Loại ngăn
|
Nhiệt độ mục tiêu, oC
|
Ngăn đồ uống
|
12
|
Ngăn thực phẩm tươi
|
4
|
Ngăn nhiệt độ thấp
|
2
|
Ngăn một sao
|
-6
|
Ngăn hai sao
|
-12
|
Ngăn ba sao và ngăn bốn sao
|
-18
|
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp ngăn có bộ điều
khiển nhiệt độ riêng có thể làm việc trên một dải nhiệt độ bao trùm nhiệt độ mục
tiêu của hai loại ngăn trở lên thì ngăn đó làm việc như loại ngăn có năng lượng
tiêu thụ lớn nhất khi thử nghiệm năng lượng. Trong trường hợp ngăn có nhiệt độ không
nằm trong vùng phân loại của nhiệt độ mục tiêu thì ngăn đó được đặt ở chế độ có
nhiệt độ mục tiêu cao hơn tiếp theo. Nếu dải làm việc của ngăn không bao trùm bất
cứ nhiệt độ mục tiêu nào đối với các loại ngăn được xác định trong Bảng 1 ở
nhiệt độ môi trường xung quanh là 32 oC) do ngăn không có bộ điều
khiển nhiệt độ hoặc do dải khống chế thực tế là hạn chế) thì ngăn này phải được
phân loại là ngăn có nhiệt độ mục tiêu ấm nhất tiếp theo (dựa trên kết quả thử
nghiệm ấm nhất đối với nhiệt độ môi trường xung quanh là 32 oC) và
được vận hành ở giá trị đặt ấm nhất của nó trong khi vẫn ở nhiệt độ mục tiêu của
nhiệt độ ấm nhất tiếp theo (trong trường hợp điều chỉnh được) đối với thử nghiệm
năng lượng ở nhiệt độ môi trường 32 oC.
Giá trị chỉnh định bộ điều khiển nhiệt độ của
các khoang tiện ích phải phù hợp với 4.3.6.
4.3.4. Cài đặt bộ điều khiển nhiệt độ đối với
thử nghiệm tiêu thụ năng lượng
Khi thử nghiệm tiêu thụ năng lượng, thiết bị lạnh
phải có tối thiểu một chỉnh định điều khiển nhiệt độ (hoặc kết hợp các chỉnh
định điều khiển nhiệt độ này) mà tại đó các giá trị nhiệt độ trung bình của
từng ngăn đều bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ mục tiêu tiêu thụ năng lượng qui định
trong Bảng 1.
Trong trường hợp thiết bị không có bộ điều
khiển người sử dụng điều chỉnh được thì thiết bị lạnh được thử nghiệm như được
giao.
4.3.5. Ngăn đa năng
Trong trường hợp thiết bị có một hoặc nhiều ngăn
đa năng thì phải chọn loại ngăn sử dụng nhiều năng lượng nhất. Khi đó, ngăn đa
năng được thực hiện theo chế độ của ngăn đã chọn.
CHÚ THÍCH: Ví dụ, nếu một ngăn đa năng có khả
năng làm việc trong khoảng nhiệt độ từ 5 oC đến - 16 oC,
và -16 oC là chế độ tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thì ngăn này cần được
thử nghiệm như một ngăn kết đông hai sao cho mục đích thử nghiệm năng lượng.
4.3.6. Khoang tiện ích (Khoang tiện ích mà
người sử dụng có thể điều chỉnh)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Trường hợp có phương tiện để người sử dụng
thiết bị thay đổi tỷ lệ dung tích của một loại không gian so với một loại không
gian khác thì tỷ lệ này phải được điều chỉnh sao cho không gian lạnh hơn có
dung tích tối đa, nếu không có qui định nào khác.
b) Trường hợp thiết bị có lắp bộ lựa chọn hoặc
thiết bị đóng cắt để người sử dụng thao tác dùng cho các chức năng làm thay đổi
nhiệt độ làm việc trong khoảng thời gian giới hạn, ví dụ thiết bị kết đông
nhanh, thì các bộ lựa chọn hoặc thiết bị đóng cắt này phải được đặt sao cho các
chức năng này mất hiệu lực, nếu không có qui định nào khác.
c) Trường hợp có các thiết bị đóng cắt để
người sử dụng thao tác dùng cho các hạng mục như hiển thị, nối mạng hoặc bất cứ
chức năng thứ cấp (ví dụ như màn hình) để vận hành liên tục theo thiết kế thì
từng hạng mục này phải được cài đặt theo hướng dẫn. Các phụ tùng không cần
thiết cho hoạt động bình thường của thiết bị lạnh phải luôn không hoạt động trong
quá trình thử nghiệm.
d) Trường hợp có các cửa gió hoặc bộ điều
khiển người sử dụng có thể thao tác để điều chỉnh nhiệt độ trong các khoang
tiện ích ví dụ như khoang giữ thịt hoặc khoang lạnh, và chúng không được phân
loại và ngăn phụ thì từng cửa gió hoặc cơ cấu này phải được đặt sao cho năng
lượng tiêu thụ là lớn nhất, nếu không có qui định khác trong các thử nghiệm tính
năng về nhiệt độ làm việc.
e) Trường hợp có các ống dẫn không khí, lỗ thông
gió và đầu ra không khí mà người sử dụng có thể điều chỉnh hướng gió, chúng
phải được đặt như hướng dẫn với điều kiện chúng không hướng trong phạm vi 30o
của đường tâm của các vị trí cảm biến nhiệt độ bất kỳ. Nếu không có
hướng dẫn cụ thể thì chúng phải được mở hoàn toàn và đặt ở vị trí giữa hoặc
trung tâm càng gần càng tốt với vị trí đó với điều kiện chúng hướng chệch ra
ngoài tối thiểu 30o so với vị trí của cảm biến nhiệt độ bất kỳ.
Trong trường hợp không có vị trí giữa hoặc trung tâm, luồng không khí phải được
điều chỉnh theo hướng lên phía trên nhất hoặc nếu không thể thì theo hướng ra
cửa. Trong trường hợp các ống dẫn có lựa chọn để mở rộng hoặc thu hẹp dòng không
khí thì chúng phải được đặt ở vị trí phân tán nhất. Nếu các tùy chọn này được
cung cấp trong hướng dẫn thì phải chọn tùy chọn nào sát nhất với yêu cầu nêu
trên.
f) Nếu không được chỉ dẫn trong hướng dẫn,
phải bật nguồn cho mọi quạt tuần hoàn không khí điều khiển bằng tay đối với các
phép đo công suất.
g) Các yêu cầu về việc đặt bộ điều khiển nhiệt
độ được quy định cho từng thử nghiệm. Khi thiết bị lạnh được lắp bộ điều khiển nhiệt
độ không được thiết kế để người sử dụng điều chỉnh thì thiết bị lạnh phải được
thử nghiệm trong điều kiện như được giao.
h) Trường hợp việc chỉnh định bộ điều khiển
nhiệt độ sẵn có trên thiết bị là chưa được qui định đầy đủ ở trên, thì việc
chỉnh định bộ điều khiển của thiết bị lạnh cần được lựa chọn sao cho chứng tỏ
được sự phù hợp đồng thời với các yêu cầu của thử nghiệm trong tất cả các ngăn
trong từng thử nghiệm.
4.3.7. Xác định năng lượng tiêu thụ trong một
ngày
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó:
Engày là năng lượng tiêu
thụ tính được, tính bằng kWh/ngày
Eđo là năng lượng tiêu
thụ đo được trong thời gian thử nghiệm, tính bằng kWh được xác định như trong 4.3.2
t là thời gian thử nghiệm, tính bằng giờ, được
xác định như trong 4.3.2.
Sau đó năng lượng tiêu thụ trong một ngày
phải được xác định, hoặc là tại một trong các nhiệt độ mục tiêu hoặc bằng cách
nội suy từ các kết quả. Phương pháp nội suy phải theo Phụ lục B.
4.3.8. Xác định năng lượng tiêu thụ trong một
năm
Năng lượng tiêu thụ trong một năm được cho
bởi công thức sau:
Enăm = Engày x 365
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Enăm là năng lượng tiêu
thụ một năm, tính bằng kWh/năm;
Engày là năng lượng tiêu
thụ tính được, được xác định bằng 4.3.7, tính bằng kWh/ngày;
365 là số ngày trong một năm.
PHỤ
LỤC A
(qui định)
XÁC
ĐỊNH NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH CỦA NGĂN
A.1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục A mô tả các vị trí đặt cảm biến nhiệt
độ được yêu cầu để đo nhiệt độ không khí trong tất cả các ngăn. Phụ lục này cũng
mô tả phương pháp tính toán nhiệt độ không khí trung bình tại một điểm và bên
trong một ngăn đối với các thử nghiệm năng lượng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Vị trí qui định đối với một cảm biến nhiệt độ
là tâm hình học của cảm biến.
A.2.1. Ngăn không kết đông
Ngoại trừ trường hợp được đề cập trong các
điều nhỏ thuộc A.2.3, phải đặt 3 cảm biến đo nhiệt độ không khí trong các ngăn không
kết đông (ví dụ ngăn thực phẩm tươi, ngăn nhiệt độ thấp và ngăn đồ uống) như
sau:
a) cách đáy hiệu dụng của ngăn 50 mm;
b) ởchiều
cao hiệu dụng của ngăn được đo từ đáy hiệu dụng;
c) ở chiều
cao hiệu dụng của ngăn được đo từ đáy hiệu dụng.
Các vị trí này được minh họa trên các Hình
A.1, Hình A.2 và Hình A.3 và tham khảo A.2.3 trong trường hợp áp dụng.
Các cảm biến đều được bố trí ở giữa mặt trước
và mặt sau của ngăn (xem A.2.1.3) và ở độ cao qui định cho cảm biến đó, nếu
không có qui định khác. Tất cả các vị trí của cảm biến nhiệt độ đều được xác
định theo chiều cao hiệu dụng và chiều rộng hiệu dụng của ngăn như nêu trong
Hình A.2. Trong trường hợp nóc (hoặc đáy) dốc, chiều cao hiệu dụng được lấy bằng
chiều cao trung bình. Các chi tiết khác như bộ điều khiển và tấm che lỗ thông
gió được bỏ qua, cũng như các khoang tiện ích và các phần nhô ra dưới 2 L.
Các qui tắc khác áp dụng cho các cấu hình và
khoang tiện ích đặc biệt được qui định như dưới đây.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cảm biến bất kỳ nằm ngay bên dưới dàn bay hơi
dạng hộp đều phải được bố trí dưới trọng tâm phẳng của dàn bay hơi đó.
CHÚ THÍCH: Dàn bay hơi dạng hộp là dàn bay
hơi có hình dạng bất kỳ nằm trong một ngăn thực phẩm không kết đông, ở đó dàn
bay hơi có kết cấu để tạo ra một không gian bảo quản riêng rẽ (ngăn phụ).
A.2.1.2. Tính chiều cao và chiều rộng hiệu
dụng
Chiều cao hiệu dụng (h) của ngăn (có chiều
cao h1) phải được hiệu chỉnh có tính đến một phần chiều rộng bất kỳ hoặc
toàn bộ chiều rộng của các khoang tiện ích hoặc ngăn phụ (không kết đông) như minh
họa trên Hình A.2. Công thức tính chiều cao hiệu dụng như sau:
h = h1 - a
-b
trong đó
h là chiều cao hiệu dụng;
h1 là chiều cao toàn
phần của ngăn (bỏ qua chiều rộng một phần của ngăn phụ/khoang tiện ích);
a là khoảng cách đến nóc hiệu dụng = h2a
x W1a / W;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
h2a và h2b là
chiều cao của ngăn phụ/khoang tiện ích ở nóc và đáy tương ứng;
W là chiều rộng toàn phần của ngăn;
W1 là chiều rộng của ngăn
phụ/khoang tiện ích.
Việc điều chỉnh chiều cao hiệu dụng như trên
chỉ áp dụng cho ngăn phụ/khoang tiện ích nằm tại nóc hoặc đáy của ngăn khi đặt
tại vị trí của nó theo thiết kế.
Khi xác định kích thước bên trong cho mục
đích đặt cảm biến nhiệt độ trong trường hợp có dàn bay hơi dạng tấm để hở và
dàn bay hơi lớn hơn 20 % chiều cao, hoặc chiều rộng hoặc chiều sâu, tùy từng trường
hợp áp dụng, thì dàn bay hơi phải được coi là chiếm toàn bộ vách của ngăn.
CHÚ THÍCH: Dàn bay hơi dạng tấm là dàn bay
hơi đặt sát vách hoặc nóc của ngăn ở đó dàn bay hơi không được cấu hình để tạo
ra giá đỡ, không gian bảo quản hoặc ngăn phụ riêng biệt.
A.2.1.3. Chiều sâu của ngăn
Các cảm biến nhiệt độ phải được bố trí ở giữa
mặt trước và mặt sau của ngăn. Trong trường hợp các bề mặt này không
phẳng/thẳng thì giá trị trung bình tương đương của hình dạng/vị trí bề mặt tại
và xung quanh điểm đo cần được sử dụng để xác định các vị trí mặt trước và mặt
sau hiệu dụng.
CHÚ THÍCH: Xem A.2.1.1 liên quan đến việc xử
lý dàn bay hơi dạng hộp. Xem A.2.3.1 liên quan đến các ngăn có chiều sâu thay
đổi. Mặt trước của ngăn được xác định là mặt bên trong của lớp lót cửa đối với các
ngăn không kết đông.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu không có qui định khác trong các điều nhỏ
dưới đây thì phải bố trí năm (hoặc bảy) cảm biết nhiệt độ không khí trong các
ngăn kết đông như sau:
a) hai cảm biến ở cách nóc hiệu dụng của ngăn
50 mm (mặt trước và mặt sau);
b) tại h
(chiều cao hiệu dụng của ngăn) đo từ đáy hiệu dụng;
c) hai cảm biến ở cách đáy hiệu dụng của ngăn
50 mm (mặt trước và mặt sau).
d) trong trường hợp chiều cao hiệu dụng của
ngăn kết đông lớn hơn 1 000 mm, hai cảm biến bổ sung phải được đặt ở và H
(chiều cao hiệu dụng của ngăn) đo từ đáy hiệu dụng.
Các vị trí này được minh họa trong Hình A.4,
Hình A.5, Hình A.6 và Hình A.7 và tham khảo A.2.3, nếu thuộc phạm vi áp dụng.
A.2.3. Vị trí tương đương và các yêu cầu khác
- Tất cả các loại ngăn
Mục đích của phụ lục này nhằm lựa chọn các vị
trí đại diện cho nhiệt độ của ngăn.
Nếu không thể đặt các cảm biến vào các vị trí
như chỉ ra trên Hình A.1 đến Hình A.7 thì ưu tiên lựa chọn vị trí đối xứng
gương của các vị trí đó nếu có thể.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.2.3.1. Ngăn có chiều rộng và chiều sâu thay
đổi
Trong trường hợp chiều rộng hoặc chiều sâu tổng
của ngăn (không tính các khoang tiện ích được qui định trong A.2.1 hoặc A.2.2)
thay đổi theo chiều cao, thì chiều rộng và chiều sâu tại độ cao của mỗi cảm
biến nhiệt độ phải được sử dụng để xác định vị trí cần thiết của cảm biến.
A.2.3.2. Ngăn nhỏ/Ngăn phụ nhỏ
Đối với ngăn/ngăn phụ hoặc các khoang tiện
ích co chiều cao không lớn hơn 150 mm và dung tích không lớn hơn 25 L và yêu
cầu phải đo nhiệt độ thì phải sử dụng hai cảm biến nhiệt độ. Mỗi cảm biến được
đặt ở khoảng cách 50 mm tính từ đáy của ngăn phụ, một ở mặt trước bên trái và
một ở mặt sau bên phải tại d/4 và w/4. (Xem Hình A.3 (a)).
A.2.3.3. Ngăn có chiều cao thấp
Đối với các ngăn không kết đông, ngăn phụ
không kết đông hoặc khoang tiện ích không kết đông, có chiều cao hiệu dụng bằng
hoặc nhỏ hơn 300 mm, chiều cao này nhỏ hơn 0,7 lần chiều rộng hoặc chiều sâu
thì cảm biến nhiệt độ phải được đặt ở các vị trí như thể hiện như thể hiện trên
Hình A.3 (a) khi áp dụng các yêu cầu của A.2.3.2. Trong các trường hợp khi
chiều rộng hoặc chiều sâu lớn hơn 700 mm thì các vị trí thể hiện trên Hình A.3
(b) cũng phải được sử dụng nếu tỷ số giữa chiều cao hiệu dụng và chiều sâu hoặc
chiều rộng là nhỏ hơn 0,6. Đối với các ngăn kết đông, khi chiều cao hiệu dụng
nhỏ hơn hoặc bằng 200 mm và dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 40 L thì các cảm biến
nhiệt độ phải được đặt ở các vị trí như thể hiện trên Hình A.3 (b).
A.2.3.4. Khe hở không khí với phụ kiện bên
trong
Nếu không có qui định thì khe hở không khí
giữa các cảm biến nhiệt độ và các phụ kiện, vách hoặc khoang tiện ích bất kỳ bên
trong tối thiểu phải bằng 25 mm. Trong trường hợp cảm biến nhiệt độ sẽ có khe
hở không khí nhỏ hơn 25 mm đến các ngăn phụ/khoang tiện ích cố định và không chiếm
toàn bộ chiều rộng thì cảm biến phải được dịch chuyển sao cho duy trì chiều cao
qui định trong khi vẫn giữ khe hở không khí 25 mm đến bề mặt của ngăn
phụ/khoang tiện ích. Trong trường hợp cảm biến nhiệt độ phải được đặt gần khoang
tiện ích có khe hở ở cả hai mặt thì cảm biến phải được đặt trong khe hở lớn hơn.
Khi các khe hở có kích thước bằng nhau thì cảm biến phải được đặt trong khe hở
bên trái đối với các vị trí của cảm biến nằm bên trên tâm của chiều cao hiệu
dụng và trên khe hở bên phải đối với các vị trí cảm biến nằm tại nơi thấp hơn tâm
của chiều cao hiệu dụng. Xem thêm Hình A.2. Trong trường hợp khe hở bên nhỏ hơn
40 mm, ngăn phụ/khoang tiện ích cố định phải được coi là mở rộng đến lớp lót hoặc
đối tượng liền kề. Một ngăn phụ/khoang tiện ích có chiều rộng > 0,8 lần chiều
rộng hiệu dụng của ngăn, ngăn phụ/khoang tiện ích được coi là chiếm toàn bộ
chiều rộng. Cảm biến chỉ được đặt bên cạnh ngăn phụ/khoang tiện ích cố định
chiếm một phần chiều rộng trong trường hợp khe hở bên đến lớp lót hoặc đối
tượng liền kề bằng hoặc lớn hơn 100 mm.
A.2.3.5. Giá đỡ và bố trí cảm biến nhiệt độ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong trường hợp có nhiều hơn hai giá đỡ có
thể điều chỉnh hoặc lấy ra thì phải đặt giá đỡ bổ sung (từ giá đỡ thứ ba trở
đi) ở vị trí có tác động ít nhất đến nhiệt độ trong ngăn hoặc cho phép tháo ra khi
thử nghiệm. Trong tất cả các trường hợp khi có nhiều hơn hai giá đỡ, số lượng giá
đỡ và vị trí giá đỡ phải được ghi vào báo cáo.
Giá đỡ được làm lạnh
Trong trường hợp cảm biến nhiệt độ sẽ nằm
trong phạm vi 50 mm (được đo từ tâm của cảm biến) bên trên hoặc bên dưới bề mặt
một giá đỡ được làm lạnh thì cảm biến nhiệt độ đó phải được chuyển sang vị trí
nằm bên trên và cách giá đỡ đó 50 mm.
A.2.3.6. Khoang tiện ích và bố trí cảm biến
nhiệt độ
Trong trường hợp các khoang tiện ích gây ảnh
hưởng tới việc bố trí cảm biến nhiệt độ thì áp dụng qui tắc giống như đối với
các giá đỡ trong A.2.3.5 và đối với các ngăn chiếm một phần chiều rộng, áp dụng
A.2.3.4. Nếu cảm biến trong ngăn nằm trong khoang tiện ích, cảm biến phải được
di chuyển sang vị trí gần nhất bên ngoài khoang tiện ích đó.
A.2.3.7. Cảm biến trong ngăn kết đông và giá
đỡ trên cửa
Trong trường hợp các giá đỡ trên cửa gây ảnh
hưởng hoặc bao quanh vị trí đặt các cảm biến T12 hoặc T14 (xem Hình A.5 và Hình
A.6) hoặc khoảng cách trong không khí nhỏ hơn 10 mm, thì đường tâm của cảm biến
phải được dịch chuyển đến 150 mm vào trong ngăn (thêm 50 mm). Nếu việc này chưa
đáp ứng được các yêu cầu, cảm biến phải được bố trí bên trong giá đỡ càng gần
vị trí ban đầu càng tốt trong khi vẫn duy trì khoảng cách hở 30 mm giữa đường
tâm của cảm biến đến vách và 50 mm từ đường tâm của cảm biến đến đáy của giá.
A.2.3.8. Bố trí cảm biến nhiệt độ bên trong
ngăn kéo và hộp
Trong trường hợp ngăn kéo hoặc hộp tạo thành ngăn/ngăn
phụ hoặc khoang tiện ích khép kín thì, đối với mục đích đặt cảm biến, nóc của không
gian đó phải ngang bằng với điểm cố định thấp nhất bên trên ngăn kéo hoặc hộp
khi trượt ra hoặc vào (trên thực tế bằng với đỉnh của đồ vật cao nhất có thể
đặt vào trong ngăn kéo hoặc hộp mà không bị kẹt lại). Trong trường hợp cảm biến
nhiệt độ được yêu cầu phải nằm bên trong hoặc gần ngăn kéo hoặc hộp thì cảm
biến đó phải được đặt bên trong ngăn kéo hoặc hộp và ngăn kéo hoặc hộp đó phải
được coi là ở bên trong của lớp lót. Khi ngăn kéo và/hoặc hộp chiếm toàn bộ
phần lớn không gian bên trong ngăn thì các cảm biến phải được đặt trong các ngăn
kéo hoặc hộp này, ở các vị trí như trong A.2.1 hoặc A.2.2, tùy trường hợp áp
dụng. Trong trường hợp ngăn kéo hoặc hộp không rỗng, các cảm biến nhiệt độ phải
nằm bên trong ngăn kéo hoặc hộp liên quan (xem A.2.3) trong khi vẫn đảm bảo tất
cả các khe hở (xem A.2.3.4) và coi đế của hộp như là giá đỡ (Xem A.2.3.5).
Trong trường hợp không gian có sẵn quá nhỏ đến mức không thể đảm bảo được khe
hở qui định, thì khe hở không khí giữa cảm biến nhiệt độ và đế của hộp (25 mm)
phải được duy trì trong chừng mực có thể trong khi giảm khe hở đến nóc của ngăn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với mục đích của các thử nghiệm trong
tiêu chuẩn này, khoang tiện ích đáp ứng các điều kiện dưới đây thì không phải
đo nhiệt độ.
a) dung tích tổng của các khoang tiện ích cố
định trong một ngăn bất kỳ lớn hơn 25 % dung tích ngăn; hoặc
b) dung tích tổng của các khoang tiện ích cố
định và tháo ra được trong một ngăn không được lớn hơn 40% dung tích ngăn.
Trong trường hợp dung tích của các khoang
tiện ích cố định trong một ngăn bất kỳ lớn hơn các giới hạn này thì phải chọn
số lượng đủ các khoang tiện ích cố định và coi là ngăn phụ (và do đó được phân
loại và thử nghiệm như với ngăn phụ) cho đến khi đáp ứng yêu cầu nêu trên về
dung tích đối với khoang tiện ích. Việc chọn này được thực hiện theo quy tắc
sau:
i) Đầu tiên, các khoang tiện ích có bộ điều
khiển nhiệt độ riêng (kể cả khoang tiện ích có hai bộ điều khiển vị trí) theo
thứ tự giảm dần về kích thước; sau đó
ii) Khoang tiện ích không có bộ điều khiển nhiệt
độ riêng theo thứ tự giảm dần về kích thước. Trong trường hợp các qui tắc trên
đưa ra hai hoặc nhiều khoang tiện ích có thứ tự xếp hạng như nhau thì chọn
khoang tiện ích ở xa nhất so với tâm của không gian mà ở đó đặt cảm biến nhiệt
độ của ngăn.
CHÚ THÍCH 1: Chi tiết về việc đặt chỉnh định khống
chế nhiệt độ đối với khoang tiện ích được nêu trong 4.3.6.
CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp ngăn gồm toàn
bộ hoặc chủ yếu là ngăn kéo và/hoặc hộp thì chúng thường không được coi là các khoang
tiện ích cho mục đích và các yêu cầu của điều này.
A.3. Xác định nhiệt độ không khí trung bình
của ngăn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với từng ngăn, nhiệt độ không khí trung
bình ở từng vị trí đặt cảm biến được xác định. Sau đó các giá trị nhiệt độ này được
kết hợp lại để xác định nhiệt độ của ngăn.
A.3.2. Xác định nhiệt độ trung bình của cảm
biến trong một khoảng thời gian
Nhiệt độ trung bình của cảm biến trong một khoảng
thời gian về nguyên tắc phải được xác định bằng cách tích phân. Trên thực tế, nhiệt
độ trung bình của cảm biến cho khoảng thời gian đó phải là trung bình cộng của
tất cả các kết quả đo cảm biến nhiệt độ liên quan. Cho phép sử dụng lấy mẫu
thường xuyên hơn trong các khoảng thời gian đã chọn trong quá trình thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Việc lấy mẫu tần suất cao hơn có
thể có ích đối với các sự kiện diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu cần kết hợp các
số liệu có tốc độ lấy mẫu khác nhau, từng điểm dữ liệu phải được lấy trọng số tỷ
lệ với thời gian lấy mẫu liên quan.
A.3.3. Xác định nhiệt độ của ngăn
A.3.3.1. Qui định chung
Nhiệt độ của ngăn phải được xác định trên
khoảng thời gian xác định nhiệt độ như qui định dưới đây.
A.3.3.2. Tính toán nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ của ngăn phải là trung bình cộng của
các nhiệt độ của tất cả các cảm biến trong ngăn đó.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình A.1 - Các điểm đo
nhiệt độ không khí - Ngăn không kết đông có dàn bay hơi dạng tấm hoặc được che
chắn và các ví dụ về chiều cao và chiều rộng hiệu dụng
Kích thước tính bằng
milimet
Hình A.2 - Các điểm
đo nhiệt độ không khí - Ngăn thực phẩm tươi, ngăn nhiệt độ thấp và ngăn đồ uống
- Ví dụ về các ngăn thông dụng có khoang rau và khoang tiện ích
Kích thước tính bằng
milimet
Hình A.3 - Các điểm
đo nhiệt độ không khí - Các ngăn có chiều cao thấp và ngăn nhỏ
Kích thước tính bằng
milimet
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình A.4 - Vị trí cảm
biến nhiệt độ trong các ngăn kết đông kiểu cánh đứng không có các giá được làm
lạnh và có chiều cao bằng 1 000 mm hoặc nhỏ hơn
Kích thước tính bằng
milimet
Hình A.5 - Vị trí cảm
biến nhiệt độ trong các ngăn kết đông kiểu cánh đứng không có các giá được làm
lạnh và có chiều cao lớn hơn 1 000 mm
Kích thước tính bằng
milimet
Hình A.6 - Vị trí cảm
biến nhiệt độ trong các ngăn kết đông kiểu cánh đứng có các giá được làm lạnh và
có chiều cao lớn hơn 1 000 mm
Kích thước tính bằng
milimet
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình A.7 - Vị trí cảm
biến nhiệt độ trong các ngăn kết đông kiểu cánh lật
PHỤ
LỤC B
(qui định)
NỘI
SUY KẾT QUẢ
B.1. Qui định chung
Phụ lục này qui định phương pháp phải sử dụng
khi hai hoặc nhiều kết quả được nội suy để ước lượng giá trị tối ưu hơn của
năng lượng tiêu thụ khi tất cả các ngăn đều ở nhiệt độ qui định hoặc thấp hơn, như
qui định trong 4.3.3. Tiêu chuẩn này cho phép hai trường hợp nội suy sau:
·
Trường hợp 1: nội suy tuyến tính giữ hai điểm thử nghiệm, nhìn chung xảy ra trong
trường hợp chỉ điều chỉnh hơn một bộ điều khiển nhiệt độ mà người sử dụng chỉnh
định được (cho phép điều chỉnh nhiều hơn một bộ điều khiển nhiệt độ nhưng trong
trường hợp như vậy thì phải có kiểm tra đặc biệt như trong B.3).
·
Trường hợp 2: nội suy tam giác sử dụng ba điểm thử nghiệm, trong đó điều chỉnh hai
(hoặc nhiều) bộ điều khiển nhiệt độ mà người sử dụng chỉnh định được để đạt được
ba điểm thử nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mục đích của nội suy là nhằm xác định năng
lượng tiêu thụ tối ưu nhất sử dụng thông tin từ các điểm thử nghiệm được chọn (năng
lượng và nhiệt độ các ngăn đo được). Trong trường hợp có các bộ điều khiển bổ
sung mà không được sử dụng để nội suy kết quả xác định năng lượng tiêu thụ có
thể không phải là giá trị tối ưu nhất. Do đó các bộ điều khiển nhiệt độ có ảnh
hưởng đến các ngăn có dung tích lớn nhất hoặc ngăn có nhiệt độ lạnh nhất cần
được sử dụng cho nội suy để đạt được giá trị tối ưu nhất về tiêu thụ năng
lượng. Trong trường hợp có từ hai bộ điều khiển nhiệt độc lập trở lên có ảnh
hưởng đến hai hoặc nhiều ngăn thì nội suy tam giác trong trường hợp 2 nhìn
chung sẽ cung cấp ước lượng tối ưu hơn về năng lượng tiêu thụ so với nội suy
tuyến tính trong trường hợp 1.
Áp dụng các điều kiện đặc biệt cho cả hai
trường hợp 1 và trường hợp 2. Không cho phép ngoại suy để ước lượng giá trị
năng lượng tại nhiệt độ mục tiêu trong trường hợp điểm này không nằm giữa hoặc nằm
trong phạm vi các điểm thử nghiệm được chọn.
B.2. Giá trị năng lượng tiêu thụ và giá trị
nhiệt độ của ngăn dùng cho nội suy
Trong trường hợp thiết bị có một hoặc nhiều hệ
thống xả băng (mỗi hệ thống có một chu kỳ xả băng riêng) thì năng lượng tiêu
thụ một ngày và nhiệt độ trung bình của ngăn phải được xác định có tính đến ảnh
hưởng của tất cả các hệ thống xả băng, trước khi thực hiện nội suy.
B.3. Trường hợp 1: nội suy tuyến tính - hai
điểm thử nghiệm
B.3.1. Qui định chung
Điều này qui định phương pháp xác định giá
trị năng lượng tiêu thụ của thiết bị bằng cách nội suy giữa các giá trị của hai
lần thử nghiệm trong đó điều chỉnh một hoặc nhiều bộ điều khiển nhiệt độ. Các
bộ điều khiển được điều chỉnh có thể có ảnh hưởng đồng thời đến nhiệt độ của một
vài ngăn vì thế từng phối hợp có thể có của các bộ điều khiển này phải được kiểm
tra tính hiệu lực. Nội suy được thực hiện bằng tính toán.
Giá trị xác định bằng phương pháp này là giá
trị xấp xỉ có thể đạt được khi (các) bộ điều khiển liên quan được điều chỉnh đến
chỉnh định để có nhiệt độ của tất cả các ngăn càng sát càng tốt, nhưng không lớn
hơn, giá trị nhiệt độ mục tiêu qui định đối với ngăn tương ứng. Trong trường
hợp nhiệt độ ở một số ngăn thay đổi đồng thời thì điểm được chọn để nội suy là
điểm mà ngăn đầu tiên đạt đến nhiệt độ mục tiêu (chuyển từ chỉnh định lạnh hơn
sang chỉnh định ấm hơn) (xem Hình B.1a).
B.3.2. Yêu cầu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Để việc nội suy tuyến tính là hợp lệ, chênh
lệch nhiệt độ giữa các lần thử nghiệm của từng ngăn sử dụng cho nội suy không
được lớn hơn 4 oC. Đối với nội suy tuyến tính, về nguyên tắc không
có các yêu cầu cụ thể đối với các vị trí tương đối của các điểm thử nghiệm được
sử dụng cho nội suy. Trong tất cả các trường hợp, điểm nội suy phải nằm giữa
hai điểm thể hiện giá trị đo được đối với tất cả các tham số (năng lượng và nhiệt
độ). Không cho phép ngoại suy trong mọi trường hợp. Điều này có nghĩa là không
phải tất cả các tổ hợp của hai điểm thử nghiệm bất kỳ đều có thể cung cấp kết
quả nội suy hợp lệ. Do đó nên lựa chọn một điểm thử nghiệm với tất cả các ngăn
thấp hơn nhiệt độ mục tiêu của chúng. Điều này sẽ đảm bảo giá trị nội suy tuyến
tính là hợp lệ trong khi điểm thứ hai được chọn tối thiểu một vài ngăn có nhiệt
độ nằm bên trên nhiệt độ mục tiêu.
B.3.3. Tính toán
Cách tiếp cận chung được sử dụng cho phương
pháp nội suy này là nội suy từng ngăn ở nhiệt độ mục tiêu của nó và sau đó tính
nhiệt độ tại điểm nội suy cho tất cả các ngăn còn lại. Sau đó, quá trình này
được áp dụng lần lượt cho từng ngăn bổ sung. Các kết quả khi từng ngăn đều ở nhiệt
độ mục tiêu được xem xét và các điểm nội suy hợp lệ có thể được chọn trong
trường hợp tất cả các ngăn đều ở hoặc thấp hơn giá trị nhiệt độ mục tiêu đối
với điểm nội suy cụ thể.
Nên vẽ qui trình nội suy để có thể hiểu tốt
hơn về cách tiếp cận tính toán. Hình B.1a thể hiện ví dụ về một thiết bị lạnh
có bốn ngăn mà chỉ có một kết quả nội suy hợp lệ. Hình B.1b minh họa ví dụ với
hai giá trị nội suy hợp lệ trong khi Hình B1c minh họa ví dụ không có giá trị
nội duy hợp lệ.
Quá trình tính toán dưới đây phải được thực
hiện đối với từng ngăn i, trong đó i chạy từ A, B, C, v.v… đến n và n là số
lượng ngăn dùng cho các điểm thử nghiệm 1 và 2.
1. Kiểm tra giá trị tuyệt đối của (Ti1
- Ti2) có nhỏ hơn hoặc bằng 4 oC không. Trong trường
hợp điều kiện này không được đáp ứng thì không cho phép nội suy tuyến tính trên
ngăn này (các điểm có thể vẫn được sử dụng nếu cả Ti1 và Ti2
đều thấp hơn giá trị nhiệt độ mục tiêu của chúng).
2. Tính toán hệ số nội suy ngăn fi
đối với từng ngăn như sau:
trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ti2 là nhiệt độ đo được tại
điểm thử nghiệm 2 trong ngăn i;
Ti-tar là nhiệt độ mục tiêu
đối với loại ngăn i như qui định trong Bảng 1.
Trong trường hợp fi nhỏ hơn
0 hoặc fi lớn hơn 1, không thể có nội suy hợp lệ nào trên
ngăn i với tổ hợp điểm thử nghiệm 1 và 2. Có thể yêu cầu tổ hợp các điểm thử
nghiệm khác nếu cả hai nhiệt độ Ti1 và Ti2
không thể thấp hơn nhiệt độ mục tiêu.
3. Tính toán đối với một trong các ngăn khác từ
1 đến j (từ A, B, C đến n) nhiệt độ nội suy Tj,
trong trường hợp ngăn i ở nhiệt độ mục tiêu của nó bằng công thức sau:
Trong đó:
Tj là nhiệt độ nội suy trong
ngăn j khi ngăn j ở nhiệt độ mục tiêu;
Tj1 là nhiệt độ đo được tại
điểm thử nghiệm 1 của ngăn j;
Tj2 là nhiệt độ đo được tại
điểm thử nghiệm 2 của ngăn j;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Nếu tất cả các giá trị Tj
(từ A, B, C đến n) đều bằng hoặc thấp hơn giá trị nhiệt độ mục tiêu tương
ứng (Tj £
Tj-tar) thì tính năng lượng tiêu thụ nội suy trong trường hợp
ngăn i ở nhiệt độ mục tiêu bằng công thức sau:
Ei-tar = E1
+ fi (E2 - E1)
Trong đó:
Ei-tar là năng lượng tiêu
thụ nội suy từ các điểm thử nghiệm 1 và 2 khi ngăn i ở nhiệt độ mục tiêu của nó
E1 là giá trị năng lượng
tiêu thụ đo được tại điểm thử nghiệm 1 (tổ hợp giá trị đặt nhiệt độ 1)
E2 là giá trị năng lượng
tiêu thụ đo được tại điểm thử nghiệm 2 (tổ hợp giá trị đặt nhiệt độ 2)
f1 là hệ số nội suy ngăn
của ngăn i.
Sau khi hoàn thành qui trình trên đối với từng
ngăn i, có ba khả năng xảy ra:
a) Trường hợp không có ngăn nào được tính
toán nội suy năng lượng tiêu thụ. Điều này có nghĩa là điểm 1 và điểm 2 không tạo
thành tổ hợp lệ để nội suy và cần đo thêm tổ hợp các điểm khác.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Trường hợp tìm thấy hai hoặc nhiều giá trị
năng lượng tiêu thụ nội suy thì lấy giá trị nhỏ nhất đại diện cho năng lượng
tiêu thụ nội suy:
Elinear =
trong đó:
Elinear là năng lượng tiêu
thụ xác định bởi nội suy tuyến tính;
Ei-tar là năng lượng tiêu
thụ nội suy đối với ngăn i như nêu trên (bỏ qua các giá trị không hợp lệ).
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp một điểm có tất
cả các ngăn thấp hơn nhiệt độ mục tiêu của chúng và điểm thứ hai có tất cả các
ngăn cao hơn nhiệt độ mục tiêu thì chỉ có duy nhất một lời giải (trường hợp b ở
trên). Có thể xảy ra hai lời giải, ví dụ, khi một điểm có ngăn A thấp hơn nhiệt
độ mục tiêu và ngăn B cao hơn nhiệt độ mục tiêu, và trường hợp điểm thứ hai có
ngăn A cao hơn nhiệt độ mục tiêu còn ngăn B thấp hơn nhiệt độ mục tiêu. Trường hợp
hai (hoặc) nhiều lời giải hợp lệ để nội suy tuyến tính hai điểm thường ít xảy
ra.
Hình B.1a - Nội suy khi
nhiệt độ thay đổi trong nhiều ngăn (ngăn D được lấy làm cơ sở)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình B.1c - Nội suy có
kết quả không hợp lệ
B.4. Trường hợp 2: nội suy tam giác - ba điểm
thử nghiệm
B.4.1. Qui định chung
Điều này qui định phương pháp xác định giá
trị tối ưu năng lượng tiêu thụ của thiết bị lạnh bằng cách nội suy tam giác của
ba lần chạy thử nghiệm trong trường hợp điều chỉnh hai hoặc nhiều bộ điều khiển.
Bộ điều khiển được điều chỉnh có thể có ảnh hưởng đến nhiệt độ của một số ngăn
do đó, phải kiểm tra tính hiệu lực của từng tổ hợp. Nội suy được thực hiện trên
cơ sở toán học.
Nguyên lý của nội suy là phải chọn ba điểm
thử nghiệm xung quanh giao điểm của quỹ tích nhiệt độ mục tiêu đối với cả hai
ngăn cần xem xét, gọi là điểm Q, là điểm mà tại đó đạt được năng lượng tiêu thụ
tối ưu (đối với hai ngăn đang xét). Giá trị ước lượng của năng lượng tiêu thụ tại
điểm Q đạt được bằng chuỗi nội suy tuyến tính. Ngăn bổ sung phải duy trì thấp hơn
giá trị nhiệt độ mục tiêu của chúng đối với cả ba điểm lựa chọn.
Giá trị xác định bởi phương pháp này xấp xỉ giá
trị đạt được khi hai ngăn đang xét được điều chỉnh đến giá trị đặt đưa nhiệt độ
của các ngăn bị ảnh hưởng càng sát càng tốt, nhưng không vượt quá, giá trị nhiệt
độ mục tiêu qui định đối với các loại ngăn đó (tại điểm Q) trong khi tất cả các
ngăn khác vẫn giữ nguyên không điều chỉnh và thấp hơn nhiệt độ mục tiêu.
B.4.2. Yêu cầu đối với nội suy tam giác cho
hai ngăn
Trong trường hợp thiết bị thử nghiệm có ba
ngăn trở lên, các ngăn bổ sung phải thấp hơn nhiệt độ mục tiêu tương ứng đối
với tất cả các chỉnh định của bộ điều khiển nhiệt độ, hoặc chúng phải đáp ứng
các yêu cầu tương tự với tổ hợp bất kỳ của các ngăn (tức là có chứa điểm Q
tương ứng). Trong trường hợp thứ hai, năng lượng tiêu thụ được xác định đối với
từng cặp ngăn được nội suy và kết quả năng lượng tiêu thụ là giá trị lớn nhất trong
các giá trị này.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Phải thực hiện ít nhất ba phép đo năng
lượng tiêu thụ (ba điểm đo) ở ba tổ hợp chỉnh định bộ điều khiển nhiệt độ.
b) Các điểm thử nghiệm được chọn để phân tích
phải tạo ra thành tam giác có chứa giao điểm của các nhiệt độ mục tiêu đối với hai
ngăn này (xem Hình B.2, điểm Q).
c) Nhiệt độ của từng ngăn được sử dụng trong
nội suy phải nằm trong phạm vi Ttar ± 4 oC đối với tất cả ba tổ
hợp chỉnh định bộ điều khiển nhiệt độ được chọn (điều này đảm bảo rằng nội suy
trên một dải nhiệt độ lớn không dẫn đến các kết quả không chính xác).
d) Nhiệt độ của ngăn bổ sung bất kỳ không
được sử dụng trong tam giác phải được giữ ở giá trị thấp hơn nhiệt độ mục tiêu
đối với cả ba điểm thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp cả ba điểm
không thể đạt được yêu cầu nằm trong phạm vi Ttar ± 4 oC, có thể sử dụng nội
suy tuyến tính phù hợp với yêu cầu của Điều B.3.1 hoặc một điểm thử nghiệm duy
nhất theo 4.3.
CHÚ THÍCH 2: Nếu các điểm thử nghiệm không
nằm xung quanh điểm Q, kết quả có thể đạt được bằng cách ngoại suy, nhưng việc
này không được phép sử dụng. Có thể có ba điểm thử nghiệm hợp lệ nằm xung quanh
điểm Q mặc dù không có điểm nào thỏa mãn điều kiện tất cả các ngăn đều ở nhiệt
độ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ mục tiêu.
B.4.3. Tính toán đối với nội suy tam giác cho
hai ngăn - Nội suy thủ công
Cách tiếp cận sử dụng cho phương pháp này
nhằm thực hiện một chuỗi các nội suy tuyến tính để ước lượng năng lượng tiêu
thụ tại điểm Q, tại đó cả hai ngăn đều ở nhiệt độ bằng nhiệt độ mục tiêu đối
với năng lượng tiêu thụ (Ttar) như qui định trong Bảng 1. Các
điểm thử nghiệm 1, 2 và 3 được sử dụng cho các tính toán này phải nằm xung
quanh giao điểm của các nhiệt độ mục tiêu (Ttar) đối với từng
ngăn, được gọi là điểm Q.
Trong quá trình này, thực hiện ba bước sau
một cách thủ công:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bước 2: Tính năng lượng tiêu thụ tại điểm 4
bằng cách nội suy tuyến tính năng lượng giữa điểm 1 và điểm 3 (nhiệt độ trong
ngăn A hoặc ngăn B có thể được sử dụng - ngăn A được sử dụng cho các công thức
dưới đây).
Bước 3: Tính năng lượng tiêu thụ tại điểm Q
bằng cách nội suy tuyến tính năng lượng giữa điểm 4 và điểm 2 (nhiệt độ trong
ngăn A hoặc ngăn B có thể được sử dụng cho các công thức dưới đây).
Các tính toán cho ba bước này được thực hiện
như sau.
Các ký hiệu sau được sử dụng trong các công
thức:
Ti-tar Nhiệt độ mục tiêu của
ngăn i (nhiệt độ tại điểm Q)
Ti1 Nhiệt độ của điểm 1
trong ngăn i (giá trị đo được)
Ti2 Nhiệt độ của điểm 2
trong ngăn i (giá trị đo được)
Ti3 Nhiệt độ của điểm 3
trong ngăn i (giá trị đo được)
Ti4 Nhiệt độ của điểm 4
trong ngăn i (giá trị tính được)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
E2 Năng lượng tiêu thụ
đo được tại điểm 2 (giá trị đo được)
E3 Năng lượng tiêu thụ
đo được tại điểm 3 (giá trị đo được)
E4 Năng lượng tiêu thụ
đo được tại điểm 4 (giá trị tính được)
Bước 1
Đối với hai ngăn A và B, nhiệt độ tính được tại
điểm 4 trong ngăn A như sau:
CHÚ THÍCH: Cần thận trọng trong khi thực hiện
phép tính này một cách thủ công. Nên đưa công thức này vào bảng tính.
Để kiểm tra điểm 4 là hợp lệ (tức là điểm 1,
2 và 3 có chứa điểm Q) thì hai điều kiện sau phải được đáp ứng: nhiệt độ mục
tiêu TA-tar phải nằm giữa TA2 và TA4
phải nằm giữa TA1 và TA3. Điều kiện này
được thể hiện bằng toán học như sau:
- TA4 < TA-tar
< TA2 hoặc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
và
- TA1 < TA4 <
TA3 hoặc
- TA1 > TA4 > TA3
Bước 2
Năng lượng tiêu thụ tính được tại điểm 4 sử
dụng dữ liệu nhiệt độ đối với điểm 4 được tính trong Bước 1 và các điểm thử
nghiệm 1 và 3 được xác định như sau (sử dụng các nhiệt độ của ngăn A):
E4 = E1 + (E3
- E1)
Bước 3
Năng lượng tiêu thụ tính được tại nhiệt độ mục
tiêu sử dụng dữ liệu về nhiệt độ và năng lượng đối với điểm 4 (được tính trong Bước
1 và Bước 2) và điểm thử nghiệm 2 được xác định như sau (sử dụng các nhiệt độ của
ngăn A):
EAB-tar = E2 + (E4
- E2)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thứ tự ngăn A và ngăn B không ảnh hưởng đến tính
toán.
Trong trường hợp có từ ba ngăn trở lên bị ảnh
hưởng bởi việc hiệu chỉnh bộ điều khiển nhiệt độ thì năng lượng tiêu thụ bằng
nội suy ba điểm được xác định đối với từng cặp ngăn được nội suy và năng lượng
tiêu thụ là giá trị lớn nhất trong số các giá trị này.
Hình B.2 - Thể hiện
bằng sơ đồ phương pháp nội suy ba điểm
PHỤ
LỤC C
(qui định)
XÁC
ĐỊNH DUNG TÍCH
C.1. Phạm vi
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phương pháp được nêu trong phụ lục này dựa trên
lập luận rằng tất cả những chi tiết không cần thiết cho điều khiển nhiệt độ của
không gian bên trong đều được tháo ra và không gian mà các chi tiết này chiếm chỗ
trở thành một phần của dung tích. Do đó, ví dụ, đèn chiếu sáng cùng với vỏ che chắn
của chúng không cần thiết cho thiết bị lạnh để duy trì các điều kiện bên trong
do đó được tháo ra, trong khi bộ điều khiển nhiệt độ và vỏ bọc của chúng cũng
như các đường ống dẫn để phân phối khí thì được giữa nguyên vị trí.
C.2. Dung tích tổng
C.2.1. Đo dung tích
Tất cả các dung tích đo được của các ngăn
phải được làm tròn đến 0,1 lít. Dung tích tổng phải là tổng của dung tích từng
ngăn sau khi đã làm tròn và giá trị công bố đối với dung tích tổng phải được
làm tròn đến số nguyên lít gần nhất.
C.2.2. Xác định dung tích
Dung tích phải tính đến hình dạng chính xác của
các vách bao gồm tất cả những chỗ lồi và lõm. Đối với bộ phận cấp đá và nước ở
cửa thiết bị lạnh, đường cấp đá phải được tính vào dung tích bao gồm cả khoang
chứa các cơ cấu để cấp đá/nước.
Khi xác định dung tích, các phụ kiện bên
trong như giá, ngăn di chuyển được, hộp chứa và các vỏ bọc của đèn chiếu sáng bên
trong phải được tháo ra.
Các hạng mục dưới đây được đặt đúng vị trí và
không được tính vào dung tích:
·
Thể tích của vỏ bọc bộ điều khiển nhiệt độ;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
·
Thể tích các đường ống dẫn khí cần thiết để làm mát và vận hành thiết bị;
·
Không gian sử dụng của các giá được đúc liền với bề mặt phía trong của cửa
thiết bị.
Để dễ hiểu, bộ phận cấp đá và nước ở cửa
thiết bị và phần cách nhiệt của nó không được tính vào dung tích. Không phần
nào của bộ phận cấp đã được tính vào dung tích.
C.2.3. Thể tích của không gian dàn bay hơi
Thể tích của không gian dàn bay hơi phải được
tính bằng tích của chiều sâu, chiều rộng và chiều cao. Dung tích tổng cần trừ đi
phải bao gồm các trường hợp sau:
a) Trong trường hợp dàn bay hơi không khí
cưỡng bức, thể tích tổng của vỏ bọc dàn bay hơi và dung tích phía sau vỏ bọc dàn
bay hơi phải được trừ đi trong dung tích tổng, kể cả thể tích bị chiếm bởi quạt
của dàn bay hơi và hộp quạt.
b) Trong trường hợp dàn bay hơi dạng tấm, dung
tích phía sau của dàn bay hơi dạng tấm được lắp đặt theo chiều thẳng đứng và
dung tích phía trên của dàn bay hơi dạng tấm được lắp theo phương nằm ngang nếu
khoảng cách giữa bộ dàn bay hơi dạng tấm và bề mặt lớp lót gần nhất nhỏ hơn 50
mm. Các khay hứng nước có thể tháo rời được phải được coi là không có.
c) Trong trường hợp giá chứa chất làm lạnh, thể
tích phía trên của giá trên cùng và thể tích phía dưới của giá dưới cùng, nếu
khoảng cách giữa giá và mặt phẳng nằm ngang gần nhất của vách bên trong của
ngăn nhỏ hơn hoặc bằng 50 mm. Tất cả các giá được làm lạnh được coi là không
có.
C.2.4. Khoang/ngăn hai sao
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) khoang hoặc ngăn hai sao được đánh dấu
bằng ký hiệu nhận biết thích hợp;
b) khoang và/hoặc ngăn hai sao được phân cách
riêng với dung tích bộ phận ba sao bên trong dung tích chứa bốn sao bằng vách
ngăn, vật chứa hoặc kết cấu tương tự;
c) tổng dung tích bảo quản danh định của khoang
hai sao không lớn hơn 20 % dung tích bảo quản tổng của ngăn;
d) hướng dẫn sử dụng đưa ra chỉ dẫn rõ ràng liên
quan đến khoang và/hoặc ngăn hai sao;
e) dung tích bảo quản của khoang và/hoặc ngăn
hai sao được qui định riêng và không nằm trong dung tích chứa của ngăn ba sao
hoặc bốn sao. Thể tích của không gian dàn bay hơi phải là tích của chiều sâu, chiều
rộng và chiều cao.
C.3. Giải thích cho các hình từ Hình C.1 đến
Hình C.5
Hình C.1 đến Hình C.5 thể hiện cấu hình điển
hình và không nhằm đại diện cho mọi kiểu tủ lạnh. Có thể kết hợp các bộ phận trong
các hình này để áp dụng cho các thiết kế tủ lạnh khác. Ký hiệu cho các bản vẽ trong
phụ lục được cho dưới đây:
Hình C.1 - Hình chiếu
cơ bản của thiết bị có ngăn kết đông phía trên
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình C.2 - Bộ phận cấp
đá và đường cấp đá của bộ làm đá
CHÚ THÍCH: Đối với bộ làm đá, phích cắm hoặc nắp
che phần đường cấp đá (ví dụ trong quá trình vận chuyển hoặc trong thời gian không
sử dụng) được tháo ra khi xác định dung tích.
Hình C.3 - Ngăn làm
đá
Hình C.4 - Rãnh dùng
cho các giá hoặc khay kiểu kéo ra
Hình C.5 - Bộ chia
dạng quay của ngăn thực phẩm tươi dùng cho các cửa kiểu Pháp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Phương pháp thử nghiệm tiêu thụ năng lượng
4.1. Qui định chung
4.2. Quy trình
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ lục A (qui định) - Xác định nhiệt độ
không khí trung bình của ngăn
Phụ lục B (qui định) - Nội suy kết quả
Phụ lục C (qui định) - Xác định dung tích