Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4273:1986 về Linh kiện bán dẫn - Thuật ngữ và định nghĩa

Số hiệu: TCVN4273:1986 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước Người ký: ***
Ngày ban hành: 04/08/1986 Ngày hiệu lực:
ICS:01.040.31, 31.200, 31.080.01 Tình trạng: Đã biết

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. CÁC THUẬT NGỮ VẬT LÝ VỀ LINH KIỆN BÁN DẪN

1.1. Chuyển tiếp  (chuyển tiếp điện)

Lớp chuyển tiếp trong vật liệu bán dẫn giữa hai miền có loại dẫn điện khác nhau hoặc có các giá trị điện dẫn suất khác nhau.

1.2. Chuyển tiếp điện tử - lô trống (chuyển tiếp p-n)

Chuyển tiếp điện giữa hai miền bán dẫn mà một trong hai miền đó có độ dẫn điện loại n còn miền kia có độ dẫn điện loại p.

1.3. Chuyển tiếp điện tử - điện tử

Chuyển tiếp điện giữa hai miền bán dẫn loại n có các giá trị điện dẫn suất khác nhau

1.4. Chuyển tiếp lô trống – lô trống

Chuyển tiếp điện giữa hai miền bán dẫn loại p có giá trị điện dẫn suất khác nhau.

1.5. Chuyển tiếp đột biến

Chuyển tiếp điện mà ở đó bề dầy miền thay đổi nồng độ tạp chất rất nhỏ so với bề dầy miền diện tích không gian

1.6. Chuyển tiếp trơn

Chuyển tiếp điện mà ở đó bề dày miền thay đổi nồng độ tạp chất gần bằng bề dày miền diện tích không gian.

1.7. Chuyển tiếp mặt

Chuyển tiếp điện mà ở đó các kích thước xác định diện tích lớn hơn bề dày.

1.8. Chuyển tiếp điểm

Chuyển tiếp điện mà các kích thước của nó nhỏ hơn chiều dài đặc trưng xác định quá trình vật lý trong chuyển tiếp và trong các miền xung quanh nó.

1.9. Chuyển tiếp khuếch tán

Chuyển tiếp điện được tạo ra do sự khuếch tán các nguyên tử tạp chất trong bán dẫn

1.10. Chuyển tiếp plana

Chuyển biến khuếch tán được tạo ra do sự khuếch tán tạp chất qua cửa sổ vào lớp bảo vệ trên bề mặt bán dẫn

1.11. Chuyển tiếp đảo

Chuyển tiếp điện được tạo ra do sự đảo của chất bán dẫn gây ra bởi sự khuếch tán ngược tạp chất và miền lân cận, hoặc bởi sự kích thước các nguyên tử tạp chất.

1.12. Chuyển tiếp hợp kim

Chuyển tiếp điện được tạo ra do sự nóng chảy trong chất bán dẫn và sự kết tinh sau đó kim loại hoặc hợp kim chứa các tạp chất exeptor

1.13. Chuyển tiếp vi hợp kim.

Chuyển tiếp hợp kim được tạo ra do sự nóng chảy ở chiều sâu nhỏ lớp kim loại hoặc hợp kim trên bề mặt chất bán dẫn.

1.14. Chuyển tiếp nuôi

Chuyển tiếp điện được tạo ra khi nuôi chất bán dẫn từ thể nóng chảy.

1.15. Chuyển tiếp epxylaxy

Chuyển tiếp điện được tạo ra do sự nuôi epytaxy.

1.16. Chuyển tiếp dị thể

Chuyển tiếp điện được tạo ra do sự tiếp xúc của các chất bán dẫn có bề rộng vùng cấm khác nhau.

1.17. Chuyển tiếp đồng thể

Chuyển tiếp điện được tạo ra do sự tiếp xúc của chất bán dẫn có độ rộng vùng cấm như nhau.

1.18. Chuyển tiếp Schottky

Chuyển tiếp điện được tạo ra do sự tiếp xúc giữa kim loại và chất bán dẫn.

1.19. Chuyển tiếp nắn điện

Chuyển tiếp điện mà điện trở của nó ở chiều dòng điện này lớn hơn điện trở ở chiều dòng điện kia

1.20. Chuyển tiếp omic

Chuyển tiếp điện mà điện trở của nó không phụ thuộc vào chiều dòng điện trong dải các giá trị dòng điện đã cho

1.21. Chuyển tiếp emitơ

Chuyển tiếp điện giữa các miền emitơ và bazơ của trazito lưỡng cực.

1.22. Chuyển tiếp colectơ

Chuyển tiếp giữa các miền bazơ và colectơ của trazito lưỡng cực.

1.23. Miền lô trống

Miền trong chất bán dẫn có độ dẫn điện lỗ trống chiếm ưu thế.

1.24. Miền điện tử

Miền trong chất bán dẫn có độ dẫn điện, điện tử chiếm ưu thế.

1.25. Miền dẫn điện

Miền trong chất bán dẫn có các tính chất của bán dẫn thuận.

1.26. Miền bazơ

Miền của tranzito lưỡng cực mà các hạt tải không cơ bản đối với miền này được phun vào đó;

1.27. Miền emitơ

Miền của tranzito lưỡng cực mà chức năng của nó là phụ hạt tải vào miền bazơ .

1.28. Miền colectơ

Miền của tranzito lưỡng cực mà chức năng của nó là sự tách các hạt tải khỏi miền bazơ

1.29. Phân tích cực của miền bazơ

Phần miền bazơ của tranzito lưỡng cực trong đó sự tích tụ hoặc tiêu tán các hạt tải không cơ bản diễn ra trong khoảng thời gian dịch chuyển chúng từ chuyển tiếp emitơ đến chuyển tiếp colectơ.

1.30. Phần thụ động

Phần miền bazơ của tranzito lưỡng cực trong đó đã tích tụ hoặc tiêu tán các hạt tải không cơ bản phải cần thời gian lớn hơn thời gian dịch chuyển chúng từ emitơ đến chuyển tiếp colectơ.

1.31. Kênh dẫn

Miền của tranzito trường mà trong đó dòng các hạt tải diện tích được điều chỉnh.

1.32. Cực nguồn

Điện cực của tranzito trường mà qua đó các hạt tải chảy vào kênh dẫn

1.33. Cực máng

Điện cực của tranzito trường mà các hạt tải chảy từ kênh dẫn qua nó.

1.34. Cực cửa

Điện cực của tranzito trường mà tín hiệu điện đặt trên nó.

1.35. Cấu trúc của linh kiện bán dẫn

Một dãy các vùng bán dẫn có biên giới với nhau về loại dẫn điện hoặc về giá trị điện dẫn xuất, đảm bảo cho linh kiện bán dẫn thực hiện được chức năng của nó.

1.36. Cấu trúc kim loại điện môi – bán dẫn

Cấu trúc bao gồm tập hợp nối tiếp kim loại điện môi và bán dẫn

1.37. Cấu trúc kim loại – oxyt – bán dẫn.

Cấu trúc bao gồm tập hợp nối tiếp kim loại oxyt trên bề mặt bán dẫn và chất bán dẫn.

1.38. Cấu trúc meza

Cấu trúc có dạng lồi, được tạo thành bằng cách ăn mòn các biên của tinh thể bán dẫn hoặc bằng cách mạ.

1.39. Lớp nghèo

Lớp của chất bán dẫn mà trong đó nồng độ hạt tải cơ bản nhỏ hơn hiệu nồng độ donor và axepto bị ion hóa.

1.40. Lớp khóa

Lớp của chất bán dẫn mà trong đó loại dẫn khác nhau hoặc giữa bán dẫn và kim loại.

1.41. Lớp giàu

Lớp bán dẫn mà trong đó nồng độ hạt tải cơ bản lớn hơn nồng độ donor và axepto bị ion hóa.

1.42. Lớp đảo

Lớp ở bề mặt chất bán dẫn mà loại dẫn của nó khác với loại  dẫn bên trong khối bán dẫn do sự tồn tại của các điện trường của các trạng thái bề mặt, điện trường ngoài ở bề mặt, hoặc trường tiếp xúc của hiệu điện thế.

2. CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG LINH KIỆN BÁN DẪN

2.1. Chiều thuận của chuyển tiếp p-n

Chiều của dòng điện một chiều mà theo chiều đó chuyển tiếp p-n có điện trở nhỏ nhất.

2.2. Chiều ngược của chuyển tiếp p-n

Chiều của dòng điện một chiều mà theo chiều đó chuyển tiếp p-n có điện trở lớn nhất.

2.3. Đánh thủng của chuyển tiếp p-n

Sự tăng đột ngột điện dẫn vi phân của p-n khi điện áp (dòng) ngược đạt tới giá trị giới hạn.

2.4. Đánh thủng điện của chuyển tiếp p-n

Đánh thủng của chuyển tiếp p-n do sự tăng ở dạng thác lũ các hạt tải hoặc do hiệu ứng xuyên hầm dưới tác động của điện áp đặt vào.

2.5. Đánh thủng thác lũ của chuyển tiếp p-n

Đánh thủng điện của chuyển tiếp p-n do sự nhân thác lũ các hạt tải, dưới tác dụng của điện trường mạnh.

2.6. Đánh thủng tunen của chuyển tiếp p-n

Đánh thủng điện của chuyển tiếp p-n do hiệu ứng tunen.

2.7. Đánh thủng nhiệt của chuyển tiếp p-n

Đánh thủng chuyển tiếp p-n do sự tăng số lượng hạt tải do mất cân bằng giữa nhiệt tỏa ra trong chuyển tiếp p-n và nhiệt thoát đi từ chuyển tiếp.

2.8 Điều biến độ dầy bazơ

Sự thay đổi dày vùng bazơ do sự thay đổi độ dày vùng diện tích không gian khi thay đổi giá trị điện áp ngược đặt vào chuyển tiếp colectơ.

2.9. Hiệu ứng chập vùng

Hiệu lớn chập lớp nghèo của chuyển tiếp colec do sự mở rộng nó mang toàn bộ vùng nghèo của chuyển tiếp emitơ.

2.10. Sự tích tụ các hạt tải không cân bằng trong bazơ.

Sự tăng nồng độ và giá trị diện tích tạo ra bởi các hạt tải không cân bằng trong bazơ do sự giảm mức phun hoặc do tải hợp.

2.11. Sự phân tán các hạt tải không cân bằng trong bazơ

Sự giảm nồng độ và độ lớn của các diện tích được tải bởi các hạt tải không cân bằng trong bazơ do sự giảm mức phun hoặc tái hợp.

2.12. Sự phục hồi thuận điốt bán dẫn

Quá trình quá độ mà trong khoảng thời gian đó điện trở thuận của chuyển tiếp diốt bán dẫn đạt tới giá trị không đổi, sau khi trở thành chuyển tiếp theo chiều thuận.

2.13. Sự phục hồi ngược điốt bán dẫn

Quá trình quá độ mà trong thời gian đó điện trở ngược của chuyển tiếp điốt bán dẫn được phục hồi tới giá trị không đổi sau khi chuyển nhanh tiếp từ chiều thuận sang chiều ngược.

2.14. Trạng thái khóa của thyrito

Trạng thái của thyrito tương ứng với đoạn nhánh thuận đặc tuyến vonampe giữa điểm O và điểm chuyển tiếp.

2.15. Trạng thái mở của thyrito

Trạng thái của thyrito tương ứng với đoạn điện áp thấp và điện trở nhỏ của nhánh thuận trên đặc tuyến von-ampe.

2.16. Trạng thái không dẫn của thyrito theo chiều ngược

Trạng thái của thyrito tương ứng với đoạn đặc tuyến von-ampe, nơi dòng ngược nhỏ hơn giá trị dòng ở điện áp đánh thủng ngược.

2.17. Sự chuyển mạch của của thyrito

Sự chuyển thyrito từ trạng thái khóa sang trạng thái mở khi không có dòng ở cực điều khiển.

2.18. Sự mở thyrito

Sự chuyển thyrito từ trạng thái khóa sang trạng thái mở khi có dòng điều khiển.

2.19. Sự khóa thyristo

Sự chuyển thyrito từ trạng thái mở sang trạng thái đóng khi đặt vào một điện áp ngược hoặc khi đưa dòng điều khiển vào.

3. CÁC THUẬT NGỮ VỀ CẤU TRÚC

3.1. Chân của linh kiện bán dẫn

Phần cấu thành của vỏ linh kiện bán dẫn nối điện cực tương ứng với mạch điện ngoài.

3.2. Chân chính của linh kiện.

Chân của linh kiện bán dẫn mà dòng chính chảy qua nó.

3.3. Chân katot của linh kiện bán dẫn

Chân của linh kiện bán dẫn mà từ nó dòng thuận chảy ra mạch điện ngoài.

3.4. Chân anot của linh kiện bán dẫn

Chân của linh kiện bán dẫn mà dòng thuận từ mạch điện ngoài chảy của nó.

3.5. Chân điều khiển của linh kiện bán dẫn

Chân của linh kiện bán dẫn mà chỉ có dòng điều khiển chạy qua nó.

3.6. Vỏ của linh kiện bán dẫn.

Phần cấu thành bên ngoài cấu trúc linh kiện bán dẫn dùng để bảo vệ linh kiện khỏi tác động của môi trường ngoài và đã nối linh kiện với mạch ngoài qua các chân.

3.7. linh kiện bán dẫn không vỏ.

Linh kiện bán dẫn không có vỏ bảo vệ và để sử dụng trong các vi mạch tổ hợp lại ghép trong các khối kín và thiết bị.

3.8. Phần tử bức xạ bán dẫn,.

Phần của linh kiện bán dẫn biểu thị thông tin linh kiện này gồm bề mặt bức xạ và các tiếp điểm để nối với sơ đồ điện

3.9. Điện cực của linh kiện bán dẫn

Phần đảm bảo tiếp xúc điện giữa các miền của linh kiện bán dẫn với các chân tương ứng.

4. CÁC DẠNG LINH KIỆN BÁN DẪN

KHÁI NIỆM CHUNG

4.1. Linh kiện bán dẫn

Linh kiện hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng các tính chất của bán dẫn.

4.2. Linh kiện công suất bán dẫn

Linh kiện bán dẫn có dòng lớn hoặc điện áp được sử dụng trong các mạch công suất của các thiết bị kỹ thuật điện – điện tử.

DIỐT

4.3. Điot bán dẫn

Linh kiện bán dẫn có hai chân với đặc tuyến von – ampe không đối xứng.

 

Chú thích: Nếu không có chỉ dẫn gì đặc biệt thuật ngữ này dùng cho các linh kiện có đặc trưng von-ampe điển hình cho một chuyển tiếp p-n.

4.4. Điot tiếp điểm bán dẫn

Điot bán dẫn có chuyển tiếp điện dạng điểm.

4.5. Điot tiếp mặt bán dẫn.

Điot bán dẫn có chuyển tiếp điện dạng mặt.

4.6. Điot nắn điện bán dẫn

Điot bán dẫn dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều, bao gồm cả các bộ phận để lắp ráp và làm lạnh (nếu như điot cùng với chung tạo thành một khối)

4.7. Điot nắn điện bán dẫn thác lũ

Điot nắn điện bán dẫn có các đặc tính xác định tại điểm điện áp đánh thủng nhỏ nhất, dùng để tiêu tán công suất ở vùng đánh thủng của đặc trưng ngược, trong khoảng xung có độ dài giới hạn.

4.8. Điot nắn điện bán dẫn thác lũ có đánh thủng điều khiển được.

Điot nắn điện bán dẫn có các đặc tính đã cho tại các điện áp đánh thẳng lớn nhất và nhỏ nhất, dùng để lám việc trong chế độ xác định tại vùng đánh thủng của đặc trưng von-ampe ngược.

4.9. Điot xung bán dẫn

Điot bán dẫn có thời gian quá độ nhỏ và sử dụng trong các chế độ xung.

4.10. Điot có tích lũy điện tích

Điot bán dẫn xung, tích tụ điện tích khi có dòng thuận chảy qua và có hiệu ứng phục hồi ngược mạnh. Dùng để tạo các xung có sườn trước nhỏ.

4.11. Điot tunen

Điot bán dẫn trên cơ sở bán dẫn quy biến. Trong đó hiệu ứng xuyên hầm dẫn đến sự xuất hiện đặc trưng von-ampe thuận một đoạn có điện dẫn vi phân âm.

4.12. Điot đảo

Điot bán dẫn trên cơ sở bán dẫn có nồng độ tạp chất tới hạn. Trong đó do hiệu ứng xuyên hầm độ dãn điện áp ngược lớn hơn nhiều ở điện áp thuận, còn dòng đỉnh và chỗ võng trên đặc trưng gần bằng nhau.

4.13. Điot siêu cao tần bán dẫn.

Điot bán dẫn dùng để biến đổi và xử lý tín hiệu siêu cao tần.

4.14. Điot thác lũ nhịp bán dẫn.

Điot bán dẫn làm việc ở chế độ gia tăng thác lũ các hạt tải khi đặt thiên áp chuyển tiếp theo chiều ngược và dùng để phát các giao động siêu cao tần.

4.15. Điot phun nhịp bán dẫn.

Điot bán dẫn làm việc ở chế độ phun hạt tải vào vùng diện tích không gian và dùng để phát các dao động siêu cao tần.

4.16. Điot đảo mạch bán dẫn.

Điot bán dẫn ở mọi tần số của tín hiệu có điện trở chiều thuận nhỏ và chiều ngược lớn, dùng để điều khiển mức công suất của tín hiệu.

4.17. Điot trộn sóng

Điot bán dẫn dùng để biến đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu trung tần.

4.18. Điot gan

Điot bán dẫn mà hoạt động của nó dựa trên việc xuất hiện điện trở khói âm dưới tác động của điện trường mạch, dùng để phát và khuếch đại các tín hiệu siêu cao tần.

4.19. Điot chuyển mạch bán dẫn

Điot bán dẫn dùng để chuyển mạch các mạch điện cao tần

4.20. Điot biến trở bán dẫn (điot PIN)

Điot bán dẫn có cấu trúc p-i-n dùng để điều chỉnh điện trở của hệ thống truyền đạt tín hiệu mà trở kháng tích cực của nó đối với tín hiệu cao tần được xác định bởi dòng điện một chiều định thiên thuận.

4.21. Điot tách sóng bán dẫn

Điot bán dẫn dùng để tách sóng tín hiệu

4.22. Điot hạn chế bán dẫn

Điot bán dẫn có đánh thủng kiện thác lũ dùng để hạn chế các xung điện áp.

4.23. Điot nhận tần số bán dẫn

Điot bán dẫn dùng để nhân tần số

4.24. Điot điều chế bán dẫn

Điot bán dẫn dùng để điều chế các tín hiệu cao tần.

4.25. Điot Shotky

Điot bán dẫn mà tính chất nắn điện của nó dựa trên sự tương tác giữa kim loại và lớp bán dẫn nghèo

4.26. Điot biến dung bán dẫn (Vari cap)

Điot bán dẫn mà hoạt động của nó dựa trên việc sử dụng sự phụ thuộc của điện dung vào điện áp ngược và nó được sử dụng vào làm phần tử có điện dung điều khiển được.

4.27. Điot thông số bán dẫn

Điot biến dạng được dùng ở dải tần số siêu sao trong các bộ khuếch đại thông số.

4.28. Điot ổn ấp bán dẫn (điot Zene)

Điot bán dẫn mà khi có dòng điện chảy qua nó thì điện áp trên nó vẫn giữ được trong giải đã cho với độ chính xác nhất định.

4.29. Điot tạp âm bán dẫn

Linh kiện bán dẫn là nguồn tạp âm có mật độ phổ đã cho trong giải tần xác định.

TRANZITO

4.30. Tranzito lưỡng cực

Linh kiện bán dẫn có hai chuyển tiếp tương tác và có ba chân hoặc nhiều hơn mà tính chất khuếch đại của nó được quy ước bởi hiện tượng phun và tác các hạt tải không cơ bản.

4.31. Tranzito không cuốn

Tranzito lưỡng cực mà trong đó việc dịch chuyển các hạt tải không cơ bản qua vùng bazơ được thực hiện chủ yếu bằng khuếch tán.

4.32. Tranzito cuốn

Tranzito lưỡng cực mà trong đó việc dịch chuyển các hạt tải không cơ bản qua vùng bazơ được thực hiện chủ yếu do sự cuốn theo.

4.33. Tranzito tiếp điểm

Tranzito lưỡng cực mà hoạt động có các chuyển tiếp điện dạng điểm.

4.34. Tranzito tiếp mặt

Tranzito lưỡng cực có các chuyển tiếp điện dạng mặt

4.35. Tranzito thác lũ

Tranzito lưỡng cực mà hoạt động của nó dựa trên chế độ nhân thác lũ các hạt tải trong chuyển tiếp colectơ.

4.36. Tranzito trường

Linh kiện bán dẫn mà tính khuếch đại của nó được tạo bởi dòng các hạt tải cơ bản chảy qua kênh dẫn và được điều khiển bằng điện trường.

4.37. Tranzito trường có cực của cách điện.

Tranzito trường có một hoặc nhiều cực cửa được cách điện với kênh dẫn.

4.38. Tranzito trường loại kim loại điện môi – bán dẫn.

Tranzito trường có cực của cách điện mà trong đó chất điện môi được dùng làm chất cách điện giữa các cửa kim loại và kênh dẫn.

4.39. Tranzito trường loại kim loại oxýt bán dẫn

Tranzito trường có cực của cách điện mà trong đó lớp cách điện giữa các cửa kim loại và kênh dẫn là oxyt.

4.40. Tranzito đối xứng.

Tranzito lưỡng cực hoặc tranzito trường giữ được các tính chất điện của mình khi đổi vị trí các nhân emitơ (hoặc nguồn với colectơ (hoặc máng) trong mạch điện.

THYRITO

4.41. Thyrito

Linh kiện bán dẫn với hai trạng thái bền vững có từ 3 chuyển tiếp trở lên mà có thể chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái mở và ngược lại.

4.42. Thyrito điot không dẫn ngược

Thyrito điot không tự chuyển mạch ở điện áp anốt âm mà ở trạng thái không dẫn ngược

4.43. Thyrito điot

Thyrito có hai chân.

4.44. Thyrito điot dẫn theo chiều ngược

Thyrito không bị chuyển mạch ở điện áp thuận ở trạng thái ngược.

4.45. Thyrito điot đối xứng.

Thyrito điot có khả năng chuyển mạch ở điện áp thuận và điện áp ngược.

4.46. Thyrito triot

Thyrito có ba chân.

4.47. Thyrito triot không dẫn theo chiều ngược

Thyrito 3 chân không chuyển mạch khi điện áp anốt âm, mà ở trạng thái không dẫn ngược.

4.48. Thyrito triot dẫn theo chiều ngược.

Thyrito 3 chân không bị chuyển mạch ở điện áp anốt âm mà dẫn dòng lớn hơn ở các điện áp tương đương về giá trị với điện áp thuận ở trạng thái mở.

4.49. Thyrito đối xứng

Thyrito 3 chân mà khi truyền tín hiệu đến chân điều khiển Thyrito mở cả ở chiều thuận và cả ở chiều ngược.

4.50. Thyrito đối khóa.

Thyrito có thể chuyển từ trạng thái mở sang trạng thái đóng và ngược lại bằng cách truyền đến chân điều khiển có cực tương ứng

Chú thích: Tỉ số giữ công suất điều khiển với công suất chuyển mạch phải rất nhỏ hơn 1.

4.51. Thyrito có điện cực điều khiển phun loại P

Thyrito chân điện cực điều khiển của nó được nối với miền P gần với catot và thường xuyên chuyển sang trạng thái mở khi đưa tín hiệu dương so với catot đến chân của điện cực điều khiển.

4.52. Thyrito có điện cực điều khiển phụ loại N

Thyrito mà chân điện cực điều khiển của nó được nối với vùng N gần với anot nhất và thường chuyển sang trạng thái mở khi có tín hiệu âm so với catot đến chân của điện cực điều khiển.

4.53. Thyrito thác lũ không dẫn theo chiều ngược

Thyrito có chế độ làm việc xác định tại điểm điện áp đánh thủng thấp nhất. Nó được dùng để tiêu tốn công suất khi có độ dài hạn chế trong vùng đánh thủng của đặc trương von-ampe không dẫn theo chiều thuận.

4.54. Thyrito mở liên hợp.

Thyrito được ngắt bằng tác động đồng thời của dòng điều khiển và điện áp ngược trên anốt

LINH KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ

4.55. Linh kiện quang điện tử bán dẫn

Linh kiện bán dẫn phát xạ hoặc biến đổi bức xạ điện tử hoặc nhạy với bức xạ này trong các vùng phổ thấy được, hồng ngoại và (hoặc) tử ngoại hoặc dùng bức xạ ấy làm liên kết bên trong các phần tử của linh kiện.

4.56. Linh kiện bán dẫn phát xạ bán dẫn

Linh kiện quang điện tử bán dẫn biến đổi điện năng thành năng lượng bức xạ điện tử trong vùng phổ quang học.

4.57. Linh kiện hiện thị

Dụng cụ mà trong đo thông tin dùng để biết bằng mắt được biểu hiện nhờ một hoặc một tập hợp các linh kiện rời rạc.

4.58. Điot phát quang bán dẫn (LED)

Điot bán dẫn có khả năng bức xạ năng lượng trong vùng phổ thấy được do sự tái hợp các điện tử lô trống.

4.59. Điot phát quang hồng ngoại

Điot bán dẫn có khả năng bức xạ năng lượng trong vùng phổ hồng ngoại do sự tái hợp các điện tử lô trống.

4.60. Cặp quang điện tử.

Linh kiện quang điện tử bán dẫn bao gồm các phần tử phát xạ và thu ánh sáng, giữa chúng có sự liên hệ quang học và được cách điện với nhau.

4.61. Linh kiện thu bức xạ bán dẫn

Linh kiện bán dẫn nhạy với bức xạ điện tử trong vùng phổ thấy được, hồng ngoại và tử ngoại.

4.62. Quang điện trở

Linh kiện thu ánh sáng mà nguyên lý hoạt động của nó dựa trên hiệu ứng quang dẫn.

4.63. Điot quang (photo điot)

Điot bán dẫn có chuyển tiếp giữa 2 bán dẫn hoặc giữa bán dẫn và kim loại mà trong đó sự hấp thụ bức xạ xảy ra ở ngay gần chuyển tiếp, gây ra hiệu ứng photopin.

4.64. Tranzito quang (phototranzito)

Tranzito trong đó có sử dụng hiệu ứng quang điện.

4.65. Thyrito quang (photo thyrito)

Thyrito trong đó có sử dụng hiệu ứng quang điện.

 

PHỤ LỤC

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ DÙNG TRONG TIÊU CHUẨN NÀY

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Độ dày miền

Kích thước của miền ở hướng gradiot nồng độ tạp.

2. Độ dài đặc tuyến

Độ dày miền diện tích không gian, độ dài khuếch tán

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tạo trên đế đơn tinh thể một lớp bán dẫn giữ nguyên cấu trúc của đế.

4. Chuyển mạch (mở) nhanh

Sự thay đổi dòng hoặc điện áp sau thời gian bằng hoặc nhỏ hơn hằng số thời gian của quá trình độ xác lập điện trở phục hồi điện trở.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4273:1986 về Linh kiện bán dẫn - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.466

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.200.180
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!