

183

Khả năng chọn lọc của thể ăn côn trùng

Selective capacity of an entomophage

Tính ưa ăn côn trùng của một số thể ăn côn trùng đối với một loài côn trùng khác hoặc sau đó ở một giai đoạn phát triển nhất định.

184

Hoạt tính ký sinh của thể ăn côn trùng

Parasitic activity of an entomophage

Khả năng phát hiện và gây hại cho côn trùng của thể ăn côn trùng.

185

Khả năng tìm mồi của thể ăn côn trùng

Learching capacity of an entomophage

Khả năng tìm kiếm côn trùng của thể ăn côn trùng trong các điều kiện sống khác nhau.

186

Hoạt tính sinh học của thể ăn côn trùng

Biological activity of an entomophage

Khả năng phát hiện và tiêu diệt côn trùng của thể ăn côn trùng.

187

Nhập nội các thể ăn côn trùng

Introduction of entomophages

Sự đưa các thiên địch vào các vùng chưa có chúng.

188

Tính thích nghi khí hậu của thể ăn côn trùng

Acclimatization of an entomophage

Sự thích nghi của thể ăn côn trùng nhập nội đối với điều kiện sinh tồn mới.

189

Sự chuyển chỗ trong vùng của thể ăn côn trùng

Intra-area translocation of an entomophage

Sự chuyển chỗ của thể ăn côn trùng từ nơi này sang nơi khác trong giới hạn của vùng.

190

Phương pháp thả hàng loạt thể ăn côn trùng

Method of the mass release of entomophages

Thả nhiều lần một lượng lớn thể ăn côn trùng nhằm làm giảm sâu hại

191

Hỗ trợ các thể ăn côn trùng

Assistance to entomophages

Tạo điều kiện đảm bảo sự tồn tại và tích lũy của thể ăn côn trùng.

192

Vi sinh vật gây bệnh côn trùng

Entomopathogenic microorganism

Vi sinh vật gây bệnh cho các côn trùng.

193

Bệnh tắc bó mạch

Septicemia

Loại bệnh kéo theo sự tràn ngập các mô và các bộ phận của cây ký chủ do vi sinh vật gây ra.

Thuật ngữ chung về sinh học dùng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

1

Bệnh Actinomyces

Actinomycosis

Bệnh hại do xạ khuẩn gây ra

2

Actinomyces

Actinomycete

Các xạ khuẩn thường gặp trong đất và có cấu tạo dạng sợi kiểu chuỗi mà vách ngăn của nó chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.

3

Sự đối kháng

Antagonism

Mối quan hệ giữa các sinh vật trong đó loại sinh vật này làm giảm sự phát triển hoặc giết chết các sinh vật khác.

4

Chất kháng sinh

Antibiotic

Chất do vi sinh vật, động vật hoặc thực vật có khả năng ức chế sự sinh trưởng hoặc tiêu diệt các vi sinh vật.

5

Chất gây ngán

Antifeeding

Chất làm giảm sức ăn của côn trùng

6

Vùng thiệt hại

Area of harmfulness

Một phần vùng phân bố của một loài mà ở đó có biểu hiện sự thiệt hại.

7

Vùng phân bố của một loài

Area of a species

Vùng trong đó có một loài phân bố

8

Chất dẫn dụ

Attractant

Chất có mùi, vị hấp dẫn động vật

9

Nông sinh quần

Agrobiocenosis

Quần thể sinh vật có trong đất nông nghiệp.

10

Bệnh Aspergillus

Aspergillosis

Loại bệnh do loài nấm Aspergillus gây ra

11

Sinh quần

Riocenosis

Cộng đồng thực vật và động vật được hình thành trong quá trình lịch sử bảo đảm sự tuần hoàn vật chất và có khả năng tự điều chỉnh.

12

Kiểu sinh học

Biotype

Tập đoàn các cá thể có cùng một loại gien.

13

Kiểu sinh thái

Ecotype

Nhóm kiểu sinh học trong phạm vi một loài thích ứng về mặt di truyền đối với môi trường nhất định.

14

Sự đồng phát triển ký sinh và ký chủ

Synchronism of host and parasite development

Sự thích ứng về mặt sinh học của chu kỳ phát triển của ký sinh đối với chu kỳ phát triển của ký chủ.

15

Tuyến trùng

Nematodes

Những loài tiêu biểu của lớp giun tròn có dạng gây bệnh cho động vật và thực vật

16

Thể ăn động vật

Zoophaga

Sinh vật ăn động vật

17

Thể ăn thịt

Predator

Sinh vật sống hoang dã ăn động vật sau khi đã giết chết nó.

18

Mồi của thể ăn thịt

Prey

Sinh vật làm thức ăn cho thể ăn thịt

19

Sự lây nhiễm

Infestation

Sự xâm nhập của sinh vật gây bệnh trong môi trường

Ghi chú: Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, bào tử nấm có trong không khí.

20

Nguồn bệnh ban đầu

Initial infection reserve

Lượng bào tử hoặc các dạng vi sinh vật gây bệnh khác có khả năng gây bệnh

21

Cỏ dại học

Herbology

Khoa học nghiên cứu về cỏ dại và phương pháp trừ cỏ

22

Ký sinh bậc 2

Hyperparasite

Loài sinh vật phát triển được nhờ ký sinh bậc 1.

23

Hoocmôm

Hormone

Chất có hoạt tính sinh học cao tiết ra từ bên trong sinh vật và điều hòa các chức năng quan trọng của nó

24

Sự xâm nhập của sâu hại

Pest invasion

Sự đột nhập của sâu hại mô cây hoặc mô động vật và sự xuất hiện của sâu trên lãnh thổ mới, sau đó sinh sản hàng loạt.

25

Chế phẩm vi khuẩn

Bacterial preparation

Chế phẩm mà chất hữu hiệu là vi khuẩn hoặc các sản phẩm trong quá trình hoạt động của nó.

26

Chế phẩm virut

Virus preparation

Chế phẩm vi sinh vật gồm các virut hoặc các độc tố của virut gây bệnh đối với các sinh vật hại.

27

Chế phẩm nấm

Fungal preparation

Chế phẩm vi sinh vật trong đó nấm và độc tố của nó là chất hữu hiệu.

28

Chất ức chế

Inhibitor

Chất làm giảm hoặc ngừng quá trình phản ứng hóa học đồng thời cũng là chất làm ngưng quá trình sinh học.

29

Thể gây bệnh

Inoculum

Vật liệu truyền nhiễm bệnh được dùng để lây bệnh nhân tạo

30

Tiêm chủng bệnh

Inoculation

Truyền vi sinh vật gây bệnh vào trong cơ thể sinh vật

31

Nguồn bệnh

Source of infection

Nguồn bệnh ban đầu hoặc môi giới truyền bệnh tự nhiên tạo điều kiện cho bệnh tái phát.

32

Nền nhiễm bệnh

Infection background

Khả năng làm tăng sự nhiễm bệnh cho cây nhằm đánh giá tính chống bệnh của chúng.

33

Ổ nung bệnh

Latent focus of infection

Ổ nhiễm bệnh tiềm tàng không biểu hiện triệu chứng bệnh bên ngoài.

34

Lượng xâm nhiễm

Infection level

Số lượng VSV gây bệnh ban đầu có trên một cơ thể tích nhất định của môi trường mới có thể phát bệnh được.

35

Tốc độ xâm nhiễm

Infection rate

Số lượng mô, bộ phận cây hoặc cây bị nhiễm bệnh trong một đơn vị thời gian.

36

Sự di chuyển của sâu hại Pest migration

Sự di chuyển của sâu hại đôi khi xảy ra hàng loạt có liên quan với sự thay đổi trạng thái sinh lý hoặc các điều kiện môi trường.

37

Vi khuẩn diệt nấm

Mycolitic bacterium

Vi khuẩn có khả năng phá hủy sợi nấm.

38

Vi khuẩn dạng tinh thể

Chrystallophorous bacterium

Các trực khuẩn của nhóm Bacitboringiensis có khả năng tạo ra những khối tinh thể.

39

Mycoplasms

Mycoplasm organism

Một sinh vật gần như dạng vi khuẩn, khác vi khuẩn là không có thành tế bào cứng, khác virut là có cấu tạo tế bào, có 2 dạng axit nucle và có khả năng sinh sản trên môi trường nhân tạo.

40

Quần thể vi sinh vật

Microbiocenosis

Những quần thể sinh vật có nguồn gốc thực vật và động vật.

Ghi chú: Chúng tập hợp lại thành các nhóm vi sinh vật sau: vi khuẩn, nấm, actinomices, tảo hạ đẳng, động vật nguyên sinh.

41

Bộ vi bào tử

Microporidia

Lớp động vật đơn giản nhất ký sinh bên trong có các bào tử đơn bào, có 1 tiêm mao dài, các bào tử này xâm nhập vào ký chủ qua khoang thân.

42

Phân lập đơn bào tử

Monosporous isolate

Nấm được nuôi cấy tinh khiết từ một bào tử.

43

Vật mang nguồn bệnh

Carrier of a pathogene

Sinh vật là môi trường thức ăn của nấm bệnh và trong trường hợp đó không phải lúc nào cũng gây các triệu chứng bệnh bên ngoài.

44

Hiện tượng ký sinh

Parasitism

Một dạng có quan hệ khác loài có đặc tính sử dụng một sinh vật sống khác để làm nguồn thức ăn và môi trường sống

45

Hiện tượng đồng ký sinh

Multiparasitism

Hiện tượng ký sinh của một vài loài ký sinh trong ký chủ.

46

Ký sinh

Parasite

Sinh vật sử dụng một phần hoặc toàn bộ những sinh vật sống khác để làm môi trường sinh sống và nguồn thức ăn cho chúng.

47

Ký sinh bắt buộc

Obligatory parasite

Loại ký sinh không có khả năng sống ngoài ký chủ, mô bào và tế bào ký chủ.

48

Ký sinh không bắt buộc

Facultative parasite

Một sinh vật phát triển trong các mô đã chết nhưng trong những điều kiện nhất định sinh vật đó sống như một ký sinh.

49

Mức nhiễm hại do các ký sinh

Parasitism level

Số lượng cá thể bị nhiễm ký sinh trong quần thể ký chủ.

50

Môi giới truyền bệnh

Vector of a disease

Sinh vật truyền bệnh bằng cách mang nhân tố gây bệnh từ cây bị bệnh sang cây khỏe.

51

Tính đa dạng

Pleomorphism

Đặc tính của sinh vật phát triển trong cá thể nhiều hơn ở một giai đoạn hình thành bào tử hoặc một dạng tồn tại

52

Tính đa hình

Polymorphism

Tính chất không đồng nhất của loài về kiểu gen và kiểu hình thái

53

Quần thể

Population

Một nhóm cá thể của một loài thực vật và động vật chiếm một phần khu phân bố của loài và có đặc tính chuyên hóa về kiểu gen và hiện tượng học.

54

Nguồn dự trữ sâu hại

Pest reservation

Những ổ sinh sống cố định của các cá thể một loài để đảm bảo toàn quần thể.

55

Chất xua đuổi

Repellent

Một chất mà mùi vị của nó xua đuổi được động vật.

56

Rikettxin

Rickettsiae

Vi khuẩn chỉ có thể sinh sản trên tế bào ký chủ.

57

Bệnh Rikketxin

Rickettsicsis

Một loại bệnh do Rikketxin gây ra

58

Bệnh hóa hạt do virut

Granulosis

Côn trùng bị bệnh do virut có đặc tính tạo ra những chất ở dạng hạt trong các tế bào mô ký chủ

59

Bệnh tằm vôi

Muscardinosis

Bệnh do nấm Muscardin của lớp Deuteromycetes gây ra

60

Poliedros

Polyhedrose

Côn trùng bị bệnh do virut có đặc tính cấu tạo ra những khối nhiều cạnh trong các tế bào mô ký chủ.

61

Bệnh nấm Fusarium

Fusariose

Bệnh do nấm thuộc giống Fusarium gây ra

62

Bệnh nấm Cephalospori

Cephalosporiose

Bệnh do nấm thuộc giống Cephalosporium gây ra

63

Bệnh nấm Entomophthoros

Entomophthorosis

Bệnh do nấm thuộc giống Entomophtora gây ra

64

Bệnh Protozoonos

Protozoonosis

Bệnh do loại động vật hạ đẳng gây ra.

65

Tính chuyên hóa của sinh vật

Adaptation of an organism

Sự thích ứng của sinh vật đối với những điều kiện nhất định của môi trường để tồn tại

66

Cỏ dại

Weed

Một loại cây ngoài ý muốn có lẫn trong diện tích của các cây được gieo trồng

67

Nơi ẩn trú

Survival habitat

Nơi sinh sống của những cá thể một loài đảm bảo cho chúng sống sót thuận lợi cho tới lúc chúng di chuyển sang cây trồng

68

Chất triệt sản

Sterilants

Các chất hóa học có nhiều nguồn khác nhau, khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật sẽ làm mất khả năng sinh sản của nó.

69

Chất kích thích

Stimulator

Chất hóa học có nguồn tự nhiên khác nhau có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh lý sinh hóa.

70

Nền thức ăn

Substrate

Môi trường thức ăn mà trên đó hoặc trong môi trường đó có sinh vật sống.

71

Khả năng sinh độc tố

Toxicogenity

Khả năng sinh độc tố gây hại cho cây trồng và động vật.

72

Phermon

Phermone

Hoạt chất sinh học do côn trùng tiết ra và tiết ra môi trường xung quanh gây phản ứng đối với côn trùng loài đó.

73

Chất Phytoalecxin

Phbtoalecxine

Chất kháng sinh được tạo ra do kết quả tác động qua lại giữa tế bào ký chủ và nấm gây bệnh, là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nấm ở chỗ đã bị bệnh.

74

Chất phytoxid

Phytoncide

Chất hóa học do thực vật thượng đẳng tiết ra có thể ức chế được sự phát triển của vi sinh vật.

75

Ký chủ

Host of a parasite

Sinh vật sống là nguồn thức ăn là môi trường và phát triển của một sinh vật khác.

76

Phản ứng bảo vệ của ký chủ

Defensive reaction of a host to a parasite

Phản ứng của sinh vật ký chủ để phòng thủ tác động của ký sinh đối với nó.

77

Dòng thuần vi sinh vật

Pure culture

Vi sinh vật được nuôi cấy thuần khiết trên môi trường thức ăn.

78

Stamm

Strain

Dòng virus có tính đồng nhất về di truyền được chọn lọc theo đặc điểm chuyển hóa.

79

Độc tố ngoại tiết

Exotoxine

Độc tố do các nấm bệnh tiết ra môi trường xung quanh ở thời kỳ hoạt động sống.

80

Ngoại ký sinh

Ectoparasite

Ký sinh sống trên biểu bì thân ký chủ

81

Nội ký sinh

Endoparasite

Ký sinh sống bên trong khoang mô và các tế bào ký chủ.

82

Độc tố nội tiết

Endotoxine

Độc tố được hình thành bên trong các tế bào nấm bệnh và tiết ra môi trường xung quanh sau khi nấm bệnh chết.

83

Bệnh dịch động vật

Động vật bị bệnh hàng loạt do hoạt động của nấm bệnh

84

Ổ dịch động vật

Artificial focus of epizooty

Ổ bệnh được hình thành do cách truyền bệnh cục bộ vào môi trường thức ăn của ký chủ sau đó lan truyền tiếp.

85

Dịch động vật nhân tạo ở sâu hại

Artifieal epizooties

Dịch bệnh xảy ra do việc vận chuyển nguồn bệnh đến những nơi sinh sống của loài gây hại động vật.

86

Etiologi (bệnh nguyên học)

Etiology

Khoa học nghiên cứu về các nguyên nhân gây bệnh

87

Etologi

Ethology

Khoa học nghiên cứu về tập tính của sinh vật

88

Epifitotiologi

Epiphytotiology

Khoa học nghiên cứu dịch bệnh.

89

Vật hoại sinh

Saprophyte

Một sinh vật dùng nguồn thức ăn đã hoại hủy (chết) có nguồn gốc hữu cơ.

90

Vật hoại sinh tự do

Facultative saprophyte

Loại sinh vật phát triển trong các mô sống nhưng ở điều kiện nhất định sẽ sống hoại sinh

91

Thực vật biểu sinh

Epiphyte

Loại sinh vật sống trên bề mặt của cây đôi khi ký sinh lên chúng

92

Cây ký chủ

Host plant

Thực vật là nguồn thức ăn là môi trường sống và phát triển đối với vật gây hại.

93

Thực vật nội sinh

Endophyte

Sinh vật sống bên trong cây

94

Sự cảm nhiễm qua lại của thực vật

Plant allelopathy

Khả năng của cây tiết ra hoạt chất sinh học làm ảnh hưởng bất lợi hoặc có lợi đối với loài cây khác.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4261:1986 về bảo vệ thực vật - thuật ngữ và định nghĩa do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.314

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.105.155
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!