Nhóm nhiệt độ
|
T1
|
T2
|
T3
|
T4
|
T5
|
T6
|
Nhiệt độ lớn nhất
trên bề mặt (oC)
|
450
|
300
|
200
|
135
|
100
|
85
|
5.2. Nhiệt độ xung quanh
Thiết bị điện thường được thiết kế để sử dụng
trong môi trường xung quanh có nhiệt độ từ - 20 oC đến + 40 oC.
Trong trường hợp này không cần ghi thêm nhãn mác bổ sung.
Trong trường hợp thiết bị được thiết kế để sử
dụng trong môi trường có nhiệt độ xung quanh nằm ngoài phạm vi kể trên, chúng
phải được nhà chế tạo thông báo và trong chứng chỉ thiết bị cũng ghi rõ phạm vi
nhiệt độ này. Nhãn thiết bị cũng phải bao gồm ký hiệu Ta hoặc Tamb
cùng với thang nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc nếu không thì cũng phải
ghi ký hiệu “X” ngay sau số chứng chỉ như theo hướng dẫn ở 6.2 (xem bảng 2).
Bảng 2 - Nhiệt độ môi
trường xung quanh và nhãn mác bổ sung
Thiết bị điện
Nhiệt độ của môi trường
xung quanh
Nhãn mác bổ sung
Bình thường
Lớn nhất: +40 oC
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Không cần
Đặc biệt
Được nhà chế tạo hoặc Cơ quan cấp chứng chỉ
thông báo
Ta hoặc Tamb với
thang nhiệt độ rõ ràng, ví dụ: - 30 oC ≤ Ta ≤ + 40 oC
hoặc ký hiệu “X”.
5.3. Nhiệt độ trên bề mặt và nhiệt độ bốc lửa
Nhiệt độ thấp nhất làm bốc lửa môi trường khí
nổ phụ thuộc vào nhiệt độ lớn nhất trên bề mặt thiết bị. Tuy nhiên, đối với các
phần tử có tổng diện tích bề mặt không lớn hơn 10 cm2 (ví dụ như
transistor hoặc điện trở) nhiệt độ trên bề mặt của chúng có thể vượt quá nhóm
nhiệt độ ghi trên nhãn của thiết bị điện nhóm II, hoặc nhiệt độ tương ứng lớn nhất
trên bề mặt thiết bị thuộc nhóm I, nếu các phần tử này không có nguy cơ làm bốc
lửa môi trường khí nổ với giới hạn an toàn sau đây:
50 K đối với nhóm nhiệt độ T1, T2 và T3;
25 K đối với nhóm T4, T5, T6 và thiết bị điện
nhóm I.
Giới hạn an toàn này được xác định bằng thực
nghiệm đối với các phần tử tương đương hoặc thử nghiệm đối với chính các thiết
bị đó trong môi trường khí nổ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Ghi nhãn
Vì lý do an toàn, chỉ thiết bị đáp ứng được
các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này mới được ghi nhãn theo nội dung quy
định sau đây:
6.1. Nhãn phải được ghi trên phần chính của
thiết bị, ở chỗ dễ thấy. Nhãn phải dễ đọc, bền và có tính đến khả năng bị hóa chất
ăn mòn.
CHÚ THÍCH - Phụ lục A cho yêu cầu về ghi nhãn
thiết bị đảm bảo bền và dễ đọc.
6.2. Nhãn phải có các nội dung sau:
1) tên nhà chế tạo hoặc nhãn hiệu thương mại;
2) nhận dạng kiểu loại của nhà chế tạo;
3) kí hiệu ″Ex″ biểu thị thiết bị điện có kết
cấu và được thử nghiệm để dùng trong môi trường khí nổ hoặc được kết hợp đặc
biệt với thiết bị như thế;
4) kí hiệu dùng cho mỗi dạng bảo vệ:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
p - với thiết bị thổi dưới áp suất dư;
q - với thiết bị đổ đầy cát;
d - với thiết bị có vỏ không xuyên nổ;
e - với thiết bị tăng cường độ tin cậy;
ia - với thiết bị có mạch an toàn tia lửa cấp
a;
ib - với thiết bị có mạch an toàn tia lửa cấp
b;
m - với thiết bị bao phủ hợp chất đổ đầy.
Các thiết bị không tuân theo những yêu cầu
của tiêu chuẩn này nhưng được cơ quan có thẩm quyền công nhận đảm bảo an toàn
phải ghi ký hiệu “s”.
5) ký hiệu của nhóm thiết bị điện:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
II, IIA, IIB hoặc IIC - đối với thiết bị dùng
trong môi trường khí nổ khác với các mỏ hầm lò.
Đối với thiết bị được cấp chứng chỉ sử dụng
trong một môi trường chứa một loại khí cụ thể thì sau ký hiệu II sẽ ghi công
thức hoá học hoặc tên của chất khí đó.
6) Đối với thiết bị điện nhóm II, ký hiệu chỉ
rõ cấp nhiệt độ hoặc nhiệt độ lớn nhất trên bề mặt bằng oC hoặc ghi
cả hai. Nếu trên nhãn ghi cả hai thì cấp nhiệt độ ghi sau cùng và ghi vào trong
dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: T1 hoặc 350 oC hoặc 350 oC(T1).
Đối với thiết bị điện nhóm II có nhiệt độ lớn
nhất trên bề mặt thiết bị vượt quá 450 oC, thiết bị sẽ chỉ ghi nhãn
với giá trị nhiệt độ.
Ví dụ: 600 oC.
Thiết bị điện nhóm II nếu chứng chỉ và nhãn
đã ghi để sử dụng trong một môi trường khí cụ thể thì không cần phải ghi giá
trị nhiệt độ.
Theo yêu cầu của 5.2 trên nhãn thiết bị cần
ghi rõ các ký hiệu Ta hoặc Tamb cùng với thang nhiệt độ
của môi trường xung quanh hoặc ký hiệu “X”.
7) Số loạt sản phẩm, nếu cần, nhưng không cần
ghi đối với:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- các khí cụ điện rất nhỏ có kích thước hạn
chế.
8) Trong chứng chỉ của thiết bị, ngoài tên và
nhãn của cơ quan cấp chứng chỉ còn có các con số theo thứ tự như sau: số chứng
chỉ cấp cho thiết bị và sau đó là hai chữ số cuối cùng của năm được cấp chứng
chỉ.
9) Nếu cơ quan thử nghiệm cho rằng cần phải
chỉ rõ các điều kiện đặc biệt để sử dụng an toàn thì đưa thêm ký hiệu “X” vào
sau số chứng chỉ. Cơ quan thử nghiệm có thể sử dụng ký hiệu cảnh báo để thay
thế cho ký hiệu “X”.
10) Tất cả các ghi nhãn thông thường theo yêu
cầu của tiêu chuẩn về kết cấu của thiết bị điện.
6.3. Nếu các bộ phận của thiết bị điện có
dạng bảo vệ khác nhau, mỗi bộ phận đó phải mang kí hiệu của dạng bảo vệ tương
ứng.
Thiết bị điện có nhiều dạng bảo vệ khác nhau
thì kí hiệu dạng bảo vệ chính phải xuất hiện trước và sau đó là kí hiệu của các
dạng bảo vệ khác.
6.4. Các yêu cầu từ 3) đến 6) trong 6.2 phải
được ghi trên nhãn theo đúng thứ tự như đã cho.
6.5. Các phần tử Ex phải được ghi nhãn ở vị
trí dễ nhận thấy. Nhãn phải ghi rõ ràng, bền và bao gồm:
1) tên hoặc nhãn thương mại của nhà chế tạo;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3) ký hiệu Ex;
4) ký hiệu cho mỗi dạng bảo vệ sử dụng;
5) ký hiệu của nhóm phần tử Ex;
6) tên hoặc nhãn của cơ quan cấp chứng chỉ;
7) số chứng chỉ ngay sau ký hiệu “U” (không
dùng ký hiệu X);
8) nhãn bổ sung mô tả tiêu chuẩn riêng và
dạng bảo vệ có liên quan;
9) ký hiệu thông thường theo yêu cầu của tiêu
chuẩn chế tạo phần tử Ex. Ký hiệu này không phải qua cơ quan thử nghiệm kiểm
tra.
6.6. Trên thiết bị rất nhỏ có kích thước hạn
chế, nội dung ghi trên nhãn có thể giảm bớt nhưng yêu cầu ít nhất phải có:
1) tên hoặc nhãn thương mại của nhà chế tạo;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3) tên hoặc nhãn của cơ quan cấp chứng chỉ;
4) số chứng chỉ;
5) ký hiệu “X” tương ứng với thiết bị điện và
ký hiệu “U” đối với các phần tử Ex.
6.7. Ví dụ về ghi nhãn của thiết bị:
1) Thiết bị điện có vỏ không xuyên nổ dùng
cho nhóm I: Ex d I;
2) Thiết bị điện có vỏ không xuyên nổ dùng
cho nhóm I và nhóm IIB, nhiệt độ T3: Ex d I/IIB T3;
3) Thiết bị điện có độ tin cậy tăng cường, vỏ
được thổi dưới áp suất dư cho nhóm II (ví dụ như động cơ tăng cường tin cậy có
vành đệm trượt nằm trong vỏ được thổi dưới áp suất dư) có nhiệt độ lớn nhất
trên bề mặt là 125 oC:
Ex ep II 125 oC (T4) hoặc
Ex ep II 125 oC hoặc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PHỤ LỤC
A
(Tham khảo)
Yêu
cầu về ghi nhãn bền và dễ đọc cho thiết bị
Nhãn của thiết bị điện thuộc nhóm I và nhóm
II ngoài yêu cầu về độ bền và sự rõ ràng, dễ đọc còn phải thỏa mãn các yêu cầu
sau đây:
A.1. Các ký tự phải được làm chìm hoặc nổi lên
trên nền bằng phương pháp đúc, rập hoặc khắc trực tiếp lên vỏ thiết bị hoặc
trên một tấm nhãn riêng gắn chắc chắn vào vỏ thiết bị. Việc khắc chữ có thể
thực hiện bằng cách dập hoặc ăn mòn hoá học. Các ký tự phải có chiều cao tối
thiểu là 5 mm. Độ sâu của chỗ lõm ít nhất phải bằng 1/10 chiều cao của ký tự.
Đối với thiết bị điện nhỏ, có kích thước hạn chế các kích thước trên có thể
giảm xuống tương ứng đến 3 mm và 0,3 mm. Đối với nhãn mác làm bằng thép không
rỉ, các ký tự không cần khắc sâu quá 0,6 mm không phụ thuộc vào chiều cao của
các ký tự.
A.2. Nhãn phải có chiều dày bằng 1/25 kích thước
lớn nhất của nó và tối thiểu phải dày 2 mm. Nhãn phải được làm bằng đồng đỏ,
đồng thau hoặc thép không rỉ. Độ dày của nhãn có thể giảm xuống đến 1 mm nếu
nhãn được hàn thiếc hoặc hàn đồng cố định xung quanh chu vi của nó hoặc là nằm
trong một hốc lõm.
A.3. Nhãn phải được định vị trên một vị trí nhất
định của vỏ bằng một trong các phương pháp sau:
- hàn đồng hoặc hàn thiếc trực tiếp trên
thiết bị hoặc trên khung đế;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- tán bằng đinh rivê trực tiếp lên vỏ thiết
bị nếu như dạng bảo vệ cho phép;
- trong trường hợp vỏ bằng chất dẻo, nhãn được
gắn vào hốc lõm.
A.4. Nếu có yêu cầu ghi số hiệu về lô hàng sản
xuất thì các số hiệu này phải được chạm, khắc trực tiếp trên vỏ thiết bị hoặc
ngay trên nhãn kể trên.