Chiều dày
trung bình của vỏ bọc
mm
|
Đường kính
trục cuốn
mm
|
Đến và bằng
1
|
5
|
³ 1
|
10
|
7.6. Đo độ co ngót của cách điện sau
khi ruột dẫn bị quá nhiệt
Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm
tra mức độ co ngót của cách điện sau khi ruột dẫn bị quá nhiệt.
Thử nghiệm này phải được thực hiện
theo phương pháp quy định trong Điều 10 của
TCVN 6614-1-3 (IEC 60811-1-3). Đối với dây có đường kính nhỏ hơn 1,5 mm, mẫu thử
nghiệm phải dài 100 mm ± 5 mm có hai đầu được cắt cẩn thận (không bóc cách điện).
Từng mảnh thử nghiệm phải được gia nhiệt
ở nhiệt độ 100 °C ± 2 °C trong 1 h.
7.7. Thử nghiệm độ co ngót và sốc nhiệt
kết hợp
(Thử nghiệm này chỉ áp dụng cho cách
điện có đường kính ngoài nhỏ hơn 1,5 mm).
Đối với thử nghiệm thường xuyên, thử
nghiệm kết hợp quy định dưới đây được chấp
nhận là một biện pháp thay thế cho nhóm thử nghiệm độ co ngót và thử nghiệm sốc
nhiệt. Hai thử nghiệm trong 7.5 và 7.6 phải được coi là thử nghiệm chuẩn.
Mục đích của thử nghiệm này nhằm xác định
mức độ cách điện bị co ngót hoặc chịu được hư hại khi có biến động về nhiệt độ.
Thử nghiệm phải được thực hiện theo phương pháp quy
định trong 9.1 của TCVN 6614-3-1 (IEC 60811-3-1), ngoài ra từng mẫu phải
được quấn ba vòng sát nhau hoàn chỉnh xung quanh trục cuốn có đường kính bằng
ba lần đường kính ngoài trung bình của ruột dẫn có cách điện, được làm tròn về
giá trị nguyên gần nhất tính bằng milimét.
Các đầu đã được cắt cẩn thận (không phải
đầu bị bóc cách điện) phải được để thừa ra 50 mm vuông góc với trục cuốn theo
các hướng đối diện nhau.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.8. Thử nghiệm hàn trên ruột dẫn mạ
thiếc
Đối với các ứng dụng đặc biệt, sự phù
hợp phải được kiểm tra bằng phương pháp viên thiếc quy định trong 4.8 của IEC 60068-2-20.
Phương pháp này được áp dụng khi có quy định trong yêu cầu kỹ thuật liên quan.
Phải sử dụng chất gây chảy không hoạt
hóa.
8. Thử nghiệm về điện
8.1. Điện trở của ruột dẫn
Điện trở phải được đo trên cáp hoặc
dây hoàn chỉnh bằng thiết bị có khả năng đo chính xác trong phạm vi 0,5 % giá
trị cần xác định.
Giá trị đo được, được hiệu chỉnh tỷ lệ
với chiều dài và được thể hiện bằng ôm/kilômét, phải được qui về nhiệt độ tiêu
chuẩn 20 °C.
Đối với ruột dẫn đồng, điện trở phải
được hiệu chỉnh về nhiệt độ tiêu chuẩn bằng cách nhân giá trị đo được với hệ số
k như sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó
t là nhiệt độ tính bằng °C tại đó thực
hiện phép đo.
CHÚ THÍCH: Để hiệu chỉnh giá trị tỷ lệ
với chiều dài, giá trị điện trở đo được cần nhân với hệ số (L là chiều dài của cáp tính bằng kilômét).
8.2. Độ bền điện môi
8.2.1. Quy định chung
Thử nghiệm này phải được thực hiện trước
khi đo điện trở cách điện mô tả trong 8.3.
Độ bền điện môi của cách điện phải được
kiểm tra trên cáp hoàn chỉnh hoặc trên mẫu dây. Điện áp thử nghiệm có thể là một
chiều hoặc xoay chiều. Trong trường hợp điện áp xoay chiều, dạng sóng phải xấp
xỉ hình sin. Tần số phải nằm trong khoảng từ 40 Hz đến 60 Hz, và điện áp phải
được biểu diễn dưới dạng giá trị hiệu dụng.
Giá trị điện áp thử nghiệm và thời gian
đặt điện áp được quy định trong yêu cầu kỹ
thuật liên quan.
Điện trở bảo vệ đủ cao phải được nối
vào mạch cung cấp điện áp thử nghiệm cho mẫu cần thử nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Dây không có màn chắn
Thử nghiệm điện áp phải được thực hiện
theo phương pháp quy định trong 3.2.1 của
IEC 60885-1.
b) Dây có màn chắn
Thử nghiệm điện áp phải được thực hiện
theo phương pháp quy định trong 3.2.2 của
IEC 60885-1.
8.2.3. Cáp
Thử nghiệm phải được thực hiện trên
các đoạn cáp hoàn chỉnh.
Điện áp phải được đặt từ từ ở tốc độ
không vượt quá 1 kV/s và lần lượt giữa ruột dẫn bất kỳ và tất cả các ruột dẫn
khác cùng với màn chắn, nếu có, được nối với đất.
Điện áp đầy đủ phải được duy trì trong
thời gian quy định.
8.3. Điện trở cách điện
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phép đo này phải được thực hiện sau thử
nghiệm độ bền điện môi mô tả trong 8.2. Điện trở cách điện phải được đo trên
cáp hoàn chỉnh hoặc trên mẫu dây bằng thiết bị có khả năng đo trong phạm vi 10
% giá trị cần xác định.
8.3.2. Dây
a) Dây không có màn chắn
Điện trở cách điện phải được thực hiện
theo phương pháp quy định trong 4.2.1 của
IEC 60885-1.
b) Dây có màn chắn
Điện trở cách điện phải được thực hiện
theo phương pháp quy định trong 4.2.2 của
IEC 60885-1.
8.3.3. Cáp
Thử nghiệm phải được thực hiện trên
các đoạn cáp hoàn chỉnh.
Điện trở cách điện phải được đo sau
khi đặt điện áp thử nghiệm một phút giữa từng ruột dẫn và tất cả các ruột dẫn
khác cùng với màn chắn, nếu có, được nối với
đất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.4. Điện dung tương hỗ
Điện dung tương hỗ phải được đo trên
cáp hoàn chỉnh bằng thiết bị có khả năng đo chính xác trong phạm vi 1 % giá trị
cần xác định.
Phép đo phải được thực hiện bằng điện
xoay chiều tần số từ 500 Hz đến 2 000 Hz.
Không được thực hiện phép đo trên các
cáp khi phần tử cáp là dây đơn.
Đối với các cáp đôi hoặc cáp ba, điện
dung tương hỗ phải được đo trên một số lượng nhất định các phần tử giữa dây
"a" và dây "b", tất cả các ruột dẫn còn lại được nối với
nhau và nối với màn chắn, nếu có.
Đối với các cáp dạng bốn dây hoặc năm
dây, điện dung tương hỗ phải được đo trên một số lượng nhất định các phần tử giữa
dây "a" và dây "b" và, nếu có yêu cầu, giữa dây "c"
và dây "d", tất cả các ruột dẫn khác được nối với nhau và với màn chắn,
nếu có.
CHÚ THÍCH: Có thể thực hiện phép đo với
các ruột dẫn còn lại không nối đất.
Điện dung đo được phải được hiệu chỉnh
tỷ lệ với chiều dài, và được thể hiện dưới dạng nanofara trên kilômét.
8.5. Mất cân bằng điện dung (ruột dẫn
đến ruột dẫn)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phép đo phải được thực hiện bằng điện
xoay chiều tần số từ 500 Hz đến 2 000 Hz.
Đối với các cáp đôi và cáp ba, mất cân
bằng điện dung phải được đo giữa các cặp khác nhau. Đối với cáp dạng bốn dây hoặc
năm dây, mất cân bằng điện dung phải được đo giữa các cấp "a" "b" của các phần tử cáp khác nhau và,
nếu có yêu cầu, giữa hai cặp "a" "b" và "c"
"b" của cùng một phần tử. Các phần tử cáp đặt liền nhau phải được chọn
cho ít nhất hai phần ba thử nghiệm.
Mất cân bằng điện dung phải được tính
bằng picofara trên 500 m chiều dài cáp.
Nếu cáp thử nghiệm có chiều dài L
không bằng 500 m thì giá trị đo được phải được nhân với hệ số hiệu chỉnh 500/L.
Các đoạn cáp nhỏ hơn 100 m phải được
coi là bằng 100 m.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Điều kiện tiêu chuẩn dùng cho thử
nghiệm
5. Kích thước
6. Thử nghiệm về cơ
7. Thử nghiệm ổn nhiệt và thử khí hậu
8. Thử nghiệm về điện