TCVN 7478:2005 hoàn toàn tương đương với ISO
6549:1999
TCVN 7478:2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC
22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng
cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban
hành
PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ – QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH ĐIỂM H VÀ ĐIỂM R
Road vehicles –
Procedure for H- and R-point determination
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định máy đo điểm H ba
chiều (gọi tắt là máy 3DH) dùng để xác định điểm H thực tế và góc thân nguời
của ghế nhằm mục đích so sánh với điểm ngồi chuẩn và góc thân người thiết kế
của nhà sản xuất. Máy 3DH còn được sử dụng để kiểm tra một vị trí thiết kế đã
định của ghế và không phải là thiết bị đo hoặc chỉ báo mức độ thuận tiện của người
ngồi
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các loại xe ô
tô thoả mãn điều kiện sau (sau đây gọi tắt là xe):
a) khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa
điểm đặt gót chân của người lái và điểm ngồi chuẩn nhỏ hơn 550 mm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2 Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 6211:2003 (ISO 3833-1977): Phương tiện
giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa
ISO 4130 Road vehicles – Three-dimensional reference
system and fiducial marks – Definitions
(Phương tiện giao thông đường bộ – Hệ qui
chiếu 3 chiều và dấu chuẩn - Định nghĩa)
3 Thuật ngữ định
nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ định nghĩa
của tiêu chuẩn TCVN 6211:2003 và các thuật ngữ dưới đây:
3.1 Máy 3DH (three-dimensional H point
machine): thiết bị sử dụng để xác định điểm H thực tế và góc thân người thực tế
trên xe.
3.2 Điểm-H (H-point): giao điểm của đường
thân máy với đường tâm thanh đùi của máy 3DH, tâm này mô phỏng tâm trục quay
của thân và đùi người và được sử dụng để xác định điểm H thực tế
Chú thích: Tâm trục quay nằm trên mặt phẳng
đối xứng của máy 3DH và nằm chính giữa các nút ngắm ở hai bên của điểm H của
máy 3DH
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) là điểm chuẩn cơ sở được sử dụng để thiết
lập các trang bị và kích thước phù hợp với người ngồi
b) mô phỏng vị trí của tâm trục quay của thân
và đùi người;
c) có hệ tọa độ được thiết lập phù hợp với
kết cấu của xe thiết kế
d) thiết lập được vị trí thiết kế của điểm-H
của ghế hành khách hoặc ghế lái xe ở vị trí xa nhất về phía sau đối với mỗi vị
trí ngồi đã định, điểm này phải tính toán cho tất cả các dạng điều chỉnh của
ghế như: điều chỉnh nằm ngang, thẳng đứng và điều chỉnh nghiêng, nhưng không bao
gồm các dịch chuyển của ghế sử dụng cho các mục đích khác với mục đích để ngồi hoặc
ngồi lái thông thường
3.2.2 Điểm-H thực tế (actual H-point): điểm-H
đo tại tâm trục quay của đường thân máy và đường tâm thanh đùi của máy 3DH, sử dụng
một trong các chiều dài cẳng chân thích hợp được chỉ ra trong hình 1, với ghế được
đặt tại điểm ngồi chuẩn do nhà sản xuất qui định
3.3 Góc thân máy (torso angle): góc nằm trên
mặt phẳng đối xứng của máy và được tạo thành bởi đường thẳng đứng và đường
thẳng tiếp xúc với lưng máy 3DH.
3.3.1 Đường thân máy (torso line): đường tâm
của ống thân máy tại vị trí nghiêng hết về phía sau (xem hình 2).
Chú thích: đường thân máy đi qua điểm-H và
song song với phần phẳng của lưng máy dùng để xác định góc thân máy.
3.3.2 Góc thân máy thực tế (actual torso
angle): góc giữa đường thẳng đứng đi qua điểm-H thực tế và đường thân của máy
3DH được lắp đặt theo trình tự nêu tại điều 5.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.3.3 Góc thân máy thiết kế (design torso angle):
góc giữa đường thẳng đứng đi qua điểm ngồi chuẩn và đường thân máy.
Chú thích: Góc này do nhà sản xuất qui định.
3.4 Mặt phẳng đối xứng của người ngồi
(centreplane of occupant – C/LO); mặt phẳng tọa độ Y của điểm-R, tại mỗi một vị
trí ngồi thiết kế
Chú thích: - Đối với các ghế đơn trên xe, mặt
phẳng đối xứng của ghế là mặt phẳng đối xứng của người ngồi. Đối với ghế băng,
mặt phẳng đối xứng của người ngồi do nhà sản xuất qui định.
- Một số tiêu chuẩn viết tắt là CPO
3.5 Điểm đặt gót chân của người lái (operator
heel point): giao điểm của gót chân phải của máy 3DH với bề mặt của tấm phủ sàn
bị đè xuống hoặc với tấm đỡ gót chân khi ghế của người lái được đặt ở vị trí
ngồi chuẩn
3.6 Góc bàn chân ( foot angle ): góc giữa đường
tâm của cẳng chân phía dưới và đường tiếp tuyến với đáy của bàn chân bên phải
để trần
Chú thích: thiết bị đo góc gắn vào bàn chân
của máy 3DH dùng để chỉ giá trị của góc bàn chân. Góc của bàn chân có giầy nhỏ
hơn 6,50 so với góc của bàn chân để trần là do lòng giầy và chiều dày của gót
giầy.
4 Mô tả máy 3DH
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thân và mông máy được làm bằng chất dẻo gia cường
và kim loại, tương tự như thân và đùi người và được lắp bằng bản lề tại điểm-H
thực tế để đo góc thân người thực tế. Một thanh đùi điều chỉnh được chiều dài, được
lắp vào mông tạo thành đường tâm đùi và sử dụng làm đường cơ sở của thước đo
góc hông
Các phần cẳng chân phía dưới chỉ điều chỉnh được
chiều dài được nối với cụm mông bằng thanh chữ T nối hai đầu gối. Thanh chữ T là
phần nối thêm bên cạnh của thanh đùi điều chỉnh được. Thước đo góc được lắp vào
các phần cẳng chân phía dưới để đo góc của đầu gối. Cụm giầy và bàn chân được
điều chỉnh để đo góc bàn chân. Các cữ chặn được lắp vào đùi và các phần cẳng
chân phía dưới cho nhóm người trưởng thành có kích cỡ thứ 50 và thứ 95 (xem
hình 1) (sau đây gọi tắt là nhóm 50, nhóm 95). Hai ni vô dùng để xác định mức
thăng bằng của máy 3DH. Các khối lượng thành phần của thân được đặt vào các
trọng tâm tương ứng để có lực đặt vào ghế bằng khối lượng của một người đàn ông
nặng 76 kg. Tất cả các khớp nối của máy 3DH phải được kiểm tra sao cho di
chuyển nhẹ nhàng và không có sự cọ sát nào có thể nhận thấy được (1).
Chú thích (1): Đối với các ghế có các đường
ôm lớn tạo thành giá đỡ đặc biệt cho lái xe với khi rẽ với lực ngang lớn thì
máy 3DH không xác định được chính xác điểm-H.
5 Qui trình lắp đặt
của máy 3DH
5.1 Xe phải được đặt trong điều kiện theo chỉ
dẫn của nhà sản xuất, ở nhiệt độ (20 - 10)0C để bảo đảm nhiệt độ của
vật liệu làm ghế bằng nhiệt độ phòng. Nếu ghế dùng để đo là ghế chưa có người
ngồi lần nào thì một người hoặc thiết bị có khối lượng từ 70 kg đến 80 kg phải
được đặt lên ghế để đè đệm và đệm tựa lưng xuống. Theo yêu cầu của nhà sản
xuất, tất cả các cụm ghế phải ở trạng thái không chất tải ít nhất 30 phút trước
khi lắp đặt máy 3DH..
5.2 Các kích thước được đo theo hệ qui chiếu 3
chiều trên các xe có dấu chuẩn (xem ISO 4130) theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ghế
phải được đặt vào điểm ngồi chuẩn và có tất cả các cơ cấu điều chỉnh theo chỉ
dẫn của nhà sản xuất. Đối với các ghế có cơ cấu điều chỉnh thẳng đứng độc lập
hoặc có cơ cấu treo, chiều thẳng đứng phải được cố định chắc chắn tại vị trí
theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
5.3 Phải có một lớp vải sợi bông mỏng bọc ghế
tại vị trí đặt máy. Lớp vải bông mỏng bọc ghế phải là loại vải bông sợi thô,
kết cấu dệt hoặc đan và có các đặc tính sau: 18,9 sợi/cm2 và 0,228
kg/m2, tấm vải bọc phải có kích thước đủ lớn để không cho máy tiếp
xúc trực tiếp với ghế. Nếu thực hiện đo đối với ghế không lắp trên xe, một miếng
phủ sàn thích hợp hoặc tương đương phải được đặt bên dưới các bàn chân của máy
3DH
5.4 Đặt ghế và cụm thân của máy 3DH sao cho
mặt phẳng đối xứng của người ngồi (C/LO) trùng với mặt phẳng đối xứng của máy.
Theo yêu cầu của nhà sản xuất, mặt phẳng đối xứng của máy 3DH phải được di
chuyển vào phía bên trong đối với C/LO nếu máy 3DH được đặt xa ra phía ngoài đến
mức mà mép ghế không cho phép cân bằng máy 3DH. Khi máy 3DH đã được di chuyển
vào phía bên trong một khoảng cách cần thiết cho phép cân bằng được máy thì khoảng
cách từ mặt phẳng trung tuyến dọc của xe đến mặt phẳng đối xứng của máy 3DH
phải được ghi vào biên bản đo.
5.5 Điều chỉnh cẳng chân đến chiều dài thích
hợp theo chỉ dẫn trong hình 1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.7 Vị trí bàn chân và cẳng chân của máy 3DH
phải thoả mãn yêu cầu trong 5.7.1 và 5.7.2
5.7.1 Đối với ghế người lái
5.7.1.1 Đối với chiều dài cẳng chân của nhóm
50
Bàn chân và cẳng chân phải được di chuyển về
phía trước sao cho bàn chân nằm ở vị trí tự nhiên. Nếu đế giầy phải của máy
không chạm vào bàn đạp chân ga, cả hai bàn chân phải đặt ở vị trí tự nhiên trên
sàn, với các cẳng chân kéo dài giữa các bàn đạp nếu cần thiết. Trong trường hợp
này điểm đặt gót chân phải theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ni vô phải báo máy ở
vị trí cân bằng ngang, nếu không phải điều chỉnh lại cụm mông hoặc điều chỉnh cụm
cẳng chân và bàn chân về phía trước hoặc phía sau để có được mức cân bằng ngang
này.
5.7.1.1.1 Bàn chân trái phải được đặt trên sàn
hoặc trên phần mũi giầy và được đặt với khoảng cách gần như đối xứng với bàn
chân phải qua mặt phẳng đối xứng của máy 3DH. Đường thẳng đi qua nút ngắm điểm
H phải được duy trì song song với mặt đỗ xe và vuông góc với mặt phẳng trung
tuyến dọc của ghế.
5.7.1.1.2 Nếu cẳng chân trái không thể giữ
song song với cẳng chân phải và bàn chân trái không thể đỡ được bằng kết cấu
thì phải điều chỉnh chiều dài cẳng chân trái phía dưới và/hoặc góc bàn chân
trái và di chuyển bàn chân trái cho đến khi được đỡ bằng kết cấu. Phải duy trì
sự thẳng hàng của nút ngắm. Các bộ phận của cẳng chân phải được siết chặt lại.
5.7.1.1.3 Trong trường hợp khi điểm đặt gót
chân phải của máy nằm trên phần mũi giầy thay cho sàn thì bàn chân phải tạo
thành góc không nhỏ hơn 870, bàn chân phải được di chuyển cho đến
khi gót chân chạm vào giao điểm của mũi giầy và tấm phủ sàn. Sau đó phải quay
bàn chân cho đến khi nó tiếp xúc với chân ga.
5.7.1.2 Đối với chiều dài cẳng chân của nhóm
95
Cụm cẳng và bàn chân phải phải được đặt trên
chân ga và gót chân trên sàn càng về phía trước càng tốt theo chỉ dẫn của nhà sản
xuất. Tuy nhiên góc của bàn chân không được nhỏ hơn 870.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.7.1.2.1 Xem 5.7.1.1.1
5.7.1.2.2 Xem 5.7.1.1.2.
5.7.1.2.3 Xem 5.7.1.1.3.
5.7.2 Đối với ghế hành khách
5.7.2.1 Đối với tất cả các ghế hành khách, đặt
các bàn chân dài 254 mm về hai phía, tâm trùng tâm và cách đều mặt phẳng đối
xứng của máy 3DH, ngoại trừ trường hợp có qui định khác của nhà sản xuất. Góc
của bàn chân trài và bàn chân phải không được nhỏ hơn 870, không cần
thiết phải bằng nhau.
5.7.2.2 Đối với ghế ngoài cùng phía trước:
đối với nhóm có chiều dài cẳng chân nằm trong nhóm 50 hoặc nhóm 95 thì thực
hiện theo trình tự cho trong 5.7.1.1
5.7.2.3 Đối với ghế ngoài cùng phía sau: Nếu
các bàn chân để trên các bộ phận của sàn có độ cao khác nhau thì bàn chân đầu
tiên tiếp xúc với ghế phía trước được coi là chuẩn. Bàn chân khác phải được bố
trí sao cho máy 3DH đạt được cân bằng ngang.
5.7.2.4 Đối với ghế ở giữa, phía trước hoặc
phía sau: nếu điểm H được xác định đối với ghế ở giữa thì các bàn chân phải được
đặt ở hai bên của phần nhô lên của sàn xe nếu có phần nhô này.
5.8 Lắp gia trọng của cẳng chân phía dưới,
gia trọng của đùi và ni vô của máy 3DH
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.9.1 Nếu máy 3DH có xu hướng trượt về phía
sau, thực hiện theo trình tự sau: cho máy 3DH trượt về phía sau cho đến khi
không còn lực nằm ngang hướng về phía trước tác dụng vào thanh chữ T nữa, tức
là cho đến khi mông máy tiếp xúc với đệm tựa lưng. Nếu cần thiết, đặt lại vị
trí cẳng chân phía dưới.
5.9.2 Nếu máy 3DH không có xu hướng trượt về phía
sau, thực hiện theo trình tự sau: trượt máy 3DH về phía sau bằng cách tác dụng
một lực nằm ngang hướng về phía sau vào thanh chữ T cho đến khi mông máy tiếp
xúc với đệm tựa lưng (xem hình 2)
5.10 Tác dụng một lực (100 – 10)N vào máy 3DH
tại giao điểm của thước đo góc hông và thanh chữ T. Hướng tác dụng của lực phải
được duy trì theo đường thẳng đi qua giao điểm nêu trên tới một điểm ở ngay
phía trên thanh đùi. Sau đó quay cẩn thận lưng máy đến khi tiếp xúc với đệm tựa
lưng. Phải thực hiện các bước còn lại sao cho máy 3DH không trượt về phía trước.
5.11 Lắp đặt các khối gia trọng của mông trái
và mông phải và sau đó lắp lần lượt 8 gia trọng thân máy. Phải duy trì sự cân
bằng của máy.
5.12 Kéo nghiêng lưng máy về phía trước để
khử ứng suất lên đệm tựa lưng. Nếu nhà sản xuất yêu cầu, có thể lắc máy 3DH sang
2 phía với góc 100 (50 mỗi bên so với mặt phẳng đối xứng thẳng
đứng) trong ba chu kỳ để khử ma sát tích luỹ giữa máy và ghế.
Trong quá trình lắc máy 3DH, thanh chữ T của máy
có thể làm lệch sự điều chỉnh thẳng đứng và nằm ngang quy định. Vì vậy thanh
chữ T phải được giữ bằng cách đặt một lực bên cạnh thích hợp trong suốt quá
trình lắc. Phải làm cẩn thận trong khi giữ thanh chữ T và lắc máy 3DH để bảo
đảm không bị một lực bên ngoài nào đó tác dụng theo phương thẳng đứng hoặc từ
phía trước và phía sau.
Các bàn chân của máy 3DH không bị chặn hoặc
bị giữ lại trong khi thực hiện bước này. Nếu vị trí các bàn chân thay đổi,
chúng phải được trả về vị trí cũ ngay sau đó.
5.12.1 Quay lưng máy đến khi tiếp xúc với đệm
tựa lưng và điều chỉnh lại mức cân bằng của máy bằng ni vô. Nếu có bàn chân nào
đó bị dịch chuyển trong khi lắc máy 3DH, chúng phải được đặt lại vị trí như
sau:
Lần lượt nâng từng bàn chân lên khỏi sàn với
một khoảng cách tối thiểu cần thiết cho đến khi bàn chân không bị dịch chuyển
thêm nữa. Trong quá trình nâng, các bàn chân có thể quay tự do được và không được
đặt vào các tải trọng phía trước hoặc phía bên cạnh. Khi mỗi một bàn chân được
đặt trở lại vị trị bên dưới, gót chân phải tiếp xúc với sàn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.13 Giữ thanh chữ T để máy 3DH trên đệm ghế
không bị trượt về phía trước, tiếp tục thực hiện như sau:
5.13.1 Quay lưng máy đến khi tiếp xúc với đệm
tựa lưng
5.13.2 Lần lượt tác dụng và thôi tác dụng một
lực nằm ngang không quá 25N hướng về phía sau vào ống thân máy với chiều cao
xấp xỉ bằng độ cao trọng tâm của các gia trọng của thân máy cho đến khi thước
đo góc hông báo đã đạt được vị trí ổn định sau khi thôi tác dụng lực. Phải thận
trọng trong khi thực hiện để đảm bảo rằng không có các lực bên ngoài hướng
xuống dưới hoặc phía bên cạnh tác dụng vào máy 3DH. Nếu cần phải điều chỉnh tới
mức cân bằng khác, quay lưng máy về phía trước, điều chỉnh lại mức cân bằng và
lặp lại các bước trong 5.12.
5.14 Ghi vào biên bản tất cả các phép đo và
các chiều dài cẳng chân đã sử dụng đối với mỗi một vị trí ghế được đo.
5.14.1 Tọa độ của điểm H thực tế được đo theo
hệ qui chiếu ba chiều. Điểm-H thực tế được đo theo nút ngắm điểm H trên mỗi một
phía của máy 3DH và điểm H thực tế là điểm giữa của chúng.
5.14.2 Nếu phải thực hiện phép đo góc thân người
thực tế, quay ống thân người đến vị trí ngả hết về phía sau và điều chỉnh mức cân
bằng của góc thân người. Góc thân người thực tế có thể đọc được từ thước đo góc
hông.
5.15 Nếu phải thực hiện lại việc lắp đặt máy
3DH, cụm ghế phải được đưa trở lại trạng thái không tải với khoảng thời gian ít
nhất 30 phút trước khi lắp đặt lại. Không được đặt gia trọng cho máy 3DH lên
ghế ngồi lâu hơn thời gian cần thiết để thực hiện đo.
Kích thước đo bằng mm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhóm 50
Nhóm 95
l1
417,5
459
l2
431,5
456
l3
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chú thích:
1. Hướng và điểm đặt của lực 4.
Các gia trọng của đùi
2. Các gia trọng của thân 5.
Các gia trọng của cẳng chân
3. Các gia trọng của mông a.
Lỗ ra của nút ngắm điểm H
Hình 1. Kích thước
của các bộ phận máy 3DH và phân bố tải trọng
Chú thích:
1. Lưng máy 9.
ống thân máy
2. Giá lắp gia trọng thân 10.
Thước đo góc thân máy
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Thước đo góc hông 12.
Ni vô cân bằng ngang
5. Mông máy 13.
Thanh đùi
6. Đệm gia trọng đùi 14.
Thước đo góc đầu gối
7. Thanh chữ T nối 2 đầu gối 15.
Thước đo góc bàn chân
8. Đường thân máy
Hình 2. Các bộ phận
của máy 3DH
THƯ
MỤC
[1] TCVN 7359:2003 (ISO 4131:1979) : Phương
tiện giao thông đường bộ – Mã kích thước ô tô con
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7478:2005 (ISO 6549 : 1999) về Phương tiện giao thông đường bộ - Quy trình xác định điểm H và điểm R do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7478:2005 (ISO 6549 : 1999) về Phương tiện giao thông đường bộ - Quy trình xác định điểm H và điểm R do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
4.919