Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1842:1976 Kỹ thuật nhiệt đới - Thuật ngữ

Số hiệu: TCVN1842:1976 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 04/12/1976 Ngày hiệu lực:
ICS:19.040, 01.040.19, 77.060 Tình trạng: Đã biết

Tên gọi

Định nghĩa

Tên gọi tương ứng bằng tiếng nước ngoài A (Anh)

1

2

3

1. PHẦN CHUNG

1.1. Môi trường

Tổng hợp các yếu tố lý, hóa, sinh và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến tính năng hoặc chức năng của sản phẩm kỹ thuật.

A. Environment

1.2. Môi trường học

Ngành khoa học nghiên cứu tác động giữa môi trường với các đối tượng tồn tại trong môi trường và biện pháp bảo vệ các đối tượng

A. Environmental science

1.3. Kỹ thuật môi trường

Một nội dung của môi trường học, nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đối với sản phẩm kỹ thuật và các biện pháp bảo vệ sản phẩm

A. Environmental engineering

1.4. Kỹ thuật nhiệt đới

Một nội dung của kỹ thuật môi trường, nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nhiệt đới đối với sản phẩm kỹ thuật và các biện pháp bảo vệ sản phẩm

A. Tropical engineering

1.5. Nhiệt đới hóa

Làm cho sản phẩm kỹ thuật vốn thích hợp ở vùng có khí hậu không phải nhiệt đới sử dụng thích hợp ở vùng có khí hậu nhiệt đới

A. Tropicalisation

2. MÔI TRƯỜNG VÀ KHÍ HẬU

2.1. Môi trường tự nhiên (Điều kiện tự nhiên)

Môi trường, trong đó yếu tố tác động là các yếu tố tự nhiên

A. Natural environment

2.2. Môi trường nhân tạo

Môi trường, trong đó yếu tố tác động là do con người tạo ra.

A. Artificial environment

2.3. Môi trường mô phỏng

Môi trường nhân tạo, trong đó yếu tố tác động được tạo ra gần giống với môi trường tự nhiên nào đó

A. Simulated environment

2.4. Môi trường ăn mòn

Môi trường có chứa các chất gây ăn mòn vật liệu.

A. Corrosive environment

2.5. Khí hậu kỹ thuật

Một nội dung của khí hậu ứng dụng, nghiên cứu khí hậu theo yêu cầu của việc chế tạo, sử dụng, bảo quản sản phẩm kỹ thuật.

A. Technological climatology

2.6. Khí hậu nhiệt đới ẩm (TH)

Khí hậu được đặc trưng chủ yếu bởi tác động đồng thời của độ ẩm tương đối cao và nhiệt độ cao.

Chú thích: Một số nước quy ước vùng nhiệt đới ẩm là vùng có tác động đồng thời của nhiệt độ bằng hoặc cao hơn 200C và độ ẩm tương đối bằng hoặc cao hơn 80% mỗi ngày ít nhất 12 giờ, xảy ra mỗi năm từ 2 đến 12 tháng. Mưa rào mạnh (khoảng 100 mm trong 10 phút), ảnh hưởng của sinh vật, bức xạ mặt trời, đôi khi có cát, bụi

A. Humid tropical climate

2.7. Khí hậu nhiệt đới khô (TA)

Khí hậu được đặc trưng chủ yếu bởi nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối thấp, bức xạ mặt trời mạnh.

Chú thích. Một số nước quy ước vùng nhiệt đới khô là vùng nhiệt độ có thể đạt 550C trong khi độ ẩm tương đối rất thấp, bức xạ mặt trời mạnh. Dao động nhiệt độ trong ngày lớn, có cát bụi. Có thể tồn tại các yếu tố sinh vật nhưng không mạnh như vùng nhiệt đới ẩm.

A. Arid tropical climate. Dry tropical climate

2.8. Khí hậu ôn đới (N)

Khí hậu được đặc trưng chủ yếu bởi nhiệt độ ôn hòa, mùa đông lạnh, mùa hè không quá nóng.

Chú thích. Một số nước quy ước vùng ôn đới là vùng rất ít khi nhiệt độ mùa đông dưới âm 300C và mùa hè quá dương 350C, hầu như không bao giờ đồng thời xẩy ra độ ẩm tương đối 80% với nhiệt độ  200C.

A. Temperate climate

2.9. Khí hậu hàn đới (F)

Khí hậu được đặc trưng chủ yếu bởi nhiệt độ rất thấp vào mùa đông

Chú thích: Một số nước quy ước vùng hàn đới là vùng vào mùa đông nhiệt độ xuống dưới âm 400C. So với vùng ôn đới nhiệt độ mùa hè ở vùng hàn đới không khác nhiều.

A. Cold climate

2.10. Khí hậu chuẩn

Khí hậu có nhiệt độ, độ ẩm và áp suất được quy định dùng làm chuẩn.

A. Standard atmosphere

2.11. Vi khí hậu kỹ thuật

Khí hậu trong một không gian có điều kiện khí hậu khác với điều kiện khí hậu của không gian lớn hơn bao quanh nó.

A. Technical micro-climat

3. VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ BẢO VỆ

3.1. Hấp thụ (khí, chất lỏng)

Hiện tượng chung xảy ra khi vật liệu (rắn hoặc lỏng) tiếp xúc với khí hoặc chất lỏng, không cần phân biệt là hiện tượng liên kết giữa các phân tử khí (chất lỏng) trên bề mặt hay hiện tượng xâm nhập chất khí (chất lỏng) vào trong vật liệu.

A. Sorption

3.2. Hấp phụ (khí, hơi)

Hiện tượng liên kết giữa các phân tử khí (hơi) với bề mặt vật liệu do các lực tương tác giữa các phân tử khí (hơi) với bề mặt vật liệu.

A. Adsorption

3.3. Hấp thụ (khí, hơi)

Hiện tượng xâm nhập của chất khí (hơi) vào trong vật liệu

A. Absorption

3.4. Ngấm ẩm (nước)

Hiện tượng hấp thụ hơi nước (nước) khi vật liệu tiếp xúc với hơi nước (nước)

A. Hygroscopicity

3.5. Độ ngấm ẩm (nước)

Đại lượng biểu thị khả năng ngấm ẩm (nước) của vật liệu được xác định bằng công thức:

W1 =

Trong đó:

G1 – Khối lượng vật liệu sau khi ngấm ẩm (nước)

G0 – Khối lượng vật liệu khô

A. Hygroscopie capa-city

3.6. Hàm lượng ẩm

Lượng ẩm chứa trong một đơn vị khối lượng vật liệu khô, tính bằng phần trăm

A. Moisture content

3.7. Thấu ẩm (khí)

Khả năng hơi ẩm (khí) xuyên qua vật liệu khi có sự chênh lệch áp lực giữa hai mặt.

A. Moisture permea - bility (gas -)

3.8. Hệ số thấu ẩm P (thấu khí), (suất thấu ẩm, suất thấu khí)

Hệ số đặc trưng cho quá trình hơi nước (khí) xuyên qua vật liệu và xác định bằng lượng hơi nước (khí) (tính bằng gam) qua một tấm vật liệu dày 1 cm có diện tích 1 cm2 trong một đơn vị thời gian (giờ) khi chênh lệch áp suất là 1 mmHg và có thứ nguyên g/cm.mmHg.giờ.

A. Moisture permeability coefficient

3.9. Hệ số khuếch tán D (hơi nước, khí)

Hệ số đặc trưng cho tốc độ của quá trình khuếch tán và xác định bằng lượng hơi nước (khí) đi qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian khi gradient nồng độ bằng đơn vị

A. Diffusion coefficient

3.10. Hệ số hòa tan h (hơi nước, khí)

Hệ số đặc trưng cho quá trình hòa tan ẩm (khí) trong vật liệu và xác định bằng lượng hơi nước (khí) (gam) hòa tan trong một cm3 vật liệu khi chênh lệch áp lực hơi nước (khí) là 1 mmHg. Thứ nguyên g/cm3.mmHg

A. Solubility coefficient

3.11. Góc ướt a

Góc giữa mặt vật rắn và tiếp tuyến với mặt chất lỏng kẻ từ điểm tiếp xúc giữa mặt vật rắn và chất lỏng theo hình vẽ 1.

A. Wetting angle

3.12. Vật liệu ưa nước

Vật liệu có góc ướt nhỏ hơn 900 (a < 900)

A. Hydrophile materia

3.13. Vật liệu ghét nước

Vật liệu có góc ướt lớn hơn 900 (a > 900)

A. Hydrophobe material

3.14. Chất hút ẩm

Chất có đặc tính hấp thu ẩm mạnh, được dùng để giảm ẩm của môi trường hoặc của chất khác

A. Absorber

3.15. Chất điều ẩm

Chất dùng để tạo độ ẩm, tương đối nhất định trong một không gian nhất định, thường là dung dịch nước bão hòa hỗn hợp muối.

 

3.16. Chất ức chế

Chất có tác dụng làm chậm hoặc ngừng tốc độ phát triển của tác nhân gây suy giảm.

A. Inhibitor

3.17. Chất chống mốc

Chất dùng để diệt nấm mốc (chất diệt mốc) hoặc ức chế sự phát triển của nấm mốc (chất ức chế mốc)

A. Fungicid

3.18. Tẩm

Lấp đầy khe, lỗ, mao quản và không gian kết cấu của sản phẩm kỹ thuật bằng các vật liệu thích hợp

A. Impregnation

3.19. Phủ

Tạo một lớp che trên mặt sản phẩm bằng vật liệu thích hợp nhằm tăng cường khả năng bảo vệ của sản phẩm (phủ chống ẩm, phủ chống mốc, phủ chống hồ quang v.v…..)

A. Coating, deposition

3.20. Làm kín

Các biện pháp công nghệ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của khí (hơi) vào bên trong sản phẩm

A. Sealing

3.21. Bọc kín (bọc)

Bao kín sản phẩm bằng kim loại hoặc bằng một lớp vật liệu ít hút ẩm.

A. Encapsulation

3.22. Đúc kín (đúc)

Bọc kín sản phẩm bằng chất dẻo theo khuôn nhất định

A. Casting, moulding, molding

3.23. Bảo quản

Dùng các biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa, hạn chế sự suy giảm của sản phẩm kỹ thuật do tác động của các yếu tố môi trường trong thời gian sản phẩm không được sử dụng (lưu kho, vận chuyển và không vận hành).

A. Conservation

3.24. Điều hòa khí hậu

Điều hòa nhiệt độ, độ ẩm của không khí trong một không gian nhất định.

A. Air-conditioning

4. SUY GIẢM

4.1. Sự suy giảm

Sự biến đổi tính năng dẫn tới giảm giá trị sử dụng của sản phẩm

A. Degradation

4.2. Biến đổi thuận nghịch

Những biến đổi tính năng của sản phẩm do tác động của yếu tố môi trường, sau khi loại bỏ yếu tố môi trường ấy thì tính năng lại được phôi phục

A. Resersible variation

4.3. Biến đổi không thuận nghịch

Những biến đổi tính năng của sản phẩm do tác động của yếu tố môi trường, khi đã loại bỏ yếu tố môi trường ấy tính năng của sản phẩm không khôi phục lại được

A. Irreversible variation

4.4. Già hóa (nhiệt, ẩm, bức xạ v.v..) (hóa già)

Suy giảm không thuận nghịch các tính năng chủ yếu của sản phẩm theo thời gian trong những điều kiện (nhiệt, ẩm, bức xạ v.v…) nhất định.

A. Aging, ageing

4.5. Ăn mòn

Hao mòn (hoặc hư hại) vật liệu do tác động của các yếu tố hóa, lý, sinh v.v… của môi trường.

A. Corrosion

4.6. Ăn mòn kim loại

Kim loại bị hư hại do tác động tương hỗ về hóa hoặc điện hóa giữa kim loại với môi trường

A. Corrosion of metals

4.7. Ăn mòn trong khí quyển (ăn mòn khí quyển)

Ăn mòn trong môi trường khí quyển

A. Atmospheric corrosion

4.8. Ăn mòn do vi sinh vật (ăn mòn vi sinh vật)

Ăn mòn do tác động của vi sinh vật

A. Microbial corrosion

5. THỬ NGHIỆM

5.1. Thử nghiệm tác động của môi trường (thử nghiệm môi trường)

Thử nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường (có các yếu tố xác định) đến chất lượng sản phẩm.

A. Environment test environmental testing

5.2. Thử nghiệm tác động của khí hậu (Thử nghiệm khí hậu)

Thử nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến chất lượng sản phẩm

A. Climatic test

5.3. Thử nghiệm trong điều kiện tự nhiên (Thử nghiệm tự nhiên)

Thử nghiệm tiến hành trong điều kiện tự nhiên (khí quyển, biển, đất v.v….)

A. Field test

5.4. Thử nghiệm trong điều kiện nhân tạo (Thử nghiệm nhân tạo)

Thử nghiệm tiến hành trong điều kiện nhân tạo

A. Artificial test

5.5. Thử nghiệm trong điều kiện khí hậu mô phỏng (Thử nghiệm khí hậu mô phỏng)

Thử nghiệm nhân tạo, trong đó các yếu tố khí hậu gây nên những suy giảm gần giống với thực tế.

A. Simulated climatictest

5.6. Thử nghiệm trong điều kiện khí hậu gia tốc (Thử nghiệm khí hậu gia tốc)

Thử nghiệm mô phỏng, trong đó tăng cường tác động của một hoặc nhiều yếu tố để quá trình suy giảm diễn ra nhanh hơn so với thực tế.

A. Accelerated climatic test

5.7. Thử nghiệm trong điều kiện vận hành (khai thác) (Thử nghiệm vận hành)

Thử nghiệm để kiểm tra chức năng của sản phẩm trong điều kiện vận hành (khai thác)

A. Operating test, service test

5.8. Thử nghiệm theo chế độ chu kỳ (Thử nghiệm chu kỳ)

Thử nghiệm, trong đó yếu tố môi trường hoặc cường độ yếu tố môi trường biến đổi tuần hoàn trong khoảng thời gian quy định

A. Cyclic test

5.9. Thử nghiệm phức hợp

Thử nghiệm, trong đó có nhiều yếu tố (khí hậu, điện, cơ) tác động hoặc đồng thời hoặc lần lượt lên sản phẩm.

A. Combined test

5.10. Thử nghiệm tác động của nóng ẩm (Thử nghiệm nóng ẩm)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có nhiệt độ cao và độ ẩm cao.

A. Damp heat test

5.11. Thử nghiệm tác động của nóng khô (Thử nghiệm nóng khô)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có nhiệt độ cao và lượng hơi nước ít.

A. Dry heat test

5.12. Thử nghiệm tác động của rung (Thử nghiệm rung)

Thử nghiệm, trong đó sản phẩm chịu tác động của rung cơ học.

A. Vibration test

5.13. Thử nghiệm tác động của biến đổi nhiệt độ (Thử nghiệm biến đổi nhiệt độ)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có nhiệt độ biến đổi với tốc độ nhất định trong phạm vi cho trước

A. Variable temperature test

5.14. Thử nghiệm tác động của mù muối (Thử nghiệm mù muối)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có yếu tố phá hủy là mù muối tạo từ dung dịch Clorua natri hoặc có thêm một số thành phần khác.

A. Salt spray test

5.15. Thử nghiệm tác động của bức xạ (Thử nghiệm bức xạ)

Thử nghiệm trong môi trường có yếu tố phá hủy là bức xạ

A. Radiation test

5.16. Thử nghiệm tác động của khí công nghiệp (Thử nghiệm khí công nghiệp)

Thử nghiệm trong môi trường có yếu tố phá hủy là khí hoặc hơi sản sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp (như SO­2, H2S v.v….)

A. Industrial gas test

5.17. Thử nghiệm tác động của cát bụi (Thử nghiệm cát bụi)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có yếu tố phá hủy là cát, bụi

A. Dust and sand test

5.18. Thử nghiệm tác động của nấm mốc (Thử nghiệm nấm mốc)

Thử nghiệm trong môi trường có yếu tố phá hủy là nấm mốc

A. Mould growth test

5.19. Thử nghiệm độ kín

Thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng xâm nhập của chất lỏng, khí hoặc bụi… vào trong sản phẩm

A. Sealing test

5.20. Thử nghiệm độ tin cậy

Thử nghiệm nhằm xác định các chỉ tiêu của độ tin cậy của sản phẩm làm việc trong thời gian và điều kiện quy định (điều kiện môi trường và các điều kiện khác)

A. Reliability test

5.21. Thử nghiệm tuổi thọ

Thử nghiệm nhằm xác định tuổi thọ của sản phẩm trong điều kiện nhất định

A. Life, longevity test

 

PHỤ LỤC I

Hình vẽ 1

a) Góc ướt a lớn hơn 900

b) Góc ướt a nhỏ hơn 900

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1842:1976 Kỹ thuật nhiệt đới - Thuật ngữ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.131

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.57.41
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!