TIÊU CHUẨN VIỆT
NAM
TCVN 5500
: 1991
(ISO 8201
: 1987)
ÂM
HỌC - TÍN HIỆU ÂM THANH SƠ TÁN KHẨN CẤP
Acoustics - Audible emergency
evacuation signal
Lời nói đầu
TCVN 5500 : 1991 phù hợp với ISO 8201 : 1987
TCVN 5500 : 1991 do Trung tâm tiêu chuẩn quốc
gia biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban
Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 488/QĐ ngày 8 tháng 8 năm 1991.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Acoustics - Audible
emergency evacuation signal
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tín hiệu âm thanh sơ
tán khẩn cấp. Tín hiệu này được sử dụng và giới hạn cho những trường hợp cần sơ
tán ngay khỏi ngôi nhà do tình huống khẩn cấp. Khi vang lên, tín hiệu này phải
chỉ được mối nguy hiểm sắp xảy ra và biểu thị rõ ràng rằng việc sơ tán khỏi ngôi
nhà là cần thiết ngay. Tín hiệu này cũng có thể được áp dụng cho khu vực bên
ngoài khi cơ quan có thẩm quyền quy định.
Tiêu chuẩn này qui định hai thông số của tín
hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp, đó là biểu đồ thời gian và mức áp suất âm yêu
cầu ở tất cả các địa điểm trong vùng dự kiến nhận tín hiệu. Để nhận biết tín
hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp, không cần thiết phải qui định phổ của tín hiệu.
Phổ của tín hiệu nên chọn để thỏa mãn các yêu cầu đặc trưng của vị trí cụ thể và/hoặc
theo các qui định của Nhà nước.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tín hiệu âm thanh
và không áp dụng cho các thành phần hệ thống phát tín hiệu riêng.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho tín hiệu cảnh
báo, cho các trường hợp về kiểm soát tai nạn công cộng đã có quy định của Nhà
nước, cho hệ thống báo động trên tàu thuyền hay các tín hiệu của tất cả các phương
tiện chuyển động bên ngoài như xe cảnh sát, xe cứu hỏa và xe cấp cứu.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 8201 - 1987.
1. Yêu cầu đối với
tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp
1.1. Qui định chung
Tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp chỉ được sử
dụng cho việc sơ tán. Việc sử dụng tín hiệu này được giới hạn cho những tình
huống khẩn cấp nơi có người trong vùng nhận tín hiệu phải sơ tán khỏi nhà ngay
lập tức.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.2. Biểu đồ thời
gian
Tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp bao gồm biểu
đồ thời gian "ba xung" dùng cho bất cứ thiết bị phát âm thích hợp nào
tốt nhất là dùng phương tiện điều khiển trung tâm.
Biểu đồ này phải bao gồm pha "mở"
(a) kéo dài 0,5 s ± 10 %, tiếp sau là pha
"tắt (b) kéo dài 0,5 s ±
10 %, vang lên 3 chu kỳ "mở" liên tục, sau đó tiếp theo pha
"tắt" (c) kéo dài 0,5 s ±
10 %, (xem hình 1). Tín hiệu này phải được lặp lại trong thời gian thích hợp
với mục đích sơ tán khỏi ngôi nhà nhưng không ít hơn 180s. Một vài ví dụ về
biểu đồ thời gian được sử dụng như thế nào cho các tín hiệu âm thanh thường
dùng được nêu trong phụ lục.
Chuông hoặc kẻng gõ từng tiếng vang lên trong
khoảng thời gian "mở" kéo dài 1 s ±
10 %, với khoảng thời gian "tắt" 2 s ± 10 %, sau mỗi tiếng gõ "mở" thứ ba được chấp
nhận (xem hình 5),
Chú thích: Những ví dụ về thay đổi tần số (xem
hình 3a, 3b, 4a và 4b) có thể được ưu tiên hơn ở những trường hợp khi còi điện
tử được sử dụng để thiết kế các hệ thống tương lai trừ khi các nguyên nhân kỹ
thuật hoặc tâm lý âm học riêng biệt đòi hỏi các giải pháp khác, như điều biên hoặc
điều tần của xung "mở".
Trong đó:
- Pha a: tín hiệu :mở" trong 0,5 s ± 10 %;
- Pha b: tín hiệu "tắt" strong 0,5
s ± 10 %;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Chu kỳ tổng cộng kéo dài: 4s ± 10%.
Hình 1 - Biểu đồ thời
gian
1.3. Nhận biết
Để tránh nhầm lẫn có thể xảy ra, cần phải đảm
bảo chắc chắn rằng đặc điểm của tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp "ba
xung" cần được phân biệt rõ với các tín hiệu khác (ví dụ tín hiệu báo
nguy) được sử dụng trong vùng nhận tín hiệu xem TCVN 5041 - 89 (ISO 7731 :
1986).
Nếu trong khi khẩn cấp, một tín hiệu báo nguy
được sử dụng để báo động cho người trong vùng hoặc tầng nhà không phải sơ tán
ngay, thì tín hiệu báo nguy này cũng phải khác rõ với đặc điểm "ba
xung" của tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp.
1.4. Mức áp suất âm
Ở tất cả mọi nơi trong vùng nhận tín hiệu,
mức áp suất âm theo chế độ A trong các pha "mở" của tín hiệu âm thanh
sơ tán khẩn cấp được đo với chế độ đặc tính thời gian P (nhanh) cần phải vượt
hơn hẳn mức áp suất âm thanh theo chế độ A cao nhất của tiếng ồn nền tính trung
bình cho chu kỳ liên tục 60 s và không thấp hơn 65 dB (xem TCVN 5041 - 89).
Những tín hiệu thị giác và xúc giác bổ sung phải hỗ trợ cho tín hiệu âm thanh
sơ tán khẩn cấp nếu mức áp suất âm theo chế độ A trung bình của tiếng ồn nền
cao hơn 110 db . Biểu đồ thời gian mô tả trong mô tả trong mục 2 phải được dùng
trong các tín hiệu sơ tán khẩn cấp thị giác và xúc giác.
Nếu tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp dùng để
đánh thức người đang ngủ, thì mức áp suất âm nhỏ nhất theo chế độ A của tín
hiệu phải là 75 dB ở đầu giường khi các cửa đều đóng.
Chú thích: Mức tín hiệu này có thể không đủ
để đánh thức tất cả những người đang ngủ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khoảng thời gian của tín hiệu âm thanh sơ tán
khẩn cấp phải tương ứng với khoảng thời gian thích hợp để sơ tán khỏi ngôi nhà hoặc
vùng bên ngoài nhưng không nhỏ hơn 180s.
Phải có khả năng ngắt tín hiệu âm thanh sơ
tán khẩn cấp theo chu kỳ bằng cách làm gián đoạn tín hiệu trong 10s hoặc ít hơn
để người trong khu vực liên lạc với nhau hoặc để người mù hay người mắt kém định
hướng được.
1.6. Chỉ dẫn bổ sung
Một từ khóa hay nhóm từ (như Cháy; Thoát ra
v.v …) có thể lồng vào để chỉ dẫn bổ sung trong pha "tắt" (c).
Từ khóa hay nhóm từ phải nằm hoàn toàn trong
giới hạn thời gian đã cho C (xem hình 1).
2. Những tín hiệu thị
giác và/hoặc xúc giác
Tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp có thể được
bổ sung bằng các tín hiệu thị giác và/hoặc xúc giác có cùng biểu đồ thời gian như
đã mô tả trong mục 2 để tự giúp cho những người nghe kém hoặc ở những nơi có
mức áp suất âm theo đặc tính A của tiếng ồn nền vượt quá 110 dB (xem mục 4).
PHỤ
LỤC CỦA TCVN 5500 : 1991
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ví dụ 1 (xem hình 2).
Biểu đồ thời gian qui định cho thiết bị phát
tín hiệu phát ra âm thanh đều đặn như tần số đơn/hoặc tổ hợp của hai hay nhiều
tần số hơn khi phát (chuông cơ điện, còi, chuông rung và còi điện tử).
Hình 2 - Ví dụ 1
Ví dụ 2 (xem hình 3a và 3b).
Biểu đồ thời gian ấn định cho còi điện tử phát
tần số quét hay âm hình răng cưa.
Chú thích: Trên hình 3a tần số tín hiệu bắt
đầu với tần số cao hơn (f2) và hạ xuống tần số thấp hơn (f1) trong phạm vi một pha
nhịp (và ngược lại trên hình 3b).
Hình 3 - Ví dụ 2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Biểu đồ thời gian ấn định cho còi điện tử phát
tín hiệu hai âm cao - thấp hoặc thấp-cao.
Chú thích: Trong hình 4a tần số tín hiệu bắt
đầu với tần số cao hơn (f2) cho phần xung "mở" và kết thúc với tần số
thấp hơn (f1) cho phần còn lại của xung (và ngược lại trên hình 4b).
Hình 4 - Ví dụ 3
Ví dụ 4 (xem hình 5)
Biểu đồ thời gian ấn định cho chuông hoặc kẻng
gõ tiếng đơn.
Chú thích: Trong hình 5, pha "mở"
tương ứng với thời gian khi cơ cấu gõ tác động. Âm do chuông hoặc kẻng phát ra
sẽ tiếp diễn ở mức mà nó giảm xuống cho đến khi cơ cấu gõ được đánh lại.
Hình 5 - Ví dụ