Thuật ngữ
|
Định nghĩa
|
KHÁI NIỆM CHUNG
|
1. Trang bị điện
|
Tập hợp các thiết bị kỹ thuật điện
(và) hay các sản phẩm kỹ thuật điện.
Chú thích: Trang bị điện có thể có những tên
gọi tương ứng, ví dụ: trang bị điện của máy công cụ, trang bị điện của ôtô, trang
bị điện điện áp trên 1000V
|
2. Thiết bị kỹ thuật điện
|
Thiết bị tùy theo công dụng, dùng
để sản xuất, biến đổi, truyền tải, phân phối hoặc tiêu thụ điện năng khi làm
việc.
Chú thích: Ví dụ về thiết bị kỹ thuật, điện:
thiết bị điện nhiệt luyện, máy điện, khí cụ điện, máy biến áp, khối kỹ thuật
điện.
|
3. Sản phẩm
|
|
4. Nối đất
|
Chỗ nối đất đã định trước của thiết
bị kỹ thuật điện với đất hay với bộ phận tương đương với đất.
|
5. Tải của thiết bị kỹ thuật điện
|
Đối tượng nhận năng lượng do thiết
bị kỹ thuật điện truyền đến, hay những thông số đặc trưng cho số lượng của
năng lượng đó.
Chú thích: Những thông số đó có thể là: công
suất, dòng điện, điện trở.
|
6. Mạch điện lực
|
Mạch điện gồm các thiết bị có nhiệm
vụ sản xuất, truyền tải, phân phối, biến đổi điện năng thành một năng lượng
khác, hay cũng thành điện năng, có các thông số khác.
|
7. Mạch điện điều khiển
|
Mạch điện gồm các thiết bị có nhiệm
vụ làm cho trang bị điện hay những thiết bị kỹ thuật điện riêng biệt hoạt động
hoặc biến đổi giá trị các thông số của chúng.
|
8. Mạch điện tín hiệu
|
Mạch điện gồm các thiết bị có nhiệm
vụ làm cho những thiết bị tín hiệu hoạt động.
|
9. Mạch điện đo lường - Mạch đo lường
|
Mạch điện gồm các thiết bị có nhiệm
vụ truyền tín hiệu với mục đích đo các tín hiệu đó hoặc thu nhận tin.
|
10. Mạch điện bảo vệ - Mạch bảo vệ
|
Mạch điện gồm các thiết bị có nhiệm
vụ làm cho các bộ phận bảo vệ điện hoạt động.
|
11. Chuyển mạch
|
Thao tác đóng và cắt mạch điện khi
điện trở của mạch điện biến đổi theo kiểu nhảy bậc.
|
DẠNG TRANG BỊ ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ KỸ
THUẬT ĐIỆN
|
12. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) thông dụng
Kcp. Trang bị điện sử dụng chung.
Trang bị điện thông thường
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) được chế tạo không theo những yêu cầu đặc biệt của một ngành kinh tế quốc
dân nhất định cho một công dụng nhất định
|
13. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chuyên dụng
Kcp. Trang bị điện đặc biệt
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) được chế tạo theo những yêu cầu đặc biệt của một ngành kinh tế quốc dân
nhất định hoặc cho một công dụng nhất định.
|
14. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chịu lạnh
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chuyên dụng, được chế tạo để vận hành trong điều kiện của vùng có khí hậu
lạnh
|
15. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) nhiệt đới
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chuyên dụng được chế tạo để vận hành trong điều kiện của vùng có khí hậu
nhiệt đới
|
16. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chịu ẩm
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chuyên dụng, được chế tạo để vận hành trong các điều kiện môi trường
xung quanh có độ ẩm cao.
|
17. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) nhúng chìm
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chuyên dụng được chế tạo để vận hành ở tình trạng nhúng chìm trong chất
lỏng
|
18. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chịu hóa chất
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chuyên dụng, được chế tạo để vận hành trong các điều kiện môi trường có
hóa chất ăn mòn.
|
19. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) kiểu hở
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) không có bộ phận bảo vệ để ngăn ngừa sự tiếp xúc với các bộ phận chuyển
động hay dẫn điện của nó và các vật lạ rơi vào bên trong.
Chú thích: Theo TCVN 1988-77, trang bị điện
(thiết bị kỹ thuật điện) kiểu hở có thể được gọi là trang bị điện (thiết bị kỹ
thuật điện) có cấp bảo vệ IPOO
|
20. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) các bộ phận riêng để ngăn ngừa sự tiếp xúc ngẫu nhiên với các cơ cấu
chuyển động và dẫn điện của nó và các vật, chất lỏng và bụi rơi vào bên
trong.
Chú thích: 1. Theo TCVN 1988 - 77, trang bị
điện (thiết bị kỹ thuật điện) có bảo vệ có thể được gọi là trang bị điện (thiết
bị kỹ thuật điện) có tất cả các cấp bảo vệ, trừ IPOO
2. Trong trường hợp cần thiết,
trang bị điện (thiết bị kỹ thuật điện) có các cấp bảo vệ IP10, IP20, IP30,
IP40, IP11, IP21, IP31, IP41, IP12, IP22, IP32, IP42, IP13, IP23, IP33, IP43,
IP34, IP44 có thể được gọi là “Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật điện) có bảo
vệ ngăn vật lạ tiếp xúc và rơi vào”.
3. Khi cần chỉ rõ nêu tất cả các dạng
bảo vệ, trang bị điện (thiết bị kỹ thuật điện) có thể được gọi, ví dụ như
“trang bị điện (thiết bị kỹ thuật điện) có bảo vệ ngăn bụi và nước”, v.v…
|
21. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ chống nước
Kcp. Trang bị điện không thấm nước
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ, được chế tạo sao cho khi tưới nước lên nó, hạn chế được lượng
nước rơi vào bên trong ở mức không phá hoại sự hoạt động của nó.
Chú thích. Theo TCVN 1988 - 77 trang bị điện
(thiết bị kỹ thuật điện) có thể được gọi là trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có cấp bảo vệ IP55, IP65, IP56, IP66.
|
22. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ chống tia phun
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ, được chế tạo sao cho hạn chế được lượng tia phun từ bất kỳ
hướng nào lọt vào bên trong ở mức không phá hoại sự hoạt động của nó.
Chú thích. Theo TCVN 1988 - 77, trang bị điện
(thiết bị kỹ thuật điện) có bảo vệ chống tia phun có thể được gọi là trang bị
điện (thiết bị kỹ thuật điện) có cấp bảo vệ IP34, IP44, IP54.
|
23. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ chống nhỏ giọt
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ, được chế tạo sao cho hạn chế được lượng nước nhỏ giọt rơi thẳng
đứng hay dưới một góc không quá 60o, so với đường thẳng đứng, lọt
vào bên trong ở mức không phá hoại sự hoạt động của nó.
Chú thích. Theo TCVN 1988 - 77, trang bị điện
(thiết bị kỹ thuật điện) có bảo vệ chống nhỏ giọt có thể được gọi là trang bị
điện (thiết bị kỹ thuật điện) có cấp bảo vệ IP01, IP11, IP21, IP31, IP41,
IP51, IP12, IP22, IP32, IP42, IP13, IP23, IP33, IP43
|
24. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ chống bụi
Kcp. Trang bị điện không lọt bụi
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ, được chế tạo sao cho hạn chế được lượng bụi lọt vào bên
trong với mức không phá hoại sự hoạt động của nó.
Chú thích. Theo TCVN 1988 - 77, trang bị điện
(thiết bị kỹ thuật điện) có bảo vệ chống bụi có thể được gọi là trang bị điện
(thiết bị kỹ thuật điện) có cấp bảo vệ IP50, IP51, IP54, IP55, IP65, IP56,
IP66, IP67, IP68.
|
25. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) kiểu kín
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ, được chế tạo sao cho không gian bên trong chỉ thông với môi
trường xung quanh qua những chỗ ghép không kín giữa các bộ phận của trang bị
điện (thiết bị kỹ thuật điện) hoặc qua những lỗ nhỏ riêng biệt.
Chú thích. Những lỗ đó có thể là lỗ thoát
hơi ẩm đọng lại.
|
26. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) kiểu bít kín
Kcp. Trang bị điện kín
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ, được chế tạo sao cho không gian bên trong của nó không thể
thông với môi trường xung quanh.
Chú thích:
1. Theo TCVN 1988 - 77, trang bị
điện (thiết bị kỹ thuật điện) kiểu bít kín có thể gọi là trang bị điện (thiết
bị kỹ thuật điện) có cấp bảo vệ IP60, IP65, IP66, IP67, IP68.
2. Tùy theo dạng môi trường xung
quanh mà phân biệt trang bị điện (thiết bị kỹ thuật điện) không thấm nước,
không lọt bụi, không lọt khí.
|
27. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có bảo vệ chống nổ
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) trong đó có kết cấu để loại trừ hay ngăn ngừa những khả năng làm bốc lửa
môi trường xung quanh dễ nổ
|
28. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có điện áp đến 1000 V
|
|
29. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) có điện áp trên 1000 V
|
|
30. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) đặt ngoài trời
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) được chế tạo để làm việc ở bên ngoài nhà ở hay công trình kín.
|
31. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) đặt trong nhà
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) được chế tạo để làm việc trong nhà hay công trình kín.
|
32. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) cố định
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) được chế tạo để vận hành trong điều kiện không di chuyển tương đối so với
các đối tượng được phục vụ.
|
33. Thiết bị kỹ thuật điện di động
|
Thiết bị kỹ thuật điện được chế tạo
để vận hành trong điều kiện có di chuyển tương đối với các đối tượng phục vụ.
|
34. Thiết bị kỹ thuật điện xách
tay
|
Thiết bị kỹ thuật điện, được chế tạo
để xách tay khi khai thác.
|
35. Trang bị điện trên mặt đất
|
Trang bị điện chuyên dụng được chế
tạo để làm việc trên mặt đất.
|
36. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) dùng cho ngành mỏ
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chuyên dụng, được chế tạo dùng cho các mỏ khai thác than và quặng.
|
37. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) trên tàu
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chuyên dụng, được chế tạo để làm việc trên tàu di động trong môi trường
không khí, môi trường không có không khí hay trong nước.
|
38. Trang bị điện của khí cụ bay.
|
Trang bị điện trên tàu được lắp đặt
trên khí cụ bay.
Chú thích. Tùy theo dạng khí cụ bay mà phân
biệt trang bị điện máy bay và trang bị điện tên lửa.
|
39. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) tàu thủy
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) trên tàu để lắp đặt trên tàu thủy dân dụng hay phương tiện dưới nước.
|
40. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) tàu chiến
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) trên tàu được lắp đặt trên tàu chiến.
|
41. Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) cho các xe chạy điện
|
Trang bị điện (thiết bị kỹ thuật
điện) chuyên dụng, để lắp đặt trên các phương tiện chuyên chở chạy điện.
|
42. Thiết bị kỹ thuật điện một pha
Vg. Thiết bị một pha
|
Thiết bị kỹ thuật điện được chế tạo
để đóng vào một pha hoặc giữa hai pha của một hệ thống nhiều pha hoặc đóng
vào mạch điện một pha.
|
43. Thiết bị kỹ thuật điện nhiều
pha
Vg. Thiết bị nhiều pha
|
Thiết bị kỹ thuật điện được chế tạo
để đóng vào hai pha trở lên của hệ thống mạch điện nhiều pha.
Chú thích. 1. Tùy theo số pha mà thiết bị
được gọi là thiết bị ba pha, sáu pha,…
2. Theo TCVN (Khí cụ điện đóng cắt.
Khái niệm chung) có tên tùy theo số cực.
|
CÁC BỘ PHẬN CỦA THIẾT BỊ KỸ THUẬT
ĐIỆN
|
44. Pha của thiết bị kỹ thuật điện
|
Bộ phận của thiết bị kỹ thuật điện
nhiều pha, dùng để đóng vào một pha của hệ thống mạch điện nhiều pha
Chú thích. Theo TCVN những bộ phận tương ứng
của khí cụ điện đóng cắt có tên là “Cực”.
|
45. Khóa liên động
|
Cơ cấu của thiết bị kỹ thuật điện
dùng để ngăn ngừa hay hạn chế việc thao tác một số bộ phận khi những bộ phận
khác có trạng thái hay vị trí xác định, nhằm ngăn ngừa sự phát sinh những trạng
thái không cho phép hoặc loại trừ khả năng tiếp cận đến các bộ phận có điện
áp của thiết bị.
|
46. Sự khóa liên động
Kcp. Khóa liên động
|
Việc dùng khóa liên động để thực
hiện các chức năng của nó.
|
47. Hệ thống từ
|
Tập hợp các chi tiết sắt từ của
thiết bị kỹ thuật điện, dùng để tập trung từ trường chính ở trong đó.
|
48. Đường dẫn từ
|
Hệ thống từ hoặc một phần của nó
dưới dạng kết cấu riêng biệt.
|
49. Lõi từ
|
Phần mạch từ có mang dây quấn.
|
50. Trụ từ
|
Lõi có hình dạng lăng trụ hay hình
trụ.
Chú thích. Thuật ngữ được sử dụng chủ yếu đối
với máy biến áp, khuếch đại từ, nam châm điện.
|
51. Gông từ
|
Phần mạch từ không có dây quấn
dùng để khép kín mạch từ.
Chú thích. Trên gông từ có thể có những dây
quấn công dụng phụ
|
52. Cực của đường dẫn từ
|
Bộ phận của đường dẫn từ dùng để
đưa từ thông làm việc ra môi trường xung quanh không từ tính hoặc để đưa từ
thông từ môi trường không có từ tính vào đường dẫn từ.
|
53. Khe hở không có từ tính
|
Khoảng hở trong mạch từ, không chứa
vật liệu từ.
|
54. Dây quấn
|
Tập hợp các dây dẫn được sắp đặt
và nối theo cách nhất định để tạo ra hoặc sử dụng từ trường hoặc để đạt được
trị số điện trở cho trước.
|
55. Cuộn dây của dây quấn
Vg. Cuộn dây
|
Dây quấn hay một phần của nó dưới
dạng một kết cấu riêng biệt.
|
56. Dây quấn nhiều pha
|
Dây quấn tạo thành một hệ thống mạch
điện nhiều pha.
|
57. Dây quấn một pha
Kcp. Dây quấn pha
|
Dây quấn tạo thành một pha trong
cuộn dây quấn nhiều pha.
|
58. Dây quấn cản dịu
|
Dây quấn dùng để tạo thành từ trường
có tác dụng chống lại sự biến đổi của từ thông do một dây quấn khác hay một
nam châm vĩnh cửu tạo nên.
|
59. Dây quấn khử từ
|
Dây quấn dùng để tạo thành từ
thông nhằm khử từ thông do một dây quấn khác hay một nam châm vĩnh cửu tạo
nên.
|
60. Dây quấn điện áp
|
Dây quấn được nối song song với
nguồn hay với tải với điều kiện các thông số của mạch đảm bảo cho dòng điện
chạy qua dây quấn thực tế chỉ phụ thuộc điện trở của cuộn dây và vào điện áp.
|
61. Dây quấn dòng điện
|
Dây quấn được mắc nối tiếp với tải
với điều kiện các thông số của mạch đảm bảo cho dòng điện chạy qua nó thực tế
không phụ thuộc vào điện trở của nó.
|
62. Màn chắn điện từ
|
Màn chắn làm việc theo nguyên tắc
sử dụng hiệu ứng dòng điện xoay để tạo nên một sự phân bố từ trường nhất định.
|
63. Màn chắn từ
|
Màn chắn làm việc theo nguyên tắc
sử dụng độ từ thẩm cao của vật liệu để tạo nên một sự phân bố từ trường nhất
định.
|
64. Màn chắn tĩnh điện
|
Màn chắn dùng để tạo nên một sự
phân bố điện trường nhất định.
|
65. Nhãn hiệu của thiết bị kỹ thuật
điện
|
Biển có ghi các thông tin liên
quan tới thiết bị kỹ thuật điện.
Chú thích: Nhãn hiệu ghi các số liệu danh định,
gọi là “Nhãn hiệu lý lịch máy”.
|
66. Đầu ra của thiết bị kỹ thuật
điện
|
Bộ phận của thiết bị kỹ thuật điện
dùng để nối điện với các thiết bị khác.
|
THÔNG SỐ, TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC TÍNH
|
67. Tổn thất trong thiết bị kỹ thuật
điện
|
Công suất hay năng lượng tiêu hao
trong thiết bị kỹ thuật điện và không được sử dụng vào mục đích đề ra cho thiết
bị.
|
68. Quá tải
|
Trị số công suất do thiết bị kỹ
thuật điện sản xuất ra, biến đổi hay tiêu thụ vượt quá trị số công suất danh
định.
|
69. Quá dòng điện
|
Dòng điện lớn hơn dòng điện danh định.
|
70. Quá điện áp trong thiết bị kỹ
thuật điện
|
Điện áp giữa hai điểm của thiết bị
kỹ thuật điện có trị số vượt quá trị số điện áp làm việc lớn nhất.
|
71. Thông số không tải
|
Các thông số đặc trưng cho sự làm
việc của thiết bị kỹ thuật điện trong chế độ không tải.
|
72. Thông số ngắn mạch
|
Các thông số đặc trưng cho sự làm
việc của thiết bị kỹ thuật điện trong chế độ ngắn mạch.
|
73. Trị số danh định của thông số
Vg. Thông số danh định
|
Trị số của thông số do nơi chế tạo
thiết bị kỹ thuật điện quy định, dùng làm cơ sở cho các chế độ vận hành và thử
nghiệm.
|
74. Trị số làm việc của thông số
Vg. Thông số làm việc
|
Trị số của thông số, tồn tại trong
thực tế khi thiết bị kỹ thuật điện đang làm việc và không vượt quá những giới
hạn cho phép.
|
75. Trị số làm việc lớn nhất (nhỏ
nhất) của thông số
Kcp. Trị số làm việc cực đại (cực
tiểu) của thông số
|
|
76. Số liệu danh định của thiết bị
kỹ thuật điện
|
Tập hợp các giá trị của những
thông số đặc trưng cho sự làm việc của thiết bị kỹ thuật điện trong chế độ
danh định
|
77. Tính chịu nhiệt của thiết bị kỹ
thuật điện
|
Khả năng của thiết bị kỹ thuật điện
chịu được tác động nhiệt của dòng điện chạy qua nó trong khoảng thời gian nhất
định, trong những điều kiện bất lợi nhất, mà không bị hư hỏng.
|
78. Tính chịu lực điện động
|
Khả năng của thiết bị kỹ thuật điện
chịu đựng được tác động cơ học do dòng điện chạy qua nó tạo nên mà không bị
hư hỏng.
|
79. Đặc tuyến ngoài
|
Quan hệ của điện áp ở đầu ra của
thiết bị kỹ thuật điện với dòng điện chạy qua tải nối với các đầu ra đó.
|
80. Đặc tuyến ngoài đi xuống
|
Đặc tính ngoài có đặc điểm là khi
dòng điện chạy qua tải tăng lên thì điện áp ở đầu ra của thiết bị kỹ thuật điện
giảm xuống.
|
81. Đặc tuyến ngoài cứng
|
Đặc tính ngoài đi xuống, có đặc điểm
là khi dòng điện chạy qua tải biến đổi từ không đến trị số danh định, thì điện
áp ở đầu ra của thiết bị kỹ thuật điện không giảm hay giảm không đáng kể.
|
82. Đặc tuyến ngoài mềm
|
Đặc tính ngoài đi xuống, có đặc điểm
là khi dòng điện chạy qua tải biến đổi từ không đến trị số danh định, thì điện
áp của đầu ra của thiết bị kỹ thuật điện giảm một cách đáng kể.
|
83. Đặc tuyến ngoài đi lên
|
Đặc tính ngoài, có đặc điểm là khi
dòng điện chạy qua tải tăng lên thì điện áp ở đầu ra của thiết bị kỹ thuật điện
tăng lên.
|
ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC, ĐIỀU KIỆN LÀM
VIỆC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC.
|
84. Điều kiện khai thác trang bị
điện (thiết bị kỹ thuật điện)
|
Tập hợp những giá trị của các đại
lượng vật lý là những nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của
trang bị điện (thiết bị kỹ thuật điện) trong thời gian khai thác nó.
|
85. Điều kiện khai thác việc của
thiết bị kỹ thuật điện
|
Tập hợp các giá trị của những
thông số của thiết bị kỹ thuật điện, đặc trưng cho sự làm việc tại thời điểm
đã cho và trong những điều kiện khai thác cho trước.
|
86. Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện
Vg. Chế độ làm việc
|
Tập hợp những điều kiện làm việc của
thiết bị kỹ thuật điện trong khoảng thời gian xác định, có tính đến sự làm việc
dài hạn và liên tục của thiết bị, cũng như các trị số và đặc tính tải.
|
87. Chế độ bình thường của thiết bị
kỹ thuật điện
Kcp. Chế độ làm việc
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện, trong đó trị số của các thông số không vượt quá những giới hạn
cho phép trong những điều kiện khai thác cho trước.
|
88. Chế độ không tải của thiết bị
kỹ thuật điện
Vg. Không tải
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện khi không có tải.
|
89. Chế độ ngắn mạch
Vg. Ngắn mạch
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện với điện trở của tải điện thực tế bằng không, còn đối với động cơ
điện là chế độ dòng điện mà động cơ không quay vì mômen hãm lớn.
|
90. Chế độ tải của thiết bị kỹ thuật
điện
Kcp. Tải
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện, khi nó cung cấp năng lượng cho tải.
|
91. Chế độ danh định của thiết bị
kỹ thuật điện
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện, có thông số bằng trị số danh định.
|
92. Chế độ liên tục của thiết bị kỹ
thuật điện
Kcp. Chế độ dài hạn
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện với tải không đổi và kéo dài trong thời gian đủ để thiết bị đạt được
nhiệt độ xác lập khi nhiệt độ môi trường làm nguội không đổi.
|
93. Chế độ ngắn hạn của thiết bị kỹ
thuật điện
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện, trong đó lần làm việc với tải không đổi và kéo dài trong một thời
gian chưa đủ để thiết bị đạt được nhiệt độ xác lập khi nhiệt độ môi trường
làm nguội không đổi, xen kẽ với các lần cắt điện đủ dài để thiết bị nguội đến
nhiệt độ của môi trường làm nguội.
|
94. Chế độ gián đoạn liên tục của
thiết bị kỹ thuật điện
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện, trong đó chế độ làm việc liên tục xen kẽ với các lần cắt điện.
|
95. Chế độ xen kẽ
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện, trong đó lần làm việc với tải không đổi, xen với lần làm việc
trong chế độ không tải, trong những trường hợp mà thời gian một lần làm việc
không đủ dài để nhiệt độ của thiết bị đạt tới trị số xác lập khi nhiệt độ môi
trường làm nguội không đổi.
|
96. Chế độ ngắn hạn lập lại của
thiết bị kỹ thuật điện
|
Chế độ làm việc của thiết bị kỹ
thuật điện, trong đó lần làm việc với tải không đổi kép dài trong một thời
gian chưa đủ để thiết bị đạt được nhiệt độ xác lập khi môi trường làm nguội
có nhiệt độ không đổi xen với các lần cắt điện, chưa đủ để thiết bị kịp nguội
đến nhiệt độ của môi trường làm nguội.
|
97. Hệ số đóng điện
|
Tỷ số giữa thời gian đóng điện của
thiết bị kỹ thuật điện với thời gian một chu kỳ của chế độ ngắn hạn lập lại.
Chú thích. Thông thường trị số này được biểu
diễn bằng phần trăm.
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...