A
|
Chức năng tự động phát hiện đám cháy
|
B
|
Chức năng điều khiển
và chỉ báo
|
C
|
Chức năng báo cháy
|
D
|
Chức năng bắt đầu bằng
tay
|
E
|
Chức năng truyền tín hiệu
báo cháy
|
F
|
Chức năng nhận tín hiệu báo cháy
|
G
|
Chức năng điều khiển đối với chức
năng chữa cháy tự
động
|
H
|
Chức năng chữa cháy tự động
|
J
|
Chức năng truyền tín hiệu cảnh báo lỗi
|
K
|
Chức năng nhận tín hiệu cảnh báo lỗi
|
L
|
Chức năng cung cấp điện
|
Hình A.1 - Các chức
năng của một hệ thống báo cháy
Phụ lục B
(Tham khảo)
Phương pháp phân tích lý thuyết
B.1. Lời giới thiệu
Các bộ phận tạo thành một hệ thống báo
cháy (f.d.a.s) là các bộ phận trong đó mỗi bộ phận được thiết kế để cung cấp một
hệ thống với một khía cạnh riêng biệt của tính chức năng chung của bộ phận. Chỉ
khi tất cả các bộ phận được liên kết với nhau thì hệ thống mới có thể hoạt động
theo cách mong muốn và sau đó chỉ nếu các bộ phận trao đổi thông tin với nhau
một cách có hiệu quả thì hệ thống mới hoạt động có hiệu quả.
Để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn này,
trung tâm báo cháy (c.i.e) là tiêu điểm của hệ thống và tất cả các bộ phận khác
được đòi hỏi phải truyền đạt thông tin có hiệu quả với c.i.e. Không phải chỉ có sự truyền đạt
thông tin đòi hỏi phải có các thủ tục truyền đạt thông tin mà các khía cạnh
khác như yêu cầu về cung cấp điện và các đặc tính truyền dữ liệu cũng nên được
xem xét.
B.2. Phương pháp
thử
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phân tích lý thuyết nên bắt đầu với việc
xem xét lại tài liệu về cấu hình của hệ
thống. Mục tiêu của xem xét lại là để hiểu được các cấu hình nặng nề,
phức tạp nhất và phân tích đặc tính của chúng. Sau đó nên tuân theo
phương pháp cấu trúc để phân tích ít nhất là các đặc tính sau:
- Các liên kết cơ khí;
- Nguồn cung cấp điện;
- Trao đổi dữ liệu;
- Tính vận hành;
- Tính tương thích điện từ.
Khi có thể thực hiện được, nên tiến
hành phân tích theo thứ tự đã được phân bố. Tuy nhiên nên xem xét tính tương
thích của môi trường trong suốt quá trình phân tích và có thể cần phải quan tâm đến việc
phân tích bổ sung.
B.2.2. Danh mục các
đặc tính
B.2.2.1. Cần cân nhắc xem sự
gá đặt cơ khí cho đầu cuối của đường truyền và đầu nối của đường truyền
tới bộ phận có tương thích hay không với dây dẫn (cáp dẫn) và bất cứ phụ tùng
nào được quy định cho đường truyền.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.2.2.2.1. Dải điện áp
Cần cân nhắc xem:
- Điện áp lớn nhất của nguồn cấp điện trong
tất cả các điều kiện phụ tải có nhỏ hơn hoặc bằng hay không so với điện áp lớn
nhất được quy định của các bộ phận được cấp điện.
- Điện áp nhỏ nhất được cung cấp từ nguồn cấp
điện trong tất cả các điều kiện phụ tải có lớn hơn hoặc bằng hay không so với
điện áp nhỏ nhất được quy
định của các bộ phận được cấp điện, có tính đến các tác động của sự sụt điện áp trong
các đường truyền.
B.2.2.2.2. Dòng điện
Cần cân nhắc xem dòng điện có
được từ mạng lưới cấp điện có đủ
để đáp ứng được hay
không các nhu cầu lớn nhất và các giá
trị đo thích hợp được sử dụng để hạn chế dòng điện có thể chạy qua toàn mạch đạt tới mức an
toàn hay không.
B.2.2.2.3. Đường đặc
tính cung cấp
Cần cân nhắc xem bộ phận có thể vận
hành đúng hay không với nguồn điện được cung cấp nghĩa là bộ phận sẽ vận hành với
các đường đặc tính xấu nhất của
nguồn cấp điện về mặt tần số ra, sự
điều biến, sự méo (biến
dạng) và góc pha.
B.2.2.2.4. Dung sai
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.2.2.2.5. Đặc tính của
lỗi
Cần cân nhắc xem lỗi ngắn mạch xảy ra
trên một đường truyền được sử dụng
cho phân phối điện sẽ được xử lý
theo cách chấp nhận được hay không, ví dụ các bộ phận hạn chế dòng điện thích hợp được
trang bị để ngăn ngừa sự mất điện không chấp nhận được trong các điều kiện quá tải
dòng điện.
B.2.2.3. Phân tích sử trao đổi các dữ liệu
B.2.2.3.1. Quy định
chung
Tất cả các bộ phận hoạt động được kết nối vào các
đường truyền dựa trên các dữ liệu thu nhận được
hoặc được truyền để thực hiện
các chức năng của chúng. Các dữ liệu có thể được trao đổi trên cùng một
đường truyền như sự cung cấp điện hoặc có thể được trao đổi thông qua một đường
truyền riêng biệt. Tuy nhiên sự phân tích nên theo cùng một phương pháp cho cả
hai trường hợp.
B.2.2.3.2. Đặc tính của
quá trình truyền
B.2.2.3.2.1. Quy định
chung
Cần cân nhắc xem các đặc tính về điện của các
tín hiệu truyền có tương thích hay không với các yêu cầu về thu nhận thành
công các dữ liệu bởi các bộ phận khác trên đường truyền. Tối thiểu
nên phân tích
các đặc tính sau.
B.2.2.3.2.2. Dải điện áp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Điện áp lớn nhất của tín hiệu được
truyền trong tất cả các điều kiện phụ tải bình thường có nhỏ hơn hoặc bằng hay không
so với điện áp lớn nhất được quy định
cho các bộ phận thu nhận.
- Điện áp nhỏ nhất của tín hiệu được
truyền trong tất cả các điều kiện phụ tải bình thường có lớn hơn hoặc bằng
hay không so với điện áp được quy định cho các bộ phận thu nhận, có tính đến
các ảnh hưởng của sự sụt điện áp trong các đường truyền.
B.2.2.3.2.3. Dòng điện
Cần cân nhắc xem:
- Dòng điện của tín hiệu chạy qua do hoạt động của
bộ của bộ phận truyền có đủ để đáp ứng cho các nhu cầu của các bộ phận thu (nhận)
hay không.
- Các phương tiện hạn chế dòng điện của
tín hiệu có được trang bị đủ để bảo vệ các bộ phận chống lại các điều kiện dòng
điện siêu tải hay không.
B.2.2.3.2.4. Định mức thời
gian
Cần cân nhắc xem các đường đặc tính
liên quan đến thời gian của các tín hiệu đường truyền có ở trong các giới
hạn của các đường đặc tính do các bộ phận thu (nhận) yêu cầu hay không.
B.2.2.3.2.5. Sự méo (biến
dạng/góc pha)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.2.2.3.2.6. Dung sai
Cần cân nhắc xem các bộ phận thu (nhận)
có thể thu nhận thành công hay không các dữ liệu ngay cả trong trường hợp các
dung sai lớn nhất của các dữ liệu được truyền và các đặc tính của đường truyền.
B.2.2.3.2.7. Đặc tính của
lỗi
Cần cân nhắc xem một lỗi do hở mạch hoặc ngắn
mạch xảy ra trên đường truyền sẽ được xử lý theo yêu cầu của tiêu chuẩn này hay
không.
B.2.2.3.3. Thủ tục truyền
Cần cân nhắc xem:
- Các dữ liệu được trao đổi giữa các bộ
phận trên đường truyền có ở dạng cho phép tất cả các bộ phận truyền và/hoặc nhận
có hiệu quả các dữ liệu có liên quan hay không.
- Có một thủ tục cho mỗi đường truyền
sẽ cho phép tất cả các
đường truyền trao đổi các dữ liệu và các chức năng như đã quy định hay không.
B.2.2.4. Tính vận
hành
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tất cả các bộ phận được kết nối trên một
đường truyền nên có tính vận hành được quy định trong tài liệu được lưu giữ.
B.2.2.4.2. Dữ liệu thu
nhận
Cần cân nhắc xem các dữ liệu do bộ phận
thu nhận có đủ để cho phép hoạt động như đã quy định trong tài liệu được lưu giữ
hay không.
B.2.2.4.3. Dữ liệu truyền
Cần cân nhắc xem các dữ liệu do bộ phận
truyền đi có đủ để cho phép
các bộ phận khác trên cùng một đường truyền hoạt động như đã quy định trong tài liệu
được lưu giữ hay không.
Phụ lục C
(Tham khảo)
Phân loại các chức năng của hệ thống báo cháy
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mục tiêu của phụ lục này là trợ giúp
cho sự phân loại các bộ phận là bộ phận loại 1 và bộ phận loại 2.
C.2. Chức năng
phát hiện đám cháy
Tất cả các đầu báo cháy (ví
dụ đầu báo cháy nhiệt, đầu báo cháy khói, đầu báo cháy lửa, đầu báo cháy kiểu
điểm hoặc kiểu
dây) và các hộp nút ấn báo cháy nên được xem là thiết bị cơ bản và
do đó được phân loại
là bộ phận loại 1. Tất cả các dạng bộ phận cho phép các đầu báo cháy hoạt động
như các bộ cách điện cho ngắn mạch, các giao diện để liên kết các đầu báo cháy
được nối dây theo mạch nhánh thành một vòng ...nên được phân loại là bộ phận
loại 1.
C.3. Chức năng
báo cháy
C.3.1. Báo động
cháy cho dân cư trong một tòa nhà
Báo động cháy cho dân cư trong một
tòa nhà là một chức
năng cơ bản, vì vậy tất cả các bộ phận như còi, bộ phận dò tiếng nói, bộ phận
báo động bằng tiếng nói,...phát ra tín hiệu báo động cháy cho dân cư chúng nên
được phân loại là bộ phận loại 1.
Khi một tín hiệu báo động cháy được truyền qua máy
điện thoại hoặc các bộ phận thu nhận cuộc điện đàm thì cần phải có thiết bị xuất
và thiết bị này được phân loại là bộ phận loại 1, nhưng tất cả các bộ phận được
kết nối như máy tính, các bảng chuyển mạch điện thoại các máy ghi dùng cho các bản tin không
được xem như một thành phần của hệ thống báo cháy (f.d.a.s).
C.3.2. Báo động
cháy gọi sự trợ giúp bên ngoài (thường là đội chữa cháy)
Nếu hệ thống báo cháy được cấu tạo để gọi
cho một tổ chức bên ngoài thì bộ phận nên được phân loại là bộ phận loại 1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.4.1. Thiết bị được khởi động trực
tiếp với f.d.a.s
Chức năng xuất (các thiết
bị đầu cuối của trung tâm báo cháy hoặc thiết bị xuất) được sử dụng để điều khiển
các thiết bị giữ cửa ra vào ở trạng thái mở, đóng kín các van điều tiết, quạt khói, điều khiển thông
gió... được xem là chức năng cơ bản. Mỗi bộ phận được sử dụng để khởi động các
thiết bị này được phân loại là bộ phận loại 1.
C.4.2. Hệ thống được dẫn động bằng
thông tin đến từ f.d.a.s
Các thiết bị xuất dẫn động các hệ
thống chữa cháy, hệ thống điều khiển khói, hệ thống chia ngăn (khoang), ngắt hệ
thống điều khiển truy cập... được xem là các thiết bị cơ bản. Mỗi bộ phận được sử dụng
để khởi động một hệ thống đã nêu trên được xem là bộ phận loại 1.
C.5. Chỉ báo bên
ngoài 1 (các panel điều khiển từ xa, các panel của đội chữa cháy...)
Bộ phận phân loại loại 1 hoặc bộ phận
loại 2 có thể phụ thuộc vào quy định của địa phương.
Các panel của đội chữa cháy nên được
phân loại là bộ phân loại 1 nếu một panel của đội chữa cháy là một bộ phận bắt
buộc.
Các panel điều khiển từ xa nên
được phân loại là bộ phận loại 1 nếu trung tâm báo cháy (c.i.e) ở một vị trí riêng nào đó
trong tòa nhà và panel điều khiển từ xa thường là phương tiện để truy
cập thông tin.
Các panel điều khiển từ xa nên được
phân loại là bộ phận
loại 2 khi chúng được sử dụng để cung cấp thông tin quá mức, ví dụ, một panel
được đặt trong văn phòng của người quản lý tòa nhà.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các bộ phận không khẩn cấp nên được
phân loại là bộ phận loại 2.
VÍ DỤ: Các thiết bị để truyền thông tin đến hệ thống quản
lý tòa nhà hoặc đến tất cả các ứng dụng
không an toàn khác.
C.7. Chức năng nhập
Các thiết bị thực hiện một chức năng
nhập nên được gọi là bộ phận loại 2. Các thiết bị này có thể phân loại là bộ phận loại 1 nếu
chúng được sử dụng để nhận thông tin báo động cháy đến từ các loại thiết bị
phát hiện khác như một hệ thống sprinkler (phun nước).
C.8. Chức năng xuất
Các thiết bị thực hiện một chức
năng xuất nên được gọi là bộ phận loại
2. Các thiết bị này có thể
phân loại là bộ phận loại 1 nếu chúng được sử dụng để gửi thông tin báo động
cháy đến hệ thống phòng cháy.
C.9. Các thiết bị liên kết giữa
các đường truyền (cổng nối)
Các thiết bị liên kết giữa các đường
truyền nên được phân
loại là một bộ phận loại 1.
CHÚ THÍCH: Nếu không cần thiết phải xem
xét đến mối nối, các khớp nối
được xem là bộ phận
loại 1 hoặc loại 2.