1 Vị trí A (ở lúc bắt đầu
rơi)
2 Vị trí B (treo lơ lửng
sau khi rơi)
3 Đường đi bộ
4 Dây treo
5 Dụng cụ hấp thụ năng lượng
(đã kéo dài)
|
6 Nền đất/vật cản đáng kể gần nhất
7 Chiều dài dây treo
+ đoạn giãn của thiết bị hấp thụ năng lượng
8 Đoạn giãn dây đỡ + khoảng cách giữa
điểm liên kết và bàn chân
9 Khoảng trống an toàn
|
Điểm liên kết với PTBVCN phải ở vị trí
cao hơn
hoặc
bằng với KKTDYC.
Hình 6 - Ví dụ
về khoảng không tự do yêu cầu (KKTDYC) bên dưới vị trí
của neo với PTBVCN
4. Phân loại dụng cụ
neo và hệ thống neo
4.1. Loại A
4.1.1. Loại A1
Loại A1 gồm các dụng cụ neo được thiết
kế để gắn chặt vào
các bề mặt thẳng đứng,
nằm ngang hoặc nghiêng như là tường, cột hoặc dầm đỡ. Xem Hình 8.
4.1.2. Loại A2
Loại A2 gồm có các dụng cụ neo được thiết
kế đồ gắn chặt vào các mái
dốc. Xem Hình 11.
4.2. Loại B
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này không có loại “C” hoặc “D”. Hai loại
này sẽ được đề cập trong
TCVN 8206 (ISO 16024).
4.3. Loại E
Loại E gồm có các dụng cụ neo
tải trọng để sử dụng trên các bề mặt nằm ngang. Trong tiêu chuẩn này, bề mặt nằm
ngang là bề mặt không lệch quá 5°
so với đường nằm
ngang. Xem Hình 13.
5. Yêu cầu
5.1. Yêu cầu chung về
thiết kế
5.1.1. Dụng cụ neo phải được thiết kế để chịu được một
lực ít nhất là 12 kN (2
697 lb.f) theo tất cả các hướng
mà một lực có thể tác dụng
trong khi chống rơi ngã.
5.1.2. Điểm liên kết với PTBVCN phải được thiết kế
sao cho phù hợp với phương tiện bảo vệ cá nhân và phải đảm bảo phương tiện bảo
vệ cá nhân đã được kết nối
chính xác, không bị tách rời
ngoài ý muốn.
Phải lưu ý đặc biệt đến hình dạng của
các điểm liên kết với PTBVCN, để đảm bảo chúng tương thích với các loại bộ phận nối sẽ được
sử dụng cùng.
a) Bộ phận nối phải có khả năng ăn khớp dễ
dàng và tự do với điểm neo mà không cần tác dụng một lực nào.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sự đóng kín của cơ cấu cổng này và khóa
phải tự hãm chắc chắn sau khi đã kết nối để
tránh sự tách rời ngoài ý muốn sau đó
giữa bộ phận nối và điểm neo.
c) Khi đã nối được hoàn toàn với
một bộ phận nối kiểu móc nối hoặc bộ phận nối kiểu móc khóa, bộ phận nối phải
được kéo ở bên trong điểm neo để đảm bảo rằng mặt tỳ dự kiến của bộ phận
nối tỳ lên trên bề mặt tỳ dự kiến của điểm
neo. Cơ cấu cổng của
móc nối hoặc móc khóa không được tỳ lên điểm neo. (Xem Hình 7).
d) Khi đã nối được hoàn toàn,
bộ phận nối phải có khả năng nắn thẳng
tự do theo các hướng mà dây treo an
toàn có thể được kéo ra khi xảy ra rơi ngã, để tránh làm yếu bộ phận nối khi bị uốn
cong.
e) Các bộ phận nối dùng mắt chặn hoặc chốt
chặn của dây treo thường được sử dụng để nối giữa điểm neo và dây treo an toàn, để giảm
thiểu khả năng bị tuột ra khi
xảy ra rơi ngã (sự tách rời của các cơ cấu và/hoặc bộ phận không phù hợp giữa
điểm neo, bộ phận nối và dây treo an
toàn).
f) Không được đưa dây treo an toàn qua một
điểm neo và sau đó nối trở lại với chính nó (nghĩa là tạo thành một cái thòng lọng
xung quanh điểm neo) để tránh làm yếu dây treo và bộ
phận nối khi uốn cong, trừ
khi bộ phận nối và dây treo an toàn được thiết kế đặc biệt để nối theo cách đó.
g) Không được sử dụng các nút để nối dây
treo an toàn với các điểm neo.
h) Chỉ được nối với các PTBVCN phù hợp với
TCVN 7802-1 (ISO 10333-1), TCVN 7802-2 (ISO
10333-2), TCVN 7802-3 (ISO 10333-3) và TCVN 7802-5 (ISO 10333-5).
5.1.3. Khi dụng cụ neo có nhiều hơn một bộ phận
thì phải thiết kế
sao cho các bộ phận đó chỉ lắp ráp với
nhau một cách chính xác bằng cách khóa
chắc chắn với nhau.
5.1.4. Các góc hoặc cạnh lộ ra phải được vê tròn hoặc
làm vát.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.1.6. Tùy từng trường hợp, các dụng cụ neo phải được thiết kế
sao cho khi lắp vào thì có các bề mặt tỳ để giảm
thiểu sự uốn
cong, gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng giữ người rơi được an
toàn, trừ khi dụng cụ neo được thiết kế đặc biệt để biến dạng khi uốn
cong (ví dụ neo loại A1; xem Hình 2 và 8).
5.1.7. Phải tránh đặc trưng tăng ứng suất bằng
cách:
a) có một bán kính thích hợp
giữa mặt đai và thân của một
bulông;
b) đảm bảo đoạn ren cạn khi chịu tải biến
dạng và tải uốn cách mặt đai tỳ một khoảng đủ
để phần thân không có
ren chịu tải biến dạng.
5.1.8. Ở chỗ neo, các chi tiết hoặc bộ phận
có ren trong và
ren
ngoài
phải
có sự ăn khớp vừa đủ giữa ren trong và
ren ngoài. Xem Hình 2 và 9.
5.1.9. Các dụng cụ neo loại xuyên qua phải có đệm đai ốc với diện tích bề mặt và độ dày thích hợp để đảm bảo tải
trọng được phân bố phù hợp.
Xem Hình 9.
5.1.10. Khi các dụng cụ neo
hoặc bộ phận được lắp bằng cách định vị liên kết bằng hóa học, phải
đưa ra các yêu cầu kiểm tra tiếp
theo (ví dụ sự ăn
mòn). Nên gắn các khớp nối ren trong
vào kết cấu để sau đó các dụng cụ neo, chi tiết hoặc bộ phận có ren ngoài có thể
khóa vào chúng. Xem
Hình 10.
Khi dụng cụ neo được lắp hoặc liên kết
trực tiếp với vật liệu nền (ví dụ bê tông), dụng
cụ neo phải được làm bằng vật liệu thích hợp và nhà sản xuất phải đưa ra tuổi thọ dự kiến.
5.1.11. Neo với PTBVCN phải
được thiết kế có tính đến các
vị trí dự kiến lắp đặt và/hoặc
sử dụng, như là khoảng cách ở hiện trường đủ để đảm bảo an toàn khi rơi ngã [xem 9.1.9
d)].
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN
1 Hãm
2 Lẫy
Hình 7 - Ví dụ
về các mặt tỳ
sai trong tổ hợp móc khóa/neo
CHÚ DẪN
1 Dụng cụ neo
2 Định vị
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 8 - Ví dụ về
các neo PTBVCN loại A1
CHÚ DẪN
1 Đệm đai ốc
2 Dụng cụ neo
Hình 9 - Ví dụ
về neo PTBVCN loại “xuyên qua” trong tường
rỗng chịu tải
CHÚ DẪN
1 Dụng cụ neo
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN
1 Kết cấu
2 Điểm liên kết với PTBVCN
3 Định vị
4 Dụng cụ neo
Hình 11 - Ví dụ về neo PTBVCN loại
A2
5.2 Dụng cụ
neo loại A1 (xem Hình 8)
5.2.1 Thử độ bền tĩnh
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phép thử phải được lặp lại với từng
hướng tác dụng lực giữ. Có thể dùng dụng cụ neo mới cho mỗi lần thử nếu nhà sản
xuất yêu cầu.
5.2.2. Thử độ bền động
Khi thử theo 6.3.2.2, dụng cụ neo
loại A1 không được để
rơi quả nặng. Quả nặng phải được giữ treo trong 3 min sau khi thử rơi. Dụng cụ
neo có thể uốn cong, nhưng phải không có biểu hiện bị đứt gãy.
Phép thử phải được lặp lại với từng hướng tác dụng lực
giữ. Có thể dùng dụng cụ neo mới cho mỗi lần thử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
5.3. Dụng cụ
neo loại A2 (xem Hình 11)
5.3.1. Thử độ bền tĩnh
Khi thử theo điều 6.3.1.2, dụng
cụ neo loại A2 phải chịu được một
lực 12 kN (2 697 lb.f) trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 3 min. Dụng cụ neo có thể uốn
cong, nhưng phải không có biểu hiện
bị đứt gãy.
Phép thử phải được lặp lại với từng hướng
tác dụng lực giữ. Có thể dùng dụng
cụ neo mới cho mỗi lần thử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
5.3.2. Thử độ bền động
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phép thử phải được lặp lại với từng hướng
tác dụng lực giữ. Có thể dùng dụng cụ neo mới cho mỗi lần thử nếu nhà sản xuất yêu
cầu.
5.4. Dụng cụ
neo loại B (xem Hình 12)
5.4.1. Thử độ bền tĩnh
Khi thử theo 6.3.1.3, dụng cụ neo loại
B phải chịu được một lực 12 kN (2 697 lb.f) trong khoảng thời gian không nhỏ
hơn 3 min. Dụng cụ neo có thể uốn cong, nhưng phải không có biểu hiện
bị đứt
gãy.
Lặp lại phép thử với tất cả các hướng mà dụng cụ neo có
thể được lắp đặt, và đối với mỗi hướng tác dụng
lực giữ. Điều này áp dụng
riêng cho các dụng cụ neo như nêu ra trong Hình 12b) và 12c). Có thể dùng dụng cụ
neo mới cho mỗi lần thử nếu nhà sản xuất yêu
cầu.
5.4.2. Thử độ bền tĩnh bổ
sung
Khi nhà sản xuất cho phép dây cứu
sinh tự co tuân theo TCVN 7802-3 (ISO 10333-3) được gắn vào cạnh khung chân của
một giá ba chân, phải áp dụng thêm các yêu cầu sau.
Khi thử theo 6.3.1.4, dụng cụ neo phải
chịu được một lực 12 kN (2 697 lb.f) trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 3
min.
CHÚ THÍCH: Phép thử này
dùng để đánh giá các điểm
liên kết với
PTBVCN đồng thời trên chân
của giá ba chân và đỉnh. Phép thử này không dùng để đánh giá dây
cứu sinh tự co.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi thử theo 6.3.2.2, dụng
cụ neo loại B không được để rơi quả nặng. Quả nặng phải được giữ treo trong
3 min sau khi thử rơi. Dụng cụ neo có thể uốn cong, nhưng phải không có biểu hiện bị đứt
gãy.
Lặp lại phép thử với tất cả các hướng mà
dụng cụ neo được lắp đặt và đối với mỗi hướng tác dụng lực giữ.
CHÚ THÍCH: Điều
này áp dụng riêng cho dụng cụ
neo như nêu trong Hình
12b) và 12c).
Có thể dùng dụng cụ neo mới nếu nhà sản xuất yêu
cầu.
CHÚ DẪN
1 Kết cấu
2 Điểm liên kết với PTBVCN
3 Dụng cụ neo
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5 Vòng treo qua xà
6 Vòng treo chặn
Hình 12 - Ví
dụ về các neo
PTBVCN loại B
CHÚ DẪN
1 Neo PTBVCN
2 Điểm liên kết với PTBVCN
Hình 13 - Ví
dụ về dụng cụ neo loại E
Kích thước tính bằng milimét
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 14 - Khoảng
cách tối thiểu đến cạnh mái của
dụng cụ neo loại E
5.5. Loại E -
Dụng cụ neo tải trọng (xem Hình 13)
5.5.1. Không được sử dụng dụng cụ neo tải trọng khi khoảng
cách D đến cạnh của mái nhỏ hơn 2,5 m (98,4 in.)
(xem Hình 14).
5.5.2. Dụng cụ neo tải trọng chỉ được sử dụng dưới
các điều kiện mà nhà
sản
xuất
cho là
phù hợp (ví dụ không phù hợp
khi có rủi ro của các bề mặt đóng tuyết, đóng băng
hoặc bị nhiễm bẩn).
5.5.3. Thử độ bền động
Khi thử theo 6.3.2.5, dụng cụ neo loại
E không được để rơi quả nặng. Lặp lại phép thử với mỗi hướng chính mà lực giữ
có thể tác dụng. Có thể dùng dụng cụ
neo mới cho mỗi lần thử nếu nhà
sản xuất yêu cầu.
Khoảng dịch chuyển L của tâm khối
lượng của dụng cụ neo tải trọng không được vượt quá 1 000 mm (39,4 in.). Khoảng
dịch chuyển H phải được đo sau khi thử rơi 3 min và không được vượt quá 1 000 mm (39,4
in.) (xem Hình 20). Phép thử phải được tiến hành với từng điều kiện, và trên mỗi
loại bề mặt mái mà nhà sản xuất
cho là phù hợp.
6. Thử sản phẩm (thử
kiểu loại)
6.1. Quy định chung
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.2. Yêu cầu cho thiết
bị, dụng cụ thử
6.2.1. Thiết bị thử tĩnh
6.2.1.1. Đo lực
Thiết bị đo lực cho phép thử tĩnh đối với
các bộ phận và hệ thống phải tuân theo EN 10002-2.
Việc hiệu chuẩn các thiết bị đo phải
được nối chuẩn với phòng
thí nghiệm các tính chất vật lý hoặc
hoạt động hiệu chuẩn được công nhận với độ chính xác yêu cầu của phép thử (xem EN
45001).
6.2.1.2. Tốc độ kéo
Tốc độ kéo phải tuân theo EN 10002-1.
6.2.2. Thiết bị thử động
Kết cấu neo cứng phải được cấu tạo sao
cho tần số (dao động) tự nhiên của nó trên trục thẳng đứng tại điểm neo
không nhỏ hơn 100 Hz và sao cho việc tác dụng một lực 20 kN lên điểm neo không
gây ra độ lệch lớn hơn 1,0 mm (0,04 in).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chiều cao của điểm neo cứng phải đảm bảo sao cho
không có phần nào của bộ phận hoặc hệ thống của phép thử hoặc của quả
nặng bằng thép cứng
đập xuống sàn trong lúc thử.
6.2.3. Quả nặng bằng thép cứng (xem Hình
15)
Quả nặng phải có khối lượng là
100 kg ± 1 kg (220 Ib
± 2,2 Ib). Nó
phải bao gồm một điểm nối cứng ở trọng tâm của một đầu, nhưng cũng cho phép một
điểm nối bổ sung lệch tâm để điều chỉnh những giới hạn kích thước nằm ngang của
quy trình và dụng cụ thử có liên quan.
Điểm nối bổ sung là tùy
chọn.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 Điểm nối bổ sung, tùy chọn.
Hình 15 - Quả nặng bằng thép cứng cho
phép thử động
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dụng cụ thả nhanh phải phù hợp với điểm
nối của các quả nặng bằng thép (6.2.3). Nó phải đảm bảo thả quả nặng
bằng thép cứng rơi tức thì.
6.2.5. Thiết bị thử ăn mòn
Thiết bị thử độ bền ăn mòn của
kim loại phải có khả năng thực hiện quy trình thử bằng cách phun nước muối
trung tính như mô tả
trong ISO 9227.
6.3. Phương pháp thử
6.3.1. Quy trình thử độ bền tĩnh
6.3.1.1. Dụng cụ neo loại A1
Lắp dụng cụ neo theo hướng dẫn của nhà
sản xuất vào mẫu loại kết cấu đặc trưng mà nó dự kiến sử dụng (ví dụ, bê tông, khối gạch
xây hoặc thép) (xem Hình 16). Phép thử này dùng để xác nhận tính năng sử dụng
của dụng cụ neo chứ không phải tính năng sử dụng của neo PTBVCN.
Lắp thiết bị thử độ bền tĩnh theo
6.2.1 và tác dụng lực thử vào điểm liên kết với PTBVCN. Quan sát
dụng cụ neo giữ lực.
Lặp lại phép thử với mỗi hướng có thể
tác dụng lực giữ. Có thể dùng dụng cụ neo mới cho mỗi phép thử nếu nhà sản xuất
yêu cầu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 16 - Kích
thước tối thiểu của khối gạch xây cho phép thử
độ bền tĩnh - Dụng cụ neo
loại A1
6.3.1.2. Dụng cụ neo loại A2
Lắp dụng cụ neo theo hướng dẫn của nhà sản
xuất vào mẫu kết cấu đặc trưng mà nó dự kiến sử dụng (ví dụ, bê tông, khối gạch
xây hoặc thép).
Phép thử này dùng để xác nhận tính năng sử dụng của dụng cụ neo chứ không phải
tính năng sử dụng của neo PTBVCN.
Lắp thiết bị thử độ bền tĩnh theo
6.2.1 và tác dụng lực thử vào điểm liên kết PTBVCN. Quan sát dụng cụ neo giữ lực.
Lặp lại phép thử với mỗi hướng có thể
tác dụng lực giữ. Có thể dùng dụng cụ neo mới cho mỗi phép thử nếu nhà sản
xuất yêu cầu.
6.3.1.3. Dụng cụ neo loại B
Lắp dụng cụ neo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các chân của giá ba chân được kéo ra
đến chiều dài cho phép tối đa để đạt đến điều kiện kém ổn định nhất. Nếu nhà sản xuất cho
phép sự điều chỉnh khác đối với các bề mặt gồ gề thì cũng có thể
đánh giá điều kiện này.
Lắp thiết bị thử độ bền tĩnh theo
6.2.1 và tác dụng lực thử lên điểm liên kết PTBVCN. Quan sát dụng cụ neo giữ lực
và duy trì sự cân bằng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3.1.4. Thử độ bền tĩnh bổ sung cho dụng
cụ neo loại B
Khi nhà sản xuất cho phép dây cứu sinh
tự co phù hợp với TCVN 7802-3 (ISO 10333-3) được gắn vào cạnh khung chân (xem
5.4.2), thực hiện
như sau.
Lắp một dây cứu sinh tự co vào giá ba
chân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Dây cứu sinh có thể được rút ngắn
theo mục đích của phép thử. Đưa dây cứu sinh qua puli trên đỉnh và nối với thiết
bị thử độ bền tĩnh theo 6.2.1. Tác dụng lực thử vào dây cứu sinh
(Hình 17). Quan sát dụng cụ neo giữ lực và giá ba chân duy trì sự cân bằng.
Các chân của giá ba chân phải được kéo
ra đến chiều dài tối đa cho phép để đạt đến
điều kiện kém ổn định nhất.
Nếu nhà sản xuất cho phép điều chỉnh khác đối với các bề mặt
gồ ghề thì giá ba chân phải được
thử trong điều kiện đó.
6.3.2. Quy trình thử động
6.3.2.1. Quy định chung
Dây treo bằng cáp sợi yêu cầu cho các
phép thử dụng cụ neo loại A và B phải
được làm từ ba tao,
mỗi dây cáp
polyamit (nylon) ba tao có
đường kính 12 mm (0,472 in.) theo ISO 1140. Một mắt dài 75 mm ± 10 mm (2,95 in. ± 0,4 in.) phải
được bện vào một đầu của dây
treo với năm nút bện. Chiều dài hiệu dụng của dây treo được đo dưới lực tác dụng 40 N ± 5 N (9 Ib ± 1,1 Ib) phải
là 2 000 mm ± 50 mm (78,7
in. ± 2,0 in.).
6.3.2.2. Dụng cụ neo loại A1
và loại B
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ở khoảng cách nằm ngang tối đa 300 mm (11,8
in.) so với điểm liên kết và bằng dụng cụ thả nhanh, đỡ quả nặng sao cho khi thả, quả nặng sẽ rơi tự do
trong khoảng 2 500 mm ± 50 mm (98,4
in. ± 2,0 in) trước
khi dây treo bắt đầu giữ rơi. Đối
với dụng cụ neo loại B, quả nặng phải được để ở vị trí ngay bên dưới đỉnh của
giá ba chân.
Nếu nhà sản xuất cho phép điều chỉnh
khác đối với các bề mặt gồ ghề thì giá ba chân phải được thử
trong điều kiện đó.
Thả quả nặng và quan sát xem quả nặng
có được giữ lại không. Đối với dụng cụ neo loại B, cũng quan sát xem dụng cụ có ổn định không.
6.3.2.3. Dụng cụ neo loại A2
Nối dụng cụ neo theo hướng dẫn của nhà
sản xuất với mẫu vật liệu kết cấu được quy định (xem Hình 18), ở góc không lớn
hơn 20o so với trục
thẳng đứng. Gắn chặt một đầu của dây
treo để thử bằng một bộ phận
nối với dụng cụ neo cần thử và đầu kia với một quả nặng 100 kg (220 Ib) cũng bằng
một bộ phận nối.
Ở khoảng cách nằm ngang tối đa 300 mm (11,8
in.) so với điểm liên kết và bằng
dụng cụ thả nhanh, đỡ quả nặng sao
cho khi thả quả nặng ra thì nó sẽ rơi tự do khoảng 2 500 mm ± 50 mm (98,4 in ± 2,0 in) trước
khi dây treo bắt đầu giữ rơi.
Thả quả nặng và quan sát xem quả nặng
có được giữ lại không.
Kích thước tính bằng
milimét
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi nhà sản xuất cho phép dây cứu sinh
tự co phù hợp với TCVN 7802-3 (ISO 10333-3) được gắn vào cạnh khung chân của dụng
cụ neo loại B, tiến hành như sau.
Lắp một dây cứu sinh tự co vào giá ba
chân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đưa dây cứu sinh qua puli trên đỉnh và nối với quả nặng
rơi. Thả một đoạn dây cứu sinh phù hợp, ngăn sự co lại của dây cứu sinh bằng
cách gắn một kẹp dây cáp ở điểm ra. Nâng quả nặng lên rồi để cho rơi tự
do 0,6 m (xem Hình 19) ở vị trí
ngay bên dưới đỉnh giá. Thả
quả nặng và quan sát xem nó có được giữ lại không và giá ba chân có duy trì sự cân bằng không.
Nếu nhà sản xuất cho phép sự
điều chỉnh khác đối với các bề mặt gồ ghề thì giá
ba chân cũng phải được đánh giá.
CHÚ THÍCH: Phép thử này dùng để đánh giá đồng
thời các điểm liên kết với PTBVCN trên
chân và đỉnh của giá ba chân. Nó không dùng để đánh giá dây cứu sinh tự co.
Kích thước tính
bằng milimét
CHÚ DẪN
1 Chân
2 Pulli đỉnh
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4 Dây cứu sinh
5 Quả nặng trước khi thả
6 Quả nặng sau
khi rơi tự do
7 Kẹp dây cáp
Hình 19 - Thử
động cho giá ba chân (loại B) có
dây cứu sinh tự
co
6.3.2.5. Neo tải trọng loại E
Yêu cầu có một dây thép đường
kính 8 mm (0,315 in.) cho phép thử động này.
Theo hướng dẫn lắp đặt, lắp dụng cụ
neo vào mẫu đặc trưng để đánh giá ở “tình huống xấu nhất” các loại vật
liệu kết cấu và các điều kiện mà nhà sản xuất cho là phù hợp. Đối với các bề mặt
này khi nhà sản xuất cho phép sử dụng trong điều kiện ẩm ướt thì bề mặt mái
mô phỏng được sử dụng
cho phép thử phải được làm ướt.
Khi phép thử được thực hiện trong các
điều kiện ẩm ướt thì cho nước lên
bề mặt thử với tỷ lệ là 0,5 l/m2 trước khi lắp
ráp dụng cụ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nâng quả nặng lên 2 500 mm ± 50 mm (98,4
in. ± 2,0 in.) và
cách bán kính của pulli P tối đa 300 mm
(11,8 in.) theo chiều ngang, giữ quả nặng bằng dụng cụ thả nhanh.
Nếu cần bề mặt ướt, phải
cho nước bổ sung với tỷ lệ là 0,5 l/m2.
Thả quả nặng trong vòng 2 min sau khi
thêm nước lần thứ hai và
đo khoảng dịch chuyển L và H.
Kích thước tính
bằng milimét
Hình 20 - Thử
tính năng sử dụng động của
dụng cụ neo loại E
6.3.3. Thử độ bền ăn mòn của các
bộ phận kim loại
6.3.3.1. Thiết bị thử phải
tuân theo 6.2.5.
6.3.3.2. Mẫu thử phải được thử
phun nước muối trung tính theo ISO 9227 trong khoảng 24 h và được làm khô trong 1 h.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu cần thiết phải đánh giá bằng mắt thường các bộ phận
bên trong thì tháo thiết bị
ra và kiểm tra như đã mô tả.
7. Hướng dẫn sử dụng
và ghi nhãn
7.1. Hướng dẫn sử dụng
chung
Phải có các hướng dẫn rõ ràng bằng ngôn ngữ quốc gia phù hợp về việc lắp đặt
và sử dụng chung cung cấp cùng mỗi đơn
hàng thương mại không thể chia nhỏ được của dụng cụ neo hoặc hệ thống neo, và ít nhất phải
bao gồm như sau:
a) hướng dẫn chi tiết, có bổ sung các
phác họa nếu cần thiết
để người mua có
thể lắp đặt và sử dụng dụng
cụ hoặc hệ thống một cách chính xác;
b) thông báo về những hạn chế của sản phẩm (ví dụ, xem
5.1.2 và Hình 7);
c) cảnh báo về những thay đổi
hoặc bổ sung vào sản phẩm mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của nhà sản xuất;
d) lời khuyên nên coi tài liệu này giống như một
thẻ ghi được phát hành và được giữ cùng với mỗi hệ thống hoặc bộ phận, bao gồm ít nhất các thông
tin sau:
- dụng cụ neo có thích hợp với việc
chống rơi ngã, giữ người tại
vị trí làm việc và/hoặc giới hạn phạm vi
làm việc hay
không;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc
nhà cung cấp;
- số seri của nhà sản xuất, nếu có;
- thích hợp để sử dụng với các bộ phận khác
trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân;
- ngày mua;
- ngày đầu tiên sử dụng;
- ngày kiểm tra tiếp theo/kỳ hạn bảo dưỡng;
- một khoảng trống để ghi những kiến nghị;
e) hướng dẫn nơi thực hành dụng
cụ hoặc hệ thống neo phải ở phía trên vị trí của người sử dụng;
f) hướng dẫn ngay trước khi sử dụng, người
sử dụng phải:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- đảm bảo rằng các khuyến nghị việc sử
dụng với các bộ phận khác trong một hệ thống tuân theo như đã được khuyên trên
thẻ ghi của hệ thống hoặc bộ phận;
g) cảnh báo ngay lập tức dừng sử dụng hệ thống hoặc
dụng cụ nếu như hệ thống hoặc dụng cụ đó đã được sử dụng để giữ rơi ngã hoặc có bất kỳ nghi
ngờ nào về điều kiện an
toàn của nó cho đến khi nó đã được kiểm tra và thử bởi người có năng lực, được nhà sản
xuất ủy quyền;
h) hướng dẫn rằng hệ thống hoặc dụng cụ
phải được kiểm tra hoặc sử dụng (ít nhất
12 tháng một lần) bởi người có năng lực được nhà sản xuất ủy quyền, khi
nhà sản xuất cho là cần thiết;
i) khuyến nghị rằng khi dụng
cụ hoặc hệ thống neo được sử dụng riêng để liên kết với PTBVCN thì nó phải được
ghi nhãn rõ ràng về việc
đó;
j) cảnh báo quan trọng về sự tương
thích giữa neo và bộ phận nối bất kỳ được sử dụng
cùng (ví dụ xem 5.1.2 và Hình 7).
7.2. Hướng dẫn sử dụng đặc
biệt với neo tải trọng loại E
Hướng dẫn sử dụng phải cảnh báo về sự không
tương thích tiềm ẩn giữa dụng cụ
neo tải trọng và dây cứu sinh tự co [xem TCVN 7802-3 (ISO 10333-3)] trong các tình huống mà
dây cứu sinh phải giãn ra và co lại
trên mặt phẳng ngang, và với dây treo có bộ phận hấp thụ năng lượng [xem TCVN
7802-2 (ISO 10333-2)] trong các tình huống chống rơi ngã mà dây cứu sinh hoặc
dây treo có thể bị kéo qua một
cạnh sắc hoặc cạnh dốc 90o (ví dụ cạnh mái). Người sử dụng phải xem hướng
dẫn của nhà sản xuất dây cứu sinh hoặc dây treo mà họ định sử dụng.
Đối với dụng cụ neo tải trọng (loại
E), bắt buộc phải có hướng dẫn loại bề mặt mái nào mà dụng cụ được
sử dụng (i) khi bề mặt khô và
(ii) khi bề mặt ướt.
7.3. Ghi nhãn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dấu hiệu nhận biết gồm có:
- tên nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, nhãn hiệu thương
mại hoặc phương thức nhận biết khác;
- số lô của nhà sản xuất hoặc số seri của bộ phận.
Các chữ số trên dấu hiệu nhận biết phải
đọc được và rõ ràng.
8. Yêu cầu lắp đặt
8.1. Khi dụng cụ neo được lắp đặt trong các tòa nhà đã xây,
phải kiểm tra loại tường để biết rõ bản chất và độ dày của vật liệu kết cấu và
phải lựa chọn cách gắn chặt thích hợp (xem Điều 10). Người lắp đặt phải
tuân theo hướng dẫn của nhà sản
xuất.
8.2. Đối với việc định vị vào các kết cấu thép hoặc gỗ
thì việc thiết kế
và phương pháp lắp đặt phải được kiểm tra bởi một kỹ sư có kinh nghiệm phù hợp để
có khả năng duy trì được lực thử tĩnh tương ứng.
8.3. Đối với việc định vị vào các nền khác với nền
được quy định trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, người lắp đặt phải chứng
tỏ sự phù hợp bằng cách tiến hành phép thử trên một mẫu vật liệu đó. Mẫu thử này phải đáp ứng
các yêu cầu của phép thử tương ứng được quy định trong Điều 5.
8.4. Phải tiến hành cẩn thận để đánh giá sự
phù hợp của một dụng cụ neo tạm thời di chuyển được và bất kỳ sự gắn
chặt có liên quan của việc áp dụng mà có sử dụng dụng cụ đó. Khả năng lắp đặt phải được
kiểm tra được bởi một kỹ sư có kinh nghiệm phù hợp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.6. Người lắp đặt cũng phải đảm bảo rằng khoảng
trống tối thiểu yêu cầu hoặc cần
thiết để giữ được một người bị rơi ngã không được vượt quá khoảng cách thực tế tại hiện trường
(xem Hình 6).
8.7. Phải loại bỏ dụng cụ neo tải trọng loại E của
kiểu tải trọng nước nếu xảy ra bất
kỳ sự rò rỉ nào. Việc sửa chữa chỉ được thực hiện
bởi nhà sản xuất.
9. Vị trí của neo
9.1. Quy định chung
9.1.1. Các hệ thống chống rơi ngã được thiết kế để hạn
chế mức độ của
việc rơi ngã đột ngột. Điều
này đạt được bằng cách hãm dần dần người rơi trong một
khoảng cách. Để ngăn chặn khả năng bị va đập thì phải có một khoảng
không tự do phù
hợp bên dưới khi người bị rơi ngã được giữ lại; nghĩa là khoảng cách tự do đó phải lớn hơn
khoảng rơi ngã, và đường rơi phải không có chướng ngại vật.
9.1.2. Khoảng không tự do yêu cầu (KKTDYC) tại hiện
trường phải được xác định bằng cách xem xét các yếu tố như là (các) thiết bị bảo vệ rơi ngã được
kết nối với dụng cụ neo (đạt được khoảng cách giữ từ thông tin của nhà sản xuất),
khoảng cách rơi tự do, khối lượng người rơi, chiều cao người rơi, độ giãn của dây và khoảng cách
an toàn yêu cầu giữa bàn chân của
người rơi và mặt đất khi người
rơi bị treo lơ lửng sau khi rơi.
9.1.3. Neo PTBVCN phải được lắp đặt sao cho
chiều cao thẳng đứng phía trên mặt đất hoặc bề mặt
tương ứng khác phải ít nhất bằng
KKTDYC. Ví dụ xem trong Hình 6.
9.1.4. Khi dụng cụ neo dự kiến được sử dụng, đặc biệt
trong khối gạch xây hoặc
trong tường kết hợp gạch xây/khối đúc, phải đảm bảo có được độ bền thích hợp của
tường để không bị đổ do tác dụng một
lực giữ mà người rơi ngã gây
ra.
9.1.5. Dụng cụ neo phải được định vị vào các cấu kiện
chịu tải mà các ảnh hưởng của việc định vị vào cấu trúc đó đã được biết
đến đầy đủ. Không
được gắn dụng cụ neo vào các khung chèn không chịu tải mà không có lời khuyên
của các chuyên gia.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.1.7. Khi quy định vị trí của dụng cụ neo, người lắp
đặt phải đảm bảo rằng hệ
số rơi ngã (HSRN) liên quan đến hệ
thống chống rơi ngã được gắn vào hoặc được kết hợp phải được giữ ở mức tối thiểu.
Các hệ số rơi ngã bằng 1 hoặc nhỏ hơn
được ưu tiên. Các hệ số rơi ngã lớn hơn 1 chỉ được chấp nhận khi người lắp đặt bị
giới hạn việc lựa chọn vị trí lắp đặt.
Khoảng cách rơi tự do phải được giới hạn
đến 4 m.
9.1.8. Dụng cụ neo không được lắp đặt trong khối gạch
xây có độ dày nhỏ hơn 225 mm (8,86 in.).
9.1.9. Các nguyên tắc chỉ đạo việc lựa
chọn vị trí của các dụng cụ neo được sắp xếp như sau:
a) dây treo hoặc bộ phận nối có thể được gắn vào
trước khi người sử dụng di chuyển vào một vị trí mà người đó có nguy cơ bị ngã;
b) dụng cụ neo phải neo vào trong một vật
liệu đủ chắc để chịu
được tải trọng va chạm khi giữ người rơi ngã;
c) cần chú ý đến khả năng hư hỏng dụng cụ
neo, ví dụ do các điều kiện của môi trường;
d) người lắp đặt phải đảm bảo sao cho khoảng
cách tối thiểu yêu cầu hoặc cần thiết để giữ người bị rơi ngã không vượt
quá khoảng cách có thể có tại hiện trường (xem 5.1.11);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f) hướng tác dụng tải trọng khi sử dụng
phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
g) dụng cụ neo không được lắp đặt ở khoảng
cách tính từ mép của
các vật liệu nền hoặc ở các khoảng cách
nhỏ hơn khoảng cách được khuyến cáo bởi nhà sản xuất;
h) dụng cụ neo được lắp đặt ở độ sâu theo
hướng dẫn của nhà sản xuất;
i) dây treo và bộ phận nối không được kéo
qua các cạnh sắc hoặc cạnh dốc đứng khi sử dụng thông thường hoặc khi bị kéo
trong khi giữ rơi ngã.
9.2. Dụng cụ neo loại A1
Các yêu cầu bổ sung về vị
trí được quy định đặc biệt cho neo loại A1, việc định vị được thiết kế để gắn với các bề mặt thẳng đứng,
nằm ngang hoặc dốc (ví dụ tường, cột, dầm).
Sau đây là các vị trí của dụng cụ neo ở
gần các ô cửa sổ.
a) bên trong cửa: ở trong cửa, trừ trường
hợp các cửa sổ khung kính trượt treo kép, ở vị trí thắt lưng, miễn là có độ dày
của tường xây hoặc bê tông tối thiểu là 150 mm
(5,9 in) tính từ cạnh của
cửa đến tâm của neo. Xem Hình 21.
b) mặt trong của tòa nhà: ở độ cao trong “tầm với an toàn
đặc trưng” như minh họa
trong Hình 22 và cách ít nhất 150 mm (5,9 in) từ cạnh bất kỳ của cửa, đối
với cửa sổ khung kính trượt treo
kép, không được lớn
hơn 150 mm (5,9 in) ở trên mức của thanh bậu cửa. Trong một vài trường hợp, có
thể cần phải gắn chặt vào sàn hoặc mặt dưới ban
công;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Ô cửa sổ to: phải lưu ý đến 9.1.9 d).
Trong một vài trường hợp, khi cần có thể phải lắp đặt nhiều dụng cụ
neo trên chiều cao thẳng đứng và/hoặc trên cả hai mặt cạnh của cửa
sổ hoặc cần phải định vị vào sàn hoặc mặt dưới ban công.
e) Trong các tòa nhà khung
thép, dụng cụ neo phải được gắn chặt vào khung kết cấu thép.
f) Khi chiều cao bậu cửa sổ so với sàn
nhỏ hơn 1 m thì dụng cụ neo
phải được lắp đặt để có thể kết nối trước
khi cửa sổ mở.
Hình 21 - Vị trí của dụng cụ
neo khi được lắp vào khối gạch xây
Kích thước tính
bằng milimét
CHÚ THÍCH: Đối với những người nhỏ hơn mức trung bình, cần phải sử dụng
một số phương pháp hỗ trợ lau để tăng tầm với của họ. Đứng trên thang để
lau được xem là không an toàn.
Hình 22 - Tầm với an toàn đặc
trưng để lau cửa sổ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.3.1. Yêu cầu về vị trí bổ sung sau đây là quy định
cho các dụng cụ neo loại A2, việc định vị được thiết kế để gắn vào các mái.
Phải lưu ý đặc biệt đến độ bền của cấu kiện
mà dụng cụ neo gắn vào, cùng với khoảng cách giữa các giá đỡ và tình trạng nguyên vẹn của các
chỗ định vị.
9.3.2. Người sử dụng phải có khả năng di chuyển tự
do trên tất cả các khu
vực liên quan của
mái khi được gắn với một
neo, nếu cần thì di chuyển an
toàn giữa các
neo được bố trí phù hợp.
9.3.3. Trừ khi được thiết kế đặc biệt cho các tình
huống đặc biệt, dụng cụ neo không được bố trí để có thể bị rơi qua đầu hồi nhà.
9.4. Dụng cụ neo loại B
9.4.1. Các yêu cầu về vị trí bổ sung sau đây là quy định
cho dụng cụ neo loại B (neo tạm thời di chuyển được).
Cần phải có sự phù hợp của các vị trí mà trong đó có
sử dụng dụng cụ neo tạm thời di chuyển được phải được đánh giá bởi một người
có năng lực, nếu cần phải được tư vấn bởi một kỹ sư được đào tạo phù hợp. Tất cả người sử
dụng phải biết về các vị trí đã được coi là phù hợp, và phải được chỉ dẫn là không
được sử dụng neo ở bất kỳ vị trí
nào khác.
9.4.2. Người sử dụng phải đảm bảo rằng các neo tạm
thời di chuyển được phải được lắp đặt sao cho chúng không thể bị trật ra một
cách ngẫu nhiên trong khi sử
dụng, có tính đến sự ổn định của cả dụng cụ neo và kết cấu. Giá ba chân chỉ được
dựng trên các bề mặt ổn định.
9.4.3. Người sử dụng các xà ngang [Hình 12a)] phải
biết về các nguy
cơ có thể có do sự kéo lê các dây neo (ví dụ sự tuột).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.5. Loại E - Dụng cụ neo tải
trọng
9.5.1. Các yêu cầu về vị trí bổ sung sau đây là quy định
cho dụng cụ neo loại E (neo tải trọng sử dụng trên các bề mặt nằm ngang).
Vị trí để lắp đặt các neo tải trọng phải
được xác định bởi một người
có năng lực, nếu cần thiết phải được tư vấn bởi một kỹ sư được đào tạo phù hợp,
và phải tính đến khả năng kết cấu của bề mặt được sử dụng.
9.5.2. Dụng cụ neo tải trọng chỉ được sử dụng kết hợp
với các loại vật liệu và dưới các điều kiện vận hành được chỉ ra trong hướng dẫn
của nhà sản xuất được gắn trên dụng cụ đó. Nếu không có hướng dẫn đó thì không
được dùng dụng cụ neo này.
10. Lựa chọn kiểu định
vị
10.1. Việc lựa chọn phụ thuộc vào bản chất của loại
kết cấu của công trình. Tất cả các kiểu định vị phải được thiết kế đó chịu
được lực dự kiến tối đa tác dụng theo hướng chịu tải khi sử dụng.
10.2. Kiểu gắn chặt được đề nghị đối với các
loại kết cấu thông thường hay
được sử dụng là:
a) độ dày của khối gạch xây chịu tải không nhỏ hơn 225 mm
(8,86 in):
loại xuyên qua (Hình 9) giãn nở hoặc liên kết bằng hóa học
(Hình 10)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
loại xuyên qua (Hình 9)
c) kết cấu bêtông:
khuôn giãn nở, được
liên kết bằng hóa
học (Hình 10) hoặc đầu nối kiểu khác
d) kết cấu thép:
loại ngàm kẹp xuyên qua (Hình
2)
Đối với các vật liệu và các điều kiện
định vị khác, quan trọng là tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
11. Phương pháp định
vị
11.1. Các lỗ để định vị bằng đầu nối giãn nở hoặc liên kết bằng hóa
học phải được khoan chính xác theo
khuyến cáo của nhà
sản xuất. Để đảm bảo các hạt
bụi bẩn được bỏ hết, các lỗ có
bề mặt sạch theo toàn bộ độ sâu đã yêu cầu.
11.2. Các lỗ cho các neo đầu nối giãn nở hoặc liên
kết bằng hóa học phải được khoan bằng khoan xoay đập và loại bỏ hết các mảnh vụn.
Nếu sử dụng thiết bị xoay hoặc
gia công kim cương thì độ bền kéo ra của
các neo liên kết bằng chất kết dính có thể bị giảm và vì thế cần tham khảo ý kiến của
nhà sản xuất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.4. Đầu nối khuôn trong bêtông cốt thép phải được gắn vào vị trí trước
khi đổ bêtông. Bộ phận liên
kết phải được đặt sau cốt thép chính và ở góc 90°.
11.5. Khi dụng cụ neo, các bộ phận hoặc chi tiết có
ren ngoài được gắn vào các lỗ khoan trên kết cấu thì phải quan sát các điểm
sau:
a) Độ sâu của lỗ phải đủ để chiều dài thực
của thân bulông phải
được nằm hoàn
toàn trong lỗ khi xiết chặt theo
khuyến cáo của nhà sản xuất (ví dụ,
xem Hình 9 và 10).
b) Nếu có một mặt chịu tải (ví dụ đai
bulông), thì mặt này phải
gắn chặt với mặt của kết cấu khi ren được xiết chặt,
với một vòng đệm bền với thời tiết
nếu cần (xem Hình 2, 9 và 10).
c) Khi định vị vào khối gạch xây thì phải lắp đặt
sao cho chúng không dựa
vào chỗ liên kết của một viên gạch với các viên liền kề với nó (xem Hình
19).
11.6. Khi dụng cụ neo, các bộ phận hoặc chi tiết sử
dụng ren trong và ren ngoài, đảm bảo sự vào khớp chính xác giữa
ren trong và ren ngoài. Xem Hình 2, 5, 8, 9 và 10.
11.7. Khi tổ hợp các chi tiết, bộ phận hoặc dụng cụ
neo có ren, phải áp dụng tải trọng xoắn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
11.8. Khi các lỗ được khoan trên một kết cấu mà kết
cấu đó có thể tiếp
xúc với các điều kiện thời tiết bên ngoài thì phải sử dụng một vòng đệm thích hợp
bền với thời tiết (ví dụ vòng đệm bằng polyetylen) để ngăn sự ngấm nước. Xem Hình
9 và 10.
12. Kiểm tra và thử
nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12.1.1. Sau khi lắp đặt, mỗi
neo/định vị phải chịu một lực kéo theo trục là 5 kN (1124 lb.f) để xem xét tính
bền vững của chỗ định vị. Chỗ định vị phải chịu được lực này ít nhất trong
15 s. Loại bỏ những định vị không đạt theo phép thử này.
12.1.2. Sau khi thử, khung kết cấu
phải được kiểm tra cẩn thận để
phát hiện vết nứt hoặc
các dấu hiệu phá hỏng khác và đưa ra hành động phù hợp khi cần.
12.2. Các phép thử khuyến cáo sau khi
lắp đặt ngàm kẹp
hoặc định vị kiểu xuyên qua
12.2.1. Neo ngàm kẹp và neo kiểu
xuyên qua phải được thử bằng cách xiết chặt đai ốc bằng một bộ chia vặn đai ốc
theo khuyến cáo của nhà
sản xuất.
12.2.2. Sau khi thử, khung kết
cấu phải được kiểm tra cẩn thận để
phát hiện vết nứt hoặc các dấu hiệu phá hỏng khác và đưa ra hành động phù hợp nếu
cần.
12.3. Chứng chỉ chứng nhận
phép thử sau khi lắp đặt
Người lắp đặt phải cung cấp một chứng
chỉ chứng nhận rằng dụng cụ
neo đã được lắp đặt
và được thử theo tiêu chuẩn này.
Chứng chỉ này phải có cảnh báo về việc sử dụng
sai dụng cụ neo và phải cố lưu ý về việc cần kiểm tra dụng cụ neo trước mỗi
lần sử dụng.
13. Bảo dưỡng
13.1. Trước mỗi lần sử dụng, dụng cụ
neo và hệ thống neo
phải được kiểm tra bằng mắt thường và phải được kiểm tra bằng tay theo hướng dẫn sử dụng
của nhà sản xuất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu cần, có thể yêu cầu thử dụng
cụ neo/hệ thống
neo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
13.3. Việc kiểm tra bổ sung sau đây là quy định
cho dụng cụ neo loại A1.
Việc kiểm tra gồm có quan sát
bằng mắt sự mài mòn bulông và phá hủy
kết cấu xung quanh. Các chi tiết có thể tháo rời phải được lấy ra, kiểm
tra tổng thể sự mài mòn, các khuyết tật và sự ăn mòn, các chi tiết
này được lắp lại nếu thỏa mãn và thử lại
theo quy định trong 12.1. Cần phải cấp một chứng chỉ chứng nhận mới theo 12.3.
THƯ MỤC TÀI
LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 7802-4 (ISO 10333-4), Hệ thống chống
rơi ngã cá nhân - Phần 4: Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp
với bộ hãm rơi ngã kiểu
trượt.
[2] TCVN 7802-6 (ISO 10333-6), Hệ thống chống rơi ngã cá
nhân - Phần 6: Các phép thử tính năng của hệ thống.
[3] ISO 14566, Personal equipment for
protection against falls - Work positioning systems.
[4] TCVN 8206 (ISO 16024) Phương tiện bảo
vệ cá nhân - Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao - Hệ thống dây cứu sinh
ngang đàn hồi.